Hôm nay,  

Khi Phải Đối Đầu Với Cảnh Sát tại Mỹ

11/09/201400:00:00(Xem: 14518)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 4328-14-29728vb5091114

Tựa đề đầy đủ của bài viết là “Vài phương thức tự vệ khi phải đối đầu với cảnh sát. Đây là những nhắc nhở mà mọi người cần biết. Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ.

* * *

Thời gian gần đây, nhiều vụ cảnh sát bắn chết người oan uổng, trong đó có vài vụ mà nạn nhân là người Việt Nam. Điều này làm cho cộng đồng Việt hoang mang, nhiều người tức giận với cách hành sử của cảnh sát, cho rằng họ chỉ thích bắn người, mà không chú trọng đến việc bắn để cảnh cáo hay để cầm chân "kẻ tình nghi" (suspect).

Ở xứ tự do, bất cứ trường hợp gia trọng nào liên quan đến trộm cướp, giết người, hãm hiếp... nếu kẻ bị bắt mà chưa được ra tòa xử thì vẫn coi là "kẻ tình nghi" (suspect), chứ không bị coi là "Kẻ giết người (murderer), "Phạm nhân" (criminal), hay "kẻ hiếp dâm" (rapist) mặc dù việc trộm cướp, giết người, hiếp dâm ấy bị bắt quả tang. Nhưng cũng có suy nghĩ ngược lại: cảnh sát phải tự vệ vì hàng ngày, bị quá nhiều đe dọa đến tính mạng.

Để tìm hiểu thực hư, người viết bài này đã có cuộc nói chuyện với Cảnh Sát Trưởng thành phố Westminter, cũng như làm nghiên cứu "research" trên Net, và được biết như sau:

Trái ngược với suy nghĩ cho rằng cảnh sát có máu lạnh, cảnh sát lại rất sợ hãi khi phải đối đầu với những vụ liên quan đến súng đạn. Theo tin từ Los Angeles, cứ 15 phút lại có một vụ đụng độ liên quan đến cảnh sát. Năm 2013, có 115 cảnh sát chết trong khi thi hành nhiệm vụ. Chết vì bị bắn nhiều nhất: 30 vụ. Chết vì tai nạn xe cộ: 25 vụ. Bị kẻ tình nghi đâm xe: 8 vụ. Bị đâm bằng dao: 2 vụ.... Trong số 105 người hy sinh này có 4 người là phái nữ. Vì sợ hãi như thế, cho nên cảnh sát thường mất bình tĩnh mà bắn trước cho chắc ăn! Cho nên, thái độ của người dân khi trực diện với cảnh sát phải theo đúng các bước như sau:

a) Khi đang lái xe, bị buộc phải ép vào lề đường (pull over): Phải tắt máy xe, kéo cửa kính xuống hết cỡ, hai tay để trên "vô lăng", chờ cảnh sát bước tới từ đằng sau. Khi cảnh sát hỏi giấy tờ, đàn ông phải lấy ví từ phía sau chậm chậm cho cảnh sát nhìn thấy rõ động tác của mình. Khi trình giấy tờ xe qua cửa xe, thì đưa bằng tay trái. Không tự động bắt chuyện tào lao với cảnh sát cũng không năn nỉ, vì họ sẽ không nghe, trừ khi nào chính cảnh sát hỏi chuyện mình. Nếu họ hỏi chuyện mình thì phải nhìn thẳng vào mặt họ, tài xế nào nói chuyện với cảnh sát mà nhìn ra phía trước, hoặc phía khác thì sẽ bị nghi là nói láo, dấu diếm cái gì đây, và bị buộc phải xuống khỏi xe, đưa tay lên đầu, rồi chống hai tay vào xe, cho mặt quay vào trong, dạng chân ra, để cảnh sát nắn túi, nắn người xem có vũ khí hay không.

Nếu mình để giấy tờ trong "cốp" xe phía trước, phải chỉ cho cảnh sát thấy là mình muốn mở cái "cốp" đó ra, khi người cảnh sát đồng ý thì mới mở. Cũng thế, không nhặt giấy tờ ở dưới gầm ghế mà không có sự ưng thuận của cảnh sát, vì họ nghi là mình dấu súng ở trong hai chỗ đó. Họ sẽ quát lớn: "Ngừng tay!" và mình phải ngừng liền, không tiếp tục mở "cốp" hay mò dưới ghế, vì cảnh sát sẽ bắn ngay vào đầu mình, nhằm ngăn chặn mình lấy súng!

Về xưng hô, thì nên gọi "Officer" không gọi "Mr." hay "Mrs." làm họ khó chịu, sẽ vất vả hơn, vị có thể họ sẽ ghi thêm vài mục bị phạt nữa! Bất cứ họ ghi ví lý do gì, cũng không cãi, phải chờ ra tòa mới được cãi. Không cần cãi lúc đó, vì lệnh phạt của họ chưa có giá trị cho đến khi tòa xử!

b) Khi ở nhà, và có cãi lộn giữa hai vợ chồng, nếu xẩy ra tay đấm chân đá, thì phải suy nghĩ thận trọng, không nên gọi 911 ngay. Có nhiều trường hợp vợ gọi 911 tố cáo chồng mà không rành cách nói tiếng Anh, cảnh sát đến, bắn chết chồng tức thì! Lại có vài trường hợp, con cháu bệnh tâm thần, đi lang thang trước nhà, cũng bị cảnh sát bắn chết, sau khi nhận được điện thoại gọi từ trong nhà, từ chính cha mẹ, là người chỉ muốn cảnh sát đến giúp nói chuyện phải trái với người bệnh hoặc muốn cảnh sát đưa người bệnh đi bệnh viện! Có trường hợp chủ nhà bắn chết tên cướp có súng, lại bị ở tù vì không biết cách trả lời cảnh sát. Đôi khi, người chủ nhà bị tên cướp (trúng đạn nhưng còn sống) kiện ngược lại và bị đền tiền cho tên cướp của giết người!

Vì thế, khi muốn báo cáo việc vợ chồng cãi lộn, đánh nhau thì nên nói ít, ngắn gọn, đừng dài dòng, làm cảnh sát hiểu lầm. Thí dụ: "Tôi bị chồng tôi (vợ tôi) đánh bằng tay không. Xin ông đến giúp, giải thích cho chồng tôi (vợ tôi) hiểu là không nên làm thế". (I was hit by my husband (wife). He (she) beat me with his bare hand! Please come and help him (her) understand that he (she) can not do that.). Tuyệt đối không nói: "Chồng tôi (vợ tôi) là kẻ nguy hiểm, đánh vợ (chồng) kinh khủng. Ông ấy (bà ấy) có sử dụng vũ khí!" (My husband (wife) is a dangerous man. He hit me with weapon (knife, stick..)" Một khi nghe thấy mấy chữ "nguy hiểm", hay "vũ khí", lập tức cảnh sát đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng rút súng ra bắn ngay, bất kể người bị báo cáo đang cầm cái gì đó (đèn pin, cây bút, cái tuốc nơ vít)...! Nhất là thấy đang làm bếp với con dao thái thịt, thì 99% bị bắn ngay.


Một thanh niên bị bệnh tâm thần, đứng ngoài đường với cái cái tuộc nơ vít, khi bị cảnh sát la to: "Bỏ súng xuống!" (drop your weapon down!) người thanh niên kia không hiểu tiếng Anh, cứ cầm cái dụng cụ đó trong tay, thế là sau 3 tiếng hô, cảnh sát bắn liền! Bố mẹ chới với, kinh hoàng thì chuyện đã rồi! Chính mình gọi cảnh sát đến mà nói tiếng Anh ba rọi khiến cảnh sát tưởng chuyện này ra chuyện khác! Do đó, nếu trong nhà có kẻ tâm thần làm loạn, thì cố gắng dùng tâm lý cho người đó dịu đi, và chỉ nên gọi cán sự xã hội nếu hoàn toàn bất lực trước sự phá phách của kẻ tâm thần. Cán sự xã hội sẽ gọi cảnh sát, nhưng vì biết cách giải thích cho cảnh sát hiểu, nên sẽ không có chuyện đau lòng xẩy ra. Nếu không có cán sự thì phải kiếm người giỏi Anh văn nói giúp!

Nhiều người trách tại sao cảnh sát không bắn vào chân mà cứ nhắm vào ngực người ta mà nổ súng! Thứ nhất, cảnh sát sợ bắn trật thì kẻ kia có thể tấn công ngược lại! Thứ hai, với một mục tiêu di động, rất khó bắn vào chân! Chỉ có "sniper" may ra mới làm được chuyện bắn vào chân! Thứ ba, cho dù người tình nghi kia không cầm cái gì trong tay cả, nhưng nếu "hắn" to con hơn người cảnh sát, nếu "hắn" có võ, thì tay chân của đối phương cũng có thể là vũ khí giết chết người cảnh sát! Đã có nhiều trường hợp, cảnh sát bị tấn công bằng dao hay bị đánh nhừ tử như thế! Thứ tư, nếu khoảng cách giữa cảnh sát và người kia dưới 10 yard, thì cảnh sát có quyền bắn chết ngay, vì lý do như đã nói trên! Còn nếu đứng xa trên 10 yards, thì cảnh sát không được bắn, nếu không có chứng cớ rõ rệt là "đối phương" có thể phóng tới mà đấm đá! Người có võ, chỉ cần 3 giây là có thể nhẩy tới một khoảng cách dưới 10 yard!

c) Trường hợp kẻ cướp xông vào nhà, và đưa súng ra hăm dọa, nếu mình có súng và bắn chết được tên cướp, cũng không vội vã gọi cảnh sát ngay, mà phải ngồi thở một lúc cho tỉnh táo rồi mới báo cảnh sát. Khi báo cáo, cũng phải nói ngắn gọn, như "mình bị tấn công, mình phải tự vệ vì sợ hãi có thể bị chết! cho nên bắt buộc phải bắn đại." (I was attacked. Because I had a fear for my life, I had no choice besides shooting him!) Tuyệt đối không được dùng chữ "giết" (I had to kill him!) Nói thế là khi ra tòa, mình sẽ bị tù vì chủ ý giết người!

Khi cảnh sát hỏi mình nhiều hơn nữa, mình chỉ nói: "Tôi cần chờ luật sư của tôi rồi mới nói!" (I will not answer you now, I need to seek advice from my lawyer!" Vì nếu nói lạng quạng, gia đình tên cướp có thể kiện ngược mình! Cho nên, phải gọi ngay một luật sư, tốn kém đành chịu nhưng bảo vệ được cuộc sống mình. Có người khoái le lói, ra cái điều ta đây giỏi tiếng Anh, nói linh tinh, bi ghi lại (recording) rồi ra tòa.. bồi thường cho kẻ muốn giết cả nhà mình! Có trường hợp bị tù luôn vì theo luật, không được bắn kẻ cướp nếu hắn quay lưng lại mình, không được bắn kẻ chạy đi, không được bắn khi kẻ cướp chỉ hăm dọa mình... Chỉ có quyền được bắn khi mạng mình bị đe dọa trực tiếp! Trong một vụ cướp ngân hàng, một người có súng bắn trúng một tên cướp, tên này không chết ngay, còn cầm súng bắn bị thương hay làm chết người khác, thế là người hùng bắn cướp bị thưa ra tòa, vì đã gây thương tích hay làm thiệt mạng kẻ khác!

Nói tóm lại, phải hiểu luật lệ ở nơi mình cư ngụ, khi có chuyện với cảnh sát thì phải thận trọng, để tránh việc đôi khi nạn nhân lại biến thành tội phạm.

*

Cuối bài, xin kể chuyện vui cho trường hợp đặc biệt: Một lần, người viết vi phạm luật đi đường. Cô cảnh sát rượt theo cả quãng đường rồi mới ngừng được xe mình lại. Cô ta tiến lại và hỏi: "Tại sao anh thấy tôi rồi mà vẫn còn vi phạm? Tôi nhìn thấy anh có ngoái qua phía tôi mà!" Người viết trả lời: "Cô có biết tại sao tôi lại vi phạm lỗi này không? Có nguyên nhân đàng hoàng, nhưng Cô cho phép tôi nói, thì tôi mới nói." Cô cảnh sát hất hàm: "Nói đi! Tôi nghe đây!" Người viết mới thủng thẳng trả lời: "Lý do là vì cô... đẹp quá! Tôi vừa nhìn thấy cặp mắt đẹp của cô là tôi bị tẩu hỏa nhập ma liền, tôi không làm chủ được tôi nữa! Vì thế mà tôi chạy xe lạng quạng!"

Người đẹp mở to mắt ra nhìn mình, và cười, nói nhẹ nhẹ: "Trời! Anh có cái miệng ngọt quá! Thôi, lần này tôi tha, lần sau là tôi...giết!" (Oh! My God! You have a sweet mouth! Well, this time, I let you go. Next time, I will kill you!)

Hú hồn hú vía! Nhưng mà bà con đừng bắt chước nhé! Có khi bị ở tù vì tội "sexual harassment" đó!)

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
23/07/202113:57:32
Khách
You are so cute! I said it to a male.
14/05/202021:00:46
Khách
cam on tac gia
11/09/201421:17:06
Khách
Một bài viết hữu ích.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến