Hôm nay,  

D Day

06/06/201400:00:00(Xem: 22783)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số: 4243-14-29643vb6060614

D DAY_2Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tuy sống tại Pháp, bài viết của tác giả thường là những đề tài và khung cảnh đời sống Việt tại Mỹ. Đây là bài viết mới nhất sau hơn một năm ngưng bút, bài viết đặc biệt của tác giả để tưởng niệm ngày Quân đội Mỹ và Đồng minh đổ bộ vào Normandy 6 tháng 6 năm 1944.

* * *

Ngày sáu tháng sáu năm 44, ngày «D Day» quân đội Mỹ và đồng minh đổ bộ vào vùng biển Normandie phía bắc nước Tây, bắt đầu trận chiến khổng lồ về mọi mặt, từ chiến xa, tàu chiến, máy bay… và quân số tử vong từ hai phía cũng đồ sộ như bãi chiến trường dạo đó.

Trong số hơn bảy mươi ngàn quân nhân Mỹ tham trận, David cùng đồng đội vừa đổ bộ vào bãi Omaha còn được gọi là «Bloody Omaha» (bãi tử thần) trong tiếng bom rơi đạn nổ tứ phía, đồng đội của David có đứa chưa bước chân lên bờ đã tan xác, chàng thanh niên đến từ xứ Mỹ xa xôi như say thuốc súng, chỉ biết bắn với bắn. David tỉnh dậy trong trại dưỡng thương, ông sống sót nhưng vật vờ như người từ cõi chết sống lại. Sau khi bình phục David ở lại tỉnh Calvados làm việc cho chủ quán cà phê thuốc lá, một cựu quân nhân Mỹ như ông, có bán cả bia và bánh mì Hamberger. Ngày trở về Mỹ ông mang theo một số hình của Monique, mẹ của Annie và ông không hề biết mình đã để lại giọt máu trên vùng biển ám mùi chết chốc này.

Trước khi chết, Monique trao cho Annie mấy tấm hình của cha, một hải quân Mỹ tên David R., có ghi ngày tháng năm sinh, quân số xyz... Đúng như Annie từng linh cảm, tuy trong khai sinh bà mang tên cha như các em, nhưng sao bà không giống họ, cũng gốc Âu Châu nhưng trông bà có cái gì khan khác mà bà không tìm ra nguyên nhân.

Cầm hình cha trong tay bà thất thần, vui mừng vì biết người cha thật của mình là ai, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để tìm cha, chừng đó thời gian xa cách, không biết giờ này ông còn sống hay đã chết.

Chôn cất mẹ xong, Annie mất ăn mất ngủ vì bức ảnh kia, có đêm bà mơ thấy một ông Mỹ già gõ cửa nhà bà, bà bừng tỉnh mồ hôi ướt đẫm lưng áo, giấc mơ ám ảnh bà đến nỗi bà rơi vào cơn trầm cảm.

Tội nghiệp Henri nghĩ vợ bị áp lực công việc mới ra nông nỗi nên khuyên bà lấy vài ngày phép ra biển đổi gió. Annie lắc đầu ôm mặt khóc nức nở, bà đưa hình David cho chồng xem và kể về người cha mà bà vừa biết từ khi mẹ mất. Với thông tin ngắn gọn, tên tuổi, đơn vị công tác, ngày hồi hương, Henri lên mạng tìm kiếm mấy hội cựu chiến binh trong trận đổ bộ Normandie dò la tung tích ông tía vợ xa xôi diệu vợi. Phải mất mấy tháng Henri mới tìm ra David R. trong hải đoàn XYZ…, ông hiện ở tận tiểu bang Montana.

Tìm được cha nhưng Annie đâm hoảng, David sẽ nghĩ gì sau gần bảy mươi năm rời bỏ chiến trường, Annie bỗng xuất hiện như nhân chứng sống của mối tình hời thời trai trẻ bồng bột. Liệu ông cụ có dễ dàng chấp nhận cô con gái «từ trên trời» rơi xuống, đột ngột hơn cả lính nhảy dù thời xưa, rồi vợ con của ông sẽ phản ứng ra sao. Những câu hỏi làm Annie chùn bước, bà lại khóc, bỏ ăn, khổ thân Henri phải ra tay nghĩa hiệp, ông viết điện thư cho tía vợ nhắc nhở đến quán cà phê ở Calvados và Monique ngày xưa.

Thư qua thư lại David cũng thất thần như Annie, vì ông không ngờ đã để lại giọt máu của mình trên đất Tây, nhưng ông rất vui khi biết Annie đã cất công tìm ông và ông có thêm đàn cháu «Phờ răng xê» chưa biết mặt.

D DAY_1Ngày 6 tháng 6 năm nay là ngày kỷ niệm bảy mươi năm ngày lực lượng đồng minh đổ bộ vào vùng biển Normandie, sẽ có nhiều cựu chiến binh của tất cả đồng minh tham chiến đến dự với sự hiện diện của gần hai mươi vị nguyên thủ quốc gia. Khách sạn vùng này đã hết chỗ từ năm ngoái, ban tổ chức ngày hội đã chuẩn bị cả năm trước, dự kiến du khách sẽ tăng kỷ lục, báo chí truyền hình từ đầu tuần ngày nào cũng có bài về «D Day» với đủ tài liệu phim ảnh đi kèm. Quà kỷ niệm mang dấu tích chiến trường xưa rất phong phú, nón, áo, phù hiệu, cờ đã được dự trù với số lượng lớn, mấy tay phó nhòm tài tử chuyến này hốt bạc.

Gia đình Annie cũng chộn rộn không kém ban tổ chức D Day, con trai, con gái, dâu rể, sui gia, bên gia đình Henri, các em của Annie, bà con gần xa, ai cũng háo hức chờ diện kiến lão Veteran David R. Ban tiếp đón «người hùng» của thế kỷ trước sẽ trở lại chiến trường xưa, gần năm mươi mạng chia nhau công tác có một không hai trong đời họ, từ tiếp đón, ăn ở, du ngoạn, đi thăm nghĩa trang chiến sĩ.., ai có việc nấy. Tự nhiên có một bô lão lạ hoắc từ bên kia đại dương làm lay động cả bộ tộc nhà này, đặc biệt thằng cháu nội lớn nhất của Annie, Thomas chuẩn bị huy hiệu «nhận diện ông cố ngoại» gốc mẽo.

Ngày ra phi trường đón cha, Annie sẽ mang tấm hình David ngày xưa trong bộ quân phục hải quân với hình mẹ được phóng to để ông cụ dễ nhận diện người nhà. Ngoài ra Thomas còn làm một số «badge» (thẻ nhận dạng) ép nhựa, trong đó có hình bà cố và ông cố ngoại từ thuở xa xưa, mặt sau là hai lá cờ Mỹ Pháp, để mỗi người đeo lên ngực đi dự ngày D Day, tình hữu nghị hai xứ bỗng dưng thắm thiết khác chi tình tự cặp uyên ương ngày xưa.

Hôm trước nói chuyện điện thoại với David, thấy cha già yếu Annie đâm lo, sợ cụ chịu không nỗi chuyến đi xuyên đại dương này, nhưng cụ nhất định sẽ qua đây để nhận con cháu, để cha con nhìn nhau. Mấy thằng Tây con đứng gần đó cười khúc khích, có đứa hỏi:

- Bà nội học tiếng Anh hồi nào vậy, sao bà không nói với tụi con.

Annie khỏ đầu thằng nhóc:

- Cha mi, tự nhiên nói tiếng Anh làm gì, mà bà nói tiếng Anh chen thêm tiếng Tây chứ làm sao bà nói được hết câu bằng tiếng Anh.

Một đứa khác thắc mắc:

- Như vậy làm sao ông cố hiểu tiếng Tây của bà nội?

Annie chưa kịp trả lời đã có đứa lanh chanh:

- Xời ơi vậy mà cũng không hiểu, hồi trước ông cố phải nói tiếng Tây mới «cua được» bà cố chứ, phải không bà nội ?

Annie cười:

- Mai mốt ông cố qua đây chúng mày tha hồ hỏi.

D DAY_3Phái đoàn ra phi trường đón ông David chỉ có mười người, đám nhóc cầm cờ Pháp cờ Mỹ chạy loạn cào cào trước cổng dành cho khách đến khiến nhân viên an ninh phải «dẹp loạn» bằng cách bắt mấy em đứng bên cạnh người thân. Giờ G cụ David gầy nhom lửng thửng đi ra cổng, Annie đưa tấm hình lên cao, đám nhóc bắt chước quơ cờ lia lịa, làm ông cụ hoa cả mắt. Hai cha con ôm nhau khóc nức nở, trong khi tụi nhỏ trố mắt không hiểu vì sao họ khóc, đáng lý gặp nhau phải mừng chứ. Một lúc sau ông cụ xoa đầu tụi nhỏ nói:

- Bonjour

Đám nhóc đồng thanh,

- «ế lô» ông cố

David vịn tay Annie đi ra xe, đám con nít theo sau lại quơ cờ làm ông cụ cảm động đến rụng tim, đám cháu mới gặp chưa biết tên mà sao chúng nó tình cảm thế nhỉ.

Để cụ nghỉ ngơi một ngày, chiều hôm sau sân nhà Annie đèn hoa chăn ngang chăn dọc, một lò than lớn bốc khói thơm lừng mùi xúc xích, sườn cừu, đùi gà… nướng, ba dãy bàn dài đầy áp thức ăn, rượu đủ loại, bánh kem, trái cây… ngon lành như tiệc cưới. Trước khi nhập tiệc, Annie giới thiệu các con, dâu rể, cháu chắt với cụ, sau đó là sui gia họ hàng xa gần, ông cụ chóng mặt với ban tiếp đón hùng hậu ngoài sức tưởng tượng của mình. Tội nghiệp ông cụ vì trái múi giờ nên mới có sáu giờ chiều mà ông gật lên gật xuồng, Annie xin phép mọi người đưa cụ vào ngủ.

Mới sáu giờ sáng ông cụ đã thức giấc, Annie pha cà phê, David mang quyển album mà ông cất giữ mấy chục năm nay cho Annie xem, đây rồi, hình ông và Monique tình tứ trên băng ghế công viên, hình hai người trước cửa nhà thờ, tấm hình cuối cùng họ chụp với nhau trước khi ông trở về Mỹ. Sau đó hai người liên lạc thư từ được vài tháng rồi cả hai bặt tin, David lấy vợ dọn đi nơi khác, chuyện tình bên kia đại dương coi như nước chảy qua cầu. Bên này Monique bỏ nhà lên tỉnh một mình sinh con, năm sau bà lấy chồng và Annie mang họ người cha kế nên bà không biết cha mình là một veteran Mỹ.

Dưới ánh nắng ban mai, ông cụ chín mươi tuổi bên cô con gái sáu mươi chín, hai mái đầu bạc phơ ôn lại những ngày «đại loạn» thuở đó. Bên cạnh cái chết tức tưởi của hàng vạn chàng trai thời loạn còn có sự tái sinh của hàng vạn cô cậu mang hai dòng máu như Annie ra đời, và có bao nhiêu người đã được thừa nhận hay họ còn đang tìm về nguồn cội của mình. Bỗng Annie rùng mình nói với cha:

- Tạ ơn thượng đế đã cho con tìm ra cha, nhưng còn những người chưa tìm được cha của họ thì sao, hoặc có tìm ra thì cha họ đã chết rồi.

David ôm vai con gái:

- Chiến tranh là vậy, tàn bạo, lạnh lùng, có những đồng đội của cha chết ngay ngày ra quân, những người sống sót có người mang thương tật, hoặc trở nên thất chí ngày họ trở về cuộc sống dân sự vì họ bị chiến tranh ám ảnh. Cũng có người mang vợ con trở về Mỹ, nhưng cũng có những đứa con lai bị quên lãng vì nhiều lý do, cha con mình thật may mắn.

Ngày mai «bộ tộc» của bà Tây lai Mỹ gần năm mươi mạng sẽ ra quân trong đội ngũ tham dự đại lễ với một số bảng hiệu cầm tay có tên David R đến từ Montana, cờ xí, nón «cu bồi» của đám cháu chắt Tây… tất cả đã được ban tổ chức của bộ tộc chuẩn bị đầy đủ. Cụ David sẽ diện bộ quân phục để phó nhòm Thomas chạy tới chạy lui lấy hình bán thân, toàn thân, cận cảnh, toàn cảnh… lũ con nít tha hồ quơ cờ đến mỏi tay.

Henri lo mục phỏng vấn ông tía vợ với báo chí địa phương, chuyến này ông cụ nói tiếng Tây đến líu lưỡi, Henri cũng dự trù chỗ nào cụ bí thì Henri sẽ dịch lại cho cụ hiểu.

Annie chỉ có nhiệm vụ tháp tùng nhân vật quan trọng, giây phút vinh hạnh nhất đời bà, ngày mà cụ David được vinh danh là một chiến binh đã góp phần giải phóng nước Pháp.

Ngoài buổi lễ rình rang kia là mấy câu tiếng Tây tiếng Mỹ đơn sơ dễ nói, đã làm mọi người cảm động đến rơi lệ.

Đám Tây nói:

- I love you David

Veteran Mỹ trả lời”

- Moi aussi, je vous aime

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
11/06/201405:38:55
Khách
Thuy, Khôi An mến,
Cảm ơn hai bạn đã ghé qua và để lại những góp ý chân tình.
09/06/201420:31:34
Khách
Câu chuyện cảm động được thuật lại bằng giọng văn dí dỏm. KhA thích đọc văn của chị.
06/06/201419:59:19
Khách
Mot cau chuyen that cam dong ,chua chan tinh nguoi ! Hay lam !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,940,085
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.