Hôm nay,  

Ơn Cho Người Ngoại Đạo

07/06/201400:00:00(Xem: 14239)
Tác giả: Trần Du Sinh

Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014, và liên tục góp 6 bài viết. Nhân vật chính trong “Lính Mỹ gốc Nail” có Ba là con nhà cách mạng từ Bắc vào, mẹ là một tiểu thư Sàigòn trước 1975, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Sau đó tác giả cho biết thêm, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.”

Sau đây là hai bài viết mới của Du Sinh. Bài đầu là tự sự của một cựu du học sinh VN tại Âu châu đang làm việc tại Mỹ. Tiếp đến là một tài liệu về Con Đường Trở Thành Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ

* * *

I. Ơn Cho Người Ngoại Đạo -

Trần Du Sinh

Trở về Châu Âu sau mười một năm kể từ ngày tốt nghiệp. Kỷ niệm một thời của du học sinh đến từ xứ xã hội chủ nghĩa với biết bao bỡ ngỡ khi tiếp xúc với văn minh và tự do Tây Bắc Âu vẫn còn nguyên. Lâu nay đi làm ở Hoa Kỳ nên thời gian lại quí hơn cả tiền bạc, nên tôi “tranh thủ” về thăm lại cái nơi đã dạy tôi về sự tự do và trung lập trong tư tưởng, tránh văn hóa bầy đàn và tẩy đi nhiều tỳ vết trong não do bị nhồi từ khi vào lớp một ở Việt Nam.

Chuyến bay về lại Mỹ chỉ còn trống sáng mồng hai Tết, vì tôi mua vé vào giờ cuối nên không có nhiều chọn lựa. Tối mồng một Tết, tôi quyết định tới sân bay Munich ngủ lại qua đêm vì sợ nhỡ chuyến bay sớm về lại Mỹ. Cơ hội có một ghế ngồi trong vài chuyến kế tiếp sau khi dân tình ăn Tết xong là xa vời nên dù không được thoải mái nhưng tôi quyết định chợp mắt trong sân bay.

Tới phi trường khá trễ, mọi quán ăn trong khu chờ đều đóng cửa. Thấy hơi khát nước nên tôi kéo lê vali tìm máy bán thức uống tự động. Đi lang thang trong sân bay vắng lặng ngay lúc giữa đêm, tôi bắt gặp ánh mắt của một bà cụ đang nhìn tôi chằm chằm nơi góc ghế ngồi chờ. Bà ngoắc tay ra dấu muốn nói chuyện với tôi.

Khi đang tiến gần tới tôi thấy một bà cụ nhìn rất giống Nữ Hoàng Anh nhưng ăn mặc cũ kỹ kiểu người ăn mày ngoài phố, chỉ khác là quần áo tuy cũ nhưng sạch sẽ. Bà lên tiếng muốn giúp đỡ, có lẽ nhìn tôi giống như đang đi lạc vì mắt dáo dác nhìn xung quanh. Tôi nói là mình khát nước và đang tìm cái gì để uống. Bà thò tay vào túi xách lấy ra một chai nước còn nguyên nắp rồi đưa cho tôi. Tôi ngỏ ý muốn mua lại nó nếu bà vẫn còn nước cho mình. Bà giơ chai nước khác còn khá đầy nên tôi yên tâm cầm lấy chai nước mới kia. Đồng thời tôi chìa bàn tay còn lại đưa ra một nhúm tiền lẻ Euro. Bà vui vẻ nhận lấy hai đồng. Rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.

Tôi rất đỗi ngạc nhiên về kiến thức của bà. Bà nói về thảm hoạ Sóng Thần ở Nhật Bản và lũ lụt ở Châu Âu. Bà nói đó là sự giận dữ của Chúa. Có thể ai đó cho rằng bà bị tâm thần nhưng cách bà nói không phải như vậy. Bà ăn nói rất sắc sảo và thông điệp rõ ràng trong từng lời nói.

Tôi bắt đầu nghiêm túc lắng nghe hơn. Bà hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời mình là người Việt sống ở Mỹ. Rồi bà nói về chủ nghĩa cộng sản và sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Và hậu quả của nó là bọn trộm cắp móc túi đến từ Đông Âu như Bungari hay Rumani len lỏi khắp Tây Âu. Và bọn giang hồ mafia, đĩ điếm đến từ Nga làm xấu đi hình ảnh các thành phố lớn và đạo đức ở các xã hội Tây Âu cũng suy đồi theo. Tôi không thể không đồng ý với bà sự sự tàn phá giá trị đạo đức Ki-tô giáo bởi chủ nghĩa cộng sản, và hậu quả là thế giới văn minh phải gánh chịu. Bà cụ còn nói thêm là "Chúa rất buồn lòng về chuyện này".

Để tránh đi sâu vào vấn đề tôn giáo, tôi nói với bà là tôi không phải người có đạo Ki-tô giáo nhưng vẫn tin vào Chúa Trời. Tôi cũng giải thích là mình không có quyền lựa chọn nơi mình sanh ra và tôn giáo mình được nuôi dưỡng từ nhỏ.

Bà hỏi tôi ở Mỹ lâu chưa. Tôi trả lời là 11 năm. Bà tiếp lời nói: "Nước Mỹ từng là đất được ơn Chúa. Nhưng các chính trị gia đương thời đang đánh mất phước lành của Chúa."

Đã đến giờ check-in. Tôi giã biệt bà để tới quầy gởi hành lý. Khi chuẩn bị bước qua cổng an ninh thì tôi mới nhớ là chai nước vẫn còn đầy. Tôi đứng tại chỗ ráng uống cho hết chai nước vì không đem qua cổng được, rồi quyết định trở lại nói vài lời chia tay với bà mà không hiểu tại sao mình muốn làm vậy.

Tôi thấy bà đang nằm ngủ yên bình trên băng ghế chờ. Tôi tới gần ngỏ ý giúp bà một ít tiền. Bà ngồi dậy, mỉm cười nói: "Bình thường thì tôi không nhận bố thí. Tôi làm việc cho Chúa. Nhưng tôi sẽ nhận ơn phước của anh. Tôi sẽ cầu nguyện cho anh."

Tôi tặng bà 20 Euro và nói lời giã biệt một lần nữa. Trước khi tôi rời bước, bà nói: "Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại. Anh sẽ biết tôi ở đâu. Anh sẽ tìm tới tôi và cho tôi biết điều mới mẻ. Anh sẽ rất sáng suốt."

Bước đi với một chút hoang mang, tôi tự hỏi mình, "Làm sao mà tôi có thể gặp lại bà lão nhìn trên 70 tuổi này ở Mỹ? Bà có thể đi xa được bao nhiêu, và sống bao lâu nữa?"

Đi xa được một chút, tôi lại băn khoăn tự hỏi mọi chuyện sao lại xảy ra trong ngày đầu tiên của năm mới, phải chăng đó là ơn cho người ngoại đạo như tôi?

II. Con Đường Trở Thành

Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ

Trần Du Sinh

Bài thứ hai

Một tài liệu bổ túc cho đề tài lính gốc Việt trong Hải Quân Hoa Kỳ. Chi tiết đặc biệt: “Năm tài khoá 2014 có một lính gốc Việt được trúng tuyển chương trình LDO -Limited Duty Officer- Sĩ Quan Đặc Biệt), và đây là trường hợp hi hữu cho một công dân không sanh ra ở Mỹ.”

* * *

Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia trên thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho mọi sắc dân và tân di dân trên con đường đi vào phục vụ dòng chính. Gia nhập quân đội là con đường nhanh nhất, thuận lợi nhất nhưng cũng thử thách nhất.

Một di dân mới bước chân lên nước Mỹ, chỉ cần Thẻ Xanh có hiệu lực 1 ngày thôi có thể đăng ký xin gia nhập quân đội, miễn là thi đậu bài thi trắc nghiệm tiếng Anh và Toán, kèm theo các môn phụ để xác định năng khiếu nghề nghiệp nhưng không tính vào điểm đậu. Kỳ thi này gọi là ASVAB, tương tự kỳ thi tuyển độc lập vào đại học của Mỹ là SAT, và có bán sách để tự học. Sau khi thành tân binh có thể nộp đơn xin vào Quốc Tịch Hoa Kỳ. Thời hạn xét đơn chỉ 6-7 tháng, sau đó thành công dân Mỹ sớm nhất, dưới một năm, thay vì ba năm theo diện Hôn Thê hay 5 năm theo diện đoàn tụ.

Trong số các binh chủng, thì Hải Quân Mỹ thể hiện tinh thần hiệp chủng quốc Hoa Kỳ rõ nét nhất, vì nặng về kỹ thuật và ít tác chiến trực tiếp như Lục Quân.

Hải Quân Hoa Kỳ (Navy) mở ra 4 con đường chính cho một công dân Mỹ, dù không sanh ra ở Mỹ và mới vào quốc tịch, không kể sắc tộc hay màu da, để trở thành một sĩ quan Navy. Sau đây là chi tiết về mỗi con đường quan lộ như sau:

1/ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ

(U.S Naval Academy: http://www.usna.edu/homepage.php)

Học viện này tương đương với West Point Academy của Lục Quân (Army). Điều kiện được tuyển là học sinh xuất sắc với thành tích học tập thuộc Top-10 của khóa tốt nghiệp cùng năm, tính theo bảng điểm (GPA transcripts), hay sự kết hợp của điểm GPA và SAT/ACT cao cộng với khả năng lãnh đạo và tinh thần cộng đồng thông qua thư giới thiệu của Dân Biểu Tiểu Bang và các lãnh đạo cộng đồng như Nhà Thờ, Chùa Chiền hay các hội thiện nguyện phi chính phủ (NGO). Đây là những sĩ quan danh giá nhất quân đội, vì họ có tấm bằng đại học từ Học Viện Hải Quân, vốn được xếp vào Top-20 viện đại học danh giá nhất của nước Mỹ theo đánh giá của các tạp chí danh tiếng và uy tín.

Con đường này thường chông gai đối với các học sinh gốc thiểu số như Việt Nam vì các em vẫn chưa được hướng dẫn và nâng đỡ nhiều từ cộng đồng. Sự kiện một ông Nghị Viên hay Thị Trưởng gốc Việt đến nói chuyện với các em về phục vụ quân đội Hoa Kỳ vẫn là điều không phổ biến, nên chuyện tiến cử một em học sinh con thường dân Việt tị nạn với một dân biểu Liên Bang lại khó xảy ra hơn.

2/ Sĩ Quan Trù Bị- NROTC

(Naval Reserve Officers Training Corps: http://www.nrotc.navy.mil/).

Trụ sở tuyển mộ thường đặt trong các viện đại học tiểu bang (như UC_ University of California) và một số đại học thuộc tiểu bang như Cal State Fullerton, Cal Poly Pomona để tuyển lựa sinh viên thuộc hai năm đầu đại học, cung cấp toàn bộ học phí, thường xuyên huấn nhục tác phong quân đội. Khi ra trường sinh viên sẽ mang lon thiếu uý và cam kết phục vụ quân đội ít nhất là 4 năm.

Cựu Tổng Thống Kennedy và đương kim Ngoại Trưởng John Kerry đều xuất thân từ chương trình này, cả hai đều rời Hải Quân với cấp bậc Đại Uý sau một nhiệm kỳ quân đội 4 năm.

3/ Sĩ Quan Tuyển Chọn Từ Cử Nhân/ Kỹ Sư Đại Học- OCS

(Officer Candidate School: http://www.ocs.navy.mil/ocs.asp):

Chương trình này dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học, tiêu chuẩn mở rộng cho mọi đối tượng có quốc tịch Mỹ dưới 35 tuổi hay 29 tuổi tuỳ lãnh vực (như Phi Công Hải Quân). Vì tiêu chuẩn mở nên đường vào rất khó khăn, thường là sinh viên tốt nghiệp những trường lớn như University of California (UC), trường tư nổi tiếng hay sinh viên có chuyên ngành mà Hải Quân Mỹ cần như Y Tá, Bác Sĩ, Kỹ Sư Công Chánh hay Luật Khoa.

4/ Sĩ Quan Tuyển Chọn Từ Lính

- Enlisted to Commissioning (ECP) Program.

Đây là tên gọi chung dành cho chương trình tuyển lựa sĩ quan từ lính, cấp bậc từ binh nhì (E-1) cho tới Thượng Sĩ Vàng xử lý thường vụ (E-9). Cụ thể cơ hội lên sĩ quan cũng đa dạng dựa trên cấp bậc, tuổi đời, thời gian hiện dịch và trình độ giáo dục. Nhưng quan trọng nhất là người lính được chọn phải nằm trong thiểu số xuất sắc nhất của quân đội thông qua hồ sơ lý lịch phục vụ, hồ sơ cá nhân về giáo dục, phỏng vấn trực tiếp bởi các sĩ quan cao cấp và ý chí quyết tâm của ứng viên, vì ít có ứng viên nào được chọn trong lần đầu tiên nộp đơn, và mỗi năm chỉ xét đơn một lần.

Sau đây là những chương trình cụ thể:

- A. Seaman to Admiral 21 (STA-21): dành cho mọi cấp bậc từ binh nhì (E-1) trở lên, điều kiện là có điểm SAT hay ACT trên mức trung bình, được một trường đại học cấp tiểu bang nhận vào những chuyên ngành mà Hải Quân cần (hiện tại là Y Tá, Kỹ Sư Hàng Không, Kỹ Sư Công Chánh).

Danh sách đại học thường được giới thiệu bởi Bộ Chỉ Huy Nhân Sự Hải Quân. Đơn cử ở miền Nam Cali sẽ là UCLA (University of California in Los Angeles), USC (University of Southern California) hay SDSU (San Diego State University).

- B. Officer Candidate School (OCS). Con đường này tương tự với con đường OCS (mục thứ 3 ở trên) dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học, chỉ khác ở chỗ, đối tượng là lính đã có bằng đại học. Sự khác biệt cũng ở chỗ tấm bằng đại học, vì lính hiện dịch chỉ có thể học ở những trường đại học gần doanh trại hoặc trực tuyến vì những trường này có chương trình học thích hợp với lính hải quân vốn đi công tác nước ngoài thường xuyên nên gián đoạn chuyện học hành. Phần đông lính được chọn theo chương trình này đã có bằng tốt nghiệp đại học trước khi nhập ngũ nhưng không đủ điều kiện xét nhận sĩ quan trực tiếp hay không biết về chương trình sĩ quan ngay từ đầu.

- C. Chief Warrant Officer (CWO: Sĩ Quan Chuyên Nghiệp): chương trình này chỉ giới hạn cho cấp Thượng Sĩ (E-7) trở lên, yêu cầu phải có ít nhất 12 năm phục vụ hiện dịch (sẽ nâng lên điều kiện tại ngũ 14 năm vào năm 2017), là những thượng sĩ có tác phong lãnh đạo xuất sắc và kiến thức chuyên môn vượt bậc, được đánh giá qua ít nhất 5 năm công tác và được phỏng vấn trực tiếp bởi các sĩ quan chuyên nghiệp thâm niên.

- D. Limited Duty Officer (LDO: Sĩ Quan Đặc Biệt): chương trình chỉ mở cho cấp Trung Sĩ Nhất (E-6) trở lên, yêu cầu phải có ít nhất 9 năm (bắt đầu năm 2017 là 10 năm tối thiểu), nhưng không quá 14 năm phục vụ hiện dịch, và cho phép Sĩ Quan Chuyên Nghiệp nộp đơn. Điều kiện cho ứng viên chương trình này tương đương với ứng viên sĩ quan chuyên nghiệp nhưng nhấn mạnh ở yếu tố học vấn, ít nhất là có bằng cao đẳng hai năm và đang theo đuổi việc học, và tốc độ thăng tiến trong lính, thường là những cá nhân có thành tựu sớm và vượt bậc so với đồng cấp.

Mỗi năm chương trình LDO này chỉ nhận một số lượng ít ỏi, trên dưới 20 cho mỗi ngành (kỹ sư, tác chiến, hậu cần, hải hành, vũ khí). Năm tài khoá 2014 có một lính gốc Việt được trúng tuyển chương trình này, và đây là trường hợp hi hữu cho một công dân không sanh ra ở Mỹ, đi lính từ hạ sĩ quan và chỉ phục vụ 11 năm hiện dịch.

Con đường quan lộ trong quân đội Hoa Kỳ rất rộng mở cho các sắc dân thiểu số, có thể nói là rộng hơn con đường chính trị hay công chức, nhưng di dân gốc Việt vẫn là thiểu số so với di dân gốc Đại Hàn và Phi Luật Tân. Câu trả lời nằm ở sự phổ biến thông tin trong cộng đồng người Việt và sự ủng hộ của các thế hệ đi trước.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
28/06/201419:41:01
Khách
Tác giả nói: "Làm sao mà tôi có thể gặp lại bà lão nhìn trên 70 tuổi này ở Mỹ? Bà có thể đi xa được bao nhiêu, và sống bao lâu nữa?"
Tôi năm nay đã trên 75, hy vọng còn sống đến ngày phát giải vào tháng 8/20014 để gặp tác giả. Các giám khảo chấm bài thi viết có nhiều người trên 70, hy vọng họ không bỏ dở nửa chừng...
15/06/201414:24:46
Khách
Tôi thấy tác giả diễn tả đúng phong cách giao tiếp của tín đồ một số giáo phái Ki-tô giáo. Nhưng truyện quá ngắn và thiếu sự khai triển thêm về tâm lý và tâm trạng của mình (một người sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc không phải là Ki-tô giáo) trong sự giao tiếp với người đàn bà kia. Nguyên do vì đâu, anh vẫn tin có Chúa Trời? Những trải nghiệm nào trong quá khứ đã dẫn đưa anh đến ý nghĩ ở câu kết "phải chăng đó là ơn cho người ngoại đạo như tôi?" Tôi không thắc mắc về nguồn gốc tôn giáo của tác giả, và cũng không chú trọng đến giá trị của những lời tiên tri của người đàn bà kia, vì nhân vật chính trong truyện là tác giả, tâm lý và tinh thần nhân ái của anh. Tôi đã đọc tất cả những bài khác của anh Trần Du Sinh và tôi thích nhất là phong cách đơn thuần của các nhân vật, tình nhân ái, sư cầu tiến và bối cảnh rất thật về đời sống của một người Việt trên đất người.
12/06/201417:46:43
Khách
Vay dan toc VN co nen rua toi hahahah Toi gi
09/06/201422:38:53
Khách
Thấy bạn đặt nhiều dấu hỏi ???? cho câu nói của tác giả "tôi nói với bà là tôi không phải người có đạo Ki-tô giáo nhưng vẫn tin vào Chúa Trời. Tôi cũng giải thích là mình không có quyền lựa chọn nơi mình sanh ra và tôn giáo mình được nuôi dưỡng từ nhỏ" , tôi thấy ngạc nhiên tại sao bạn đặt dấu hỏi. Một người khi sanh ra có cha mẹ theo đạo Phật hay Hồi Giáo thì làm sao được rửa tội và giáo dục theo Ki-tô giáo ? Nhưng đâu có nghĩa là người ta không có quyền hay có thể tin vào Chúa Trời ? Người Phật Tử cũng có thể tôn trọng niềm tin của con chiên Ki-tô giáo, chứ đâu thể tự cho tôn giáo của mình (Phật Giáo) là đúng, và không nên tin vào Chúa Trời ? Nhiều dấu hỏi của bạn chứng tỏ bạn không có cái nhìn đúng đắn về tôn giáo.
07/06/201421:31:05
Khách
>>Bà nói về thảm hoạ Sóng Thần ở Nhật Bản và lũ lụt ở Châu Âu. Bà nói đó là sự giận dữ của Chúa.

Okay, co+n thi.nh no^. cu?a Thie^n Chu'a (the law of Karma in action theo phe Pha^.t Gia'o)

Na(m 1990, sau khi ra truo`ng va` di la`m va`i na(m trong ky? nghe^., tui chuye^?n qua
vegetarian+meditation, va` quye^'t di.nh kho^ng co' con (At that time, I saw no future for
future generation)

Lu'c ba^'y gio` mo'i hie^?u duo.c ca^u cu?a Confucius --Lu'c 50 tuo^?i to^i hie^?u duo.c me^.nh tro`i.
Ca'ch duy nha^'t la` 36 ke^' -- ke^' cha.y la` thuo.ng sa'ch. Buddha Thich Ca tu` bo? ngai va`ng de^?
va`o Da.i Nie^'t Ba`n, Christ Jesus pha?i ra ta^.n Sa Mac to meditate, ca'i gi` cu?a Caesar
pha?i tra? la.i cho Caesar .... (but you can do another way live in the world but do not
attach to the world)

You can not keep doing bad things and expect good results, because it never happens and never will.
Ne^'u ve't sa.ch ca' o? Da.i Duong, ta`n pha' ru`ng, ta`n pha' mo^i truo`ng, buo^n ba'n vu~ khi',
da.o du'c suy do^`i, ta`n sa't sinh linh cho ca'i bao tu?,.... ne^'u kho^ng co' gi` xa?y ra mo'i la`
chuye^.n la. Vi' du. nhu Ba(ng tan o? North Pole, South Pole... thi` khi' methane se? ta'ch ro`i kho?i
ta^`ng permafrosh (seas and soils), nuo'c bie,^?n se? a^'m ho+n, ba(ng tan nhanh ho+n, ...more methane,
then Good Bye and Good luck.

Chu? nghia? co^ng sa?n ta`n sa't khoa?ng 100 trie^.u sinh linh, em Lenin no'i to^n gia'o la` vo+' va^?n,
....nhi`n la.i cha?ng qua la` lua^.t Nha^n Qua? khi to^n gia'o chi? la` ca'i vo? hi`nh thu'c be^n
ngoa`i va` kho^ng co' gia' tri. dao. du'c be^n trong ... then somethings MUST happen (ca'i na`y kho^ng
no'i ve^` vuo.t tam gio'i cu?a Pha^.t gia'o, achieve Tao level cu?a Da.o La?o, hay la` enter Kingdom
of God for the marked souls cu?a Ki To^ Gia'o,...)
07/06/201418:27:36
Khách
tôi nói với bà là tôi không phải người có đạo Ki-tô giáo nhưng vẫn tin vào Chúa Trời. ??????????????????????
07/06/201416:34:55
Khách
>>Bà hỏi tôi ở Mỹ lâu chưa. Tôi trả lời là 11 năm. Bà tiếp lời nói: "Nước Mỹ từng là đất được ơn Chúa. Nhưng các chính trị gia đương thời đang đánh mất phước lành của Chúa."
Ra^'t chi'nh xa'c, to^i to^'t nghie^.p da.i hoc XHCN na(m 1978, 1 na(m duo'ic tho`i VNCH, de^n My~ 1980 tu` Singapore. 2000+ billions dollars cho chie^'n truo`ng Afhan -- Bin Ladden co' the^? tho^ng qua, 2000+ billions
cho Iraq (oil + democracy ?) thi` kho^ng to^'t (Thy do not kill for your own interest -- Lua^.t Nha^n Qua?). Va` da^n
My~ a(n thi.t qua' nhie^`u (meat for the belly and belly for the meat, God will destroy both). ......

Ky~ nghe^. vu~ khi', meat diet, ..... > drugs, suy thoa'i da.o du'c trong ha`ng ngu? chi'nh tri. gia, ......=> con su+
tu? dang tu+. gie^'t no' (The lion tries to kill itself)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến