Tác giả: Nguyễn Thế Bài
Bài số 4355-14-29755vb5100914
Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Với 4 bài viết, trong đó có "Người Đẹp và Quái Thú" ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt về tổ chức y tế, bệnh viện tại Mỹ, tác giả được bình chọn cho giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông kể về việc đi học ESL tại Mỹ.
Tôi không còn nhớ cách nay gần sáu mươi năm, thuở theo mẹ đến trường đi học ngày đầu tiên, có được nét nào như trong bài văn "kinh điển" TÔI ĐI HỌC của Thanh Tịnh hay không. Miền Nam không có cảnh "lá ngoài đường rụng nhiều." Các trường làng tôi theo học không bao giờ "hàng năm cứ vào cuối thu" mới khai giảng, mà là cuối mùa hè.
Tôi chỉ còn mang máng nhớ sáng hôm ấy rất vui, vì cả xóm rộn ràng tiếng i ới gọi nhau, cốt để khoe quần áo, sách vở mới. Tiếng trống trường vang dội; những hàng rồng rắn hướng về ngôi trường tranh tre: mái lợp tôn, nhưng tường và vách ngăn bằng tre nứa, chỉ vài tháng sau bị khô mo, thầy cô giảng bài ở lớp bên nầy, thì lớp hai bên nghe rõ mồn một, và tất nhiên học sinh các lớp không bỏ sót cơ hội khoét rộng thêm các khe tre đan để trao đổi đủ thứ bánh trái, đáp số bài làm và chuyện trò.
HÔM NAY TÔI LẠI ĐI HỌC. Đúng ra, chúng tôi nhà tôi và tôi đi học. Hôm đầu tiên, nhà tôi nói:
- Đúng là chỉ có ở Mỹ. Mình mà kể quyết định đi học lại cho sấp nhỏ ở Việt Nam nghe, phục hay không chưa nói, song chúng nó ắt phải cười bò càng.
- Mình không thấy thỉnh thoảng báo đăng nơi nầy có bà ngoài 60, nơi kia có ông ngoài 70 vẫn ghi danh học đại học. Vừa rồi có ông cựu sĩ quan VNCH, sau 1975 đi "cải tạo" về, chỉ biết lang thang bán vé số, xách nước thuê kiếm sống, khi đi diện H.O. sang được Mỹ, dù cần kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, vẫn quyết tâm theo học và đã lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 62 đó ư? Mỹ mà! Chỉ sợ lòng không bền!
- Vậy sao ông không ghi danh đại học để lấy tiến sĩ, mà theo học lớp ESL nầy?
- Tôi đã nói với mình rồi: hơn ba năm qua, bao nhiêu lần đã cố thuyết phục mình học tiếng Anh, thì mình tìm đủ cớ thoái thác, nào là trường GTCC (Guilford Technical Community College) [mà chúng tôi "quen miệng" đọc là Giao Thông Công Chánh] quá xa, đi về mất hơn tiếng đồng hồ; nào là việc nhà bận bịu. Bà đắc ý nhất khi phán rằng "ông cứ hay lo, tất cả hàng hóa ở siêu thị đều có bảng giá. Đâu cần trổ tiếng Anh, tiếng Pháp ra mặc cả!". Kỳ nầy, tôi hạ quyết tâm đi kèm theo Bà một khóa. Bà học, tôi cũng học. Thiếu gì thứ để học. Có khi nào là thừa đâu.
Hơn ba năm sống trên quê hương mới, nhà tôi đã khá hơn nhiều so với thời gian đầu, khi ba đứa cháu gái con của đứa em gái ruột ở Denver, Colorado, tới nghỉ hè. Suốt năm tuần, ba đứa cháu khộng biết đọc, nói và không hiểu một tiếng Việt nào, trong khi Dì chỉ "rành" đúng hai từ "go" và "eat", nhưng lại được nhà tôi phát âm thành "gâu" và "iếc", thế mà vẫn cứ hiểu ý nhau. Tôi thật không hiểu nhà tôi xoay xở thế nào khi dẫn ba đứa cháu đi shopping, đi tham quan đó đây - kể cả ghé các nhà hàng ăn uống mà mọi sự vẫn suôn đuột, trôi chảy. Hiệu quả của thứ ngôn ngữ chân tay phụ trợ thật đáng nế!
Dù sao, tình trạng nầy không thể kéo dài nữa, vì ngoài việc "nhập gia tùy tục", chỉ hơn một năm nữa chúng tôi sẽ được nộp đơn xin thi quốc tịch. Ông thông gia của chúng tôi vẫn nói cứng không thích nhập quốc tịch. Kỳ thực do khi chân ướt chân ráo tới Mỹ, ông đã phải đi làm để nuôi một bầy con sáu đứa (thật may là đa số thành tài, bằng cấp cao và công ăn việc làm tốt), cho nên không có giờ học tiếng Anh một cách bài bản. Những công việc ở các hãng xưởng ông từng làm, - như lắp ráp, may nệm, dán nhãn - đều chẳng cần trình độ tiếng Anh. Mãi đến năm ngoái, khi đủ "tiêu chuẩn" 65/20 (những người từ 65 tuổi và đã là thường trú nhân ít nhất 20 năm sẽ được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ, đồng thời miễn phải thi quốc tịch bằng tiếng Anh, ông mới nộp đơn xin thi.
Ông đồng hương của tôi cũng gần như đồng cảnh ngộ: gia đình tới Mỹ theo diện con lai vào năm 2001. Công việc ca hai ở hãng khiến ông khi về đến nhà đã mệt mỏi đến phờ cả người, không còn sức hơi, tâm trí hoặc dũng khí theo học tiếng Anh. Sau 10 năm lao động, đủ 40 work credits, khi con cái đã trưởng thành, ông xin nghỉ hưu ở tuổi bảy mươi. Vẫn không đủ tiêu chuẩn nào để hưởng ưu tiên miễn thi quốc tịch bằng tiếng Anh. Năm nay, ở tuổi "xưa nay hiếm" và gần trọn 15 năm sinh sống ở Mỹ, vợ ông thúc giục ông nộp đơn để thi quốc tịch Mỹ vào đầu năm tới (đủ thời hạn 15 năm), nhưng ông vẫn còn do dự.
Những tiêu chuẩn ấy, tất nhiên không đến phần những người mới ở Mỹ hơn ba năm rưỡi như chúng tôi. Mặt khác, tôi không bao giờ thích cách nầy. Một trăm câu hỏi và một vốn viếng hiểu biết tối thiểu về lịch sử, luật pháp, tổ chức chính quyền và xã hội Mỹ, không phải là quá khó khăn đối với bất cứ ai. Thời hạn năm năm cho thường trú nhân các diện (hoặc ba năm cho người kết hôn với công dân Mỹ) là quá đủ cho những ai thật tâm muốn trở thành công dân Mỹ. Tôi nói với nhà tôi:
- Trừ đi thời gian nghỉ ngơi (mà đi đâu, nghỉ ngơi lúc nào, ngay cả về Việt Nam thăm con cháu, Bà đều có thể học, mà!), Bà có ít nhất năm nhân ba trăm ngày, bằng một ngàn năm trăm ngày. Mỗi ngày Bà học một từ tiếng Anh. Hai tuần Bà học một câu hỏi. Sau năm năm, Bà chẳng những nói tiếng Anh không thua bất cứ ai và thuộc làu làu cả mấy trăm câu hỏi đó ư? Nói chi một trăm câu dễ ợt như thế!
Một lần đi chợ "Hàn Quốc" (Super Mart do chủ nhân người Hàn Quốc) đã tình cờ giúp giải quyết vấn đề. Lần nầy nàng hết đường trốn học.
Thay vì vào bên trong chợ, dạo qua các dãy hàng như những lần đi chợ với nhà tôi, hôm ấy tôi đứng lại ngoài tiền sảnh đọc mấy tờ quảng cáo, thì chợt nhìn thấy một tờ giấy màu mạ non, in chữ lớn bằng tiếng Anh, thông báo các khóa ESL và nơi đăng ký không xa khu nhà chúng tôi lắm, chỉ độ mười lăm phút lái xe. Trung tâm WCS (World Church Service) chiêu sinh các khóa Xuân - Hạ - Thu và chỉ còn hơn một tuần nữa hôm đó là ngày 20/08 - là khai giảng khóa Fall 2014. Tất cả đều free! Tôi ghi lại các địa chỉ (văn phòng đăng ký; điểm học) và ngày hôm sau đó, chúng tôi đi đăng ký học và được hướng dẫn đến điểm trường tại Peace United Church of Jesus vào sáng thứ hai để làm "test" (trắc nghiệm) và xếp lớp.
Ngày 24/8, sau nhiều bài trắc nghiệm khá gay cấn, ngay cả đối với những người có trình độ tiếng Anh tương đối, nói chi với những người "beginners" chỉ nhắm mắt bói rồi bôi, gạch, nhà tôi và tôi bị "chia uyên rẽ thúy": tôi được ráp vào lớp chỉ có bốn người, bốn quốc tịch khác nhau (Việt Nam, Congo, Sudan, Rwanda) về sau thêm được một cô gái người Kenya và một anh chàng người Myanmar; trong khi lớp học của nhà tôi gồm mười lăm người, cũng đủ quốc tịch: Việt Nam, Sudan, Congo, Butan, Thái Lan, Algeria,v..v...
Một bà người Việt cao tuổi ở lớp nhà tôi, cho biết "sang Mỹ bốn năm và đã học ở đây ba năm, nhưng học trước quên sau"; số còn lại đều mới nhập cư vào Mỹ, kẻ một năm, người chín tháng, hai tháng, có người thậm chí mới tới nước Mỹ được mười ngày. Đa số là dân tỵ nạn và được chính phủ trợ cấp về nhà cửa, ăn uống. Họ được xe bus đưa đón đi học. Sau mỗi buổi học - từ 9:30 đến 12:30 - mỗi người nhận được hai vé xe bus, cho chuyến về và chuyến đi hôm sau.
Bà người Việt và vợ chồng tôi không thuộc diện "refugee", cho nên không hưởng quyền lợi dân tỵ nạn. Những người có con nhỏ đem theo con và có phòng riêng, có các cô giáo trẻ phụ trách trông coi, cho ăn uống, hướng dẫn vui chơi, - toàn bằng tiếng Anh - để cha mẹ an tâm học hành. Tôi có cảm tưởng sau một khóa học, một số cháu có thể nói tiếng Anh khá hơn cả cha mẹ chúng, do trẻ nhỏ rất chóng hòa nhập, lại được chỉ dạy tận tình.
Anh bạn học 50 tuổi người Congo Bỉ nói tiếng Pháp (nay là Cộng Hòa Dân Chủ Congo), cho biết anh sang Mỹ được mười tháng. Gia đình anh được nhận trợ cấp. Vợ anh đi làm. Anh đi học để có thể tìm được việc làm lương lậu khá hơn. Ba đứa con của anh vài tháng đầu còn nói tiếng Pháp, nay chỉ nói với nhau toàn bằng tiếng Anh. Anh nói với tôi:
- Không chịu khó học hành, e rằng rồi sẽ phải làm... khán giả ngay trong nhà mình mất thôi! Nhưng ở tuổi nầy, việc nhét một tiếng ngoại quốc nữa vào đầu thật chẳng dễ dàng chút nào. May là về nhà có mấy đứa nhỏ giúp cho Bố Mẹ học thêm. Anh thấy không: Nhà tôi trở thành one-room school (bài học hôm nay nói về những trường học "one-room school" ở Minnesota).
Những học viên gốc Phi Châu ý thức được họ phải chạy đua với thời gian để nói được tiếng Anh càng nhanh càng tốt, cho nên bước chân vào lớp, chưa kịp ngồi xuống,họ đã nói tía lia. Năm người bạn học của tôi do đã có vốn từ vựng khá, vì vậy mà nói rất nhiều, mặc cho lắm lúc quên chia động từ, lắm lúc chẳng thèm để tâm tới ngữ pháp, câu cú, hai tay múa may liên tục, mặt mày nhăn nhó. Thường thì kết thúc bằng nụ cười rất dễ thương và có vẻ thỏa mãn. Các cô giáo thật thông minh (và tế nhị): họ luôn đoán hiểu được những gì các học trò (phần nhiều lớn tuổi hơn họ) vừa diễn tả. Họ để mặc cho anh chàng hoặc cô nàng say sưa trình bày, múa máy. Thật kỳ diệu: sau một tháng, dù chưa bảo đảm "đọc thông, viết thạo", nhưng kỹ năng nghe, nói của mỗi người khá lên thấy rõ. Chúng tôi đã có thể trao đổi, chia sẻ hoàn cảnh gia đình, công ăn việc làm và vui đùa với nhau bằng tiếng Anh, đúng hơn, bằng tiếng Mỹ. Ranh giới ngôn ngữ dần tan biến. Những người từ bốn phương trời xa lạ gặp nhau, trở nên thân quen và một ngày không xa sẽ cùng là công dân của đất nước tự do và thịnh vượng Hoa Kỳ. Ngạn ngữ la-tinh có câu: Veni Vidi Vici (tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chinh phục). Họ cũng có thể hãnh diện nói: họ đã đến; đã thấy và đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hòa nhập vào đời sống và xã hội Mỹ.
Mỗi sáng, hai chiếc xe bus đỗ bên lề đường, cạnh trung tâm NAI (New Arrivals Institute). Trên 60 học sinh dặc biệt cùng các cháu nhỏ, con cái họ, bước xuống. Một số khoảng vài chục đến trường bằng xe hơi riêng. Thay vì nhận vé xe bus hằng ngày, những người dùng phương tiện cá nhân được cấp tiền xăng dầu tương ứng. Sở dĩ tôi để ý tới con số học viên, là vì trung tâm nầy liên kết với trường GTCC. Ngoài ban điều hành, các nhân viên phần lớn là "volunteers"; còn giáo viên thì do GTCC cung cấp. Vẫn biết trung tâm NAI (New Arrivals Institute) nầy do nhà thờ Tin Lành điều hành nhằm mục đích từ thiện, nhưng với GTCC thì đây là một lợi thế và cũng là nguồn lợi rất lớn.
Còn nhớ khi đến Mỹ được vài tháng, tôi đã ghi danh học tiếng Anh tại một vài Đại Học. Cái tôi cần là học và luyện tiếng Anh. Chỉ mấy hôm sau đó, thư từ, điện thoại, tài liệu gửi về và gọi tới tấp suốt ngày, giới thiệu đủ nghành, ban chẳng dính dáng gì tới ước mong luyện tiếng Anh của tôi. Hàng núi tài liệu giới thiệu các ban, bậc học cứ tấp nập được gửi cho tôi. Điện thoại vẫn không ngừng réo, dù tôi có "thank you" hoặc "sorry" và giải thích đến mỏi mồm khô cổ hàng trăm lần. Mãi hơn sáu tháng sau, khi các high schools và Đại Học đã nhập học cùng với lời van lạy thiết tha của tôi: please stop calling; please stop sending, tôi mới được buông tha. Và tôi tò mò muốn tìm hiểu vì sao với một người như tôi, hoàn toàn vô danh, họ hoàn toàn không nắm được dữ liệu gì ngoài tên và địa chỉ, số điện thoại, mà họ lại sốt sắng nhường ấy, cứ như là FBI truy nã tội phạm vậy!
Chính phủ Mỹ rất chú trọng đến giáo dục và đào tạo. Ngoài việc đào tạo "chính quy", nghĩa là khởi từ bậc tiểu học xuyên suốt Đại Học và sau Đại Học, thì rất cần nâng cao trình độ dân trí,nhất là với lớp trẻ và những người nhập cư, vốn không có điều kiện để theo học cao hơn khi ở đất nước cũ. Vì vậy,bên cạnh việc khuyến khích ghi danh vào các Đại Học trên toàn nước Mỹ, thì những khóa đào tạo dài hoặc ngắn ngày được mở ra khắp nơi, cho mọi lứa tuổi, cho mọi trình độ. Chính phủ dành rất nhiều ưu đãi cho các học viên, miễn giảm cho các bậc cao, hoàn toàn miễn phí cho các lớp học ngôn ngữ hoặc nghề nghiệp. GTCC, như tên của trung tâm: Guilford Technical Commnity College - Đại Học Kỹ Thuật Cộng Đồng Hạt Guilford dạy đủ ngành nghề, từ nghề Nails, May Vá, Cosmetics, Computer.. cho chí lái máy bay. Trường còn bố trí thời khóa biểu thuận lợi nhất cho học viên, với các lớp sáng-trưa-chiều. Tất nhiên họ được hưởng lợi không nhỏ! Chỉ cần gom được 18 học viên (hoặc 18 sinh viên, nếu là Đại Học), là có quyền mở một lớp mới và hưởng rất nhiều quyền lợi, xuất phát từ việc "đóng góp" vào mục tiêu quốc gia và chương trình đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, nghề nghiệp. Chính phủ Hoa Kỳ rất rộng tay chi tiêu cho những chương trình nầy và không ít trường Đại Học, trung tâm, tổ chức đã không bỏ lỡ cơ hội để "vừa được tiếng, vừa được miếng"!
Vì thời khóa biểu tương đối ổn định và thuận lợi mỗi tuần học năm ngày, trừ weekend, từ 9:30 đến 12:30 cho nên phần đông học viên đi làm "part time" và được cả Trường GTCC lẫn trung tâm NAI can thiệp: giới thiệu và xin giúp đỡ. Ngoài ra các nhân viên xã hội (social worker) đến tận nơi hỏi han và hướng dẫn các học viên thuộc diện tỵ nạn làm các thủ tục để được cấp medicaid hoặc thẻ cam (orange card) hay bảo hiểm y tế (health insurance).
Ông bạn già người Huế nghe tôi thuật lại chi tiết việc đi học và về trung tâm NAI, nói:
- Anh thấy không: chính phủ Mỹ bỏ ra biết bao nhiêu là tiền bạc để trợ cấp, đào tạo, quan tâm tới đời sống và tương lai của dân nhập cư như bọn mình, cũng như dân tỵ nạn như những người đó. Vậy mà không ít kẻ "lấy oán báo ân", mở miệng là chê "Mỹ thế nầy; Mỹ thế nọ", toàn là giọng "ăn cháo đá bát". Đó, cả trăm đứa ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, công dân Mỹ, thề trung thành với Hiến Pháp và Lá Cờ Mỹ, nhưng gia nhập đám "thánh chiến" IS (nhà nước Hồi giáo) và đe dọa sẽ tấn công Hoa Kỳ, ân nhân và có khi là người tái sinh chúng.
Thời gian trôi thật mau.
Mới hôm nào cắp sách đến trường, sống lại cảm giác "hoang mang của buổi tựu trường" hơn một nửa thế kỷ trước, vậy mà một tháng đã trôi qua. Nhà tôi nay đã tự tin với những câu đối thoại ngắn và thông dụng. Tôi vẫn chăm chỉ làm nhiệm vụ "tháp tùng" nhà tôi, nhưng khi tôi thầm mong khóa học chóng kết thúc, thì nhà tôi lại phán một câu xanh rờn:
- Sau khóa căn bản nầy, em sẽ đăng ký học tiếp khóa nâng cao và ghi danh học nghề tại GTCC !.
Không biết tôi còn phải làm "vệ sĩ" đến bao giờ! Ban điều hành trung tâm NAI và các cô giáo các cô giáo lớp tôi và các cô giáo lớp của Bà ấy - dường như cũng hiểu hòan cảnh và sự "hy sinh" của tôi, nên thường gặp gỡ chuyện trò. Nhân viên văn phòng thì thích thú, vì khi cần "interpreter" tiếng Việt hoặc tiếng Pháp (khá đông những người Phi Châu thuộc các nước nói tiếng Pháp), liền tìm tôi ngay. Trung tâm bớt được một khoản chi và nhất là đỡ mất thời giờ liên lạc và đợi chờ.
Tuy vậy, chúng tôi đều đồng ý về một việc, từ đó hiểu và thấy thương con cháu chúng tôi: đi học thật vất vả. Hèn chi chúng nó sợ đi học. Hèn chi có lắm đứa trốn học. Không ít đứa bỏ học.
Thật tình mà nói, tôi cũng rất ngán đi học!
Nguyễn Thế Bài
Bài số 4355-14-29755vb5100914
Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Với 4 bài viết, trong đó có "Người Đẹp và Quái Thú" ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt về tổ chức y tế, bệnh viện tại Mỹ, tác giả được bình chọn cho giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông kể về việc đi học ESL tại Mỹ.
* * *
Tôi không còn nhớ cách nay gần sáu mươi năm, thuở theo mẹ đến trường đi học ngày đầu tiên, có được nét nào như trong bài văn "kinh điển" TÔI ĐI HỌC của Thanh Tịnh hay không. Miền Nam không có cảnh "lá ngoài đường rụng nhiều." Các trường làng tôi theo học không bao giờ "hàng năm cứ vào cuối thu" mới khai giảng, mà là cuối mùa hè.
Tôi chỉ còn mang máng nhớ sáng hôm ấy rất vui, vì cả xóm rộn ràng tiếng i ới gọi nhau, cốt để khoe quần áo, sách vở mới. Tiếng trống trường vang dội; những hàng rồng rắn hướng về ngôi trường tranh tre: mái lợp tôn, nhưng tường và vách ngăn bằng tre nứa, chỉ vài tháng sau bị khô mo, thầy cô giảng bài ở lớp bên nầy, thì lớp hai bên nghe rõ mồn một, và tất nhiên học sinh các lớp không bỏ sót cơ hội khoét rộng thêm các khe tre đan để trao đổi đủ thứ bánh trái, đáp số bài làm và chuyện trò.
HÔM NAY TÔI LẠI ĐI HỌC. Đúng ra, chúng tôi nhà tôi và tôi đi học. Hôm đầu tiên, nhà tôi nói:
- Đúng là chỉ có ở Mỹ. Mình mà kể quyết định đi học lại cho sấp nhỏ ở Việt Nam nghe, phục hay không chưa nói, song chúng nó ắt phải cười bò càng.
- Mình không thấy thỉnh thoảng báo đăng nơi nầy có bà ngoài 60, nơi kia có ông ngoài 70 vẫn ghi danh học đại học. Vừa rồi có ông cựu sĩ quan VNCH, sau 1975 đi "cải tạo" về, chỉ biết lang thang bán vé số, xách nước thuê kiếm sống, khi đi diện H.O. sang được Mỹ, dù cần kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, vẫn quyết tâm theo học và đã lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 62 đó ư? Mỹ mà! Chỉ sợ lòng không bền!
- Vậy sao ông không ghi danh đại học để lấy tiến sĩ, mà theo học lớp ESL nầy?
- Tôi đã nói với mình rồi: hơn ba năm qua, bao nhiêu lần đã cố thuyết phục mình học tiếng Anh, thì mình tìm đủ cớ thoái thác, nào là trường GTCC (Guilford Technical Community College) [mà chúng tôi "quen miệng" đọc là Giao Thông Công Chánh] quá xa, đi về mất hơn tiếng đồng hồ; nào là việc nhà bận bịu. Bà đắc ý nhất khi phán rằng "ông cứ hay lo, tất cả hàng hóa ở siêu thị đều có bảng giá. Đâu cần trổ tiếng Anh, tiếng Pháp ra mặc cả!". Kỳ nầy, tôi hạ quyết tâm đi kèm theo Bà một khóa. Bà học, tôi cũng học. Thiếu gì thứ để học. Có khi nào là thừa đâu.
Hơn ba năm sống trên quê hương mới, nhà tôi đã khá hơn nhiều so với thời gian đầu, khi ba đứa cháu gái con của đứa em gái ruột ở Denver, Colorado, tới nghỉ hè. Suốt năm tuần, ba đứa cháu khộng biết đọc, nói và không hiểu một tiếng Việt nào, trong khi Dì chỉ "rành" đúng hai từ "go" và "eat", nhưng lại được nhà tôi phát âm thành "gâu" và "iếc", thế mà vẫn cứ hiểu ý nhau. Tôi thật không hiểu nhà tôi xoay xở thế nào khi dẫn ba đứa cháu đi shopping, đi tham quan đó đây - kể cả ghé các nhà hàng ăn uống mà mọi sự vẫn suôn đuột, trôi chảy. Hiệu quả của thứ ngôn ngữ chân tay phụ trợ thật đáng nế!
Dù sao, tình trạng nầy không thể kéo dài nữa, vì ngoài việc "nhập gia tùy tục", chỉ hơn một năm nữa chúng tôi sẽ được nộp đơn xin thi quốc tịch. Ông thông gia của chúng tôi vẫn nói cứng không thích nhập quốc tịch. Kỳ thực do khi chân ướt chân ráo tới Mỹ, ông đã phải đi làm để nuôi một bầy con sáu đứa (thật may là đa số thành tài, bằng cấp cao và công ăn việc làm tốt), cho nên không có giờ học tiếng Anh một cách bài bản. Những công việc ở các hãng xưởng ông từng làm, - như lắp ráp, may nệm, dán nhãn - đều chẳng cần trình độ tiếng Anh. Mãi đến năm ngoái, khi đủ "tiêu chuẩn" 65/20 (những người từ 65 tuổi và đã là thường trú nhân ít nhất 20 năm sẽ được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ, đồng thời miễn phải thi quốc tịch bằng tiếng Anh, ông mới nộp đơn xin thi.
Ông đồng hương của tôi cũng gần như đồng cảnh ngộ: gia đình tới Mỹ theo diện con lai vào năm 2001. Công việc ca hai ở hãng khiến ông khi về đến nhà đã mệt mỏi đến phờ cả người, không còn sức hơi, tâm trí hoặc dũng khí theo học tiếng Anh. Sau 10 năm lao động, đủ 40 work credits, khi con cái đã trưởng thành, ông xin nghỉ hưu ở tuổi bảy mươi. Vẫn không đủ tiêu chuẩn nào để hưởng ưu tiên miễn thi quốc tịch bằng tiếng Anh. Năm nay, ở tuổi "xưa nay hiếm" và gần trọn 15 năm sinh sống ở Mỹ, vợ ông thúc giục ông nộp đơn để thi quốc tịch Mỹ vào đầu năm tới (đủ thời hạn 15 năm), nhưng ông vẫn còn do dự.
Những tiêu chuẩn ấy, tất nhiên không đến phần những người mới ở Mỹ hơn ba năm rưỡi như chúng tôi. Mặt khác, tôi không bao giờ thích cách nầy. Một trăm câu hỏi và một vốn viếng hiểu biết tối thiểu về lịch sử, luật pháp, tổ chức chính quyền và xã hội Mỹ, không phải là quá khó khăn đối với bất cứ ai. Thời hạn năm năm cho thường trú nhân các diện (hoặc ba năm cho người kết hôn với công dân Mỹ) là quá đủ cho những ai thật tâm muốn trở thành công dân Mỹ. Tôi nói với nhà tôi:
- Trừ đi thời gian nghỉ ngơi (mà đi đâu, nghỉ ngơi lúc nào, ngay cả về Việt Nam thăm con cháu, Bà đều có thể học, mà!), Bà có ít nhất năm nhân ba trăm ngày, bằng một ngàn năm trăm ngày. Mỗi ngày Bà học một từ tiếng Anh. Hai tuần Bà học một câu hỏi. Sau năm năm, Bà chẳng những nói tiếng Anh không thua bất cứ ai và thuộc làu làu cả mấy trăm câu hỏi đó ư? Nói chi một trăm câu dễ ợt như thế!
Một lần đi chợ "Hàn Quốc" (Super Mart do chủ nhân người Hàn Quốc) đã tình cờ giúp giải quyết vấn đề. Lần nầy nàng hết đường trốn học.
Thay vì vào bên trong chợ, dạo qua các dãy hàng như những lần đi chợ với nhà tôi, hôm ấy tôi đứng lại ngoài tiền sảnh đọc mấy tờ quảng cáo, thì chợt nhìn thấy một tờ giấy màu mạ non, in chữ lớn bằng tiếng Anh, thông báo các khóa ESL và nơi đăng ký không xa khu nhà chúng tôi lắm, chỉ độ mười lăm phút lái xe. Trung tâm WCS (World Church Service) chiêu sinh các khóa Xuân - Hạ - Thu và chỉ còn hơn một tuần nữa hôm đó là ngày 20/08 - là khai giảng khóa Fall 2014. Tất cả đều free! Tôi ghi lại các địa chỉ (văn phòng đăng ký; điểm học) và ngày hôm sau đó, chúng tôi đi đăng ký học và được hướng dẫn đến điểm trường tại Peace United Church of Jesus vào sáng thứ hai để làm "test" (trắc nghiệm) và xếp lớp.
Ngày 24/8, sau nhiều bài trắc nghiệm khá gay cấn, ngay cả đối với những người có trình độ tiếng Anh tương đối, nói chi với những người "beginners" chỉ nhắm mắt bói rồi bôi, gạch, nhà tôi và tôi bị "chia uyên rẽ thúy": tôi được ráp vào lớp chỉ có bốn người, bốn quốc tịch khác nhau (Việt Nam, Congo, Sudan, Rwanda) về sau thêm được một cô gái người Kenya và một anh chàng người Myanmar; trong khi lớp học của nhà tôi gồm mười lăm người, cũng đủ quốc tịch: Việt Nam, Sudan, Congo, Butan, Thái Lan, Algeria,v..v...
Một bà người Việt cao tuổi ở lớp nhà tôi, cho biết "sang Mỹ bốn năm và đã học ở đây ba năm, nhưng học trước quên sau"; số còn lại đều mới nhập cư vào Mỹ, kẻ một năm, người chín tháng, hai tháng, có người thậm chí mới tới nước Mỹ được mười ngày. Đa số là dân tỵ nạn và được chính phủ trợ cấp về nhà cửa, ăn uống. Họ được xe bus đưa đón đi học. Sau mỗi buổi học - từ 9:30 đến 12:30 - mỗi người nhận được hai vé xe bus, cho chuyến về và chuyến đi hôm sau.
Bà người Việt và vợ chồng tôi không thuộc diện "refugee", cho nên không hưởng quyền lợi dân tỵ nạn. Những người có con nhỏ đem theo con và có phòng riêng, có các cô giáo trẻ phụ trách trông coi, cho ăn uống, hướng dẫn vui chơi, - toàn bằng tiếng Anh - để cha mẹ an tâm học hành. Tôi có cảm tưởng sau một khóa học, một số cháu có thể nói tiếng Anh khá hơn cả cha mẹ chúng, do trẻ nhỏ rất chóng hòa nhập, lại được chỉ dạy tận tình.
Anh bạn học 50 tuổi người Congo Bỉ nói tiếng Pháp (nay là Cộng Hòa Dân Chủ Congo), cho biết anh sang Mỹ được mười tháng. Gia đình anh được nhận trợ cấp. Vợ anh đi làm. Anh đi học để có thể tìm được việc làm lương lậu khá hơn. Ba đứa con của anh vài tháng đầu còn nói tiếng Pháp, nay chỉ nói với nhau toàn bằng tiếng Anh. Anh nói với tôi:
- Không chịu khó học hành, e rằng rồi sẽ phải làm... khán giả ngay trong nhà mình mất thôi! Nhưng ở tuổi nầy, việc nhét một tiếng ngoại quốc nữa vào đầu thật chẳng dễ dàng chút nào. May là về nhà có mấy đứa nhỏ giúp cho Bố Mẹ học thêm. Anh thấy không: Nhà tôi trở thành one-room school (bài học hôm nay nói về những trường học "one-room school" ở Minnesota).
Những học viên gốc Phi Châu ý thức được họ phải chạy đua với thời gian để nói được tiếng Anh càng nhanh càng tốt, cho nên bước chân vào lớp, chưa kịp ngồi xuống,họ đã nói tía lia. Năm người bạn học của tôi do đã có vốn từ vựng khá, vì vậy mà nói rất nhiều, mặc cho lắm lúc quên chia động từ, lắm lúc chẳng thèm để tâm tới ngữ pháp, câu cú, hai tay múa may liên tục, mặt mày nhăn nhó. Thường thì kết thúc bằng nụ cười rất dễ thương và có vẻ thỏa mãn. Các cô giáo thật thông minh (và tế nhị): họ luôn đoán hiểu được những gì các học trò (phần nhiều lớn tuổi hơn họ) vừa diễn tả. Họ để mặc cho anh chàng hoặc cô nàng say sưa trình bày, múa máy. Thật kỳ diệu: sau một tháng, dù chưa bảo đảm "đọc thông, viết thạo", nhưng kỹ năng nghe, nói của mỗi người khá lên thấy rõ. Chúng tôi đã có thể trao đổi, chia sẻ hoàn cảnh gia đình, công ăn việc làm và vui đùa với nhau bằng tiếng Anh, đúng hơn, bằng tiếng Mỹ. Ranh giới ngôn ngữ dần tan biến. Những người từ bốn phương trời xa lạ gặp nhau, trở nên thân quen và một ngày không xa sẽ cùng là công dân của đất nước tự do và thịnh vượng Hoa Kỳ. Ngạn ngữ la-tinh có câu: Veni Vidi Vici (tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chinh phục). Họ cũng có thể hãnh diện nói: họ đã đến; đã thấy và đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hòa nhập vào đời sống và xã hội Mỹ.
Mỗi sáng, hai chiếc xe bus đỗ bên lề đường, cạnh trung tâm NAI (New Arrivals Institute). Trên 60 học sinh dặc biệt cùng các cháu nhỏ, con cái họ, bước xuống. Một số khoảng vài chục đến trường bằng xe hơi riêng. Thay vì nhận vé xe bus hằng ngày, những người dùng phương tiện cá nhân được cấp tiền xăng dầu tương ứng. Sở dĩ tôi để ý tới con số học viên, là vì trung tâm nầy liên kết với trường GTCC. Ngoài ban điều hành, các nhân viên phần lớn là "volunteers"; còn giáo viên thì do GTCC cung cấp. Vẫn biết trung tâm NAI (New Arrivals Institute) nầy do nhà thờ Tin Lành điều hành nhằm mục đích từ thiện, nhưng với GTCC thì đây là một lợi thế và cũng là nguồn lợi rất lớn.
Còn nhớ khi đến Mỹ được vài tháng, tôi đã ghi danh học tiếng Anh tại một vài Đại Học. Cái tôi cần là học và luyện tiếng Anh. Chỉ mấy hôm sau đó, thư từ, điện thoại, tài liệu gửi về và gọi tới tấp suốt ngày, giới thiệu đủ nghành, ban chẳng dính dáng gì tới ước mong luyện tiếng Anh của tôi. Hàng núi tài liệu giới thiệu các ban, bậc học cứ tấp nập được gửi cho tôi. Điện thoại vẫn không ngừng réo, dù tôi có "thank you" hoặc "sorry" và giải thích đến mỏi mồm khô cổ hàng trăm lần. Mãi hơn sáu tháng sau, khi các high schools và Đại Học đã nhập học cùng với lời van lạy thiết tha của tôi: please stop calling; please stop sending, tôi mới được buông tha. Và tôi tò mò muốn tìm hiểu vì sao với một người như tôi, hoàn toàn vô danh, họ hoàn toàn không nắm được dữ liệu gì ngoài tên và địa chỉ, số điện thoại, mà họ lại sốt sắng nhường ấy, cứ như là FBI truy nã tội phạm vậy!
Chính phủ Mỹ rất chú trọng đến giáo dục và đào tạo. Ngoài việc đào tạo "chính quy", nghĩa là khởi từ bậc tiểu học xuyên suốt Đại Học và sau Đại Học, thì rất cần nâng cao trình độ dân trí,nhất là với lớp trẻ và những người nhập cư, vốn không có điều kiện để theo học cao hơn khi ở đất nước cũ. Vì vậy,bên cạnh việc khuyến khích ghi danh vào các Đại Học trên toàn nước Mỹ, thì những khóa đào tạo dài hoặc ngắn ngày được mở ra khắp nơi, cho mọi lứa tuổi, cho mọi trình độ. Chính phủ dành rất nhiều ưu đãi cho các học viên, miễn giảm cho các bậc cao, hoàn toàn miễn phí cho các lớp học ngôn ngữ hoặc nghề nghiệp. GTCC, như tên của trung tâm: Guilford Technical Commnity College - Đại Học Kỹ Thuật Cộng Đồng Hạt Guilford dạy đủ ngành nghề, từ nghề Nails, May Vá, Cosmetics, Computer.. cho chí lái máy bay. Trường còn bố trí thời khóa biểu thuận lợi nhất cho học viên, với các lớp sáng-trưa-chiều. Tất nhiên họ được hưởng lợi không nhỏ! Chỉ cần gom được 18 học viên (hoặc 18 sinh viên, nếu là Đại Học), là có quyền mở một lớp mới và hưởng rất nhiều quyền lợi, xuất phát từ việc "đóng góp" vào mục tiêu quốc gia và chương trình đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, nghề nghiệp. Chính phủ Hoa Kỳ rất rộng tay chi tiêu cho những chương trình nầy và không ít trường Đại Học, trung tâm, tổ chức đã không bỏ lỡ cơ hội để "vừa được tiếng, vừa được miếng"!
Vì thời khóa biểu tương đối ổn định và thuận lợi mỗi tuần học năm ngày, trừ weekend, từ 9:30 đến 12:30 cho nên phần đông học viên đi làm "part time" và được cả Trường GTCC lẫn trung tâm NAI can thiệp: giới thiệu và xin giúp đỡ. Ngoài ra các nhân viên xã hội (social worker) đến tận nơi hỏi han và hướng dẫn các học viên thuộc diện tỵ nạn làm các thủ tục để được cấp medicaid hoặc thẻ cam (orange card) hay bảo hiểm y tế (health insurance).
Ông bạn già người Huế nghe tôi thuật lại chi tiết việc đi học và về trung tâm NAI, nói:
- Anh thấy không: chính phủ Mỹ bỏ ra biết bao nhiêu là tiền bạc để trợ cấp, đào tạo, quan tâm tới đời sống và tương lai của dân nhập cư như bọn mình, cũng như dân tỵ nạn như những người đó. Vậy mà không ít kẻ "lấy oán báo ân", mở miệng là chê "Mỹ thế nầy; Mỹ thế nọ", toàn là giọng "ăn cháo đá bát". Đó, cả trăm đứa ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, công dân Mỹ, thề trung thành với Hiến Pháp và Lá Cờ Mỹ, nhưng gia nhập đám "thánh chiến" IS (nhà nước Hồi giáo) và đe dọa sẽ tấn công Hoa Kỳ, ân nhân và có khi là người tái sinh chúng.
Thời gian trôi thật mau.
Mới hôm nào cắp sách đến trường, sống lại cảm giác "hoang mang của buổi tựu trường" hơn một nửa thế kỷ trước, vậy mà một tháng đã trôi qua. Nhà tôi nay đã tự tin với những câu đối thoại ngắn và thông dụng. Tôi vẫn chăm chỉ làm nhiệm vụ "tháp tùng" nhà tôi, nhưng khi tôi thầm mong khóa học chóng kết thúc, thì nhà tôi lại phán một câu xanh rờn:
- Sau khóa căn bản nầy, em sẽ đăng ký học tiếp khóa nâng cao và ghi danh học nghề tại GTCC !.
Không biết tôi còn phải làm "vệ sĩ" đến bao giờ! Ban điều hành trung tâm NAI và các cô giáo các cô giáo lớp tôi và các cô giáo lớp của Bà ấy - dường như cũng hiểu hòan cảnh và sự "hy sinh" của tôi, nên thường gặp gỡ chuyện trò. Nhân viên văn phòng thì thích thú, vì khi cần "interpreter" tiếng Việt hoặc tiếng Pháp (khá đông những người Phi Châu thuộc các nước nói tiếng Pháp), liền tìm tôi ngay. Trung tâm bớt được một khoản chi và nhất là đỡ mất thời giờ liên lạc và đợi chờ.
Tuy vậy, chúng tôi đều đồng ý về một việc, từ đó hiểu và thấy thương con cháu chúng tôi: đi học thật vất vả. Hèn chi chúng nó sợ đi học. Hèn chi có lắm đứa trốn học. Không ít đứa bỏ học.
Thật tình mà nói, tôi cũng rất ngán đi học!
Nguyễn Thế Bài
- Từ khóa :
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- North Carolina
- ,
- Mỹ
- ,
- Việt Nam
- ,
- Hàn Quốc
Gửi ý kiến của bạn