Hôm nay,  

17-8, Họp Mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2014

15/06/201400:00:00(Xem: 36998)
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XV được tổ chức vào Chủ Nhật 17 Tháng Tám 2014, và 21 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.

Năm 2000, ngày 30 tháng Tư, chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Họp mặt phát giải và ra mắt sách năm thứ nhất được tổ chức tại Richard Nixon Library, Yorba Linda, California, ngày 29 tháng Mười Một 2000. Từ đây, liên tục 15 năm, hơn 4,300 bài viết đã được phổ biến và lưu trữ trên Việt Báo Online. Sách "Viết Về Nước Mỹ" do Việt Báo ấn hành đã được 17 cuốn, 10,880 trang, đạt kỷ lục về số lượng bài viết, người viết và người đọc.

Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hoá, lịch sử mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đạt được.

Sau đây là kết quả giải thưởng 2014, kèm theo đường dẫn đến từng bài viết liên hệ hiện lưu trên vietbao online. Có thể click vào tên từng tác giả để xem thêm những bài khác do cùng một người viết.

*11 Tác giả vào Chung Kết Viêt Về Nước Mỹ 2014

1. Phùng Annie Kim, bài "Chú Lính My" và 10 bài khác

http://new.vietbao.com/a217885/chu-linh-my-goc-viet

Tại Việt Nam, tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Bà là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi," từ tháng Tư 2013 tới nay đã có hơn 300,000 lượt người đọc. Viết Về Nước Mỹ năm thứ XV., 2014, tác giả góp thêm 12 bài, cho thấy sức viết mạnh mẽ.

2. Philato, bài "Sài Gòn Nhỏ Lớn Đều Nhớ Anh."

http://new.vietbao.com/a222178/sai-gon-nho-lon-deu-nho-anh

Bài viết hướng về các Thương Phế Binh VNCH 39 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, với những hình ảnh xúc động từ một ngày tri ân thương phế binh VNCH vừa được tổ chức công khai ngay giữa Sài Gòn lớn, trong nước. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết về nước Mỹ 2005 và vẫn liên tục viết, bài nào cũng cho thấy tấm lòng.

3. Phương Hoa, 2 bài về Vietnam Museum, Bảo Tàng Của Người Lính Bị Bỏ Quên

http://new.vietbao.com/a218274/bao-tang-cua-nguoi-linh-bi-bo-quen

http://new.vietbao.com/a221985/di-tang-qua-dum-viet-bao

Sinh năm 1950, định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University và trở thành nhà giáo tại Marysville, Bắc Cali. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sang năm 2014, Phương Hoa góp thêm 14 bài viết mới, trong số này có câu chuyện về Vietnam Museum: Năm 1965, cậu bé Dann 10 tuổi của Marysville có người bạn lớn đi quân dịch sang Việt Nam chiến đấu và bắt đầu sưu tập kỷ vật về Việt Nam để làm... bảo tàng. 50 năm sau, Bảo Tàng từ nhà để xe của Dann, nay thành một công viên bảo tàng rộng lớn. Sau khi bài viết về Vietnam-Museum được Việt Báo phổ biến trên báo xuân, báo ngày và online, nhiều đoàn khách cựu chiến binh gốc Việt tại Cali đã lấy hẹn tới thăm. Bài viết thứ hai về Memorial's Day 2014, sách báo Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được bầy trân trọng trong bảo tàng. Vietnam-Museum là nơi hội họp mừng 50 cựu chiến binh gốc Hmong về từ khắp nước Mỹ để nhận tuyên dương ghi công từ các giới chức California.

4. Lê Nguyễn Hằng & Nguyễn Thạch Hãn, 3 bài "Dòng Sông Êm Đềm"; "Mây Đã Qua Cầu"; "Tình Cờ"

http://vietbao.com/a207804/dong-song-em-dem

http://vietbao.com/p210528a221774/2/may-da-qua-cau

Lê Nguyễn Hằng là một cây bút nữ, cư dân San Jose. Nguyễn Thạch Hãn là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, cựu tù cải tạo, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston, Texas. Bài viết chung của hai tác giả là chuyện một tình yêu tuổi nhỏ thất lạc nhiều năm, tìm lại được nhau trên đất Mỹ nhờ các sinh hoạt hội đoàn, họp mặt đồng hương. Riêng Lê Nguyễn Hằng góp thêm hai bài. "May Đã Qua Cầu", tự sự của một bà mẹ quên mình vì người con bị ung thư. "Tình Cờ" là hồi ức về người bạn chuyên gia cùng tác giả thành lập và cứu nguy một công ty hi-tech tại Thung Lũng Điện Tử.

5. Song Lam, 2 bài "Thomas Vẫn Nhớ Chú VC Bé Con", "Chuyện Cổ Tích Bờ Đông" http://vietbao.com/a216385/can-tet-o-little-saigon

http://new.vietbao.com/a218611/chuyen-co-tich-o-bo-dong

Tác giả thuộc lớp tuổi 60', định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Viết về nước Mỹ 2014, Song Lam góp 12 bài viết, cho thấy sức viết mạnh mẽ. Trong số này có nhiều bài đặc biệt như "Người Già Ở Mỹ", "Phẩm Giá Tiếng Việt"… M?i bi vi?t ??u th? hi?n tấm lòng và cách viết duyên dáng.

6. Triều Phong, bài Niềm Đau Ơi, Ngủ Yên!

http://vietbao.com/a217500/niem-dau-oi-ngu-yen

Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, từng trải qua sáu năm trong trại cưỡng bức lao động tại Việt Nam, vượt biển năm 1989 và phải trải qua gần 11 năm chờ đợi ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân. Định cư tại Hoa Kỳ từ 2011, ông vừa hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina vừa theo học ở trường Trident Technical College. Cũng từ 2011, Triều Phong đã góp cho Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt như "Dòng Sông Yêu Thương", "Anh Đã Vào Bờ Rồi", Mẹ Vẫn Đợi Con"... Sau 5 năm bặt tin. tác giả trở lại với bài viết về chuyện tình thuyền nhân nơi trại tị nạn Palawan-Philippines.

7. Võ Quách Thị Tường Vi, 2 bài "Chai Dầu Gió Xanh" và "Chiếc Mũ Năm Xưa".

http://vietbao.com/a208680/chai-dau-gio-xanh

http://vietbao.com/a216754/cau-chuyen-dem-giao-thua

Tác giả sinh ở Bình Định, lớn lên ở Biên Hoà, học Trung Hoc Ngô Quyền, Đại Học Khoa Học Saigon, qua Mỹ tháng Tư 1975. Hiện là Y Sĩ và Giáo Sư Tiến Sĩ của Đại Học Texas Woman's University / TWU. hệ thống đại học và bệnh viện hàng đầu thế giới. Với ngân sách hàng năm 14 tỷ, TWU có 92,500 chuyên gia và nhân viên, 21 bệnh viện, hàng năm đón 7.1 triệu bệnh nhân; Số trẻ vào đời: 28,000. Số sinh viên học toàn thời: 34,000. Tác giả góp 2 bài viết về nước Mỹ 2014. Sau "Chai Dầu Gió Xanh" là một chuyện tình lỡ. Hình: Cô sinh viên Tường Vi tại Sài gòn trước 1975, trong "Chiếc Mũ Năm Xưa". Và Giáo sư Võ của TWU tại Texas ngày nay.

8. Trần Du Sinh, 2 bài "Lính Mỹ Gốc Nail"; "Ó Biển Cô Đơn, và 2 tự sự của một du học sinh.

http://vietbao.com/a220605/linh-my-goc-nail-ngoai-oi-hoang-sa

http://vietbao.com/a222476/on-cho-nguoi-ngoai-dao

Tác giả cho biết ông là Trần Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego, và liên tục góp 5 bài viết. Nhân vật chính trong "Lính Mỹ gốc Nail" có lý lịch đặc biệt: Ba của Bi vốn là con nhà cách mạng từ Bắc vào, mẹ là một tiểu thư Sàigòn trước 1975, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O."

Sau đó tác giả cho biết thêm thêm, "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình thì tôi có cơ may được học bổng của Liên Minh Châu Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management."

Sau "Lính Mỹ Gốc Nail"; "Ó Biển Cô Đơn," là hai bài có thể coi là tác giả tự sự: "Ơn Cho Người Ngoại Đạo" và "Nỗi Buồn Du Học Sinh Xứ Xã Hội Chủ Nghĩa."

9. Orchid Thanh Lê, 3 bài "Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh", "Thầy Việt, Trò Mỹ", "Vết Thương Xát Muối".

http://new.vietbao.com/a221523/thay-viet-tro-my

http://new.vietbao.com/a216012/di-tim-ten-mot-nguoi-vo-danh

http://new.vietbao.com/a219326/vet-thuong-xat-muoi

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997. Hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California. Trong số bốn bài Orchid Thanh Lê góp cho Viết Về Nước Mỹ 2014, có hồi ký "Tấm Ảnh Sống Sót" cho biết thân phụ của tác giả là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ. Ba bài khác cho thấy thêm tấm lòng, tài ba và sức viết tinh t?: "Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh" kể chuyện tác giả làm việc với Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mất Tích Trong Chiến Tranh, và "do nhân duyên" tìm được tên của một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vô danh, tử thương trong một phi vụ hỗn hợp với quân nhân Hoa Kỳ. Bài "Vết Thương Xát Muối" kể về một hội chứng tự kỷ, nhân World Autism Awareness Day - Ngày Thế Giới Nhận Biết Về Bệnh Tự Kỷ, 2 tháng Tư hàng năm. Và "Thầy Việt, Trò Mỹ" kể về lớp học tiếng Việt dành cho binh sĩ thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ.


10. Trương Ngọc Anh, bài "Thế Giới Không Âm Thanh."

http://vietbao.com/a218413/the-gioi-khong-am-thanh

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải Danh Dự 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001, và liên tục15 năm góp thêm nhiều bài viết. Năm nay, bài viết của Ngọc Anh là một tự truyện giá trị về bệnh lãng tai bẩm sinh, những cùng quẫn, trăn trở, phấn đấu khi phải sống trong một thế giới hoàn toàn không âm thanh. Và rồi, nhờ chính sách y tế và những tiến bộ kỹ thuật "cấy ốc tai điện tử" tại nước Mỹ, tác giả đã có được ngày vui trở lại với âm thanh của đời sống, và với niềm tin vào những bước thần kỳ của khoa học, "Thế hệ kế tiếp tôi sẽ không còn ai bị điếc nữa."

Từ danh sách 10 tác giả trên đây, Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết sẽ chọn các giải chính, gồm Giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm với giải thưởng 10,000 mỹ kim; Giải Việt Bút Trùng Quang, và một số giải xuất sắc dành cho tác giả hoặc tác phẩm. Số còn lại sẽ nhận giải danh dự. Kết quả chính thức sẽ được công bố chi tiết trong lễ phát giải.

*10 Giải Đặc Biệt Viêt Về Nước Mỹ 2014

1. Nguyễn Đặng Bắc Ninh, bài Cô Khách Sở Welfare

http://vietbao.com/a212570/co-khach-so-welfare

Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là "Nàng Dâu Mỹ" cho thấy cách viết chừng mực mà sinh động.

2. Tom Tom, bài "O K ! Quyết Định Vậy Đi!"

http://vietbao.com/a211400/ok-quyet-dinh-vay-di

Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã 20 năm, nghề nghiệp: chủ tiệm Nail tại Culver City, California. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2012. Hai bài đầu của Tom Tom đều viết về công việc ông làm: "Nghề Nail đâu Có... Bèo"; Và "Tuấn, Chàng Trai Nước Việt." Bài thứ ba cho năm 2014, vẫn với cách viết nhanh nhạy, lạc quan, Tom Tom kể chuyện tổ chức vượt biển, định cư, đoàn tụ của bà con miền Nam.

3. Phan Việt Nam, bài "Tôi Thành Công Dân Mỹ"

http://new.vietbao.com/a210252/toi-thanh-cong-dan-my

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, ông là sĩ quan VNCH, khoá 1/72 Thủ Đức, từng bị chiến thương, giải ngũ và du học Thụy Sĩ từ tháng 2, 1975. Bài viết được gửi bằng điện thư, kèm lời tác giả viết, "Đây là chuyện thật của tôi - Nhân ngày kỷ niệm 9/11 đau thương - xin gửi bài để cùng bà con tâm tình khi viết về nước Mỹ."

4.Nguyễn Thị Mão, 38 Năm Nhìn Lại"; "Nước Non Ngàn Dặm."

http://vietbao.com/a208442/38-nam-nhin-lai

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco, đi làm bán thời gian và học xong College v? ngành Library. Hiện đang làm việc tại thư viện của một trường trung học tư th?c tại San Francisco. Cả hai bài viết kể chuyện cô được mời "lên lớp" vào giờ Sử, để trả lời thắc mắc của các học sinh Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam.

5. Ngô Văn Thu, bài "Tháng Tư, Tro Tàn Bay Trắng Đầu" và "Quán Bên Đường tại Nam Hàn"

http://vietbao.com/a220118/30-4-tro-tan-bay-trang-dau

Bài đầu là hồi ức Tháng Tư 1975 của một sĩ quan VNCH bị bắt làm tù binh trong trận Phan Rang. Tiếp theo là du ký Nam Hàn, từ chuyện quán bên đường của cô gái Mỹ Tho thời XHCN được "xuất khẩu" làm cô dâu Hàn quốc, tới chuyện Thái Tử Lý Long Tường, vị thuyền nhân gốc Việt đầu tiên trên đất Hàn gần hơn bẩy thế kỷ trước. Tác giả đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.

6. Lê Văn, bài "Vượt Một Chặng Đường"

http://new.vietbao.com/a218974/vuot-mot-chang-duong

Đây là bài duy nhất trong năm của tác giả. Ông từng là hoa tiêu của chuyến ghe vượt biển. Sau 8 ngày bị sóng gió vùi dập, vào lúc trẻ con nằm chờ chết trước mũi ghe, 57 thuyền nhân Việt đã được một tầu chở dầu Anh quốc cứu vớt. Định cư tại Mỹ, thành một cư dân vùng Little Sàigon, tác giả từng làm công việc phát báo rồi trở thành giảng viên của Hội đồng thẩm mỹ California, có nhiều sách và video dạy nghề thẩm mỹ. Mười năm sau, vị thuyền trưởng ân nhân từ Luân Đôn được Lê Văn đón tới Little Saigon để nhận lễ tri ân từ thủ phủ tị nạn của người Việt. (Tuy cùng tên thật và bút hiệu, xin phân biệt Lê Văn ngành thẩm mỹ và Lê Văn, nguyên chủ biên chương trình Việt ngữ VOA, một tác giả quen biết của bạn đọc Việt Báo, là hai người khác nhau.)

7. Nguyễn thị Hoà Nam, bài "Cậu Tư Quậy".

http://vietbao.com/a214109/cau-tu-quay

Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Theo bài viết, đây là chuyện kể của một bà mẹ trong gia đình đến Mỹ theo diện H.O., an cư ở Seattle. Một đứa bé được định cư ở Hoa Kỳ sẽ phát triển và hội nhập như thế nào? Xã hội mới, hoàn cảnh mới tạo cho em những điều kiện sinh hoạt ra sao. Cha mẹ sẽ khuyến khich giúp đỡ em như thế nào? Đó là nội dung chuyện kể.

8. Nguyễn Cao Thăng, bài "Đem Cha Mẹ Già Qua Mỹ"

http://vietbao.com/a212531/dem-cha-me-gia-qua-my

Trong số 4 bài góp trong năm, còn có "Máy Bay"; "Hơn Cả Ước Mơ"; "Một Vòng 5,000 miles". Các bài viết cho thấy những nỗ lực để thành đạt và nếp sống tử tế của những gia đình gốc Việt định cư tại một thành phố nhỏ trong tiểu bang xa. Tác giả tên thật là Nguyễn Cao Thăng, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.

9. Nguyễn Bích Thuỷ, bài " Con Thề Không Lấy Chồng Việt Nam"

http://vietbao.com/a216237/con-the-khong-lay-chong-viet-nam

Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ.

10. Nguyễn Thế Bài, bài "Người Đẹp và Quái Thú".

http://vietbao.com/a213575/nguoi-dep-va-quai-thu

Bài viết cho thấy nhiều chi tiết đặc biệt về hệ thống y tế và bệnh viện tại Hoa Kỳ. Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là "làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu".

* Xin các tác giả có tên trên đây vui lòng liên lạc với Việt Báo để xác nhận địa chỉ và nhận thiệp mời họp mặt.

E-mail: [email protected] hoặc [email protected]

Phone: (714) 894-2500

* Việc Tuyển Chọn Giải Chung Kết hàng năm

Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."

Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên tiêu chuẩn: 1) Đề tài, nội dung; 2) Cách viết, sức viết; và 3) Ý nghĩa thông điệp của bài viết.

Liên tục suốt 15 năm qua, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo online, mỗi ngày đều có thêm bài mới. Từ 4,300 bài viết của các tác giả hiện lưu trữ đầy đủ trên Vietbao.com, có 296 giải thưởng đã được trao tặng, trong số này có 15 giải chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2014 gồm 11 thành viên:

- Một đồng nghiệp uy tín: nhà báo Bồ Đại Kỳ, nguyên chủ nhiệm báo KBC Hải Ngoại.

- Sáu tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Viết Tân, và Nguyễn Duy An.

- Ba đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến

- Và Trưởng ban tuyển chọn từ năm 2003: Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ biên Xuân Việt Báo đồng thời là bình luận gia của truyền thông Việt ngữ và các đài phát thanh quốc tế./.

Ý kiến bạn đọc
11/04/202411:05:11
Khách
drug free ribbons <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> herbal workshops
24/03/202021:20:23
Khách
Hạn chót gởi bài dự thi năm 2020 là khi nào và ngày giờ phát giải thưởng cho cuộc thi năm nay. Xin chân thành cảm ơn.
10/12/201417:12:55
Khách
Việt báo và báo Người Việt có giống nhau không? Làm cách nào để gởi bài dự thi " Viết Về Nước Mỹ " ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến