Hôm nay,  

Chúa Nhật & Góa Phụ Ở Beverly Hills

09/07/201400:00:00(Xem: 13968)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4257-14-29657vb4062514

Với 6 bài viết, tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài đầu tiên, ủa Du Sinh kể về chàng “Lính Mỹ gốc Nail” có Ba là con nhà cách mạng từ Bắc vào, mẹ là một tiểu thư Sàigòn trước 1975, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O.

Tác giả cho biết ông 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành một xứ xã hội chủ nghĩa. “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Tác giả cho biết thêm, sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông là một viên chức về kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Nhật. “Chủ Nhật & Goá Phụ ở Beverly Hills” là tựa đề của hai bài riêng biệt, được đăng chung một kỳ.

* * *

I. Chúa Nhật

Đây là chuyện về ngày Chúa Nhật, theo Lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tôi là một trong nhiều người mang Chứng Minh Nhân Dân có mục Tôn Giáo ghi "Không".

Có lần được hỏi có tin vào Chúa Trời hay không, tôi nói là có, nhưng tôi vẫn là người ngoại đạo. Đây là chuyện đã kể trong bài "Ơn Cho Người Ngoại Đạo."

Không hiểu nhiều về Ki-tô giáo nhưng tôi tin vào thông điệp của Ngài ở một góc cạnh nho nhỏ: Chúa Nhật là ngày dành cho Chúa và cho tâm linh của con người, đặc biệt là người có đạo.

Ngày xưa khi mới đến cư ngụ ở Quận Cam, tôi và anh trai ở trọ trong một căn phòng nhỏ gần góc ngã tư McFadden và Euclid (thành phố Santa Ana), nơi có một nhà thờ Công Giáo có rất đông người Việt đi lễ. Nhìn các cụ ăn mặc chỉnh tề, cụ ông mặc áo veston hay sơ mi tay dài bỏ thùng, đeo cà vạt. Nhiều cụ bà vận áo dài, ăn mặc rất khiêm cung và trang nhã. Đặc biệt là các em nhỏ ăn mặc rất đẹp và dễ thương, những bộ veston hay áo dài mini rất ư là Việt Nam của thời thanh bình no ấm, phảng phất nét tân tiến Phương Tây, rất gợi nhớ đến thời của quí tộc Nam Kỳ trước khi có đại họa đến từ miền Bắc với đội quân “giải phóng”.

Họ đến với Chúa trong ngày chủ nhật thanh bình, bớt đua tranh, bon chen, lợi lộc để xưng tội và xin được tha thứ lỗi lầm, và cầu nguyện cho hòa bình an lạc cho gia đình và bình yên cho quê hương. Thế là tôi thích ngày Chúa Nhật, không phải để đi Nhà Thờ, mà đi uống cà phê quanh phố Bolsa để ngắm cảnh thanh bình no ấm của đồng bào.

Đó cũng là ngày mà cái hình ảnh nhỏ bé của thị xã quê tôi hay hiện về.

Hồi xưa vì lớn lên tại Việt Nam với chữ "không" trên chứng minh nhân dân ở mục Tôn Giáo nên tôi chả để tâm đến ngày Chúa Nhật. Noel đối với tôi là ngày náo nhiệt nhất trong năm vì ai cũng chen lấn coi Thánh Lễ ở Nhà Thờ, được xem hình trang trí kiểu Phương Tây và được nghe Thánh Ca, nếu may mắn chui lọt được vào Giáo Đường.

Tuổi thơ ở xứ xã hội chủ nghĩa hình như không có chỗ cho tâm linh, mà là học kèm, học thêm, đấu tranh điểm số, xếp hạng và có cả trốn học đi chơi. Đó là chưa kể những câu chuyện vui đầy ác ý về cha đạo hay thầy chùa luôn xoay vần trong những đầu óc trẻ thơ. Khi đó tôi chỉ biết là người Công Giáo ăn thịt chó, người Phật Tử thì không, thầy chùa thì có danh từ "sư hổ mang", còn cha đạo thì bê bối tình yêu như ông cha trong "Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết"....Ôi thôi toàn là những cái tiêu cực về tôn giáo trong đầu một đứa học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, mà cái câu này nghe rất quen mỗi khi làm bài tập làm văn: "Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, em xin hứa..."

Lớn lên một chút, vào Sài Gòn học, ngày Chúa Nhật của tôi là hình ảnh kẹt xe gần Tân Định vào lúc chuông Giáo Đường vang, và dọc theo những con phố là những giáo dân xếp hàng trên vỉa hè. Có lần tôi tự hỏi: ngoài đường đông đúc ồn ào, Cha thì giảng đạo bên trong, sao họ vẫn đứng nghiêm trang trên vỉa hè. Lúc đó tôi chẳng hiểu và cũng không đào sâu, dù trong đầu vẫn còn dấu hỏi lớn.

Học sinh tôn giáo ghi rõ không mà có chút băn khoăn về tôn giáo thời đó đã là hiếm. Nhiều lúc đề cập đến vấn đề tôn giáo khi ngồi đồng cà phê, chẳng thấy đứa bạn nào hồ hởi phấn khởi tham gia bình luận, không biết vì họ không rành hay không quan tâm, hay thậm chí không muốn dính dáng đến thứ "thuốc phiện" này. (Mác nói tôn giáo là thuốc phiện)

Những đứa bạn cũ ngày xưa, nay có đứa làm chính trị, có đứa làm kinh doanh, và cũng có đứa làm nhà giáo. Dù chưa trăm năm bể xanh hóa ruộngdâu, nhưng lối mòn Mác-Lê đã hằn sâu trong đầu nhiều trí thức thời đó, để rồi một ngày nào đó bỗng nhận ra mình vô minh từ cõi vô thần, và biết đâu một mai kia có bước chân đi về Giáo Đường ngày Chủ Nhật buồn để tìm nơi cứu rỗi.

II. Goá Phụ ở Beverly Hills

Beverly Hills, một địa danh gần kinh đô điện ảnh Hollywood được ví như là thiên đường của nhà giàu, nơi xa hoa và tiện nghi nhất thế giới, một niềm cảm hứng vô biên của những ai mơ Giấc Mơ Mỹ và cũng là giấc mơ danh vọng của một nghệ sĩ ở trung tâm văn hóa điện ảnh của thế giới.

Nơi đây thỉnh thoảng có thể bắt gặp vợ chồng Beckham, hay Brad Pitt-Jolie đi dạo trong khuôn viên các khu biệt thự vừa cổ kính vừa sang trọng, có lối vào lát đá xanh cố điển hay đóa hoa cương sang trọng, và trên mảnh sân có hoa cỏ cắt tỉa gọn gàng xinh xắn là những chiếc xe Ferrari hay Bentley đủ màu sắc rực rỡ.


Nhưng Beverly Hills không chỉ có giới nghệ sĩ thành danh nổi tiếng thế giới, mà còn có cả những góa phụ với tấm lòng nhân từ. Tôi đã từng có cơ duyên gặp những người phụ nữ tuyệt vời này.

Cách đây vài năm khi còn làm việc ở Los Angeles, vào dịp cuối năm, để tưởng thưởng cho một năm cày cấy vất vả với nhiều giải thưởng, tôi được chọn để tháp tùng một bà sếp đi dự dạ tiệc tri ân ở Beverly Hills.

Thời đó, ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 7 giờ sáng lái xe 1 tiếng rưỡi từ Quận Cam lên trung tâm Los Angeles để làm việc, chưa kể dăm ba phút ghé lại mua 1 ổ bánh mỳ và ly cà phê sữa vừa lái xe vừa gặm và nhấm nháp từng ngụm cà phê thơm phức.

Kết thúc ngày làm việc cũng là một ly cà phê sữa Việt ở Phố Tàu để quên đi gần một tiếng lái xe.

Thường thì về tới nhà thì cũng đã gần bảy giờ tối. Con số 7 dính với tôi từ đấy, từ 7 sáng đến 7 tối là ngày trọn vẹn cho công việc.

Lúc đó tôi chưa có Facebook, không rảnh viết tùy bút hay la cà tán gẫu trên mạng, mà chỉ muốn làm việc xong là về nhà. Bởi lẽ cái nhà ở Quận Cam của tôi vẫn neo đơn, cần người làm những chuyện linh tinh.

Cũng vì vậy nên chuyện nán lại trên Los Angeles đi ăn tối với người lạ là chuyện chẳng đặng đừng, dù đó là sơn hào hải vị đi chăng nữa. Nhưng buổi dạ tiệc đó tôi không thể từ chối.

Tối hôm đó tài xế chở tôi và bà sếp tới nhà hàng bít tết Lawry's Prime Rib ở gần khu Beverly Hills để đáp lễ sự giúp đỡ của những quả phụ đã tặng chúng tôi 75 000 USD hoàn tòan từ tiền túi của các cụ vì những việc làm cộng đồng của chúng tôi.

Bước vào nhà hàng Lawry's đã được đặt bàn trọn gói cho bữa tiệc, tôi chỉ thấy những cụ già, mà chỉ nhìn sơ qua đã biết là một thời sắc nước hương trời hay con nhà quyền quí vì nhìn quá sang trọng và hơi phù hoa một chút. Mấy cụ ăn mặc quá đẹp, mùa sắc hòa nhã sang trọng, nữ trang thì ôi thôi không thiếu thứ gì, nhưng cái mà tôi kính trọng nhất không phải là bên ngoài quí phái, mà là lễ nghi và phong cách ngoại giao lịch thiệp của mấy cụ ngồi chung bàn với tôi.

Tôi ngồi chung với năm cụ, dù cái bàn khá lớn nhưng chỉ có sáu chỗ ngồi, có lẽ để tiện cho các cụ đi lại, nên rất thoải mái. Cả 5 cụ đều mỗi người mỗi vẻ. Riêng cụ ngồi bên trái làm tôi để ý nhiều nhất, vì giọng nói trong trẻo, nhỏ nhẹ và nụ cười đẹp hiền như tiên. Cụ làm tôi gợi nhớ đến một tài tử gạo cội Hollywood nào đó mà tôi rất quen mặt nhưng không thể nhớ tên.

Có vẻ cụ bà này ít có cơ hội gặp người Châu Á hay sao mà cụ rất quan tâm hỏi han công việc, sức khỏe, và liên tục hỏi tôi có thích thức ăn ở đó hay không, và tôi có thích nước Mỹ không.

Tôi kể cho cụ câu chuyện 16 đô la khởi nghiệp của tôi, nghe xong cụ rơm rớm nước mắt nói:

“Chúng tôi quá may mắn, ăn uống bằng muỗng bạc, sống trong bảo bọc của an ninh (nhà biệt thự có người bảo vệ và người làm) nên chắc không hiểu được những gì anh trải qua, nhưng cũng vì vậy mà chúng tôi rất hân hạnh mời anh đến đây chung vui, sau khi nghe giới thiệu về anh.

Nghe xong câu nói này, tôi quên hẳn những người xung quanh, và chỉ nói chuyện với bà cụ này mà thôi. Tôi còn nhớ bà kể rằng, bà là con gái của một vì tướng quân đội thời Thế Chiến Thứ Hai, có chồng là đại tá hải quân đã qua đời, có một người con làm trong chánh phủ Mỹ đang ở Hoa Thịnh Đốn, và bà chỉ sống một mình ở Beverly Hills, trong căn nhà kỉ niệm của cha mẹ bà.

Bà hay làm từ thiện, nói là sẽ tặng hết tài sản của mình cho từ thiện sau khi qua đời, vì con trai duy nhất của bà cũng rất thành đạt và không muốn thừa hưởng gia tài của mẹ, mà chỉ muốn bà làm những điều bà thấy hạnh phúc với số tiền đó.

Nghe tới đây, tôi lại thấy mình sáng dạ ra hẳn. Ở đời này, những người thành đạt, sang trọng, quí phái, những người không coi trọng vật chất bằng đời sống tâm linh thì mới làm từ thiện nhiều.

Thế giới đã thấy Bill Gates và các tỉ phú Mỹ làm từ thiện, chứ đâu thấy tư bản đỏ từ xứ xã hội chủ nghĩa làm gì tốt cho xã hội, nói gì đến từ thiện. Loại tư bản đỏ này vốn từng đổi đời nhờ nhân danh vô sản, kích động đám đông u mê mà dành được quyền lực. Sau đó là các màn đấu tranh giai cấp, xóa địa chủ, đánh tư sản, rồi tham nhũng, hối lộ hay ăn cắp của công mà thành tư bản đỏ. Vì làm giàu bất lương trong khi vẫn nhân danh vô sản, nên họ chỉ lo khư khư giữ lấy tài sản chìm này và luôn lo sợ lộ nguồn gốc bất chánh của nó. chứ làm sao như các nhà giàu của Mỹ thường nghĩ đến những người kém may mắn hơn mà làm từ thiện.

Và không còn gì rõ ràng hơn khi ngồi gần tôi đây là một bà cụ nhà giàu không quen biết, nhưng bà hỏi han đến hoàn cảnh của tôi, và quanh năm suốt tháng chỉ đem tới hạnh phúc cho người khác bằng chính tài sản của mình. Cũng không chỉ có bà, mà cả mấy chục cụ bà kia cũng vậy.

Tôi không nhớ có bao nhiêu người đại diện các tổ chức phi lợi nhuận đứng lên phát biểu cám ơn các cụ. Bỗng nhiên tôi thấy mình may mắn, bao nhiêu kiến thức bị nhồi về tư bản từ ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa bỗng được tấy sạch trơn.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
24/01/201504:08:15
Khách
@Quoc Huy: I did have only 16 dollars in my wallet (no bank account) when I passed the Boot Camp gate lol.
20/01/201519:15:56
Khách
Great story ENS Tran! I want to know more about your $16 story. :)
17/07/201422:11:03
Khách
Tuyện tác giả viết và so sánh rất hay! Cám ơn tác giả đã chia sẽ cùng bạn đọc!
11/07/201422:12:07
Khách
Bai viet rat hay va chi'nh xac.
10/07/201402:59:58
Khách
Bai "Goa Phu o Beverly Hills" hay qua! Xin cam on anh Sinh da viet bai nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,709,285
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến