Hôm nay,  

Ngày Lễ Từ Phụ, Quí Ông Ơi!

16/06/201400:00:00(Xem: 12088)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 4251-14-29651vb2061614

Xong Father’s Day, sau nhiều bài viết về Bố, mời vui vẻ coi “đương sự bố” than thở. Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ.

* * *

Mỗi năm, cứ đến ngày Lễ Từ Phụ, lòng chúng tôi lại đau loi lói nhất là sau khi sang Mỹ. Lý do là vì chỉ có ngày lễ này, bọn đàn ông chúng tôi mới được nhớ đến, được mời đi ăn một tô phở, được "hoan hô Bố", may mắn hơn thì được một tấm thiệp "Háp pi đét đi" (không phải "đét đít").

Thật ra, từ xưa đến nay, kiếp đàn ông chúng tôi bị đối xử vô cùng tồi tệ. Ngay cả trước 1975, khi còn có tí oai hùng, bọn đàn ông chúng tôi cũng đã bị khi dễ. Này nhé, khi thấy một tên ngu ngu, ngốc ngốc, đứng đần và thộn mặt ra đâu đó, thì bị mắng liền: "làm cái gì mà đứng Đực ra đấy?" Có ai nói là đứng "Cái" ra đấy đâu! Rồi thì trong dân gian, luôn có câu truyền miệng: "Lệnh Ông không bằng Cồng bà!"

Có người hỏi cái "Cồng" Bà là cái gì? "Cồng" là một dụng cụ âm thanh, tròn tròn, mập mập, ở giữa có một cái núm gồ lên, làm bằng đồng, dùng để đánh cho có tiếng vang, hay đuợc dùng trong các lễ lạy um xùm ngày xưa. Thực tế, thì chả thấy có dính líu chút nào với các Bà, vì chưa bao giờ thấy mấy bà xăn tay áo lên mà đánh Cồng cả? Có lẽ chỉ vì cái âm "Ông" vần với "Cồng"?

Dù sao chăng nữa, câu này ám chỉ bọn đàn ông chúng tôi chẳng có thớ gì cả. Làm lớn đến đâu, cũng chẳng ăn thua gì với "bà chủ" ở nhà. Ông ra lệnh bằng giấy tờ cũng có thể bị bà ra lệnh miệng át đi. Hồi xưa mà đụng đến mấy bà lớn là không xong tí nào vì các bà lớn đều là dân "tay hòm, chìa khóa" ở nhà, mà các ông lớn lại sợ mất "lon", mất "lá", mất chức vụ, nên chẳng dám to tiếng gì với "má xấp nhỏ" cả. Lỡ ra chuyện tay đấm, chân đá với mấy bà là bị Tông Tông kêu về, giũa cho một trận, thì "ra đi không mang vali, sợ chó nó cắn mất d." Các ông chỉ có thể hống, hách với mấy bà khi xếp Chúa đi vắng hoặc ở xa...

Lại nghe nói bà Xếp Chúa quốc gia hồi nẫm, vốn không hống hách như các bà lớn khác, không cần tiền như mấy bà Xếp Nhỏ khác, nên không có mục mua quan bán tước, nhưng một khi cần một vị trí nào trong chính phủ cho mấy đứa cháu gọi bà bằng Mợ, bằng Dì, bằng Bác hoặc bạn của con cháu, như Bộ Trưởng, Tổng Giám Đốc, như Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ phe ta, như Giám Đốc Bệnh Viện, Cò Cảnh Sát... chẳng hạn, Bà chỉ cần chạm vào cái "cồng" của mình, đánh lên một tiếng "boong", là lập tức mọi việc sắp xếp để ứng cử vào chức vụ đó. Giấy tờ bàn giao thì được tiến hành nhanh hơn chớp.

Lại cũng nghe kể bà Xếp Chúa đã có lần dùng súng lục có sẵn trong ví, móc ra định "bụp" một ông thiếu tá, chuyên viên phụ trách các mục du hí của Tông Tông, may mà ông này dọt lẹ, chứ không thì đã mất mạng mà không có ai bồi thường. Và còn biết bao nhiêu Lệnh bà, Giám Đốc Bà, Chủ Sự Bà... gì đó, ngồi trong một cái văn phòng nhỏ không có biển đề, nhưng lại bao trùm mọi công việc sắp xếp nhân sự của ông Xếp, trừ việc đánh nhau đổ máu thì để dành cho cánh đàn ông mà thôi. Xếp Chúa đã vậy, thì bọn đàn ông cỡ nhỏ nhỏ, tà lọt như chúng tôi, không có uy quyền gì thì còn bị lép vế tới đâu. Thấy mấy bà trợn mắt lên là ba chấn bốn cảng chạy ngay, kẻo.bị cấu véo đứt thịt!

Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc "đè đầu, cỡi cổ" mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi "mãn kinh" cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là "hormone" của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn "lên" cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ Mỹ cúp viện trợ nên chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi. Tội nghiệp cho một số ông, "hormone" xuống nhanh quá, xuống từ hồi 50 lận! Muốn gượng lên một chút cũng không xong, và nếu gặp Bà Chủ nào mà còn lãng mạn, còn thích phiêu lưu non nước, môi hiền mà miệng dữ, thì ôi thôi, đời tàn trong ngõ hẹp!

Nói thế cũng không phải trúng 100%. Cũng có một số nhỏ nào đó, vẫn cư xử kiểu gia trưởng, hò hét vợ con, nhưng số này không nhiều, đa phần là mấy ông cổ hủ, thuộc loại "chuyện xưa, tích cũ", làm lớn từ cái hồi nẫm lận, mà phúc bẩy mươi đời, vớ phải "ma sơ", không phải "ma xó" nên "vợ" vẫn là "vợ", không biến thành "bà chủ".

Nói gì thì nói, sau khi sang Mỹ, thì tình hình các ông "tê nặng tệ". Mấy ông gia trưởng bị hất văng ra ngoài hệ thống xã hội. Các bà vùng lên. Lady First! Một số bà tích cực hơn, ly dị lia chia. Lý do chính mà các bà đưa ra để ly dị là các ông xử ức từ hồi nẫm, nên bây giờ các bà đòi quyền sống, và đi kiếm ông nào ngon hơn, biết điều hơn, chưa bị cúp viện trợ nên súng đạn lúc nào cũng sẵn sàng hơn. (Sự thật phũ phàng, là với số tuổi và khả năng của các bà bây giờ, thì chỉ "qua-li-phai" với các ông khác cũng "sứt càng, gẫy gọng", không bệnh nọ thì tật kia, hoặc các ông bị "đít qua-li-phai" bởi các bà khác, mà không kiếm nổi anh nào trai trẻ, cường tráng, hào hùng theo như giấc mộng ban đầu của các bà đâu!)

Với các ông từ khuya đã từng được coi là Xếp phó, thì sau khi sang Mỹ, xuống làm Nhân Viên, ông nào tệ hơn thì thành "gác dan". Nghĩa là bị xếp xuống dưới hàng Con Cái. Mọi suy nghĩ, bàn bạc, thảo luận, quyết định lớn nhỏ là do các bà Mẹ và mấy đứa con. Còn bọn liền ông, bậc "Cha, Chú" như lũ nhỏ "nịnh xã giao" vẫn gọi, chỉ còn là cái máy gật, không dám lắc. Đến "Bố bảo" cũng chả dám lắc đầu một khi Mẹ và các con đã đồng thuận với nhau. Có mà ra ngoài đường với cái vali sớm!

Vậy thì ngày Từ Phụ này có nghĩa lý gì với chúng tôi nhỉ? Với một tô phở, một ly cà phê, một tấm "cạc", ngày lễ Từ Phụ này, tụi tôi còn tủi thân biết mấy. Ở bên Mỹ này, Phở thì ê hề mà nào chúng tôi dám léng phéng đi "ăn phở" một mình, bởi vì nếu bà chủ mà biết được thì đời chúng tôi tàn. Học hành ná thở, làm việc cật lực mới gầy dựng được chút gia sản, mà dám đi "ăn phở" một mình, bị bà chủ phát giác, thì ôi thôi, cái nhà đi trước, hai chân bước theo sau...(Nhiều ông.."ngố" bỏ mẹ: Đi ăn phở lén mà còn để chứng cớ trên I-meo hay Tếch-X!)

Khổ thân hơn nữa, là chẳng có bà chủ tiệm phở nào vừa cho ăn phở mà còn thương tình, gọi vào cho "xe" phòng? Thiệt, Buồn năm phút!

Điều đau lòng hơn nữa, như đã trình bầy ở trên, là mọi việc trong nhà đều do Mẹ và Con quyết định, mấy ông Bố chúng tôi cũng chả có quyền hành gì trên mấy đứa con nữa cả. Sinh ra và nuôi dưỡng đổ mồ hôi, sôi nuớc mắt, rồi thì dành ưu tiên cho con cái làm chủ căn nhà, chủ tên xe, và chủ cuộc đời mình luôn. Chúng nó thương tình thì cho một chiếc xe cũ mà đi, xe mới chúng lái. Mang cô nào về nhà giới thiệu thì bố phải gật đầu liền, mặc dù có khi chúng mang cả mấy cô về một lúc. Làm bố thì chỉ biết khen dồi. Chà, con nhỏ này được qúa! Đẹp cả người lẫn nết! (Mặc dù nó mặc hở cả ngực, trình diện một đống Silicon!) Ô, con bé kia dễ thương đấy, bố không có ý kiến gì! Tùy con nhé! (Nhưng trong lòng bố đau như dao cắt! Hỡi ơi! Con mà lấy nó là đời con khốn nạn hơn bố! Nó sẽ trèo lên đầu con ngồi và ra lệnh cho con làm ngựa cho nó cưỡi nhong nhong... Con mà lạng quạng, thì cái công học lấy bằng 10 năm của con sẽ đi đoong.)

Đã có nhiều ông bố, ráng nở nụ cười làm vui trong đám cưới của con, nhưng không dám nhắc đến đứa con dâu "xếch xi" hết ý với bạn bè.

Bình thường, tới bẩy, tám chục phần trăm con dâu ở đây đã là một thứ Xếp Chánh ở trong nhà, mà bố mẹ nín khe, còn những trường hợp con dâu lộng hành, tác yêu tác quái thì ông bố chỉ có còn lẳng lặng đi kiếm Mô bìu Hôm mà ở đỡ, trước khi con dâu nó bưng bố chồng vào nhà dưỡng lão. Hên lắm và phúc đức lắm mới có con dâu biết thương bố chồng như bố ruột. Kiếp trước, ông bố này chắc phải là tu hành, đạo đức thứ thiệt nên kiếp này mới được con dâu nó thương.

Nói chung lại, cái giống liền ông ở bên này còn thua chị Hai mà người ta gọi là Nany đấy! Các bà tha hồ "đè đầu, cỡi cổ" mấy ông chồng, nhất là các ông chồng làm ra nhiều "địa", vì các ông sợ rằng nếu mà "má nó" nổi giận, thì chỉ có nước ra trước cửa Thành Phố Santa Ana, chờ bà con mang mấy cái thùng đồ ăn ra phân phát, cho một cái túi ngủ, một hộp kem đánh răng. Tối thì kiếm mấy cái ghể đá công viên mà nằm...

Thôi, thôi, nói mãi chuyện buồn trong dịp lễ Từ Phụ này thì chán chết, làm mất đi biết bao nhiêu vui vẻ trong nhà. Nhưng mà còn lời chót, góp ý với mấy ông "bố-buồn-hiu" là lâu lâu cũng phải vùng lên, dù sau khi bị Mỹ cúp viện trợ, chỉ còn súng mà không có đạn, cũng cứ phải gân cổ lên mà nói một câu này: "Tôi nói cho bà biết nhé. Ở Nhà Củi Mục, Ra Đường Trầm Hương" đấy! Bà đừng có mà bắt nạt tôi, ăn hiếp tôi căng quá, thì tôi ra đường, cho mấy bà khác mang về làm Trầm Hương đó!"

Thử gân lên mà nói câu ấy xem nào?

Thôi, thôi, viết mãi lại... bắt đầu run! Hình như cái ngón tay người viết cũng đang rung (coi chừng bà Chủ bắt được thì...)

Đành bắt chước thiên hạ chúc nhau, làm vài câu thơ chúc mấy ông bố như sau:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc mấy ông bố sống thật lâu
Phen này, ông đi buôn thuốc nhuộm
Thiên hạ bao nhiêu đứa bạc đầu.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
16/06/201418:00:39
Khách
tác giả viết vui quá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến