Hôm nay,  

WASHINGTON DC. Mùa Hoa Anh Đào Nở

08/07/201400:00:00(Xem: 8806)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4268-14-29668vb3070814

Sao Nam Trần Ngọc Bình, nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả sách “Hành Trình về Phương Đông” do “Xây Dựng” xuất bản năm 2010.

Nhân đây, Việt Báo trân trọng giới thiệu cuốn sách mới nhất Sao Nam Trần Ngọc Bình: “Within & Beond” (hình bìa) là tuyển tập 33 Chương hồi ký viết bằng tiếng Anh, vừa được ấn hành.

blank
Sách gồm 2 phần chính:

WITHIN, kể lại giai-đoạn bị tù “cải tạo” trong đó cộng sản không chỉ trả thù khốc liệt những người chồng/người cha thuộc chế độ cũ, mà còn đày đọa nghiệt ngã cả những người vợ yếu đuối và các con thơ vô tội của “ngụy quyền/ngụy quân”...

“Within” ở đây có thể hiểu là trong vòng lao lý, ngục tối, khi người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ, gục ngã; kẻ thù biến cả Miền Nam thành một trại tù giam hãm cả toàn dân.

BEYOND, nói về thời gian sau đó các anh chị em cựu chính trị phạm gặp được thời cơ Trời cho, ra đi theo diện “HO”, như đã “chỗi dậy” vượt thoát gông cùm, mà về với Thế Giới Tự Do.

Với “Within & Beyond” (Gục Ngã & Chỗi Dậy), tuy vẫn là hoàn cảnh chung, nhưng mỗi cá thể có những tình huống đặc thù. Đọc chuyện của Binh Tran (Sao Nam Trần Ngọc Bình) chúng ta thông cảm với những mẩu đời sống thực, từ bi thảm tột độ đến hoan lạc tận cùng, làm giàu thêm cho nguồn vốn hiểu biết và từng trải của mỗi Người Việt Tị Nạn Cộng Sản trên khắp hoàn cầu. Sách 336 trang, được in trên giấy trắng tốt, khổ 5.5"x8.5", do Phạm Bá Hân trình bày, và cũng do nhà “Xây Dựng” của Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận ấn hành.

Giá US$20.00 (Mỹ), US$25.00 (ngoài Mỹ) kể cả cước phí.

Địa chỉ liên lạc. Email: tranbinhn65@gmail.com

Điện thoại: (864) 246 6675

Chi phiếu: Binh Tran

109 E. Ridgemount Ct

Greenville, SC 29617 1768

(USA)

* * *

Tôi nhớ có lần được đọc ở đâu đó, câu “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Câu nói này của cổ nhân quả thật không sai chút nào, thế nhưng trên đời này bao giờ cũng có luật trừ.

Năm 2006 tôi bị off, nhân lúc rảnh rỗi tôi gọi phone thăm anh Q, bạn cùng đơn vị ngày xưa, anh liền nhắc tôi nên làm một chuyến ghé anh chơi và nhân tiện thăm lại thủ đô Hoa thịnh Đốn.

Nói là “thăm lại” thì cũng đúng thôi vì khi chúng tôi sắp mãn khóa học Giảng Viên Anh Ngữ tại Viện Ngữ Học Hoa kỳ ở Lackland AFB Texas thì nhà trường đã tổ chức chuyến viếng thăm thủ đô dành cho chúng tôi, những người dạy tiếng Anh cho khóa sinh Việt Nam.

Thế là khăn gói quả mướp tôi và bà xã làm một chuyến du lịch không tính trước từ Greenville, SC lên thăm anh bạn cũ, người mà tôi thường mong được thăm anh khi có dịp. Tôi đã kể về anh trong bài “Bạn Xưa,” hiện có trên Việt Báo online.

Năm đó sau khi thăm anh và khi tôi từ biệt anh để trở về “Mái Nhà Xưa” anh nhắn nhủ khi có dịp thì lên trên này chơi vào mùa Hội Hoa Anh Đào để coi hoa anh đào nở cho biết và coi người đi coi hoa anh đào nữa. Đây là dịp rất vui nhờ có đông tao nhân mặc khách từ các tiểu bang khác cũng như các nước trên thế giới đổ về nhân dịp Lễ Hội Hoa Anh Đào hàng năm.

Đầu năm 2014 anh Q., email hỏi tôi có sẵn sàng đi coi hoa anh đào chưa và anh sẽ theo dõi lịch trình hoa nở và sẽ cho tôi biết. Trả lời anh tôi chỉ vắn tắt cho anh biết bận gì thì bận năm nay tôi nhất định sẽ lên thăm anh và chị Q., cùng nhau đi coi hoa anh đào đang mỉm cười cùng gió xuân sang.

Đúng như mong đợi của tôi một tuần trước khi hoa anh đào nở anh Q. email biết năm nay Lễ Hội Hoa Anh Đào bắt đầu từ ngày 8 tới ngày 12 tháng 4 năm 2014.

Từ nơi chúng tôi ở, để tới thủ đô chỉ có lối 10 tiếng lái xe, nhưng đã quá tuổi làm “anh hùng xa lộ” nên sau khi có lịch coi hoa, tôi nhờ con trai mua vé máy bay cho hai vợ chồng bay thẳng từ Greenville, SC tới thủ đô Hoa thịnh Đốn.

Anh Q. cho tôi biết anh đã dọn nhà và nếu tôi đi máy bay thì anh ra đón tôi gần hơn vì nhà cũ của anh cách phi trường Dulles tới 70 miles lận.

Từ ngày qua Mỹ tôi đã có dịp đi nhiều nơi và ghé nhiều phi trường, nhất là mỗi khi về Cali thăm các con. Lần này là lần đầu tiên tôi ghé phi trường Dulles và thấy phi trường này quá lớn.

Từ lúc xuống phi cơ tôi phải lên thang máy, xuống thang máy rồi đáp xe điện ngầm rồi lại lên thang máy, xuống thang máy và tôi làm như cái máy nên bây giờ tôi không biết tôi lên thang máy xuống thang máy bao nhiêu lần mới ra được tới cửa phi trường !

Đối với người lớn tuổi thì đây vừa là niềm thích thú vừa là một cực hình. Là niềm thích thú vì mỗi lần di chuyển như thế lại là một khám phá về sự thay đổi mà mình không biết trước. Nếu còn sức đi, chắc sẽ thú vị khi thấy mình còn sức để lên, xuống và xuống, lên rồi đi bộ một quãng rồi lại lên xe điện ngầm rồi lại xuống xe điện ngầm rồi lại đi bộ một quãng và cứ tiếp tục như thế cho khi ra đến cổng của phi cảng. Nhưng sẽ là một cực hình nếu bạn mang, xách nặng hay không đủ sức đi bộ hay lên, xuống tàu điện ngầm. Trong trường hợp này thì giải pháp tốt nhất là wheel chair. Bạn sẽ chẳng cần phải hỏi tới, hỏi lui vì người phụ trách sẽ đẩy bạn tới nơi mà bạn muốn.

Cuối cùng thì sau một hồi vất vả lên lên, xuống xuống chúng tôi cũng ra tới cổng phi trường.Tại đây tôi phone liền cho anh Q. và cho biết tôi đang ở cổng ra dành cho hãng Delta.

Chỉ mấy phút sau thì anh Q. và chị chạy xe tới nơi. Nỗi vui nào tả cho xiết chúng tôi mau mắn lên xe và chỉ thoáng một giây là chúng tôi ra khỏi phi trường và trực chỉ tổ ấm của anh chị.

Cách đây lối 8 năm anh chị Q. ở thành phố Fredericksburg thuộc tiểu bang Virginia nay anh chị đã di chuyển về thành phố Fairfax cũng thuộc bang này nhưng hai thành phố cách nhau lối 70 miles lận. Giá nhà tại đây là giá trên trời nếu so với giá nhà tại thành phố nơi tôi ở thuộc tiểu bang South Carolina!

Trước đây tôi cứ nghĩ là Cali là tiểu bang lớn nhất nhưng khi tới đây mới thấy thủ đô Hoa thịnh Đốn và vùng phụ cận lớn hơn nhiều. Cứ ra tới free way là thấy hàng hàng lớp lớp xe đủ loại chạy như mắc cửi không lúc nào ngưng.

Sáng hôm sau anh Q. cho tôi coi bảng tiên đoán ngày nở của hoa anh đào. Cứ theo bảng này thì năm nay hoa anh đào sẽ nở muộn và tới ngày thứ bẩy12 tháng 4 năm 2014 thì mới nở rộ mà ngày này lại là ngày chúng tôi đáp phi cơ trở về Greenville!

Vốn là người sống lâu ở thủ đô nên anh Q. cho biết tiên đoán là một chuyện nhưng mình cứ đi xem sao vì tuy không nở rộ nhung cũng có những cây nở sớm, vậy thì coi những cây nở sớm cũng đủ rồi.

Những cây hoa anh đào này là tặng phẩm của người Nhật tặng chính phủ Mỹ lần đầu vào năm 1912 và lần thứ hai vào năm 1965. Do đó bạn sẽ không lấy làm lạ khi thấy những “ ông lão cây sần sùi” vì số tuổi cao mọc chen lẫn với những “cây thanh niên” khép nép đứng gần đó.

Trên đường đi tới địa điểm là hồ Tidal Basin xe kẹt dài dài nhưng vốn là thổ công ở đây nên anh Q. đã dễ dàng đưa chúng tôi đến nơi mong muốn. Hồ Tidal Basin rộng 107 acres (lối 43 ha) và sâu lối 3 mét. Đi dọc bờ hồ tôi thấy lác đác còn có cây tuy mang hoa nhưng là hoa hàm tiếu như cô Bạch Tuyết đang còn ngủ trong truyện Bạch Tuyết và 7 chú Lùn.

Khác với cô Bạch Tuyết hoa không chờ hoàng tử nhưng hoa chờ đúng lúc mới chịu “mỉm cười” để chào đón mùa Xuân bên cạnh những cây hoa khác đã nở rồi, đã cười rồi cùng với gió xuân sang và với du khách đang trầm trồ trước vẻ đẹp thanh tú của hoa.

Tuy chưa nở rộ nhưng cũng đủ để cho anh Q. trổ tài “phó nhòm” vì anh là người nổi tiếng tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội với đôi mắt tuy không nhìn xa vạn dặm như trong những truyện thần thoại nhưng dư đủ để biến những cảnh bình thường thành những bức ảnh đẹp không ai chê vào đâu được.

Anh chỉ cần đi tới, đi lui, qua phải, qua trái một chút và một chút là anh đã tìm ra một góc cạnh hết ý cho tấm hình mà anh muốn phải đẹp theo ý của anh. Cái máy ảnh trong tay anh đã biến anh thành một nghệ sĩ tuyệt vời! Cứ như thế chúng tôi đi dọc bờ hồ đế anh Q. làm người thợ săn cảnh đẹp của những bông hoa anh đào Nhật Bản đang khoe vẻ tươi mát trong không khí lành lạnh của mùa xuân đang về trên thủ đô Hoa thịnh Đốn.

Sau đó chúng tô còn đi thăm nghĩa trang Arlington và mộ của Tổng Thống Kennedy, tượng đài Thủy Quân Lục Chiến Mỹ dựng cờ ở đảo Iwo Jima trong chiến tranh thế giới lần II, chùa Hoa Nghiêm.

Chiều ngày thứ Năm 10 tháng 4 năm 2014 chúng tôi cùng một số anh em Trường Sinh Ngữ Quân Đội là các anh chị Q.,anh chị M., anh chị Đ., anh P., anh T., cùng nhau tham dự bữa cơm hội ngộ tuy không đông nhưng ấm áp tình thân của nhửng người bạn cùng một đơn vị xưa nay may mắn gặp lại nhau trên nước Mỹ thanh bình.

Nói chuyện trong bữa cơm chưa đủ để ấm lòng nên chúng tôi lại cùng nhau trở về nhà anh Q. hàn huyên tiếp cho thỏa lòng mong ước.

Ai trong chúng tôi cũng 7 bó trở lên nên chúng tôi rất điềm tĩnh trong khi trao đổi tâm tình và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm ngày xưa lúc còn “gõ đầu” người lớn tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội.

Ngày thứ bẩy 12 tháng 4 năm 2014 anh chị Q. đưa chúng tôi ra phi trường để trở về Greenville. Từ biệt anh chị Q. chúng tôi không khỏi bùi ngùi vì ngày vui qua mau và chúng tôi không quên hẹn gặp nhau lại.

Hình như câu nói “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” có thế đúng với ai đó nhưng với chúng tôi ông Trời đã ưu ái miễn trừ luật này.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
20/07/201415:36:40
Khách
Thưa quý vị
Hình như tôi chỉ viết "thủ đô Hoa thịnh Đốn và vùng phụ cận."Cám ơn quý vị đã góp ý.Trân trọng
17/07/201422:03:45
Khách
Tiểu bang Alaska là tiểu bang lớn nhất nước Mỹ sau Alaska là Texas và thứ ba mới đến Cali. Còn Washington DC chỉ là District không thuộc diện tiểu bang, khác với tiểu bang Washington State miền tây bắc nước Mỹ.
10/07/201402:26:20
Khách
Chào Ông/Bà/Cô
Xin mời vào Google và đánh câu "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" thì sẽ có câu trả lời.Xin cám ơn
Trân trọng
08/07/201421:00:13
Khách
Cau noi nay: khong tam hai lan o mot giong song" la cua triet gia Nietschet hi phai? Ba con aic o kien thuc rong lam on chi giao.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,575
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.