Hôm nay,  

Điệp Viên Cộng Sản Nằm Vùng

09/11/201400:00:00(Xem: 27771)
Tác giả: Đỗ Xuân Tê
Bài số 4383-14-29783vb8110914

Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California. Bài mới của tác giả là chuyện kể liên quan tới vụ án Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên cộng sản nằm vùng leo tới chức Phụ Tá của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Theo ghi chú của tác giả, đây là chuyện có thật, người kể chỉ thay đổi tên nhân vật.

* * *

Ông Trịnh và ông Tâm thân nhau từ hồi di cư vào Nam. Họ quen nhau thế nào người ta không rõ, nhưng hai gia đình đều cùng về ngụ cư tại thành phố Đà lạt, nơi ông Trịnh làm nhân viên cho Sở Địa dư của Pháp còn ông bạn trồng rau bỏ mối cho các tiệm ăn vùng Chi Lăng. Gia cảnh hai ông tạm đủ ăn, con cái học chung trường mấy đứa đều giỏi. Hai bà vợ tần tảo cũng hạp tính nhau, cuối tuần cho tụi nhỏ ăn chung, cho hai ông chồng bữa nhậu thịnh soạn sau khi họ cùng đánh mấy ván cờ tướng mà ông Trịnh thường trên cơ người bạn.

Ít năm sau, ông Trịnh bị thôi việc vì Pháp họ rút về nước, cơ quan ông giải thể, các con đã lớn, gia đình dọn xuống Sài gòn. Ông Tâm ở lại vẫn trồng rau nhưng cơ ngơi có khá hơn vì mua được miếng đất hoang mấy năm sau đã lên giá. Họ vẫn giữ liên lạc. Ông Trịnh ít trở lại thành phố sương mù, nhưng ông Tâm có dịp hay về Sài gòn, lần nào cũng ghé nhà bạn mình ở chơi mấy bữa.

Tôi cũng dân di cư, nhà nghèo nên ở cùng hẻm với con ông Trịnh. Cùng lứa tuổi nên học chung trường, tôi và anh em thằng San đều dân Chu văn An. Thằng anh giỏi toán thi nhảy tú tài còn đậu hạng cao, sau vào quân y học ngành bác sĩ, thằng em kém tôi hai tuổi rất giỏi hai môn lý hóa sau vào Sư phạm 4 năm đưa đẩy thế nào về trường dạy lại. Còn tôi chẳng giỏi môn gì, lại thích văn chương, cuối cùng đi lính được kéo về làm ngành viết lách.

Ông Trịnh có cô con gái vai trưởng nữ, anh con rể là một sĩ quan tác chiến ngành TQLC, đánh giặc quanh năm nhưng mỗi khi dừng quân hay về hậu cứ anh lại sáng tác, bài hay đăng trên mấy báo văn học ở Sài gòn, có một tác phẩm được in nhiều người biết tiếng và coi anh như một nhà văn quân đội.

Ông Trịnh rất quý các bạn con ông, nhờ bà vợ kế (bà lớn đã mất vì trọng bệnh) có sạp thịt heo ở chợ gần nhà nên anh em chúng tôi cứ ra nhà là có cơm ăn, học khuya ngủ lại không sao. Tôi chú ý có một ông người Bắc hay từ Đà lạt xuống, đám nhỏ hay kêu Bác Tâm. Lúc đầu tưởng là họ hàng sau biết họ là bạn của nhau. Ông khách hay ngủ lại trên gác sép, uống cà phê chơi vài ván cờ rồì lại xin phép chủ nhà đi có việc. Người chở ông thường là một tay xe ôm, đi đâu cứ đến khuya mới về. Có điều lần nào từ Đà lạt về cũng có một bao tải rau quả, trùng dịp tết có cả cành đào, nhưng bảo ăn cùng nhau bữa tối thì lại hay khước từ. Ông Trịnh cũng nể bạn chẳng hề thăc mắc cũng chẳng nghi ngờ hay bạn mình có đi mây về gió gì chăng, chỉ biết nếu ai để ý tay chở Honda lần nào cũng cùng khuôn mặt và hình như họ có biết nhau.

Lúc này chiến tranh đã đến hồi cao điểm, Việt Cộng khống chế các con lộ dẫn từ cao nguyên về Sài gòn. Đường Đà lạt ngang Định quán hay bị giật mìn, việc đi lại bằng xe đò hên xui may rủi. Ông Tâm vẫn ghé thăm người bạn già, có điều lạ là sau Tết Mậu Thân đi lại có vẻ thường xuyên hơn, ông đi máy bay của Air Vietnam, hình như ông có kết hợp mua ít hàng tạp hóa vì lúc này rau quả ế ẩm. Ông vẫn đi Honda ôm, chiều đi khuya về, có sẵn chỗ nằm cho ông trên gác sép như mọi lần. Ông Trịnh thấy bạn hơi khác trước, ít nói chuyện tay đôi dù thời gian ghé thăm có khi tới mấy ngày, đặc biệt ít đả động chuyện chính trị, hình như hạp nhau chuyện đánh cờ nhưng quan điểm chính trị dù cùng Bắc kỳ di cư nhưng ông bạn tỏ ra ghét Mỹ nhiều hơn là cộng sản.

Bẵng đi cả nửa năm không thấy ông Tâm ghé nhà, ông Trịnh tưởng bạn chắc đau ốm nên biên thư thăm hỏi. Không thấy hồi âm hai bên liên lạc tạm gián đọan. Sài gòn lúc này đang bàn tán vụ báo đăng liên quan đến ổ tình báo lớn của cộng sản nằm trong Phủ Đầu Rồng, ông Trịnh vốn hay quan tâm chuyện chính trị nên theo dõi rất sát. Mỗi lần tôi ra nhà là thế nào ông cũng bảo tôi ngồi riêng hai bác cháu trao đổi vụ Huỳnh Văn Trọng, viên cố vấn của ông Thiệu là người của phía bên kia. Biết tôi làm ở cơ quan trung ương được đọc nhiều tin tức mật, bố thằng San khai thác triệt để, hay làm vài món nhậu dã chiến hai bác cháu ngồi uống chung. Các con ông ông chỉ cho đánh cờ tay đôi, ít khi ngồi uống chung, lúc này cao thủ cờ tướng đã xuống tay nhiều ván chịu thua em thằng San.

Một hôm khoảng giữa năm 69, vừa đi làm về, thằng San gọi điện thoại bảo tôi ra nhà gấp. Vào nhà cảnh nhà như đưa đám. Tưởng ông cụ mất hóa ra ông mới bị cảnh sát khám xét nhà và bắt đi từ tối qua. Tội gì không thấy nói, giam ở đâu không biết, hỏi gạn ông tổ trưởng thì hình như nhà ông Trịnh có chứa...cộng sản nằm vùng. Việc của tôi lúc này là xem ông bị đưa đi đâu đề còn thăm nuôi và hỏi ra sự tình. Ông cụ lại cao máu không có thuốc men cũng dễ đột tử.

Tôi có quen mấy bạn làm bên an ninh, trong số này có anh bạn nhà văn Thảo Trường, nhờ anh tìm dùm manh mối. Ông Trịnh bị đưa về cảnh sát đặc biệt của Tổng nha đường Nguyễn Trãi, không cho thăm gặp vì còn trong vòng điều tra liên quan đến một vụ gián điệp lớn. Bó tay.

Nhưng mười ngày sau họ cho thăm và bảo người nhà tiếp tế thuốc cao máu. Thằng San lúc này là sinh viên năm cuối của quân y được nhà cử đi thăm. Mặc đồ sĩ quan, mấy tay cảnh sát có sự thông cảm dù không khí có căng thẳng. Thằng con không nhận ra bố, ông cụ chắc bị ăn đòn trông như cái mền rách. Quả thật ông Trịnh than bị hỏi cung tra tấn đau quá, dặn con về gặp cậu Tê (tên nhà hay gọi tôi) kiếm chỗ chạy để họ đừng đánh, chứ không chắc bố chết mất. Thằng San sót ruột thấy bố mình có tội gì đâu lại bị tai bay vạ gió, ông cụ buột miệng cũng tại...bác Tâm.


Tại ai cứ để đó, lúc này phải lo cứu ông. Cả nhà thì bối rối nhưng tôi tin tôi làm được. Biết người phụ trách mảng điều tra này là trung tá Nguyễn Mâu, vừa là phụ tá về cảnh sát đặc biệt của tổng nha, ông được quân đội phái sang, rất có uy tín và trở thành hung thần của các mạng lưới nằm vùng của cộng sản. Vụ Huỳnh văn Trọng đổ bể ông được Tông tông giao cho chấp pháp, không ai có quyền xin sỏ can thiệp vì ông này rất sạch. Cũng cần nói không có con mắt tinh tường của Nguyễn Mâu, nhạc sĩ phản chiến TCS đã vào hộp từ lâu và số phận sẽ phải chờ đến tháng tư đen.

Tôi gặp ngay xếp lớn của tôi nguyên là giám đốc cảnh sát đô thành thời tướng Loan, kể lể sự tình và xin ông gọi phôn giới thiệu cho gặp Nguyễn Mâu, chủ yếu là xin nhân viên của ông đừng...đánh bố thằng San, không xin gì thêm. May mắn là ông cho chúng tôi gặp. Ba thằng tôi, một là con đẻ, một con rể, một là bạn của gia đình. Tôi mở lời và đi thẳng vào vấn đề, được ông hứa sẽ chỉ thỉ cho nhân viên chấm dứt việc đánh đập và yêu cầu ba đứa tôi làm đơn bảo lãnh sinh mạng chính trị cho ông Trịnh. Từ đây tôi có thiện cảm với NM dù không ưa cái lối tra tấn kiểu cộng sản của nhân viên dưới quyền.

Lần thăm gặp sau, ông Trịnh cho biết đã được chuyển phòng, không bị đánh, tự viết lời khai và chờ ngày ra tòa, xét cho cùng tội tình gì chưa rõ, ông Trịnh vẫn chỉ là con tép riu. Họa vô đơn chí ít tháng sau con rể của ông trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại rừng dừa Bến Tre, anh đã anh dũng hi sinh được quân đội truy tặng cấp tá và gắn bảo quốc huân chương trên quan tài.

Con cá lớn là bác Tâm đã vào rọ, không ngờ ông lại là móc xích quan trọng trong đường dây tình báo chiến lược của cộng sản gài vào nam từ hồi 54. Ông hay về Sài gòn là để họp và nhận chỉ thị. Ông chọn chỗ ông Trịnh vừa thân vừa an ninh, cảnh sát ít nhòm ngó vì dân nhà binh chúng tôi hay lui tới. Ông bị bắt vì vụ Huỳnh Văn Trọng (điệp viên cộng sản gài lại, leo cao tới chức phụ tá Tổng Thống Thiệu). Kẻ tố cáo lại là người hay đến nhà ông Trịnh đón ông đi bằng xe ôm mỗi khi ông về Sài gòn. Vậy là mối quan hệ giữa ông Tâm với ông Trịnh đổ bể.

Ông Trịnh thì tình ngay lý gian, cảnh sát cho ông là ngoan cố, chứa bạn cả chục năm mà cứ khai không biết hành tung, khổ nỗi là ông không biết thật cho nên càng quanh co càng dễ lãnh đòn đau. Thêm một chi tiết về lý lịch bản thân ông không nói cho các con là bác của thằng San tức anh trai ông Trịnh đã thoát ly theo kháng chiến từ thời đầu, về sau làm tới thứ trưởng bộ trưởng giáo dục của miền Bắc (ai quê Hải Dương đều biết ông này),. Cảnh sát dò tìm được mối liên hệ này và càng tin ông Trịnh là cảm tình viên của ông Tâm hoặc chính ông cũng là một tay trong.

Hôm tòa xử, mấy con ông và tôi có dự. Ông bị kêu án nhẹ nhất 5 năm, bác Tâm 18 năm. Trừ thời gian tạm giam ông thọ án thêm hai năm nữa. Ông được đưa về Chí Hòa, tiện cho việc thăm nuôi, số còn lại những người cộng sản thứ thiệt bị đưa ra Côn Đảo.

Từ ngày ông về nhà tôi ít liên lạc với gia đình, một phần thằng San đổi đi xa mãi Sư đòan 23 ở Ban Mê Thuột, anh con rể nhà văn thì đã biệt xa, chú em đã có gia đình ra ở riêng, bản thân ông thì bác cháu cũng khó nói chuyện, có cái gì vô hình làm ông và tôi ngăn cách.

Rồi tháng Tư 1975 ập đến, thằng San cùng vợ nhanh chân xuống tàu di tản, chú em kẹt lại nhưng vài năm sau cũng vượt biển sang Cali, tôi chậm chân uống nước đục đi tù không án ra mãi miền Bắc.

Nghe nhà tôi kể lại, gia đình ông Trịnh lại lên hương, bỗng dưng được kể là có công với cách mạng. Nhưng ông lúc này cũng già lại bệnh tật và hệ lụy hồi bị tra tấn nên chẳng tham gia gì ngoài chân tổ trưởng miễn cưỡng phải nhận, bà vợ vẫn bán thịt heo bọn cai thuế có sự nể vì. Chỉ ba cô con gái con bà sau lúc này đẹp như trăng rằm, nhờ lý lịch gia đình lần lượt ba chị em đều vào trường Y thành phố, nói cho ngay tụi nhỏ cũng có dòng xưa nay anh em nó đều học giỏi, khả năng chúng nó trội hơn nhiều so với bọn con ông cháu cha quyền chức đỏ.

Mười hai năm sau tôi từ nhà tù trở về thành phố, vật đổi sao dời người xưa cảnh cũ quay đi ngoái lại cũng chẳng còn ai. Bà vợ tôi nhắc tôi đi thăm ông Trịnh lúc này ông đang bị ung thư thời kỳ chót. Lần đầu gặp ông, ông rất vui vì chắc ông nhớ lại thời các con ông và tôi chơi chung học chung nay thì chúng đã nghìn trùng xa cách. Lần sau thì ông đã quá yếu, thăm hỏi xong bỗng ngoắc tôi lại gần, vừa ngó quanh xem không có ai, ông thều thào, anh nên tìm đường mà đi, sống với chúng nó không nổi đâu. Tôi gật đầu ra dấu tôi hiểu. Cảm xúc ngay lúc đó tôi nhận biết ông còn quí tôi và điều làm tôi nhẹ mình là ông vẫn không phải là người của phía bên kia. Người sắp chết bao giờ cũng nói thật và chí tình. Tôi cúi xuống hôn ông như một người con giống lần từ giã bố tôi. Mấy ngày sau ông mất.

Năm năm sau khi sang được Cali bằng con đường người Mỹ tìm dùm cho anh em chúng tôi những cựu tù cộng sản, tôi học lại chuyện này với mấy cậu con, các bạn tôi hình như giờ này mới thực sự hiểu bố. Quả thật trong chiến tranh cốt nhục tương tàn, người Nam kẻ Bắc kẹt giữa hai lằn đạn ngay cha con cũng khó hiểu nhau.

Có một chi tiết mà sang đây tôi mới được em thằng San cho biết, bác Tâm sau 75 từ Côn Đảo trở về, bác được tiếp đón linh đình cùng nhóm Võ Thị Thắng, sau về Đà lạt được sắp xếp vào chức phó thị ủy thành phố, có điều hai gia đình đã hết thân hình như ông Trịnh còn ấm ức điều gì đó với ông bạn mà tôi ngờ rằng vốn đã biết chẳng cùng chung lối mà sao chỗ bạn hiền nỡ tâm để họa cho nhau.

Đỗ Xuân Tê

Ý kiến bạn đọc
26/12/201400:09:58
Khách
RXin Kím Ann Nguyễn nên viết tiếng Việt thì hay hơn, cô viết tiểng Anh sai nhiều lỗi quá.
15/12/201404:57:23
Khách
Cháu JoSeph,
Với tư cách tác giả chú mừng vì cháu đã đọc và không có gì bình luận thêm trừ xưng nhận và hãnh diện về cha và ông của cháu. Chú xin lỗi vì mất liên lạc nên đã không hỏi ý mẹ và các cậu của cháu khi viết chuyện này nhưng muốn chia sẻ với độc giả về những nghịch lý của một thời mà dân tộc mình đi giữa hai lằn đạn. Chú T.
12/12/201401:19:38
Khách
Mr. Trinh is my grandather. His writer son in law is my dad.
16/11/201412:51:26
Khách
Ngoài chi tiết sai mà tác giả đã thừa nhận, bài viết còn một chi tiết sai nữa. Đó là Tổng nha CSQG tọa lạc trên đường Võ Tánh. Sau 4-1975, đường này mới bị đổi tên thành Nguyễn Trãi.
13/11/201420:06:20
Khách
Greeting,
Thanks Mr. Do to correct the word" To Truong" into " Lien Gia Truong" which is correct word ( but I forgot until Mr. Do say it :)
The story is very true. There were many story almost like this story because the war between us ( Vietnameses). Many family had divided into 2 sides: Communist fellows and Viet Nam Cong Hoa fellows. I remembered that When I was in High school, I went to my friend's house in Binh Dien ( passed Xa Cang Mient Tay closed to Binh Chanh Super Market) to have a feast to celebrate our Lunar New Year and there were both family members in both sides ( Viet Cong and Viet Nam Cong Hoa soldiers in the party with body guards included guns and other weapons ) I was so scary but luckily there was no thing happenned and I came back Saigon safety :)
Now I think that maybe those Vietnamese were smart and they think that either who won the war they still have a good chance to live in the upper class (???) Now I saw who had family members works for Viet Cong, they may have a lot of money due to bribe or they " rob" from our Vietnamese. They are very rich now. Look in YOUTUBE they introduced : Nguyen Minh Triet's mansion in BINH DUONG to prove my words. With the real salary how can he had those property ????.
13/11/201418:03:52
Khách
Xin ghi nhận và trân trọng các ý kiến góp ý (even a small idea). Tác giả nhận lầm lỗi về danh xưng “Tổ trưởng”. Thời VNCH không có danh xưng này. Lẽ ra phải dùng “Liên gia trưởng”, như người miền Nam quen gọi. Liên gia là đơn vị hành chánh gồm từ 20-40 gia đình. Năm 1973 Sài gòn có 14,288 liên gia. Nhiệm vụ của LGT (do dân bầu) nặng về hành chánh và sinh hoạt cộng đồng. Chỗ tôi ở quận 10, mỗi lần có xét sổ gia đình (thường là để bắt ai trốn quân dịch) luôn có Liên gia trưởng đi theo chứng kiến. ĐXT.
13/11/201404:12:15
Khách
If you could not type in the "Mother tongue" language .It doesn't matter .Kim Anne Nguyen and all of readers try to do with this website . www.angeltech.us/viet-anywhere/
12/11/201420:08:07
Khách
To all readers and Mr. Quang Nguyen,
First of all my computer can not type in Vietnamese language that is the reason why I have to type in English. Sorry for this inconvienience. Vietnamese language we can express more detail.
For my opinion, Our Viet Nam Cong Hoa is still too young for the Demorcrate and freedom like other Western country such as USA. We tried to prove our country is good and if we want to arrest those communist men who worked as undercover like Pham Xuan An and Huynh Van Trong etc... Our government must have " evidents" to prove in order to arrest them. That is the reason we did not put them in jail. Communist is not super, not inteligent as we praise for them. They are just tricky and street smart :)
10/11/201421:43:41
Khách
ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN NẰM VÙNG.
I like a small idea of Kim Anne Nguyen.
Sông có thể cạn,núi có thể mòn.Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi./.
10/11/201420:14:41
Khách
I have a small idea to contribute to your story: In 1969 in the South of Viet Nam (Saigon) we did not have " To Truong" as Communist. Maybe you want to say the neighbor not " To Truong"
Our Republic of Vietnam ( Viet Nam Cong Hoa) is a freedom country, we do not have "To Truong to control like Communist.

Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến