Hôm nay,  

Ngày Dành Cho Ông Bà

17/09/201400:00:00(Xem: 8506)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4333-14-29733vb4091714

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng có 30 năm làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, cùng tuổi với chương trình phi thuyền coi thoi, 1981-2011. Tháng 7, 2011 bà viết "Những Chuyến Bay Cuối", bài in kèm với hình tác giả chụp khi làm việc trên một trạm không gian quốc tế hiện đã ở ngoài trái đất. Sau đây là bài viết mới của tác giả.

* * *

Có lẽ xứ Mỹ này lắm ngày Lễ nhất thế giới. Không biết các chỗ khác ra sao chứ nơi tôi làm việc thì hễ ngày nào bưu điện đóng cửa thì nhân viên sở tôi cũng được "ăn theo". Thiệt là khoái chí. Không đi làm mà vẫn được lãnh lương.

Mở đầu một năm đương nhiên là nghỉ, ăn Tết Dương Lịch của tháng Giêng. Sau này chính phủ "tặng" thêm ngày ông "Táo" Martin Luther King trong tuần lễ thứ ba cũng của tháng Giêng. Lễ Phục Sinh có khi là tháng Tư, lúc lại rớt sang tháng Năm (tùy theo lịch riêng của người Công Giáo). Ngày Chiến Sĩ Trận Vong nằm trong cuối tháng Năm. Lễ Độc Lập vào đầu tháng Bảy. Sang tháng Chín có ngày Lễ Lao Động. Tháng Mười Một được nghỉ Lễ Tạ Ơn. Cùng trong tháng 11, ngày Cựu Chiến Binh chỉ có công sở và ngân hàng đóng cửa, còn tư nhân vẫn sinh hoạt bình thường. Và tháng Mười Hai, tháng cuối cùng của một năm có ngày Lễ Giáng Sinh mà nhiều công sở hay cho nghỉ thêm từ buổi chiều hôm trước.

Những năm đầu ở Mỹ (1975) tôi chẳng biết lễ nào vào ngày nào. Cứ lộn tùng xoè, không biết ngày nào phải đi làm, ngày nào được ở nhà (trừ 2 ngày: Giáng Sinh và Tết). May sao đồng nghiệp thương tình, biết mình dân tị nạn mới đến xứ họ nên vài ngày trước đó là họ nhắc nhở để mình sắp đặt việc nhà. Không nhớ ngày nghỉ có ăn lương thôi chứ những ngày đặc biệt khác thì tôi lại rất rành rẽ (vì phải đi làm). Chẳng hạn ngày Tình Nhân Valentine, ngày St. Patrick, Ngày Lễ Cha, Ngày Lễ Mẹ,

Buổi sáng vào làm việc thấy một đống thùng để sẵn trước những cái kệ trống trơn, tôi đã đoán được là sắp sửa tới ngày gì đó. Này nhé, mở ra mà thấy toàn là những trái tim đỏ tươi thì sẽ là ngày hãy yêu nhau đi, ngày Tình Yêu. Chuyển màu từ đỏ thắm sang xanh lè xanh lẹt của lá cây ba cánh là ngày Lễ Thánh Patrick xứ Ái Nhĩ Lan. Trong ngày 17 tháng Ba này, già, trẻ, lớn, bé rủ nhau mặc áo hay quần màu xanh lá cây trông rất vui mắt. Rồi cả chục thùng trứng đổ ra. Trứng nhựa đủ màu với đàn gà con là ngày Lễ Phục Sinh.

Ngày dành cho Cha ở tháng Năm thì lạt lẽo hơn nhiều, chỉ là những tấm thiệp chúc mừng in sẵn lời lẽ hoa mỹ. Riêng tuần lễ có ngày của Mẹ vào tháng Sáu thì ấm áp hơn nhờ có thêm những đóa hoa tươi muôn sắc màu.

Rồi cờ Mỹ với 50 ngôi sao và ba màu Xanh, Đỏ, Trắng cắm đầy đường phố, nở tưng bừng trên nón, trên tay, và cả trên quần áo với đủ mọi loại pháo bông được phép đốt chơi cho ngày Lễ Độc Lập, đầu tuần của tháng Bảy.

Khi Ma, Quỷ hiện hình, máu me kinh dị là ngày Halloween dành cho trẻ em? Hồi đó tôi không hiểu tại sao ngày dành cho trẻ em lại khủng khiếp như vậy. Những cái đầu lâu tự nhiên nhe răng ra cười, hú lên tiếng kêu ai oán khi có người đi ngang làm tôi phát sợ. Vậy mà tụi con nít Mỹ tỉnh bơ, lấy làm thích chí, nhe răng chọc quê lại rồi mới chịu quay đi. Người Mỹ dạy cho con trẻ không tin có ma quỷ nên không sợ hãi. Bọn trẻ con đơn giản xem đó như một ngày xin kẹo, vui chơi.

Có thể nói những ngày đặc biệt này do những con buôn với đầu óc thương mãi rất khôn ngoan, nhiều tính toán đặt ra. Hầu như mỗi tháng đều có ít nhất là một ngày "gì đó". Họ bày ra nhiều ngày để bán hàng. Đồng tiền có luân lưu thì kinh tế mới phát triển. Mục đích chính là vậy nhưng mục đích phụ của nhiều ngày lễ hội này cũng khá hay. Chẳng hạn ngày dành cho Cha, Mẹ. Người Mỹ tất bật làm việc kiếm sống, theo chủ nghĩa cá nhân. Cái "tôi" luôn luôn đi trước. Do đó 1 năm có 1 ngày nhắc họ nhớ đến Cha, Mẹ mà gửi tấm thiệp, nói lời thăm hỏi hay tốt hơn nữa là đưa Cha, Mẹ đi ăn một bữa thì cũng là điều rất nên làm. Người Mỹ tuổi thọ trung bình khá cao. Vì thế có ngày Cha, Mẹ thì tất nhiên phải có ngày của Ông Bà.

Nhằm mục đích vinh danh Ông Bà; tạo cơ hội để ông bà tỏ tình yêu thương đến đám cháu và giúp đám trẻ nhận thức được sự hiểu biết, kinh nghiệm sống mà ông bà có thể truyền dạy cho thế hệ trẻ, Tổng Thống Jimmy Carter đã ký sắc lệnh thừa nhận ngày Ông Bà cho toàn nước Mỹ. Tháng Chín, tháng của mùa thu lá bay đã đươc chọn. Ngày là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Lễ Lao Động.

Cũng là đứa cháu đầu tiên của chúng tôi vừa đến tuổi đi học. Cháu được xếp vào lớp măng non (Pre Kindergarten) của một trường Công Giáo gần nhà. Bà nội có nhiệm vụ đón cháu lúc 12 giờ trưa thứ Năm và thứ Sáu. Thứ Sáu tuần trước, khi đưa bìa thư có báo cáo mà cha mẹ phải ký mỗi tuần cho tôi, cô phụ giáo vui vẻ nhắc lời mời Bà tham dự Grandparents Day, còn nhắn hỏi có Ông đi không. Tiếc rằng ông bận đi làm, tôi trả lời để ghi tên vào danh sách khách thăm viếng lớp học.

Tám giờ sáng học trò vào lớp sau tiếng chuông reng. Xe ngoài bãi đậu mỗi lúc một nhiều. Từng lớp, từng lớp, sắp hàng theo sau cô giáo băng qua sân chơi đi vào nhà thờ, ngồi vô chỗ của mình. Riêng các em bé lớp mẫu giáo, mỗi em có một huynh trưởng hướng dẫn, chăn dắt. 8 giờ rưỡi thánh lễ bắt đầu. Mọi việc phụng vụ trong Thánh Lễ đều do các học sinh phụ trách. Từ ca ngợi đến đọc sách Thánh cũng là các em. Trong bài giảng, vị Linh Mục chủ tế hỏi xem các em đã học được những gì từ trước đến giờ (Florida khai trường sớm, niên học thường khai giảng vào giữa tháng Tám) để bậc Ông, Bà biết thêm về khả năng của con cháu mình. Ngài còn tạo cho các học sinh có cơ hội nói lên tình cảm của các em đối với Ông, Bà mình:

- Ông Bà dẫn cháu đi ăn kem.

- Ông Bà dẫn cháu đi Disney và thích ăn kẹo chocolate giống cháu.

- Ông Bà luôn chiều chuộng cháu, chọc cháu cười và cháu yêu thương họ.

- Ông Bà đi xem cháu chơi thể thao và ủng hộ cháu cả khi bị thua.

- Ông Bà giúp cháu làm bài tập.

Thêm vào đó là những nhận xét rất ngộ nghĩnh của các em như:

- Ông là người đàn ông và Bà là người đàn bà.

- Ông Bà là người đàn bà và người đàn ông không có trẻ em riêng của họ. Họ thích chơi với trẻ em của người khác.

- Ông Bà không phải làm việc gì ngoại trừ có mặt khi các cháu đến thăm. Ông Bà rất già, không thể chơi trò mạnh bạo và cũng không thể chạy được. Thật là tốt khi ông bà chở chúng cháu đi mua sắm và cho chúng cháu tiền.

- Khi dẫn chúng cháu đi dạo, ông bà dừng lại khi đi ngang qua những chiếc lá đẹp và những con ngài (sâu bướm).

- Ông Bà của cháu không bao giờ thúc dục "Nhanh nhanh lên"

- Khi đọc sách cho cháu, họ không nhảy đoạn. Ông Bà không ngại khi các cháu muốn họ đọc hoài một câu chuyện.

- Bà cháu sống ở sân bay (airport). Khi chúng cháu muốn Bà, chúng cháu đến lấy về. Khi chán, chúng cháu trả bà về sân bay.

- Ông cháu là người giỏi nhất trên trái đất. Ông dạy cháu nhiều cái hay nhưng cháu không gặp ông đủ nhiều để trở thành giỏi như ông.

...

Thánh Lễ hoàn tất, học sinh trở về lớp học. Ông, Bà được mời sang phòng họp để ăn sáng. Cũng bàn tay của các em học sinh trang trí. Đơn sơ nhưng ấm cúng. Những dãy bàn dài trải khăn hoa, trên có những gói kẹo nhỏ. Chỉ là những món ăn sáng nhẹ, thông thường của người Mỹ như bagel, donut, muffin để mọi người tự chọn mà sao tôi thấy quá xá là ngon. Các em rót nước cam, nước lạnh mang đến từng người và phục vụ thật chu đáo.

Ăn xong, tôi đến lớp học của cháu mình để quan sát. Lớp Lân, cháu tôi, có 17 em, khoảng từ 3 đến 4 tuổi.(trường này có 2 lớp PK). Các em chào đón Ông Bà bằng một bài hát tương tự như "Bà ơi cháu rất yêu bà.." của ngườiViệt mình. Mười mấy cái miệng xinh xinh, vừa hát vừa làm điệu bộ thật dễ thương dù đứa trước, đứa sau, chẳng đều tí nào. Rồi Ông Bà chụp hình với cháu. Và tặng quà. Một tấm thiệp do tay cháu vẽ, tô màu kèm với tấm hình chụp cháu nhỏ xíu có nam châm để gắn lên tủ lạnh nhà Ông Bà. Thêm một hình trái tim dính vào ngực áo Ông Bà là hoàn tất một ngày vui cho người già. Tôi ra về lòng hân hoan, sung sướng. Nhất định sẽ rủ ông có mặt ngày này sang năm để cùng hưởng hạnh phúc này.

Nghe nói có lớp làm Gia Phả, tìm hiểu nguồn gốc, tổ tiên. Lớp học nhạc, học hát những bài dân ca tùy nguồn gốc. Có lẽ tùy theo trình độ tuổi, lớp học mà các Cô, Thầy hướng dẫn học sinh làm trong ngày này.

Quan trọng hơn cả, Ngày Ông Bà là ngày con cháu tỏ lòng hiếu thảo, thương yêu, kính trọng đến Ông Bà, những người đã sinh thành ra cha mẹ mình để rồi mới có mình.

Hoan hô bà Marian McQuade, người đã đưa ý kiến, chủ trương thành lập ngày Ông Bà.

Nhân ngày Grandparents này, Xin chia xẻ với các Ông, Bà một mẩu chuyện vui:

Lời Nhắn Trong Máy Trả Lời Điện Thoại Ở Nhà Ông Bà

"Chào bạn nhé... Ngay lúc này, chúng tôi không có mặt ở nhà. Xin vui lòng để lại lời nhắn sau khi nghe tiếng bíp. Bí..i...i...p..p..p"

- Nếu bạn là một trong những người con của chúng tôi, nhấn số 1 và chọn từ 1 đến 5 theo thứ tự của "Đến Thăm" để chúng tôi biết là người con thứ mấy.

- Nếu cần Bố Mẹ ở lại với các cháu, bấm số 2.

- Nếu con cần mượn xe, bấm số 3.

- Nếu con cần giặt và ủi quần áo, bấm số 4.

- Nếu con muốn cháu ngủ qua đêm tối nay, bấm số 5.

- Nếu con muốn Bố Mẹ đón cháu sau giờ học ở trường, bấm số 6.

- Nếu con muốn có thức ăn cho ngày Chúa Nhật hay đưa thức ăn đến nhà con, bấm số 7

- Nếu con muốn đến nhà Bố Mẹ ăn tối, bấm số 8

- Nếu con cần tiền, bấm số 9

Nếu con muốn mời Bố Mẹ đi ăn hay mời đi ci-nê, hãy lên tiếng, Bố mẹ đang lắng nghe!

Và sau đây là một bài thơ dịch (không ghi rõ tác giả, dịch giả).

Ông Bà ơi, ông bà biết cháu thương ông bà.
Thương tất cả những lời nói và việc làm của ông bà
Đi sở thú, dạo công viên, là những món quà.
Ông bà ơi, cháu thương ông bà.
Dẫn đi chơi banh, câu cá trong hồ
Xem đoàn xiệc diễn khi họ đến phố
Ăn kẹo bông gòn, cười chú hề ngố.
Bánh mứt bà làm, ăn ngon thấy mồ

Ông Bà ơi cháu rất thương ông bà
Thương tất cả những lời nói và việc làm của ông bà
Một nụ hôn, một vòng tay ôm, đón cháu tan trường
Ông bà ơi, cháu thương ông bà
Chia xẻ thời gian, nói chuyện trong điện thoại
Quà sinh nhật, món kem cháu thích
Hình kỷ niệm của dã ngoạn, diễn hành
Cho thấy ông bà yêu không ngần ngại

Ông Bà ơi cháu rất thương ông bà
Thương tất cả những lời nói và việc làm của ông bà
Kể chuyện cổ tích, dạy điều chưa bao giờ biết
Ông bà ơi, cháu thương ông bà.

*** Điểm lợi thế của Ông Bà: Khi bắt đầu nổi nóng, ông bà chỉ việc đứng lên và bỏ đi.

Xin gửi tặng những vị đã lên chức Ông, Bà.

Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
17/09/201422:31:53
Khách
Nguợc rồi cô ơi ngày cho mẹ là tháng 5 và ngày cho cha là tháng 6 mới đúng....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến