Hôm nay,  

Bà Phù Thủy và Bữa Tiệc Ma

01/11/201400:00:00(Xem: 15092)
Tác giả: Phương Hoa
Bài số 4376-14-29776vb7110114

Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ nhất của tiểu bang Calif. Bài mới của tác giả là một chuyện kể sống động về bài học từ người tạo ra những con ma và buổi tiệc ma có thật trong mùa Halloween ở một thành phố Mỹ.

* * *

Hà vừa đi làm về thì nhận được điện thoại của bà Định, mẹ chồng nàng. Cũng như mọi khi, bà hỏi con dâu với giọng nói có chút e dè, gần như là năn nỉ:

- Cuối tuần này tụi con có nhà không? Mẹ muốn bắt xe buýt xuống thăm để chơi với thằng Cay, nhớ nó quá! Với lại, bữa trước mẹ đã hứa với thằng Cay là sẽ dắt nó đi xin kẹo trong ngày lễ Ma năm nay...

Thằng cháu nội năm tuổi tên Keith mà bà Định cứ một điều Cay hai điều Cay, làm cho Hà vốn đã không có cảm tình với bà lại càng thêm ác cảm. Bà nói chưa dứt câu nàng lập tức gạt phăng:

- Thôi đi mẹ ơi! Thăm viếng làm chi hổng biết nữa! Mẹ già rồi, ở nhà đi cho nó khỏe thân, cuối tuần này tụi con sẽ đưa nó đi chơi xa.

Nói xong Hà gác máy cái rụp, sợ phải nghe bà mẹ chồng tiếp tục ca cẩm làm cho đổi ý.

Sự thật thì Hà không đi đâu cả. Nàng đã hứa với Keith là cuối tuần vào ngày lễ Ma nàng sẽ dắt nó đi xin kẹo.

Đôi lúc Hà cũng cảm thấy áy náy và bất nhẫn khi đối xử với mẹ chồng như thế. Nhưng mỗi lần nghĩ đến việc bà tìm cách ngăn cản không cho Đạt kết hôn với nàng là cái cục tức nó lại trào lên cổ. Hà không bao giờ quên được chuyện người ta nói lại với nàng, có lần bà Định kêu nàng là “Phù Thủy,” đã làm cho Đạt mê mẩn không chịu cưới con gái người bạn thân thuở còn đi nuôi tù bên Việt Nam của bà, theo sự hứa hẹn từ lâu giữa hai người.

Hà tức lắm. Sau khi cưới nhau rồi có con, Hà rắp tâm trả thù bà mẹ chồng, tìm cách để tách bà ra khỏi gia đình nhỏ bé của nàng. Nhưng Đạt là người rất có hiếu và thương mẹ, Hà biết vậy nên cũng không dám tỏ ra là cô con dâu quá quắt trước mặt chồng. Nàng chỉ tỏ những cử chỉ khó chịu khi nào không có mặt Đạt. Bà Định cũng biết thế nên cam chịu buồn một mình, chứ không muốn làm khó xử cho thằng con. Và cũng vì bà rất thương thằng cháu nội Cay. Sau năm 75, bà đã vất vả vừa nuôi con, vừa thăm nuôi chồng, bị hà hiếp đủ điều mà bà vẫn tồn tại cho đến ngày ông Định ra tù rồi sang Mỹ diện HO. Sá gì chuyện khó chịu của cô con dâu! Bà nghĩ thế nên luôn nhẫn nhục dằn lòng để tỏ thái độ ôn hòa. Bây giờ ông Định đã mất, bà không muốn mất luôn thằng con và đứa cháu nội.

Sau khi Đạt cưới vợ, bà Định nhận ra sự ác cảm của cô dâu nên không muốn sống chung, sợ xảy ra chuyện chẳng hay. Bà dọn ra cái chung cư một phòng ngủ gần đó để tiện việc chạy qua chạy lại thăm thằng con trai độc nhất. Khi Hà sinh thằng Cay, bà mừng vô kể và thường qua chơi với cháu. Hà miễn cưỡng để cho bà Định qua lại, nhưng đến khi hai vợ chồng đủ điều kiện mua nhà, Hà nhất định đòi Đạt mua nhà ở thành phố khác, để bà Định khỏi phải lui tới nhiều, chướng mắt. Đạt không muốn xa mẹ, nhưng cũng chẳng muốn gia đình lục đục, sẽ ảnh hưởng cho thằng con. Cuối cùng, Đạt chịu mua cái nhà ở thành phố kề bên, để anh có thể ghé thăm mẹ thường xuyên, và cũng để bà Định có thể lấy xe buýt đi thăm cháu.

blank
Bà phù thủy.

“Chiến thắng” này làm Hà hả hê, vui sướng lắm. Nàng vô hãng khoe với con bạn thân người Mỹ Laura, là đã thành công trong việc tách rời bà mẹ chồng ra xa thằng con của mình. Hà cứ ngỡ người Mỹ khô khan tình cảm, lợt lạt tình gia đình giữa các “In-Law,” mẹ vợ mẹ chồng, con dâu con rể với nhau và việc này sẽ làm Laura vui lắm. Không ngờ nghe xong Laura cười ngất:

- “Youre a bitch!” (Mày là đồ sói cái!) Không ngờ một người hiền lành như mày mà cũng “dở chiêu” phù thủy ra!

Lại “Phù Thủy”!

Hà tái mặt, nỗi đau của nàng đã bị chạm vào làm nàng nổi giận:

- Nhưng tao không thích bà ấy!

- Thích hay không thích là việc của mày. Nhưng mày “cấm cửa” bà già chồng thăm cháu, coi chừng bị kiện đấy!

- Kiện? Hà trề môi: - Nó là con của tao, tao muốn cho ai gặp thì cho. Ở đó mà kiện!

Laura lắc đầu:

- Mày sai rồi! Đối với luật pháp, ông bà cũng có đặc quyền viếng thăm cháu của họ! Bà hàng xóm của tao năm ngoái đã thưa con dâu về tội cấm không cho bà thăm cháu nội. Và tòa đã xử bà thắng kiện, buộc cô con dâu để cho bà nội đến đưa mấy đứa cháu đi chơi mỗi hai cuối tuần một lần. Bây giờ bà ấy không cần hỏi “ý kiến ý cá” gì cả, cứ cuối tuần là đến gõ cửa. Và mẹ chúng phải chuẩn bị sẵn sàng quần áo, sách vở, đồ chơi… để cho bà chở tụi cháu đi, đến chiều Chúa Nhật chở về trả lại.

blank
Các món ăn trên bàn tiệc ma.

Hà nghe thế cũng hơi ngan ngán. Cái nước Mỹ thật là kỳ cục, luật lệ gì mà lại chui vào xử chuyện trong nhà của người ta kia chứ. Nhưng mẹ chồng nàng rất hiền lành và tiếng Anh tiếng u đâu có bao nhiêu mà sợ bà thưa với kiện. Mỗi lần cảm thấy có chút gì áy náy Hà thường đổ lỗi cho bà để lương tâm đỡ cắn rứt.

Cuối tuần là lễ Halloween. Vợ chồng Hà mới dọn về thành phố này chỉ vài tháng, và đây là cái lễ Ma đầu tiên nơi chỗ ở mới. Hôm qua Hà nói chuyện với Lily bà hàng xóm Mỹ nhà bên cạnh và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”

Lại Phù Thủy!

Có lẽ Hà bị ám ảnh nên mỗi khi “đụng” phải hai từ này là Hà chột dạ. Lũ trẻ còn kháo nhau nhà bà Phù Thuỷ năm nay trang hoàng lễ Ma rất nguy nga, “ngầu” nhất thành phố. Hà định bụng thế nào cũng đưa thằng cu Keith đến xin kẹo để xem cho biết “bà Phù Thủy” mặt mũi ra sao.

Tính vậy nhưng Hà không chờ được. Buổi sáng cuối tuần, một ngày trước lễ Ma, trong khi cha con Đạt còn ngủ nướng, Hà đi bộ tập thể dục bên ngoài. Vừa tới góc đường là đụng ngay ngôi nhà mầu hồng nổi tiếng của “bà Phù Thuỷ”. Tưởng đâu xa, hoá ra bà ta cũng là hàng xóm. Tiện thể nàng quyết định dừng chân thăm ngôi nhà màu hồng xem thử.

Sống ở Mỹ cũng đã một thời gian dài, Hà từng đi xem rất nhiều cảnh Halloween và hóa trang độc đáo. Nhưng chưa bao giờ Hà được tận mắt chứng kiến “Ngôi nhà Ma” nào kinh khủng hơn là ngôi nhà màu hồng này. Mới bước lại gần, Hà đã sợ hết hồn vì những gì hiện ra trước mắt. Quả thật là một sự trang trí vô cùng khủng khiếp. Gọi là khu nhà Ma thì cũng chưa đúng, mà phải kêu là “ngôi nhà Ma trên nghĩa địa” thì chính xác hơn.

Trước sân, tại một gốc cây xanh là con quỉ đỏ mình người đầu sói đứng há miệng nhe răng. Xung quanh nhiều con Ma khác lớp trắng lớp đen cũng đang vung nanh múa vút hù người khách không mời mà đến. Hà đang đứng tròn mắt sững sờ nhìn vào đám bia mộ dựng xung quanh như một khu nghĩa trang thì "bà Phù Thuỷ" bước ra chào. Bà không có hoá trang, và Hà nhận ra bà Phù Thuỷ mà tụi nhỏ đồn đãi lại là một phụ nữ xinh đẹp còn rất trẻ, chỉ khoảng trong ngoài bốn chục.

- Chào chị. Cô ta nói -Welcome chị ghé thăm.

Hà cũng chào lại, tự giới thiệu, và người hàng xóm cho biết tên là Andra. Khi biết Hà là hàng xóm mới, Andra đưa Hà đi khắp nơi để xem trưng bày, giải thích cho biết tên của từng “con Ma Boo” được chưng trong vườn, như con Ma sói “Wilma Werewolf,” bà Phù Thủy “Willow Witch,” và ma cà rồng “Lily Vampire…”

Sau khi cho Hà xem hết trang trí bên ngoài, Audra nói:

- Chị Hà này, chiều nay năm giờ chị có rảnh mời chị trở lại đây dự buổi tiệc Ma với chúng tôi, chị sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo “có một không hai.” Hàng năm nhà tôi đều có chuẩn bị cho buổi tiệc miễn phí nhưng linh đình này, một ngày trước ngày lễ chính.

- Nhưng chúng ta mới biết nhau lần đầu, mà sao chị đối xử ưu ái với tôi như vậy?

Hà ngạc nhiên hỏi. Người hàng xóm Mỹ cười và trả lời:

- Chúng tôi mời hết tất cả mọi người, quen biết hay không cũng đều có thể vào chung vui. Nhưng chị là hàng xóm mới, và cũng chính vì tôi rất thích làm bạn với người Việt Nam. Rồi cô kể Hà nghe cô đã từng có một người bạn Việt Nam rất thân trước đây nhưng giờ đã dọn đi xa.

blank
Con ma trong vườn.

Vì lời mời thật lòng của Andra nên đến chiều Hà rủ Lily người hàng xóm bên cạnh đến dự tiệc ở ngôi nhà màu hồng để xem cho biết buổi tiệc Ma. Hai người để bọn trẻ con ở nhà với cha chúng, ngày mai mới dắt tụi nó đi xin kẹo. Hà chỉ vì tò mò muốn biết “bữa tiệc Ma” ra sao nên định đi một tí rồi về. Khi họ đến thì nhà đã rất đông khách khứa. Người ta đang ăn uống cười nói râm ran, từ bên ngoài vào đến bên trong. Bà Phù Thủy bây giờ đã “lên khuôn” hóa trang y hệt bà phù thủy chưng trước cửa. Thướt tha, nhưng…ghê rợn với khuôn mặt trắng bệt trong chiếc áo chùng đen, tay cầm cây chổi, bà Phù Thủy ra tận cửa tiếp đón và dẫn khách vào nhà.

Vừa bước qua khỏi cửa, Hà giật mình tái mặt khi nhìn thấy một cỗ quan tài đỏ chóe đặt ở góc nhà cạnh chiếc ghế sofa. Trong quan tài là xác chết nằm thẳng cẳng của một phụ nữ mặc áo đầm dài bằng lụa đen óng ánh, đầu đội mũ đen có băng đỏ hai tay gác trên bụng. Nhìn quanh phòng khách, Hà rùng mình khi thấy những chiếc đầu lâu to đùng nhe hàm răng trắng ởn với hốc mắt đỏ lòm như máu, trên tường nhiều tranh ảnh ma quỷ đủ loại nhìn giống như khu địa ngục mà Hà từng thấy trong các bức tranh minh họa


ma quỉ kỳ dị. Thấy Hà nhìn chằm chằm vào cỗ quan tài và xác chết, Andra nói:

- Tôi đang kêu người đóng một cỗ quan tài thật bằng gỗ đó chị, chắc là đến Halloween năm sau sẽ có.

- Trời đất! Hà kêu lên. -Quan tài thế này cũng đủ làm cho tôi sợ mất vía rồi, mà chị còn đóng quan tài thật thì trông… khiếp đến chừng nào!

- Phải vậy mới đúng là để…hù ma chứ chị. Andra cười ha hả. -Đây là sở thích của tôi!

Thật là một sở thích quái đản. Hà thầm nghĩ.

Bao nhiêu đó cũng đã đủ làm cho Hà sợ đến “vỡ mật” rồi, nhưng khi Andra đưa Hà và Lily vào nhà bếp thì Hà còn “rợn tóc gáy” hơn. Trên bàn, từ ly tách đĩa bát đến thau chậu rổ rá đều là những hình tượng không đầu lâu thì cũng quỷ dữ, hoặc là ác thú ma vương. Andra giới thiệu bọn họ với ba người đàn bà bạn của gia đình, một người Hoa, một Mễ, và một người Mỹ trắng, đang phụ giúp lấy thức ăn vào đĩa, để sẵn ra bàn. Thomas, chồng Andra đứng ngay cửa nhà bếp, đưa cho mỗi người khách bước vào một đĩa thức ăn để họ bưng ra vườn hay trước sân vừa ăn vừa thưởng thức những cảnh tượng ma quái.

Chào hỏi Thomas và mấy người bạn của Andra xong, Hà nhìn kỹ bàn tiệc. Khi thấy các thức ăn trên bàn, ruột gan nàng bỗng cồn cào, phát ói. Một bộ óc người còn tươi roi rói nằm trên đĩa như mới vừa cắt ra. Bàn tay, bàn chân của xác chết tái xanh có dấu mới chặt từ khoảng chân ngay mắt cá. Một cái đầu lâu còn dính đầy máu nằm nhe răng trên cái khay màu đen. Rồi những hàm răng trắng ởn, mấy ngón tay da dẻ nhăn nheo, bộ xương sườn người chết… Hà run run vịn vào bàn, ráng định thần để khỏi bị té xỉu. Thế nhưng, những người khách lại rất hào hứng. Vừa nhận đĩa thức ăn là họ dùng nĩa gắm một món cho vào miệng ngay, và trầm trồ khen “Tuyệt vời!” trước khi quay bước đi ra để cho người kế kiếp bước vào. Một bà khách còn nói, “Ăn một lần là nhớ cả đời, nên mỗi năm tôi đều ghé lại đây!” Thì ra tất cả các món ăn kinh dị này đều được làm bằng vật liệu của bánh kem và chocolate, thơm ngát mũi. Dù vậy, Hà cũng chẳng thể nào có gan để nếm thử. Nàng chỉ nhặt vài chiếc kẹo rồi ngậm cho đỡ buồn nôn. Thấy Hà không dám ăn, Andra như đọc được suy nghĩ của nàng nên nói:

- Chị ra đây với tôi! Ra vườn sau cho mát.

Bước theo sau bà “Phù Thủy,” Hà càng lúc càng thấy lạnh mình. Đây quả là chốn “âm ty,” là một khu nghĩa trang với rất nhiều ngôi mộ mới đắp nằm rải rác trong vườn, dưới các gốc cây, bên cạnh hàng rào, gần vách tường của nhà mát. Mỗi ngôi mộ đều có dựng bia đàng hoàng, y như mộ thật. Andra cho biết chính tay cô đã vun đất thành những nấm mồ và dựng bia lên trong tuần lễ đầu tiên của tháng Halloween. Hà bước ra phía cây hồng um tùm bên trái, và sém chút nữa thì té bật ngửa khi đụng phải một con rắn to dài thoòng treo mình từ trên cây xuống đất. May mà Hà kịp nhìn thấy chiếc đầu người trên mình rắn nên mới nhớ ra đó là rắn giả.

- Chị Hà qua đây tôi cho chị xem cái này! Andra nói xong bước lại mở cửa nhà kho b góc khu vườn. Hà đi theo ghé mắt nhìn vào, và há hốc mồm vì sửng sốt. Trong nhà kho không biết cơ man nào là những con Ma cao lớn nhìn rất gớm ghiếc. Thôi thì đủ loại từ rắn rết, đến Ma Vương, Phù Thủy… Andra cho biết cô có một trang web hẳn hoi để bày bán những mặt hàng Halloween này. Đây là những con “ma vương giả” cao cấp, giá bán từ một trăm lên đến nhiều trăm.

- Tôi dùng hết cả những thời gian rảnh để làm ra chúng đấy! Cô hãnh diện khoe.

- Trời ơi! Hà kêu lên. –Vậy thì tiền chị để đâu cho hết.

- Chúng tôi không hề xài số tiền này, Andra nói. -Mà là dùng chúng vào mục đích khác.

Rồi cô cho biết, cô dùng số tiền “bán Ma” để bảo trợ, cấp thức ăn nuôi trẻ em nghèo bên Châu Phi và Philippines. Mỗi đợt cô bảo trợ bốn đứa, hai đứa bên Phi Châu và hai đứa bên Phi, cứ mỗi sáu tháng một lần, Andra đi gửi tiền và bốn thùng quà gồm quần áo sách vở đồ chơi cho lũ trẻ. Cho đến khi tụi nhỏ được mười tám tuổi, đủ tuổi đi làm thì hội từ thiện sẽ chuyển cho Andra những hồ sơ khác để cô tiếp tục bảo trợ.

- Vui lắm chị ạ! Andra nói. – Tụi nhỏ viết thư hồi âm gửi hình ảnh chúng cho tôi và kêu tôi bằng mẹ, dễ thương vô cùng. Hôm nào tôi sẽ cho chị xem thư và hình chúng nó. Vợ chồng tôi không thể có con, nên lấy niềm vui từ những đứa trẻ này làm niềm hạnh phúc.

Hà nghe Andra kể chuyện mà lòng xúc động vô vàn. Bây giờ nhìn Andra Hà có cảm giác đây là bà Tiên hiền dịu chứ không phải là một “bà Phù Thủy.” Nàng chợt nao lòng nghĩ đến những khuôn mặt hốc hác của các đứa trẻ Phi Châu đen nhem nhẻm, gầy gò, trơ xương vì đói thường chiếu trên TV, rồi nẩy ra một sáng kiến. Nàng nói với Andra:

- Sau này khi nào rảnh, tôi sẽ qua đây phụ với chị. Tôi có chiếc máy may rất tốt và còn nhiều cuộn chỉ lớn, cùng các loại vải vóc đủ màu mà ngày xưa anh chị tôi mở shop may, rồi dọn đi tiểu bang khác còn để lại cho tôi. Chúng ta sẽ cùng làm thêm nhiều sản phẩm mới cho bộ sưu tập của chị. Tôi muốn góp phần vào giúp cho tụi trẻ. Tôi hy vọng ở bên chị, tôi cũng có thể khát triển hơn năng khiếu sáng tạo của mình!

- Ồ! Andra kêu lên sung sướng. –Chị tốt quá! Tôi sẽ nói lại với Thomas, chắc anh ấy cũng sẽ vui lắm.

blank
Con ma trong vườn.

Khi hai người vào lại trong nhà thì đã thưa bớt thực khách ra vào. Andra bỗng bỏ đi đâu mất. Bà hàng xóm Lily thì vẫn còn mải mê thử cho hết các món thức ăn Ma trên bàn. Hà ngồi không chẳng biết làm gì nên bắt chuyện cùng bà bạn Mễ của Andra tên Angela. Angela kể, đã chơi với Andra từ khi còn học High School. Công việc hiện nay của Andra là làm quản lý cửa hàng “Health Food Store” chuyên bán các loại thuốc nam, cây lá và thực phẩm “organic” gần giống như tiệm thuốc Bắc của người Tàu hay người Việt. Chồng của Andra, Thomas, là một kỹ sư ống nước cũng đang có việc làm rất tốt. Khi Hà khen vợ chồng Andra còn trẻ mà đã tạo dựng được sự nghiệp và làm chủ ngôi nhà đẹp nhất khu xóm này, thì Angela nói:

- Đó là do công sức vợ chồng họ tự gầy dựng lên. Hai người làm việc rất vất vả để có được ngày hôm nay.

Angela còn kể, ngày trước bố của Thomas rất giàu có, nhưng ông chẳng hề giúp họ một tí gì. Ông là người gốc Đức, rất khôn ngoan và thành công trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng tính tình cũng rất độc tài. Ông giận Thomas không nghe lời theo học kinh tế để về làm việc với công ty chứng khoán của ông, vì Thomas mê ngành ống nước. Đám cưới của đứa con trai độc nhất ông cũng chẳng cho đồng nào. Nhưng không may cho ông, trong thời kỳ kinh tế tuộc dốc, ông đã bị phá sản. Bây giờ về già ông bị trắng tay.

Hai người đang mải mê trò chuyện, bỗng nghe tiếng nhiều người xôn xao. Hà nhìn qua thì thấy một ông già đang điều khiển chiếc xe lăn từ trong phòng ngủ chạy ra. Andra bước theo sau cười tươi rói. Thì ra cô đi làm công việc hóa trang. Ông già với trang phục áo choàng trắng dài lùng nhùng phủ cả chiếc xe, đầu đội mũ chóp nhọn trắng có dải băng đen. Bộ tóc giả trắng toát dài ma quái lấp lánh dưới ánh đèn, tỏa ra hai bên má phủ xuống ngực. Mắt ông được tô vẽ đen ngòm, cái mũi thì vàng chóe, còn xung quanh miệng được sơn đỏ lòm nhìn thấy rộng hoang như là miệng một con quỷ. Tuy hóa trang nhìn dữ tợn vậy, nhưng ông già trông có vẻ ốm yếu.

Andra đưa ông đến cạnh bàn ăn, lấy đĩa gắp mỗi món một ít, và bưng lại đưa cho ông già, nói bằng một giọng rất dịu dàng:

- “Try a little bit!” Thử một chút đi. Nếu cha ăn được con sẽ lấy thêm mấy món khác cho cha.

Nói xong Andra vẹt mấy sợi tóc giả hai bên miệng ông già, sửa lại chiếc mũ nhọn cho chỉnh. Nhìn cô giống như đang chăm sóc cho một em bé. Rồi cô đứng dậy, nói bằng giọng tran trọng:

- Năm nay, đặc biệt gia đình chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một thành viên mới, ông cụ là bố của Thomas, chúng tôi vừa đón ông về từ Ohio, và từ nay ông sẽ sống với chúng tôi.

Trong khi mọi người vỗ tay rôm rả thì Hà ngồi lặng lẽ.

Cử chỉ của Andra đã khơi dậy trong tâm nàng một nỗi ân hận sâu xa lẫn cảm giác xấu hổ khiến nàng ngạt thở. Người cha chồng giàu có của Andra đã từng bỏ rơi vợ chồng cô, vậy mà lúc cuối đời ông già ốm yếu vợ chồng cô vẫn đem về chăm sóc. Còn Hà, chỉ một lời nói vu vơ khi chưa cưới của bà mẹ chồng, mà nàng mang mãi nó trong lòng để cho hận ghét làm cách xa tình bà cháu, nghĩa mẹ con…

Trên đường về, Lily nói chuyện rôm rả, khen các món ăn trong buổi tiệc Ma. Hà im lặng bước đi, trong lòng nghĩ đến việc ngày mai dắt thằng Keith đi xin kẹo.

Về đến nhà, Hà lấy điện thoại gọi ngay cho mẹ Đạt:

- Mẹ ngủ chưa?

Đây là lần đầu tiên từ ngày về làm dâu nàng nói chuyện với mẹ chồng bằng một giọng nói dịu dàng. –Mẹ chuẩn bị để mai con lên chở mẹ xuống chơi với thằng Keith, rồi tối lại mấy mẹ con bà cháu mình dắt nó đi xin kẹo nhé!

Nói xong Hà vội vàng gác máy, để lại đầu dây bên kia bà Định xúc động đến sững sờ.

Đêm đó Hà đã có một giấc ngủ thật ngon. Và đó cũng là lần đầu nàng cảm thấy nhẹ lòng khi nghĩ đến mẹ chồng. Sáng dậy, Hà trở lại ngôi nhà màu hồng của Andra, mua bộ đồ hóa trang Phù Thủy cho nàng và một bộ áo choàng mũ trái bí đỏ cho “nội thằng Keith.”

Phương Hoa

Halloween 2014

Kỳ tới: Bữa Tiệc Ma

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
13/05/202102:26:09
Khách
canadian pharmacy cialis 20mg: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">buy cialis without perscription</a> buy cialis online viagra
http://cialisbnb.com/# cialis in europe
12/11/201418:31:24
Khách
Chào quý độc giả Tam Biên, Bà Tám, và Trần Thưởng,
Cám ơn quý độc giả đã bỏ thời gian đọc bài của PH và cho comment.
Chúc tất cả cùng gia đình được luôn hạnh phúc...
Thân kính,
PH
03/11/201404:48:59
Khách
Bài viết quá hay! Cám ơn tác giả! Tôi nghĩ đây là vấn đề chung của nhiều gia đình, thường xay ra giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, và dâu rể, có khi còn là giữa suigia với nhau nữa. Nếu ai cũng biết suy nghĩ lại như cô Hà nhân vật này thì cuộc sống gia đình sẽ tốt hơn, không còn "chiến tranh nộ bộ." và làm khố xử cho con cháu.
Tôi rất thích đọc bài của tg PH. Mong được đọc thêm nhiều tác phẩm mới của tác giả.
Trần Thưởng
02/11/201422:34:40
Khách
Hy vọng là các bà mẹ chồng và các cô con dâu trong những gia đình thường có người hay lục đục với nhau đọc được bài này để cho cuộc sống của các ông chồng trong gia đình đỡ khổ vì "bên thì mẹ nói làu nhàu, bên kia vợ giận cái đầu muốn...nổ tung!' (tui là chị của một trong các ông ấy đấy!)
Cám ơn chị PH đã viết bài này.
Bà Tám
02/11/201422:06:26
Khách
Chào tác giả,
Cám ơn tác giả đã cho đọc một câu chuyện thật hay trong ngày lễ Halloween. Câu chuyện ngay lễ ma và bữa tịêc ma nhìn kinh khủng, nhưng tác giả đã tài tình lồng vào một câu chuyện phụ nhưng lại đầy tính xây dựng đạo đức gia đình. Một bài học quí giá, là một tấm gương xây dựng cho những người có tính cố chấp, self-fish, không nghĩ đến cảm giác của người khác. Thật hay vô cùng!
Tam Biên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến