Hôm nay,  

Hoa Tím Ngày Xưa

22/07/201400:00:00(Xem: 13498)

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 4282-14-29682vb3072214

Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

* * *

Năm đó tôi mới 10 tuổi. Dù mới 10 tuổi nhưng việc nhảy múa và họp hành cho công ích là một điều bắt buộc của chế độ đương thời. Bọn con trai lúc đó đã quỷ lắm, ghép tôi với người này người kia, mỗi lần tôi ra xóm là bị kêu tên loạn xị. Tôi để ý ghép tôi với ai tôi thích thì mới cười. Tôi hay cười khi bị ghép với Thân, Thân nhìn dáng gầy nhỏ, không thu hút lắm nhưng tôi thích đôi mắt của Thân, đã nhìn ra nhìn, nhìn thấu vào mắt tôi tận trong, nói theo cách bây giờ là "ví có ngã đầu vào vai anh được em ngã liền".

Vòng tròn nới rộng, tôi ý tứ đứng xa Thân vài người, mắt vẫn để ý xem Thân có nhìn tôi không. Một cô bé lại mời tôi ra nhảy để rồi đến phiên tôi ra.

- Cùng nhảy múa xung quanh vòng / cùng nhảy múa cùng vui, / cùng nhảy múa xung quanh vòng / vui cùng vui múa đều...

rồi đến cái đoạn

- Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa ca, nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều

Tôi phải bắt tay người bạn nào đó trong vòng tròn đi ra thế tôi, bước chân tôi đi rất lẹ vì ngượng ngùng đã đưa tôi đến trước mặt Thân. Theo lẽ Thân phải đưa tay ra khi thấy tôi nhưng Thân ngại làm tôi quê quá chụp lấy tay Thân rồi đẩy Thân ra luôn mà không đợi đến hết bài hát.

Kỷ niệm đó còn mãi, một cái nắm tay, một cái nhìn bối rối, Thân ơi là Thân.

*

Năm 15 tuổi, tôi đang học lớp 9, Thân đã đậu vào lớp 10 trường Chu Văn An. Thân hãnh diện vô cùng vì đã làm vui lòng mẹ. Thân được mẹ sắm cho cái xe đạp mi ni màu xanh, ngày nào tôi đi bộ đi học về, Thân cũng trờ vào lề trước mặt bảo tôi lên xe đi. Thề là lúc này nghĩ lại tôi muốn lên liền, ai như hồi đó, bẽn lẽn bước đi, có gan lắm là lại gần Thân bảo Thân về đi thôi.

Ngày nào như ngày đó, tôi đi bộ, Thân trờ xe đạp theo sau. Ngày nào không thấy Thân theo, tôi buồn rất lạ, tự nhủ thấy nữa sẽ không cười cho Thân biết tay. Nhưng không, lúc thấy lại Thân trờ theo lại tôi lộ rõ vẽ vui mừng của mình và dường như điều đó đã thúc giục Thân đi theo tôi mỗi ngày dù có hôm Thân phải cúp cua ra sớm tiết để kịp giờ tôi về.

Rồi tháng cuối của năm học đó, những ngày khủng khiếp nhất trong ngày tháng học sinh của tôi (dù chẳng dính gì đến chuyện học), tôi không còn bao giờ thấy Thân trên chiếc xe đạp với nụ cười. Thân đi đâu? Thân về đâu, những giờ hay gặp tôi sau khi tan học, hình ảnh của tôi có còn lẩn quẩn trong đầu Thân bất cứ nơi nào Thân tới hay là không?

Thân ơi!

*

Cả xóm đồn Thân đi vượt biên rồi được vớt lên đảo. Những ngày ở đảo không biết Thân có nhớ cái cô bé Thân hay chờ và đạp xe theo sau không. Thân đã vượt qua những ngày tháng gian khổ đó như thế nào. Phải chi tôi có thể biết được và làm chỗ dựa tinh thần cho Thân.

Khoảng 2,3 năm sau, tôi nhận được thư Thân từ Houston, Texas. Tôi mừng vô cùng. Tôi nghe trong những cánh thư những vui mừng, hân hoan như những ngày còn bé như đang tiếp tục không hề gián đoạn. Tôi chia xẻ với Thân hết những gì xảy ra ở xóm. Chúng tôi viết cho nhau rất thường. Những ngày có thư của Thân tôi ăn cơm thấy ngon hơn. Nụ cười tôi cười cũng nhiều ý nghĩa và giàu sinh lực hơn. Tôi không cho đó là tình yêu vì lúc đó tôi đã yêu một người. Thân cũng chẳng bao giờ nói yêu tôi qua thư nên tình cảm với Thân từ tôi mang một vẻ vô tư và hồn nhiên mà chỉ có hai chúng tôi hiểu nó ra sao.

Tháng 1/1990 tôi theo gia đình định cư tại Salem, Oregon. Bố tôi không muốn tôi còn vương vấn gì về người yêu tôi còn ở lại. Bố tôi đăng báo tìm Thân cho tôi. Tôi không còn nhớ tôi tìm ra Thân hay bố tôi biết tin Thân trước. Tháng 8 năm 1990 chị gái lớn của tôi làm đám cưới. Bố tôi đề nghị "Cho con mời Thân qua chơi".

Tôi vui mừng vô cùng và bố tôi rất tin bố tôi đã làm đúng trách nhiệm của mình.

*

Chuyến bay từ Houston, TX tới Salem, OR có một người với nụ cười mà sau 9 năm tôi mới gặp lại. Tôi muốn nắm chặt tay Thân nhưng ngại người nhà xung quanh, vẫn ánh mắt đó nhìn xoáy vào trái tim tôi.


- Minh khoẻ không? Thân vui quá khi gặp lại Minh.

Chúng tôi về cùng một nhà suốt thời gian vacation đó của Thân. Thân dự đám cưới của chị tôi vui như người trong nhà và được gia đình tôi và những người anh em họ chào đón như người tương lai của tôi. Sau đám cưới chị tôi tôi và Thân đi lang thang trên các con đường, các chỗ shopping tại Mỹ lúc đó còn quá xa lạ với tôi. Thân mua cho tôi tất cả các đồ gì tôi trầm trồ vì đẹp dù thật sự tôi không thích hay tôi không cần, tôi cũng cầm cho Thân vui vì đã làm cho tôi hạnh phúc.

Chúng tôi chia tay nhau và hứa giữ liên lạc cho tới khi nào lại ở chung một nơi vĩnh viễn như hai người bạn đời.

Một giấc mơ rất đẹp nhưng cuối cùng tôi và Thân hai người hai ngã. Thân cơ hồ nhận ra tôi chỉ coi Thân như một người bạn. Trái tim của tôi đã có chủ mất rồi dù cha mẹ tôi rất quý Thân. Lúc đó không phải vì không thích Thân và không thể có tình yêu với Thân, chính tôi còn không biết tôi có đủ can đảm vượt qua hết những thử thách trên một mảnh đất mới để tạo dựng tương lai của chính mình không. Sự không tha thiết của tôi cho một tình thân xa xôi hơn đã làm Thân nản chí. Sau đó, tôi và Thân không liên lạc với nhau khá lâu. Một ngày, Thân gọi cho tôi báo tôi biết Thân sẽ qua Na uy theo lời mẹ đi hỏi vợ. Khi được báo điều đó, tôi ngạc nhiên vô cùng vì tôi không nghĩ tôi còn quan trọng với Thân đến thế, tại sao anh lại phải báo cho tôi hay.

Tôi không nói được lời nào, cái ngọng nghịu buổi đó ngự trị trong tôi mãi và có lẽ nó vẫn còn cho tới bây giờ hay sao mà mỗi giấc mơ tôi có về Thân, tôi vẫn nghĩ Thân rất gần và vẫn quý tôi như một người bạn thân của ngày nào.

Ờ, ngày mai xin cho tôi một ngày nào gặp lại Thân như là trong những giấc mơ tôi từng có sau ngày Thân đi lấy vợ mà tôi đã mơ, có gặp tôi cũng sẽ chẳng nói gì với Thân đâu, chỉ xin được nhìn Thân mỉm cười rồi bước đi như những ngày tôi còn là cô bé 15 tuổi.

Thân có nhớ tôi như vậy không?

*

Thân vẫn hỏi thăm tôi từ người bạn chung của chúng tôi. Tôi cũng ít liên lạc với người bạn đó nhưng bất ngờ về Thân đi tìm mình, anh gọi ngay tôi hỏi

- Bà Minh, bà làm gì Thân phải kiếm tôi?

- Trời, sao anh hỏi tôi, đã hơn 10 năm tôi không biết gì về ông Thân nữa, tin hay không tuỳ nha.

Từ lâu, tôi cũng tự hỏi mình tại sao lại còn những giấc mơ về Thân như vậy, nay thì câu trả lời rõ ra rồi đó. Tôi không vui, không buồn vì cũng như tôi, tôi biết cái cảm giác Thân nghĩ về tôi đó vô tư lắm. Trước những sóng gió của cuộc đời, chúng tôi tìm lại chút thanh thản, chút hồn nhiên ngày nào mình có được, nó chỉ giản dị từ Thân với tôi là một nụ cười, từ tôi với Thân là một sự chia xẻ, lòng quý mến đầu đời Thân dành cho một người bạn gái.

Tôi buông lời kết luận với người bạn "có khi ổng ngại hỏi về tôi, có hỏi, anh cứ đưa email của tôi cho ổng, cây ngay không sợ chết đứng, tôi không sợ ai dị nghị đâu, nói Thân tôi quý ảnh lắm, sẵn sàng mời ảnh qua Oregon nếu ảnh còn muốn gặp tôi nha "

Đường đời muôn vạn nẻo, tôi bao giờ cũng đi nẻo mình thích. Thật là không phải tôi không biết từ biệt với quá khứ mà với tôi, cũng như với Thân, chúng tôi hiểu khi mình còn trân trọng được điều gì trong cuộc sống thì nên làm và làm không suy tính.

Tôi vẫn nhớ Thân và những cảm giác lạ lẫm ngày nào những trưa học về mà có lẽ đi hết cuộc đời này có bắt tôi quên đi tôi cũng không thể nào làm được.

Một ngày, tôi nghe được bài hát Hoa Tím Ngày Xưa mà lòng bồi hồi nhớ Thân vô cùng. Hy vọng bài hát sẽ làm dịu đi những gì không vui đã xảy ra với Thân và tôi trong cơn lốc đời. Thời gian đã đẩy chúng tôi xa nhau, nhưng những gì tuyệt vời ngày cũ vẫn còn mãi trong tôi, Thân ạ.

Hoa Tím Ngày Xưa

Nhạc sĩ: Hữu Xuân

Thơ: Cao Vũ Huy Miên

Con đường em về ban trưa
Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ
Tuổi em vừa tròn mười bảy
Tóc em vừa chớm ngang vai

Con đường em về mưa bay
Ta đứng trông theo bao ngày
Từ bao giờ lòng cứ ngỡ
Yêu người mà nào có hay!

Con đường em về thơm hương
Ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ
Đưa ta về phía cuối đường

Con đường em về năm xưa
Có biết hay chăng bây giờ
Hoa tím thôi không chờ nữa
Chỉ còn ta đứng dưới mưa

Cho Thân của tôi,

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
08/05/201719:44:44
Khách
Ca'm o*n Ltran ra^'t nhie^`u .
11/09/201606:21:17
Khách
Rat hay , cam on tac gia da giup cho toi goi lai nhung ky uc kha tuong tu cua thuo nao.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến