Hôm nay,  

Truyện Tả Bí Lù

19/07/201400:00:00(Xem: 10684)
Tác giả: Nguyễn
Bài số 4279-14-29679vb7071914

Tác giả gửi bài bằng điện thư, cho biết ông từ Úc châu, lần đầu góp bài cho giải thưởng Việt Báo. Truyện đầu tiên kể về mấy người Việt làm việc trong một công xưởng hợp chủng, cho thấy cách viết linh hoạt và tấm lòng tử tế. Mong Nguyễn tiếp tục viết và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

* * *

- Chú Văn, Chú Văn.

Tiếng con nhỏ Thiên Thu. Tôi làm như không nghe, tiếp tục đọc báo, song nó không để yên.

- Sao con kêu chú không trả lời?

- Mầy đui hả? Thấy tao đang làm gì không? Đi chỗ khác chơi để tao yên.

- Tính hỏi chú uổng cafe chưa con mua cho chú mà, làm gì dữ dzậy?

- Cảm ơn lòng tốt, tao uống rồi, đi đi, cho tao đọc báo.

Thấy tôi làm dữ nó bỏ đi.

Con này mà không vậy thì mệt với nó, Nhớ hôm mới gặp nó hỏi làm lâu chưa? Làm xếp rồi hả khi nói gần 10 năm trong nghề. Head office ở đâu?...thấy chú nói chuyện với xếp của con. Thằng đó vô cùng lúc, học chung trường kỷ thuật, nó Tây mình VN không bon chen, cũng không thích ngồi văn phòng.

- Sao còn trẻ không lo học, đi làm chi sớm dzậy?

- Qua đây một mình, xong lớp 12, làm để giúp gia đình ở VN. Nó tả oán.

- Ở đây có chú Minh, không biết hỏi chú giúp đỡ, chỉ bảo... Thôi cố gắng, tuy lương thấp song nhiều quyền lợi, làm tối học thêm có bằng, lương cũng khá, sở cho giờ đi học, làm cho chính phủ ít sợ mất việc, sau 6 tháng thử việc, thành công chức.

Thấy cũng tội, an ủi vài câu, hoàn cảnh như mình, con bà phước.

Cùng bộ phận, tụi nó ở một chổ, còn tôi chạy từ nơi này qua nơi nọ, mau hết giờ, giao việc nào xong việc đó, không ai dòm ngó, nhất là VN có tiếng siêng, không than phiền, nhiều chuyện, tụi Tây chịu lắm. Công việc quen, lắp ráp, nối dây, đặt máy chạy thử, khi 30', 1, 2 giờ tuỳ khoảng cách, máy mới củ... trong khi chờ thì điền sổ sách (log book) giấy tờ, đọc sách, báo... thời còn độc quyền, chưa có laptop, mobile phone, GPS...

Anh Minh Lê cựu sĩ quan Hải quân. vô làm sau tôi, vợ hơi quá khổ, sáu con, chạy chiếc xe to đùng, cũ ơi là cũ. Anh trở thành đề tài chọc cười bất tận lúc mới vô, dân Bắc kỳ, siêng năng, nhiều sáng kiến, đâu ra đó như lính. Nói chuyện hợp rơ, thân thiết.

- Sáu con, ăn trợ cấp nhiều hơn, đi làm chi cho mệt?

- Biết vậy. Mình không đi làm,sao dạy con cái?

Khi còn làm chung nhóm, anh không chịu nổi tụi làm biếng, thằng Tàu cộng Lee Wang bị chửi te tua, tôi thường can, của ông của cha gì mình mà làm vậy.

- Ông là trường nhóm, làm biếng sao không nói?

- Thằng đó dân cờ bạc, biết sao giờ! Thôi để tôi khoán việc cho nó.

- Lee Wang Việc tao giao trong ngày, làm không xong,tao mét boss.

- Mấy thằng Tây sao mày không nói?

- Sao mầy biết tao không nói? Tụi nó chính thức, còn mầy đang thử việc (probation), trên nghe mày làm biếng không cho vô chính thức (permanent) ráng chịu, đừng nói là mầy không biết. OK.

- Sao mày không nói gì, mà thằng Minh Lê chửi tao, nó cũng như tao mà?

- Mày đi hỏi Minh Lê tao không biết !

Dỉ hoà vi quý cứ thế đó làm. Nhớ lần thằng Peter sáng vô, trước mọi người nó gây chuyện.

- Minh Lê bán chiếc xe mày cho tao.

- Trả bao nhiêu?

- $100, biết nó chơi, có tiếng cười khúc khích, xe dù để trồng hành củng 5, $700.

Anh chỉ liếc xéo nó.

- Mầy thảy con vợ mầy vô xe thì còn $50.

Hahaa cả đám cười như vỡ chợ. Mặt anh đỏ rần tức giận, khổ cái là tôi cũng mỉm cười.

Anh chạy lại, vừa thở vừa chửi ĐM. ông nói với tụi nó, tui giết, tui giết hết ĐM từ rày thằng nào nói về xe tui, vợ tui, anh xổ tiếng Việt.

- Thôi bớt giận, để tôi.

Đến bên thằng Peter, tôi bảo nó mầy đi xin lỗi Minh Lê, nó cựu quân nhân, bị hội chứng chiến tranh, khùng lên, mày bị đòn, tao không cản. Sau đó, tôi cũng nói chung cho nhóm những gì anh yêu cầu...

Tụi Tây hay cái không để bụng. Từ đó, không ai dám chọc. Tháng ngày qua anh củng quen dần cách chọc ghẹo. Ăng Lê khá dần, đến phiên chính anh cũng chọc lại tụi nó.

Có lần anh bị nhiễm trùng nơi đầu gối, nằm viện, ghé thăm.

- Ông à! Chưa bao giờ tôi thấy khỏe như mấy hôm nay, yên tĩnh đọc sách, thức ăn đem tận nơi... không ai làm phiền.

- Mau lành về làm, anh em ai củng nhớ.

- Đm, không ai để chọc chứ gì?

Boss ghé hỏi thăm anh.

- Nhớ hôm giám đốc ghé, Minh Lê sao rồi?

- Không có gì, nhiễm trùng nhẹ, nơi gối chân. Nghỉ vài hôm, nay mai trở lại.

- Mày bắt nó làm quá sức chứ gì?

Boss cười nói. Cha này khoái Á châu lắm, siêng năng. chịu làm, không từ chối giờ phụ trội, (over time). Việc nào cũng xong trước thời hạn.

- Không đâu, tôi có khuyên Minh Lê đổi thế nằm mà nó không nghe.

- Hahaaa, tao thua tụi mầy luôn...

Thằng Tàu đỏ Lee Wang, đến từ TQ. là vua làm biếng, anh em gọi nó là Red Chinese, bị tụi Miên chơi: Mày biết đàn bà, con gái xứ tao khi có kinh, họ nói sao không? Nó ngơ ngác. Tức thì được trả lời: “Gọi là Red Chinese đang đến, (Red Chinese is coming) làm thằng con quê đần.

- Ê Văn, nhìn lên Lee đang bò trên lưới sắt, sắp ngay ngắn cột mấy cọng dây.

- Mầy thấy tao siêng năng không?

- Không!

- Sao vậy?

- Tao chỉ thích mày làm khôn ngoan (working smart) như tao vậy.

Có tiếng cười:

- Anh đừng mất giờ với tụi Tàu đỏ, ngu lắm, không biết smart là gì đâu.

Mày chỉ tao cách làm sau khi lau xuống.

- Mày lấy thang, đứng làm, sao phải nằm cực khổ vậy?

Minh Lê nhìn nó cười...

Thấy que, nó hỏi Minh bên Việt Nam mày ở miền Nam hay Bắc?

- Miền Nam

- Làm gì bên đó?

- Sĩ quan Hải quân.

- Thấy không? Có những thằng lính như mầy nên bị thua là đúng quá...

Nó cười hahaa. Nó biết đá giò lái và không ngu như mình nghĩ, còn Minh Lê mặt tím xanh vì giận, lặng lẽ bỏ đi.

Vết đâm sau lưng của chú Sam chưa lành,bi giờ bị cứa bởi thằng Tàu đỏ,thấy anh trầm ngâm, im lặng cả buổi chiều.

Đến lượt thằng Tàu đỏ chĩa mũi dùi sang tôi.

- Văn mày cũng đi lính như Minh Lê?

- Tao mà đi lính thì đã không đứng đây và mầy củng chả đứng đó.

- Sao dzậy?

- Vì tao đánh tụi cộng sản miền Bắc văng, mày biết thua nó chạy đi đâu không? Qua bên xứ Red China, đánh tiếp giải phóng xứ mày hết đỏ luôn, qua đây chi.

Lee biết gặp tay ngang, đành cứng họng, bỏ đi.

Trở lại chuyện con Thiên Thu sau khi bỏ đi, Minh Lê ghé lại.

- Ông đến lâu chưa, sao không gặp?

- Không lâu, xong rồi,sắp đi.

- Cũng đỡ, tính dặn ông là không chỉ gì cho con Thu.

- Sao vậy, anh?

- Đm cà chớn, thôi ra quán làm ly càfê, nói chuyện. Ông thấy, lúc mới vô, nó như con gà chết, ăn mặc không giống ai, tay xách giỏ, nhà quê lên tỉnh, thấy tội tui giúp nó, chỉ vẽ công việc.

Minh Lê nói giọng bực bội.

- Có gì mà anh giận nó?

- Đm, sau chừng tháng nó bỗng dở mặt, ăn mặc diêm dúa, tươm tướp với mấy thằng Tây, tui chửi, nó nói mắc mớ gì mà tui làm vậy?

- Thì phải rồi. Tôi cười.

- Ông còn binh, tụi Tây nói làm tình nhỏ nầy phải đội bao giấy, nhục thiệt!

Công nhận mặt nó xấu đau, đúng là buồn Thiên Thu, đẹp như Thị Nở của Nam Cao. Đã vậy còn bẹo hình bẹo dạng ăn mặc hở hang, công việc thì làm trước quên sau, ngu như chó. mấy hôm nay tui dặn không cho ai chỉ nó, không xong việc, xếp cho nghỉ, thấy nó hàng ngày, giảm thọ quá....

- Lần trước tụi đang đọc tờ báo có hình mấy con đầm mặc áo quần thiếu vải, nó biểu tui chỉ việc cho nó, xong cho tui xem của nó. Khỏi phải coi báo. Vừa nói nó vừa kéo áo xuống. Bá ngọ, con nhỏ giỡn mặt, bị tui chửi một trận. Tôi nói sợ ông không tin, nhưng nó là vậy đó. Ông đừng có mất công chỉ vẽ cho nó...

*

- Chú Văn.

- Gì mầy?

- Nãy nói uống càfe rồi, sao con thấy còn đi uống với chú Minh?

- Tao phải xin phép mầy khi đi uống càfe?

- Không, con tính nhờ chú chỉ dùm việc này, vừa nói nó đưa cái job cho coi.

- Tao bận, mấy đứa không chỉ mầy sao?

- Có, mà con quên.

- Nói chỉ lại, không có tao ai chỉ mầy? Nói Chú Minh chỉ cho.

- Chú chửi con là Mary sến, không cho mấy đứa chỉ con.

- Nó cúi mặt, nói như khóc.

- Sao vậy?

...

- Ăn mặc gì kệ con, sao chú chửi? Chú ấy đâu là gì với con?

- Sao mầy hỏi tao?

- Chú không giúp con, chắc con bị đuổi quá!

- Không ngạc nhiên đâu. Đừng đỗ lổi ai hết.

- Chú nói, làm như con tệ lắm.

- Tao không có giờ nghe mầy than.

Tôi coi lại máy thấy đèn xanh OK.

-Dọn dẹp chuẩn bị đi.

- Chú chỉ dùm con, năn nỉ đó.

- Sao là tao? Tao không làm ở đây, không biết !

- Tội con mà, hứa lần này là lần cuối. Con sợ bị đuổi.

Thì ta con bé cũng biết sợ, mặt nó như đưa đám. Tội nghiệp.

- OK tao chỉ mầy, nhưng với điều kiện. Mày có muốn làm việc ở đây không?

- Dạ muốn, nó hăng hái

- Vậy sao không nghe chú Minh? Bây giờ tao nói mầy phải nghe 100%, hiểu chưa?

- Chú nói gì con cũng nghe. Con biết chú chửi song thương con, không như mấy đứa kia.

- Khỏi cần nịnh, tao thương vợ con, không còn chỗ cho mầy đâu. Bi giờ tìm cây viết, cuốn sổ rồi lại tao chỉ cho.

Nó mừng lắm vừa đi vừa chạy.

- Tao nói gì ghi vô:

A) Xin lổi chú Minh.

- Sao con phải xin lỗi, nó dãy nảy.

- Mày lộn xộn làm mất giờ, tao đi nơi khác. Tôi nạt nó, dọn đẹp thu xếp, lo đi.

- Thôi, thôi con nghe.

- Mầy ghi vô sổ tất cả mọi điều tao nói.

B) Ngày mai đi làm ăn mặc đàng hoàng. Không lẳng lơ mất nết với tụi Tây.

C) Học việc, hỏi Chú Minh chỉ, lấy sách kỹ thuật đọc, ghi chép về nhà học nếu cần.

Tôi nói nó chép:

- Ai chỉ gì, ghi ra, không phải nói tai này qua tai kia, hiểu chưa. Nhắm làm được không?

- Dạ con nghe chú.

Chỉ vẽ cho con Thiên Thu xong, tôi đi nơi khác, hứa là khi có việc nơi đây, sẽ nhờ bạn bè làm dùm.

Vài tuần sau anh Minh phone hỏi sao không thấy tôi ghé chỗ anh?

- Công việc giao đứa khác rồi. Nghe nói ông lu bu con nhỏ Ý, chở đi đây đó, bà xã quậy phải không?

Tiếng anh cười trong máy:

- Hơi đâu nghe tin đồn!

- Chán cơm, muốn qua spaghetti ? Hahaa

- Tui lạy anh, tới tai mọi người, chắc bỏ việc! Xếp giao mình chỉ việc cho nó, chở đi làm, bạn của bả thấy, mét, làm rùm beng, hôm sau lên sở tui xin giao lại, xếp hỏi, tui nói vợ ghen, quê hết biết, giờ êm rồi, mà ai nói với anh?

- Không ai nói, biết mới hay chứ. Anh gọi tôi chỉ để hỏi chuyện nầy à? Muốn nữa không, tui giới thiệu cho.

- Ông xài rồi, second hand, trao tui hả. Thiệt thì cũng muốn hỏi ông về con Thu, ông làm gì con nhỏ mà nó thay đổi 180 độ vậy?

- Là sao rồi ông?

- Nói gì nghe nấy không còn cà chua, cà chớn nữa.

- Thôi. Ráng chỉ dạy nó dùm, coi như con cháu, nghé non chưa biết sợ cọp...

Ít bữa sau, con Thu gọi sang thăm. Nó nói con muốn trả ơn chú và chú Minh.

Nghe nó thút thít trong phone, tôi nói:

- Mừng cho mầy. Để dành tiền giúp bà con mầy bên VN. Anh Minh cũng như tao, mầy biết nghe lời là trả ơn rồi đó.

Tôi bảo nó sau này khi nó vô biên chế (permanent) gọi tôi, tôi đãi ăn trưa. Rồi thở ra, cúp máy...

Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
19/07/201414:47:18
Khách
Bài viết với giọng văn gãy gọn, có ý xây dựng cho cuộc sống và làm việc tập thể trong hảng bên Úc này cũng có vẻ gần gũi với cuộc sống và việc làm ở Mỹ.
Xin góp ý tác giả vì đây là Viết Về Nước Mỹ, nên phải dùng những từ ngữ cho độc giả thấy là đang viết về Nước Mỹ. Những chữ "ông Tây, tụi Tây" và "học tiếng Ăng Lê" thì nghe rất là....Úc! chỉ có người sống bên Úc mới dùng mà thôi. Chỉ là sự góp ý để tác giả rút kinh nghiệm.
Mong tác giả tiếp tục viết.
Phụng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến