Hôm nay,  

Cô “Đốc Tờ Nho”

06/07/201400:00:00(Xem: 14685)
Tác giả: Phương Hoa
Bài số 4266-14-29666vb7070514

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, năm 62 tuổi, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University và trở thành bà giáo tại Marysville, Bắc Cali. Phương Hoa đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sang năm 2014, bà góp thêm 14 bài mới, cho thấy sức viết mạnh mẽ, và tiếp tục vào danh sách chung kết. Sau đây là bài thứ hai trong loạt chuyện về Du Sinh từ Việt Nam sang Mỹ. Không phải loại công tử tiểu thư đỏ, mà là lớp con cháu của bà con bình thường chăm chỉ học hành. Nhân vật chính trong bài này là một cô Thạc sĩ ngành Bệnh Học Cây Trồng (Master of Plant Pathology) đang trực tiếp góp phần bảo vệ từ các nho để làm rượu tới trái lê, táo, bí đỏ... của California.

* * *

“Đốc tờ Nho” là biệt danh vui chúng tôi đặt cho em du học sinh Việt Nam Trang Nguyễn, một Thạc Sĩ “mới toanh” vừa tốt nghiệp ở UC Davis, California trong mùa hè vừa rồi. Tôi là khách không mời vì ở xa, nhưng nhờ một sự tình cờ tôi đã có mặt trong ngày ra trường của cô bé. Tôi thường gọi Trang là cô bé vì cho dù cô đã ở vào tuổi “hăm” nhưng ngắm cô ai cũng sẽ tưởng đó là một High School “chánh hiệu.” Quần Jean lưng lửng ngắn. Áo thun ôm gòn gọn sát người. Tóc xỏa suông không kiểu cách. Mặt mày đơn giản chẳng phấn son. Đặc biệt, là nụ cười hồn nhiên với đôi hàm răng trắng đều hạt lựu.

Trang đến Mỹ để bắt đầu vào college sau khi xong Trung Học. Cô bé là con út của gia đình có ba mẹ làm chủ một khách sạn mini ở khu phố Tây, Bùi Viện, Sài Gòn. Dù chẳng phải bận tâm về tài chính, nhưng Trang không như một số cô cậu du học sinh con nhà giàu khác. Rất nhiều người chỉ chờ được qua Mỹ là vung tiền như nước, ăn chơi xả láng, nhảy nhót thâu đêm. Những chuyện như vậy thường thấy dẫy đầy trên báo chí. Cô tiểu thư này tính tình giản dị, chăm chỉ học hành, tự tin mạnh mẽ, độc lập trong hành xử hàng ngày chứ không e lệ ủy mị, chờ dựa dẫm vào người khác. Cho nên đến Mỹ chưa bao lâu mà Trang đã nhanh chóng hội nhập vào đời sống mới cùng các bạn học người bản xứ.

Tôi đi dự lễ tốt nghiệp của Trang một phần vì tôi thích cô bé, một phần cũng vì tôi thích…đi dự lễ. Nói về lễ lạc, tôi khoái nhất là cái môn dự lễ ra trường, ra bất cứ trường gì, kể cả trường mẫu giáo. Nhìn các thành viên tốt nghiệp, từ các em bé cấp Mầm Non đến các “cụ ông cụ bà,” mặt mày hớn hở, miệng cười rạng rỡ, áo mão xênh xang, tôi cũng thấy lòng rộn vui cùng với họ. Còn một lý do để tôi tham dự lễ ra trường của Trang. Ba mẹ Trang ở Việt Nam là gia đình thông gia. Họ không qua được để chứng kiến giây phút quan trọng của con mình, nên tôi nghĩ là tôi đi để “vui dùm” cho họ và khuyến khích tinh thần cho cô bé.

Điều nữa làm tôi thích nhất khi đi dự lễ “đăng quang,” là được nhìn thấy niềm vui và sự tự hào trong ánh mắt nụ cười của cha mẹ, vợ con, và thành viên gia đình của các tân khoa. Tôi từng chứng kiến rất nhiều những nụ cười tươi roi rói, miệng rộng hoang hạnh phúc trong ngày “Đại đăng khoa” của các bà mẹ có con bình thường, học hành giỏi giang. Nhưng tôi cũng đã thấy không ít những nụ cười kèm theo nước mắt mừng vui của các bà mẹ có con tật nguyền hay gặp vấn đề tưởng sẽ bỏ đi, nhưng chúng nó đã chiến đấu mạnh mẽ cuối cùng cũng theo chân các bạn để đội mũ.

Một trong số những nụ cười-như-mếu làm tôi cũng phải chảy nước mắt theo, là nụ cười trong ngày lễ tốt nghiệp ở trường Sacramento College của cô bé tật nguyền Asley con gái một người Mỹ tôi quen thân, bà Sayla, nhiều năm về trước.

Asley bị dị tật bẩm sinh khi vừa chào đời. Mặt mũi cô rất xinh đẹp, da trắng, mắt xanh, tóc vàng. Nhưng hai chân Asley co quắp, hai tay thì cùi chỏ cũng bị cong, còn các ngón tay của Asley đều quặp lại với nhau. Chỉ mỗi ngón giữa và ngón cái của bàn tay trái là có thể cong vào mở ra. Asley luôn ngồi xe lăn và có người đẩy khi di chuyển. Nhưng nếu chỉ cần xê dịch một khoản ngắn trong nhà, Asley cũng có thể tự mình dùng hai bàn tay cong queo điều khiển chiếc xe lăn. Lớn lên cùng với sự tật nguyền, Asley không bao giờ tỏ ra buồn phiền nản chí. Lần đầu tiên chứng kiến cảnh Asley dùng hai ngón tay còn sử dụng được để đánh máy một cách điêu luyện trên cái laptop, tôi đứng sững sờ mắt mở to không tin vào những gì mình đang thấy. Vậy mà rồi cô cũng hoàn thành High School, vào college, và tốt nghiệp ngành kế toán. Sau đó cô vừa làm việc cho một cơ quan của người tàn tật, vừa vào Sacramento State University học tiếp bằng Cử Nhân. Mẹ Asley được chính phủ trả lương để giúp cô. Hàng ngày bà lái chiếc van Asley mua bằng số tiền dành dụm được từ việc làm đưa đón cô trên chiếc xe lăn. Hồi đó tôi thường sang nhà mẹ con họ “tán dóc” khi rảnh rổi. Mỗi lần nhìn tấm hình tốt nghiệp phóng lớn của Asley và mẹ với nụ cười hạnh phúc nhưng đầy nước mắt trên mặt bà Sayla là mỗi lần tôi xúc động.

Vì “ghiền” dự lễ ra trường như thế, cho nên khi nào có dịp và thời gian cho phép, là tôi tham dự không chút chần chừ. Chia vui cùng với niềm vui của người khác làm mình thêm hạnh phúc, nhất là được chứng kiến sự thành công của con em người Việt trên đất Mỹ. Nhân chuyến thăm cháu ở San Jose, gặp ngày Trang tốt nghiệp, tôi bèn lôi ông xã tháp tùng với cô con dâu trực chỉ tới UC Davis. Lý do “ông nội cháu” bằng lòng đi với chúng tôi là vì ổng muốn nhân tiện ghé thăm lại khu vườn Arboretum của UC Davis. Ông “mê” cái vườn hoa cùng vườn ương cây “Teaching Nursery” ở đó.

blank
Thạc Sĩ Trang Nguyễn trong lễ tốt nghiệp.

May mắn đường không bị kẹt xe, chúng tôi đã đến nơi sớm hơn dự tính. Quang cảnh

trường UC Davis hôm ấy thật rộn ràng náo nhiệt, xe cộ tới lui như mắt cửi. Ánh nắng ban trưa chói chang rực rỡ làm cho cây cỏ nhìn thêm hớn hở, thắm tươi. Gió cũng hùa vào mang niềm vui đến, xô đẩy hàng cây xanh xao động, cành lá xạc xào ve vẩy như những bàn tay chào mừng ngày trọng đại cùng các tân khoa. Đó đây tụm năm tụm ba những chiếc áo thụng đen cùng tiếng cười ríu rít; và những khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc càng nổi bật thêm lên từ mấy chiếc mũ vuông đen.

Khi chúng tôi tìm được Trang thì cô bé đang cùng các bạn tụ tập dưới một tàng cây phía sau sân trường. Họ đang lắng nghe các vị giáo sư đỡ đầu dặn dò, nhắc nhở “gà” của mình lần cuối trước khi sắp hàng vào hội trường. Vào học chương trình sau đại học, mỗi sinh viên đều có một vị giáo sư đỡ đầu (Principal Investigator), chịu trách nhiệm hướng dẫn các nghiên cứu sinh cho đến khi họ hoàn thành ngành học.

Buổi lễ tốt nghiệp này dành riêng cho các tân khoa bậc Tiến sĩ và Thạc sĩ. Các Thạc sĩ tương lai mặc áo thụng đen, đội mũ vuông, đeo mũ túi dài đầu hơi nhọn (hood) sau lưng mà màu sắc tượng trưng cho ngành học của mỗi người. Màu trắng là ngành nghệ thuật, màu vàng cam ngành kỷ sư, màu vàng tươi ngành khoa học, là ngành của Trang. Các Tiến sĩ tương lai cũng mặc áo thụng đen, mũ vuông, nhưng kèm dây tua vàng óng ánh. Chiếc mũ túi sau lưng thì đầu tròn, dài hơn mũ Thạc sĩ, nhưng họ chưa được phép mang. Phải đợi khi lên khán đài nhận bằng thì ban hội đồng mới choàng “hood” cho họ.

Người đỡ đầu của Trang là Giáo sư Tiến Sĩ Douglas Gubler, một nhà nghiên cứu nổi danh về bệnh học, bệnh lý của cây (Expert of Plant Pathology). Khi biết chúng tôi là người thân của Trang, Giáo sư Douglas cười thật tươi:

- Trang là một sinh viên rất tốt. Tôi hãnh diện về cô ấy!

Chúng tôi nhanh chóng “chộp” lấy Trang để chụp vài tấm hình trước khi cô bé tháp tùng cùng giáo sư và các bạn. Bắt đầu buổi lễ, các tân khoa được “hộ tống” bỡi chính giáo sư đỡ đầu của mình tiến vào hội trường. Theo sau thủ tục khai mạc là lễ phát bằng cho các Tiến sĩ. “Thầy nào trò nấy,” từng cặp rồi từng cặp bước tới để các tân khoa nhận bằng tượng trưng và nhận lời chúc mừng từ ban giám đốc. Ngồi trong hội trường mà lòng tôi lâng lâng hãnh diện mỗi khi một cái tên Việt Nam được xướng lên. Tôi đã “hùn gió” với thân nhân và bạn bè của họ vỗ tay gần…bể rạp. Trong số Tiến Sĩ tốt nghiệp kỳ này có khoảng gần chục người là con cháu họ Hồng Bàng tận bên cõi trời Nam. Tuy không nhiều lắm, nhưng cũng đủ làm cho tôi hạnh phúc trong tinh thần “tự hào dân tộc.” Nhìn những mái đầu đen, thân hình nhỏ nhắn so với người bản xứ, nhưng bước chân thật là vững chải, tự tin của các tân Tiến Sĩ người Việt Nam khi bước lên khán đài mà lòng tôi thầm vui dùm cho cha mẹ anh em của họ.

Hội trường UC Davis hôm ấy có phần yên ắng hơn là khi thằng con tôi tốt nghiệp, cũng ở đây, nhiều năm về trước. Ngày đó người ta cho phép thân nhân mang vào hội trường bất cứ thứ gì, từ hoa đến bong bóng đến các loại kèn trống và nhạc cụ, nên quang cảnh rộn rã, vui nhộn hơn. Gia đình chúng tôi ngồi gần gia đình và bè bạn đông ơi là đông của một tân khoa người Mỹ da màu. Họ mang theo cả một dàn nhạc. Khi tên anh ta được xướng, dàn nhạc dã chiến đó đã trổi lên rất náo nhiệt. Nào trống, nào kèn, nào loa, cộng với những tiếng hét la lạc giọng của bè bạn anh ta làm rung rinh chấn động cả hội trường. Thời gian như ngưng đọng lại. Ban Hội Đồng phải dừng việc xướng danh trong giây phút, và bất chợt cả hội trường bùng lên tiếng vỗ tay như sấm. Lúc này ngồi đây tôi vẫn còn như nghe vang vang bên tai tiếng nhạc rộn ràng ngày xưa.

Đến phần phát bằng cho các Thạc sĩ, tôi cũng chăm chỉ lắng nghe để nhận ra những cái họ Trần họ Nguyễn họ Lê thân thương mà vỗ tay cho lớn. Tay lăm lăm máy ảnh, tôi hồi hộp chờ đến lượt cái họ “phe mình,” là họ Nguyễn của Trang. Khi tân Thạc sĩ Thực Vật Học, hay chính xác hơn là ngành Bệnh Học Cây Trồng (Master of Plant Pathology) Trang Nguyễn được xướng danh, tôi cùng mọi người hét lên thật to để cổ vũ, rồi nhanh chóng bấm vội mấy tấm hình khi cô bé lướt qua khán đài với nụ cười tươi rói. Nhìn thấy

sau lưng Trang còn một hàng dài các tân khoa chờ đến lượt mình, ông xã vội kéo tay tôi:

- Đi! Chắc còn lâu lắm mới xong. Anh nghĩ bây giờ mình lỉnh ra ngoài, đi thăm vườn Arboretum một tí rồi trở lại vẫn còn kịp chán.

Tôi vội vàng theo ông ấy đi lấy xe. Thật ra tôi cũng rất thích cái khu vườn thực vật Arboretum kỳ thú của UC Davis, cho nên tôi hưởng ứng ngay. Chỉ trong vòng mấy phút, chúng tôi đã có mặt tại đó. Vườn Arboretum được tạo từ năm 1936, mục đích hỗ trợ cho việc giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên. Trên một trăm mẫu tây đất chạy dọc theo bờ con kênh ngoằn ngoèo có tên là Putah Creek được chia làm mười bảy khu vườn. Mỗi khu vườn là một bộ sưu tập với nhiều cây gỗ, cây xanh quí giá, và vô số kỳ hoa dị thảo. Tổng cộng đến hai mươi mấy nghìn loại, đã hấp dẫn không ít khách tham quan.

Khác xa với sự rộn ràng náo nhiệt của sân trường UC Davis, quang cảnh vườn thực vật rất yên tĩnh. Từng hàng cây xanh xôn xao vi vút, cô đơn trong gió chiều, nghiêng mình tỏa bóng rợp mát con đường mòn dọc theo bờ kênh. Dưới nước cá lội từng đàn. Những con cá lớn nhỏ đủ màu chen chúc nhau đùa giỡn, phớt lờ sự tò mò dòm ngó của mấy du khách lạc loài như chúng tôi. Hai bên bờ kênh, những khoảng trống cạnh đám cây xanh họ nhà danh gỗ, là nơi các loài hoa cỏ rất lạ mắt, đẹp xinh, chen mình ngắm trời mây. Trong khi nhà tôi thích thú sải bước đến ngắm khu vườn ương, tôi ghé lại vườn hồng. Thoang thoảng trong gió là mùi hương hoa thơm ngát, và lòng tôi chợt rộn ràng khi ngắm những đóa hồng đủ màu sắc, mượt mà như nhung. Tôi cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp đài các của loài hoa đào búp đỏ miền Tây (Western Redbud). Trên những cành xương xương nho nhỏ, mảnh mai như những cành mai Xuân không có lá, dày đặc chi chít một rừng các nụ hoa màu đỏ thẩm xen lẫn trắng hồng, khi búp nhìn giống như những búp sen, khi nở thì nở đồng loạt bạt ngàn đan hình vảy trút như những cụm mây màu hồng tím, đẹp não nùng. Đây quả là một nơi lý tưởng cho sinh viên nào cần khoảng trời riêng để thả hồn vẩn vơ thư giãn, mỗi khi học hành thi cử căng thẳng.

Một nhân viên đang cắt tỉa cành cây cho tôi biết, giờ này vắng khách vì người ta bận dự lễ. Buổi sáng đã có rất nhiều người đến thăm khu vườn. “Phần lớn phụ huynh dự lễ ra trường đều được con em họ đưa đến tham quan khu vườn này vào buổi sáng,” bà nói. Bà còn cho biết, vườn thực vật Arboretum UC Davis thường tổ chức nhiều sự kiện rất thú vị, như những buổi dạy Yoga cho công chúng, những buổi trao đổi diễn đọc thơ văn của các thi văn sĩ nổi tiếng, những buổi cắm trại hữu ích cho học sinh, và rất nhiều sự kiện khác.


Chúng tôi trở lại Hội trường cũng vừa lúc buổi lễ kết thúc. Mọi người đang tranh nhau chụp hình kỷ niệm cùng các tân khoa. Trường cũng có khoản đãi bữa tiệc ngọt sau buổi lễ, nhưng chúng tôi không dự mà kéo đến một nhà hàng Mễ Tây Cơ trong thành phố vì Trang nói nơi này có nhiều món ăn khá độc đáo. Qua trò chuyện trong bữa tiệc mừng, tôi biết Trang đã được nhận vào làm việc toàn thời gian cho trường UC Davis nên nói lời chúc mừng, nhưng không để ý nhiều đến chi tiết về việc làm của cô bé.

Sau đó vì công việc bận rộn, tôi cũng quên bẵng đi cô du học sinh này. Cho đến một ngày, tôi tình cờ đọc được bài báo của ký giả Jon Tourney, trong đó có nhắc về việc làm của Trang. Sống trên cái xứ sở của nho và rượu, chàng xã nhà tôi cũng học cách tự ủ rượu nho để nhâm nhi và đãi khách xa cùng làm quà cho họ mang về. Nhưng thỉnh thoảng ông ấy cũng kéo tôi đi thăm các xưởng sản xuất rượu quanh vùng, Sacramento, Fairfield, Napa, và các vùng phụ cận để tham quan và nếm thử rượu “lấy kinh nghiệm.” Dù đi theo nhưng tôi không bao giờ dám nếm giọt rượu nào, mà chỉ bưng cái ly rượu đi theo chàng, ngắm thiên hạ nếm rượu còn tôi thì “nếm” mấy món ăn vặt họ kèm theo cho “bợm rượu” đưa hơi. Dù gì cũng đã trả tiền mua vé, chỉ thưởng thức những món đồ nhắm và đem về cái ly thật đẹp là đủ…huề vốn rồi. Cho nên tôi cũng thích việc đi nếm rượu.

Và trong khi lang thang trên mạng lựa chọn vài hảng rượu để đến viếng, tôi đã gặp bài báo này trên trang nhà của công nghiệp Rượu và Nho “Wines & Vines”. Bài báo tường thuật, tại ngày hội thảo thường niên năm 2013, các nhà trồng nho, nhà quản lý vườn nho, chuyên viên về nho, các cố vấn về diệt nấm bảo vệ nho, và các công ty sản xuất thuốc diệt nấm, cùng ban ngành liên quan được cơ hội kiểm chứng kết quả thử nghiệm của hơn 90 loại sản phẩm khác nhau dùng bằng hình thức phun xịt để điều trị bệnh nấm mốc sương (grape powdery mildew) trên các vườn nho. Những thử nghiệm này được chỉ đạo bỡi nhà nghiên cứu bệnh học thực vật, giáo sư Tiến sĩ Doug Gubler của đại học UC Davis; và hai cộng sự của ông, Trang Nguyễn và Ian Bay là những người đã trực tiếp hoàn thành các cuộc thử nghiệm.

Theo bài báo, cuộc họp được thực hiện tại cánh đồng nho Chardonnay Vineyard của hảng rượu nho nổi tiếng Chardonnay in Courtland, California. Tại buổi hội thảo này, Tiến sĩ Doug Gubler trình bày báo cáo về kết quả thử nghiệm của các sản phẩm. Bài báo còn tường thuật về việc hai phụ tá của giáo sư, Ian Bay và Trang Nguyễn đã thực hiện các bước thử nghiệm ngay tại chỗ các sản phẩm hợp chất do các nhà sản xuất cung cấp, làm theo bảng kết quả nghiên cứu do nhóm của Trang Nguyễn, Ian Bay, và Tiến Sĩ Doug hoàn thành sau một thời gian dài nghiên cứu, thí nghiệm, và theo dõi.

Kết quả của cuộc thử nghiệm được Tiến sĩ Doug báo cáo trình bày, về kết quả tốt xấu, mức độ an toàn, nhanh chậm của các loại hợp chất, cách thức sử dụng cho hiệu quả, khoảng cách thời gian dùng để ngăn chận bệnh của nho, trước khi những sản phẩm này được các nhà sản xuất xin cấp phép để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Bài báo còn giới thiệu về các bản báo cáo hàng năm của Tiến sĩ Doug và hai cộng sự của ông, Trang Nguyễn và Ian Bay, chúng được lưu trữ tại trang nhà của phòng thí nghiệm khoa thực vật học (UC Davis Plant Pathology Lab), là những bản báo cáo sau cùng (Final Report) tường trình về kết quả thử nghiệm thực tế tại chỗ của các vụ mùa.

Tôi bèn theo đó và đọc được mấy bản báo cáo giá trị do Trang Nguyễn, Ian Bay, và Tiến Sĩ Doug hoàn thành trong năm 2013 tại các cánh đồng nho, các vườn táo, vườn lê, và các cánh đồng bí đỏ… Các bản tường trình cho thấy rõ ràng rành mạch việc thử nghiệm điều trị, phạm vi ảnh hưởng, tác động của các hợp chất, và kết quả của các chất diệt nấm, trị bệnh cho chứng nấm vảy trên táo, chứng nấm mốc sương trên nho, chứng nấm ghẻ trên lê, và chứng nấm mốc trên bí đỏ.

Đọc xong bài báo, tôi cảm thấy thật bất ngờ. Quả là Trang đang làm một cái “job” khá lạ, tôi chưa từng nghe trước đây. Tôi nghĩ, và dự định sẽ liên lạc với cô bé để tìm hiểu thêm về việc này. Sau cùng, trong một ngày cuối tuần, tôi đã gặp được Trang.

Bấy giờ tôi mới biết rõ, sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ Trang được nhận làm việc toàn thờigian trong một phòng thí nghiệm của đại học UC Davis. Công việc của Trang là nghiên cứu về bệnh của rễ và cây nho làm rượu. Mỗi khi “sức khỏe” của vườn nho có vấn đề, nhà vườn gửi mẫu trực tiếp đến phòng thí nghiệm cho Trang, kèm theo thông tin như triệu chứng, vùng miền, và thời điểm bệnh bắt đầu. Trong phòng thí nghiệm, Trang sẽ tự nghiên cứu, tìm hiểu nguyên do bệnh bằng cách giải phẩu cây, cấy xuống và theo dõi, thử DNA, hoặc dùng kính hiển vi để tìm ra mầm bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm, biết chính xác nho bị bệnh gì, Trang thông báo cho nhà vườn để giúp họ chọn đúng các sản phẩm thuốc diệt trừ nấm và “điều trị” cho nho.

Trang cho biết, sau khi học về Vi Sinh Học cô cảm thấy rất thích thú và bắt đầu chú trọng nhiều về nghiên cứu các loại nấm “fungus” của cây. “Mỗi lần làm xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân, định bệnh được cho vườn nho của khách hàng, cháu cảm thấy vui ghê lắm bác ạ.” Cô bé nói.

Nghe Trang kể chuyện, tôi chợt liên tưởng đến những chùm nho mọng nước tôi thường mua về làm rượu. Những bức tranh tuyệt mỹ được gắn kết bằng đủ loại trái nho ở Lễ Hội Nho thường niên của thành phố Lodi, California. Những chai rượu nho đỏ au màu mận, ngọt ngào nồng ấm, được xuất xưởng từ những hảng rượu nho nổi tiếng ở Cali. Và tôi biết, tất cả các giống nho đến từ những sản phẩm này đều ít nhiều nhờ vào công lao nghiên cứu và định bệnh của Trang, cô bé người Việt Nam nhỏ nhắn đang ngồi trước mặt. Thật là thú vị. Và chúng tôi đặt cho Trang cái biệt danh “Đốc Tờ Nho” từ đó.

Một nhiệm vụ quan trọng khác mà Trang đảm đương ở phòng thí nghiệm nữa là thử nghiệm các sản phẩm mới về điều trị bệnh cho các loại cây ăn trái như nho, táo, lê, cà chua, bí đỏ, và dưa ngọt (honey-dew). Các sản phẩm này do các công ty kinh doanh gửi đến, nhờ phòng thí nghiệm của UC Davis nghiên cứu, thử nghiệm, và theo dõi để biết hiệu quả cũng như sự an toàn của sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Trang cho biết, thời gian mà mỗi sản phẩm được thí nghiệm và theo dõi kéo dài trong một vụ mùa (season). Bắt đầu là làm xét nghiệm sản phẩm, sau đó đem áp dụng thử nghiệm lên cây trồng, theo dõi, ghi vào bảng phân tích (chart) những diễn tiến và chờ đợi, cuối cùng báo cáo kết quả sản phẩm trong hội thảo như bài báo tôi đã đọc được ở trên.

- Wow! Cái job của cháu quả là thú vị! Tôi nói. - Như vậy là cháu hiện đang làm việc cho chính phủ rồi, vì đại học UC Davis là trường công của tiểu bang California. Là một du học sinh mà cháu kiếm được việc làm toàn thời gian thế này thì rất là may mắn. Thế, chính xác là cháu đang trực tiếp làm việc với ai?

- Dạ, là Giáo sư Doug đó bác. Trang cười nói. – Hiện tại cháu là một phụ tá nghiên cứu, “Staff Research Associate,” làm việc dưới quyền của giáo sư. Cháu phải tự mình làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đi làm thử nghiệm bên ngoài, theo dõi, và khi có kết quả thì báo cáo cho giáo sư Dough. Bác nói đúng, công việc của cháu rất thú vị, và cháu rất thích nó.

Nhưng để có được ngày hôm nay, Trang đã phải cố gắng, phải vất vả đến thế nào. Đến Mỹ, Trang vào học college ở trường Chabot và sau chuyển sang Mision College ở San Jose. Dù gia đình không để cho thiếu thốn, cô bé vẫn cố gắng vừa học vừa kiếm việc làm thêm hầu có chi tiêu cho “nhẹ bớt gánh của gia đình,” Trang nói. Một năm sau Trang xin được thẻ An Sinh Xã Hội và bắt đầu vào làm “Work Study” trong trung tâm sức khỏe, “Health Center” của trường.

Trang được vinh danh vào “Deans List” trong suốt thời gian học college. “Deans List” là bảng xếp hạng danh dự cho những sinh viên đạt điểm GPA cao, từ 3.5 đến 4.0. Khi chuyển lên UC Davis, Trang học ngành Công Nghệ Vi Sinh Học tức là “Microbiology,” một ngành rất “khó nhai” cho những ai “siêng hổng nổi,” nhưng Trang cũng thường được “Deans List”…níu áo dài dài. Và rồi sự thông minh cộng với siêng năng của Trang đã được đền đáp. Cô bé được một vị giáo sư trao cho cái job làm phụ tá cho ông trong suốt thời gian học lấy bằng Cử Nhân, đồng thời cũng nhận được một số tiền học bỗng gọi là “hổ trợ học phí.”

Sau đại học, Trang ở lại UC Davis tiếp tục học lên Thạc sĩ. Trang dùng một nửa thời gian cho việc học và thực tập, còn lại một nửa thời gian thì đi làm, vì cô bé được nhận vào một chương trình gọi là “Stipend.” “Stipend” là chương trình của chính phủ trợ giúp những sinh viên học khá, bằng cách cho họ việc làm, trả lương một nửa, còn một nửa được trừ vào học phí. Cho nên du học sinh nào mà vào được chương trình này thì may mắn lắm, vì sẽ nhẹ gánh cho gia đình rất nhiều.

Khi được hỏi những khó khăn nào mà Trang đã phải trải qua trong thời gian sống và học hành ở Mỹ, cô bé cười lỏn lẻn:

- Khổ nhất là phải thức dậy sớm! Cháu luôn thèm có một ngày rảnh rang để “ngủ cho đã,” nhưng mọi việc cứ lôi cháu chạy vù vù như tên bay. Phần thì phải lo việc làm ở phòng thí nghiệm, phần thì đi thử nghiệm các sản phẩm hợp chất diệt khuẩn bên ngoài. Nhiều khi đi làm test ở những vùng xa như Monterey cháu phải thức dậy thật sớm để kịp đi về trong ngày, và nhiều khi máy móc bị rắc rối ở giữa vườn nho thì cũng phải tự mày mò để sửa. Phần thì phải đối phó với những cái hạn nộp bài (dead line), phần thì phải tập hội nhập với xã hội. Nhiều khi cháu cũng mệt mỏi và có chút…nản lòng, nhưng nghĩ đến sự mong chờ của gia đình, cháu quyết chí phải đạt cho được mục đích.

Nghĩ đến sự mong chờ của gia đình. Đây mới là suy nghĩ của một đứa con truyền thống Việt Nam. Sự thành công của con cái chính là niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ dù rằng sự thành công ấy là cho chính tương lai của chúng. Chưa bao giờ nghe ai nói cho con ăn học thành tài để về sau được nhờ, nhưng cha mẹ nào cũng mong chờ sự thành đạt của con. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho Trang. Ngày xưa ở Việt Nam cô là con út, con cưng, cả ngày chỉ lo ăn và học, đâu biết làm gì khác. Vậy mà qua đây phải chịu vất vả đến nỗi thèm một giấc ngủ cho đầy cũng khó có. Quả Trang đã biết cách “đáo xứ tùy thân.”

Tôi hỏi Trang về tương lai có dự định học lên tiếp hay trở về Việt Nam làm việc, cô bé nói chuyện đó sẽ tính sau, bây giờ cô chỉ muốn làm việc một thời gian để học thêm kinh nghiệm. Thật ra thì một người có ý chí và hữu dụng như Trang thì về hay ở cũng đều tốt cả. Nếu ở lại Mỹ, Trang sẽ tiếp tục làm việc, đóng thuế, chung tay với cộng đồng Việt Nam xây dựng quê hương mới này. Nước Mỹ là một Hiệp Chủng Quốc, một cường quốc thông minh, luôn luôn đón chào những kẻ có tài, nhờ vậy mới phát triển mạnh, đứng đầu thế giới. Còn nếu như trở về lại quê nhà, Trang sẽ mang những điều hay lẽ tốt học được nơi miền đất này về để phục vụ cho những vườn nho, vườn táo, vườn lê của đồng bào Việt Nam thân yêu.

Từ kinh nghiệm của Trang, tôi được biết, mỗi du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể được cho phép ở lại Hoa Kỳ làm việc trong vòng một năm rưỡi. Với điều kiện, phải tốt nghiệp về các ngành như khoa học, kỷ thuật công nghệ, kỷ sư, toán học, và công việc làm đó phải có liên quan đến bằng cấp đã hoàn thành. Sau đó nếu cơ quan nơi du học sinh làm việc chịu thuê tiếp thì sẽ được cấp “WorkVisa” để ở lại tiếp tục làm việc. Đây là một điều rất đáng mừng cho các du học sinh.

Trên đường về, tôi chạy ngang qua cánh đồng nho bạt ngàn hai bên Xa lộ 12 vùng Lodi. Tôi giảm chân ga ở đoạn thấp tốc độ. Hai bên đường, những dây nho xanh tươi mơn mởn cùng đám râu tua tủa vươn lên từ thân cây mẹ, những gốc nho đã được tỉa gọn sau khi thu hoạch. Từng chùm, từng chùm chi chít không biết cơ man nào là trái nho xanh non dắt díu đeo bám trên những dây nho, khoe khoang sự sung mãn của vụ mùa sắp tới. Những người chủ cánh đồng nho này đã chăm bón chúng cẩn thận kỹ lưỡng, nên chắc chắn họ sẽ thu hoạch khá trong tương lai. Tôi chợt nhớ đến “Đốc Tờ Nho.” Cô bé Trang cũng đã cố gắng học hành, dày công chăm chút cho tương lai của mình, nên cô mới gặt hái kết quả tốt như ngày hôm nay.

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
27/04/201504:36:11
Khách
Chào chị PHoa..Những bài viết của chị những nhân vật của chị ...nó như ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho tát cả những ai biết cố gấn gà có niềm tin vào chính mình. Thật tiếc vì em biết hơi muộn nên chưa đọc hết tất cả các câu chuyện của chị viết .Nhưng không sao, vẫn còn kịp để em" nuốt chửng" ba mươi mấy câu chuyện của chị Í hi hi.
18/07/201416:59:34
Khách
Chào các bạn Thao & suoirung,
-Bạn Thao, xin lỗi đã…bỏ sót bạn trong mấy hồi đáp trước. Tác giả rất nhận biết tấm lòng yêu mến của quý độc giả đã cất công đọc còn tốn thời gian viết comment cho ý kiến, dù ủng hộ hay phê bình để tác giả rút kinh nghiệm, cho nên cảm thấy “thiếu sót” nếu không hồi âm. Cám ơn bạn Thao nha.
-Bạn suoirung, đã giải thích mà bạn cứ “gán” cho như vậy chắc là phải…khăn gói quả mướp trở lại trường vài năm nữa rồi (điều mà PH rất thích), hihihi… Cám ơn bạn đã khuyến khích.
PH
17/07/201420:05:54
Khách
Chị PHoa ơi, chị khiêm nhường quá, Suoirung biết là chị có bằng Master về giáo dục. Điều mình ngưỡng mộ chị là chị đã trờ lại trường sau khi lo lắng cho con cái lớn khôn thành người và lấy bằng Thạc Sĩ ở độ tuổi mà Cao Bá Quát noi "Ba vạn sáu nghìn ngày..." Ngưỡng mộ chị thật đó vì khi chị viết bài cho độc giả, những đề tài nào cũng khiến Suoirung "cảm thấy rằng Đời Là Đáng Sống" lắm khi ta sống với một tấm lòng rộng mở.
16/07/201417:24:20
Khách
Chào chị Kim Vo,
Cám ơn chị đã đọc bài viết. Chúc canh chị luôn may mắn hạnh phúc,
Phương Hoa
16/07/201417:21:20
Khách
Chào anh Sáu Steve,
Một lần nữa cám ơn anh đã bỏ thời gian đọc bài cua PH và cho những lời phe bình thật là khích lệ. PH cũng chúc Anh "chân cứng đá mềm" để tiếp tục bước đi trên con đường văn chương tiếng Việt, một cái thú tuyệt vời thú vị mà ngay cả những người nói tiếng mẹ đẻ như PH đáy cũng phải vất vả lắm mới hoàn tất được một bài viết tạm gọi là...đọc được như anh đã thấty.
Chúc anh chị luôn mãi vui khỏe trẻ yêu đời...
Thân mến,
PH
16/07/201417:13:45
Khách
Chào bạn Huong Binh, Jenny, Lana, và suoirung,
Cám ơn các bạn đã đọc bài và cho ý kiến.
Bạn Huong Binh, cám ơn bạn đã bỏ thời gian viết comment. Đúng vậy, chính tác giả cũng thấy ngành học này lạ và thú vi nén mới tìm hiểu viết để chia se với bạn đọc.
Riêng bạn, suoirung, bạn nhầm rồi, bằng Thạc sĩ là của nhân vật chứ tác giả thì phải tốn thêm vài năm trở lại trường nữa mời có được lận hihi...
Chúc tất cả các bạn vui khỏe hạnh phúc...
Thân mến
PH
15/07/201423:16:33
Khách
Luc nao cung thich bai cua PHoa. Them mot dieu ne phuc chi la da lon tuoi, chi van lay duoc bang Thac Si, roi tim duoc viec lam nhu mot nha giao. Dieu ay khong phai de dang. Chi la nguoi phi thuong do...Kha nang lam viec cua chi that la vo cung, ma lai rat hieu qua.
14/07/201418:21:28
Khách
Chào chị Phương Hoa, Thêm một bài viết rất hay của chị.
09/07/201401:01:45
Khách
Cam on co Phuong Hoa co mot bai viet rat gia tri va sau sac ve su nghiep hoc hanh thanh cong cua 1 du hoc sinh nguoi Viet tren dat My. That la tu hao khi la 1 thanh vien trong gia dinh cua em ay.
08/07/201412:31:39
Khách
Chuc mung chau, Di va toan gd xin co loi chia vui.Hy vong day chi la buoc dau., mong chau cu tien buoc Di ky vong noi chau, dua chau da lam rang danh cho dai gd.Thuong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,415
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến