Hôm nay,  

Tháng Tám Thăm Thầy

05/10/201400:00:00(Xem: 7483)
Tác giả: Châu Hà
Bài số 4351-14-29751vb8100514

Tác giả hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ," Châu Hà đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 1010.

* * *

Tháng Tám 2014, có dịp đến San Jose, do sự yêu cầu và giới thiệu của chị Hạnh, Châu Hà được hân hạnh cùng Nguyễn Trần Diệu Hương tới thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Xin cùng chị Hạnh và Diệu Hương được gọi nhà văn là Thầy, dù Châu Hà không là học trò của Thầy.

Chị Hạnh là một đồng nghiệp "gõ đầu trẻ" tại Việt Nam của tôi. Sau 1975, hai chị em từng cùng chia sẻ những miếng đường thẻ tặng nhau, nuôi chồng, nuôi chàng trong lao tù cộng sản, rồi cùng qua Mỹ theo diện HO IOM (International Organization of Migration).

Tôi được chị Hạnh giới thiệu "làm quen" Diệu Hương, người em, người bạn, cùng là cựu học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hoà, thời xa xưa. Một buổi chiều San Jose nắng nóng, tôi đứng trước chợ Safeway thành phố Milpitas chờ Diệu Hương.

Trên tay tôi đã sẵn sàng lẵng hoa, có tấm check, cùng thiệp chúc sức khoẻ của chị Hạnh, với nét chữ nắn nót: "Kính Thầy, vợ chồng em ở xa, rất muốn đi thăm Thầy nhưng không xin nghỉ được. Sẵn dịp, Hà là bạn dạy chung trường với em ngày xưa, Hà đến San Jose, Hà giúp em đến thăm và vấn an Thầy. Kính chúc Thầy Cô được bình an. Hạnh Hợi.

Diệu Hương tới, trên tay có ly càphê theo Diệu Hương nói Thầy rất thích. Hai chị em (chị Hạnh nữa) vội vã, nóng lòng, nao nao, xôn xao...đến thăm Thầy.

Diệu Hương đã gọi hẹn giờ thăm. Người bạn đời của Thầy mở cửa, Cô Vy nét nhìn trẻ đẹp. Góc phía trái trong nhà ngay cửa chính là giải lụa vàng rất đẹp. Giải lụa được quàng trên cổ tượng Phật bằng đồng. Cảm giác xúc động khi nghe Cô tâm sự: “Giải lụa này từ Dharamsala của Đức Đạt Lai Lạt Ma -từng được chú nguyện cho sinh tử an lành- do chị Nhã Ca và anh Từ mang đến. Để lỡ sau này... sẽ lo hậu sự cho Thầy.

Diệu Hương và tôi được Cô Vy dẫn vào phòng bệnh, nơi "không gian hạn hẹp" của Thầy. Tôi được bắt tay Thầy, tự giới thiệu và chuyển đến Thầy Cô lẵng hoa của chị Hạnh, người học trò cũ hiện ở Seattle, vì đường xa và công việc không được đến thăm Thầy. Cô Vi tâm sự: Đáng lẽ Thầy là người chôn Cô trước..." Trọng bệnh của Thầy Cô tuy làm cho tuổi đời mong manh, nhưng ánh mắt Thầy cho ChâuHà thấy được là Thầy đã vững vàng chịu đựng căn bệnh. Xin chia sẻ nỗi niềm cùng cô Vy. Kính chúc Thầy luôn thanh thản, bình an.

Một lần gặp Thầy Cô duy nhất, một cảm giác luôn nghĩ về cái bàn viết giữa căn phòng gia đình của Thầy, giấy bút còn đó ngả nghiêng theo căn bịnh, trên tường phía sau bàn là bức chân dung thời trẻ của Thầy, khung hình Cô Vy tươi trẻ nơi phòng khách và nơi cửa chính là tượng Phật và giải lụa vàng...

Viết đến đây, tôi biết giờ này giải lụa đã cùng Thầy an nghỉ bên nhau. Chiều thứ Bảy 13 tháng 9, tôi được chị Hạnh cho biết tin Thầy đã ra đi.

Vậy là từ đây, Thầy đã thênh thang, buông xả, Buị và Rác, và Trên Bục Gỗ của Ngôi trường Yếu Quý, còn nhiều và nhiều nữa, những tác phẩm văn chương của Thầy để lại cho đời.

Xin được trân trọng thắp nén nhang tiễn Thầy.

Châu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,969,539
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.