Hôm nay,  

Vực Sâu

11/07/201400:00:00(Xem: 13602)

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 4271-14-29671vb6071114

Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

* * *

Hắn bằng lòng liên lạc với ả thường xuyên. Dù là tình cũ, nhưng người đàng Đông, người đàng Tây, sợ đếch gì. Đời sống thêm chút mắm muối cho nó khoẻ người ra, ngán ai.

Ả ban đầu cũng rất rụt rè. Dầu gì cũng mới ly dị sau bao sóng gió của hôn nhân. Cái giấy ly dị cầm trong tay ả cũng không cần đọc đúng tên mình không, cất bà nó trong hộc tủ. Người thì đã đi xa bao lâu rồi, giấy tờ còn ra cái trò gì nữa. Có lộn tên khác càng hay, giấy tờ ở đây lộn hoài chứ gì. Người ta lộn người ta sửa, ả không lộn là được rồi.

Ả cũng không biết mình tìm gì ở hắn. Ả cũng bỏ hắn đi bao năm, chung đụng với nhiều người khác. Thấy cũng không ai bằng hắn vì đời sống ở đây chạy theo đồng tiền quá, tình yêu, tình nghĩa gì cũng như món đồ xa xỉ, đi lễ lộc gì người ta mới quàng vào cho nó sang chứ đời thường tìm mỏi mắt không có.

Ban đầu nói chuyện cho vui, cả hai đều giữ ý tứ lắm. Dầu gì hắn cũng còn có vợ bên cạnh. Dù cơm chẳng ngọt, canh chẳng lành đôi khi nhưng cứ nghĩ mà coi, gia đình nào chả vậy. Yên lành tất thì có khi họ từng hẹn nhau kiếp trước nên gặp lại nhau kiếp này hay một người đã thành thánh mới có điều hi hữu vậy trong đời thôi.

Bao năm rồi nhỉ, ả và hắn sống lại trong những phút vui vẻ qua điện thoại của tình yêu thuở trước. Hắn tin mình không lạc bước sau mỗi lần nói chuyện hắn luôn giữ tình yêu với vợ hắn, hắn tin mình vô bờ. Còn ả thì ai cho lòng thương hại hay tình yêu lúc hụt hẫng này, dù không phải là tình yêu thành thực đi chăng nữa nhưng từ bờ môi chỉ run run bật khóc, cũng từ đó nay lại phát ra tiếng cười cũng thấy đời đáng sống hơn rất nhiều. Vậy là mọi việc cứ tiếp tục như thế có ai thấy gì khác sau đó đâu.

*

Anh, em cần anh vô cùng... nếu anh không hợp với vợ, ly dị đi anh, em bảo lãnh anh qua đây...

Hắn giật mình, từ đó giờ nghĩ ả tự trọng, vui chơi là vui chơi dù hắn nghĩ chút gì cũng vô nhân đạo khi đùa giỡn tình cảm với ả và bộc lộ sự ngán ngẩm bà vợ ở nhà dù điều đó cũng bình thường như chuyện hàng ngày ở huyện.

Nếu em thấy không tự nhiên khi nói chuyện với anh, em có thể ngưng, mỗi người có cuộc sống riêng, anh nghĩ mình không nên khuấy động...

Ả như từ trên trời rơi xuống. Trong thâm tâm, khi hắn nói chuyện đưa đẩy thế ả vẫn nghĩ ả và hắn sẽ cùng nắm tay lại đi trên con đường đầy lá me bay thơ mộng ngày nào. Ai dè... ah "ông tưởng tui là đồ chơi của ông đấy hả".


Ả muốn điên lên, tự vùi mình trong những khổ lụy của bao nhiêu năm về trước khi hai người mới xa nhau. Ả chợt thấy sao mà mình ngốc thế, cứ để đàn ông nó dày vò, nó đùa cợt. Ả kêu trời, còn bao lâu nữa tôi mới được một người đàn ông đàng hoàng tử tế nói lời yêu thương đây hay mãi chỉ là những lời nói tạm bợ không bao giờ mang ý nghĩa gì cả như thế này.

*

Ả thầm tính toán, đường đi nước bước hẳn hòi. Số lần gọi cho hắn nhiều hơn, trích ra chút tiền về cho hắn ăn xài, hắn cần gì ả cũng đáp ứng từ xa. Mua người hay mua lòng, kệ hắn nghĩ, miễn là ả có hắn trong tâm tưởng. Vợ hắn có bên cạnh cũng như không là đủ cho lòng tự ái của ả bị hắn chà đạp nó lành lại rồi.

Dời non lấp bể, đàn bà còn làm được chứ huống gì mua một thằng đàn ông.

*

Anh đã nộp đơn ly dị vợ, vợ anh cũng xốc lắm nhưng anh sẽ nói với toà, trước giờ anh chỉ thương em..

Ả cười bí hiểm, anh đợi ra toà có giấy ly dị hẳn hòi gửi qua cho em làm giấy tờ bên này nha.

Hắn về nhà nhìn người vợ bao nhiêu năm, nhìn mãi mà cũng chưa hiểu ra hắn đang làm gì. Vợ hắn ký vào đơn ly dị vô hồn vì cũng không ngờ cái chuyện cô dễ dãi để chồng liên lạc với bạn gái cũ nó ra nông nổi này. Lòng tự trọng không cho phép cô kéo chồng lại vì tình nghĩa chi nữa đâu.

Ba tháng sau, quan toà gọi lên đưa mỗi người một mảnh giấy. Hắn gật đầu chào vợ rồi ra bưu điện fax cho người tình mảnh giấy này xem như cứu cánh hắn thoát khỏi hoàn cảnh bối rối hiện tại.

Vừa fax xong, hắn cất công gọi qua Mỹ cho người tình lần đầu, những lần khác toàn ả gọi về.

Em à, giấy xong rồi, em nộp đơn nhanh đi nhé.

Bên đầu dây bên kia hắn nghe tiếng cười man rợ vọng lại, hắn không hiểu từ âm ty hay từ Mỹ mà ác độc vô cùng...

Tôi giữ giấy này làm bằng chứng cho tội ác đàn ông các anh làm khổ chúng tôi, anh nghĩ tôi yêu thương anh thật sao... Đàn ông các anh là lũ quỷ, thấy thanh nhã, sung sướng là lao vào, mặc tình nghĩa, tự ái, tự trọng. Đàn ông các anh còn ác hơn quỷ sứ.

Tôi chẳng hại gì anh, tôi cho vợ anh biết bộ mặt thật của anh và cho anh bài học làm một thằng đàn ông chân chính. Giấy tờ gì, bộ anh nghĩ anh qua Mỹ anh từ một thằng đàn ông tham lam trong bản chất thì xã hội Mỹ có thể biến anh thành thằng đàn ông đàng hoàng được sao.

Đồng tiền cả đó, sang thì người ta đón rước như ông hoàng, còn nghèo hèn chỉ khổ bị chà đạp nếu không còn lòng tự trọng đứng dậy chửi thẳng vào mặt kẻ không phải với mình, anh hiểu không...

Hắn không còn thấy gì khác ngoài cái vực sâu hoắm trước mặt và hắn nghĩ hắn chỉ còn có mỗi lựa chọn là nhảy xuống.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
17/07/201420:39:17
Khách
Vanh Khuyen qua AC.
=====================
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Sau ngày 1 tháng 8 năm 2014, ý kiến không dấu sẽ bị chương trình tự động xóa bỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến