Hôm nay,  

Chuyện Cựu Gia Long và Trường Mẹ

08/05/201400:00:00(Xem: 12281)

Tác giả: Trương Ngọc Anh
Bài số 4206-14-29616vb5050814

“Từ đầu tháng Tư năm nay, trong sinh hoạt bầu cử của hội cựu Gia Long, trời đất bỗng nổi cơn sóng gió.” Đây là bài viết của một cựu Gia Long, từng là Tổng Thư Ký của Hội Ái Hữu. Tác giả Trương Ngọc Anh đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài “Tiểu Hợp Chủng Quốc” kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001.

* * *

Gia Long là một ngôi trường Nữ Trung học, gần như nổi tiếng nhất Saigon, nhờ vào sự giáo dục rất nghiêm khắc, để đào tạo những thế hệ phụ nữ với công, dung, ngôn, hạnh, là tứ đức phụ nữ, ngoài ra còn phải học thật giỏi và sĩ số đậu tú tài thường rất cao. Chúng tôi đa số không hổ danh nầy về trường mẹ.

Đó là ngôi trường tuyệt đẹp, giữa một trong những khu phố êm ả thơ mộng nhất thành phố, đối diện với một ngôi chùa uy nghi. Chính là từ đó, tai tôi từng nghe tiếng chuông chùa âm vang, mỗi buổi sáng sớm trong sân chùa chờ giờ trường mở cổng, ngồi học bài giữa một cõi thênh thang, thơm thoang thoảng hương bông sứ, nhiều hôm còn nhìn được ánh trăng ngang đầu giấc sớm mai.

Không hiểu sao, vào trường từ cấp mẫu giáo Hồng Bàng, trường nữ Tiểu học Tôn Thọ Tường, sau đó ra trường Gia Long, vào Đại học mấy năm, những kỷ niệm đẹp nhất thời thiếu nữ, đối với tôi, vẫn là trường Nữ Trung học Gia Long.

Sau năm đổi đời 1975, trường Gia Long cũng cùng số phận với thành phố mất tên, mất phong cách nền nếp.

Thật Thảm!

Nhớ có lần, anh bạn đồng nghiệp nói với tôi, “Tôi cũng là học trò trường Gia Long, như chị” Tôi đã kinh ngạc, thiếu điều nổi giận.

- Cậu nói cái gì? Trường Gia Long của tôi là trường nữ, làm gì có …cậu trong đó?

À, đó là trường NTMK, không phải là trường Gia Long, cậu nói sai rồi!.

Tôi giật mình, là vì trong đầu tôi, trong tim tôi, Gia Long là một ngôi trường toàn áo dài trắng phất phơ giờ ra chơi, giờ tan trường, như bầy bướm trắng, là nón lá e ấp che nghiêng những khuôn mặt thiếu nữ xinh tươi. Chỉ vào dịp Tết, dịp bích báo, báo Xuân ra đời, của hầu hết các trường Trung học ở Saigon và vùng phụ cận, mới thấy xuất hiện những khuôn mặt con trai với áo trắng quần xanh, vào trường để bày bán những cuốn báo Xuân của trường họ. Những dịp đó, chúng tôi nếu có muốn mua báo ủng hộ trường bạn, cũng phải kéo nhau thành bè cho đỡ mắc cở.

Nói chung, thế giới học trò của tôi từ nhỏ tới lớn, toàn là …con gái. Chắc vì vậy mà tôi rất hiền lành, nhiều khi lại dễ tin nữa, cứ tưởng rằng ai cũng hiền lành, cũng thiệt thà kiểu Nam kỳ lục tỉnh như mình.

Mấy năm đầu định cư trên nước Mỹ, không có nhiều người Việt được sống quần tụ cùng nhau, tôi buồn muốn tự vận mỗi khi nhớ tới bạn bè mình, mà đám bạn trong ký ức của tôi, chỉ toàn là Gia Long.

Tôi nhớ nhỏ Oanh Nguyễn, cao nhòng, là dân “Bắc kỳ rặt”, năm mới lò dò chân bước vào lớp đệ thất, người ốm tong teo sát rạt trong chiếc áo dài trắng may bằng vải cứng ngắc, len lén ngồi bên cạnh tôi. Sau đó vài tháng nhỏ nói tiếng Nam không kém tôi “thôi, tao dìa nghen tụi bây”. Nhớ nhỏ Hạnh, ốm yếu, nhỏ con như tôi, nhỏ nhẹ hỏi: “bồ cho tui ngồi kế nghen”. Rồi thì nhỏ Nga Trần, hai má phúng phíng hồng như đánh phấn, lanh lợi ngồi vô bàn, còn lấn lấn: “tao ngồi đây nhé”.

Vậy là bàn của tôi đã đủ bốn cô nương, hài hòa hai Bắc kỳ cuốc, hai Nam kỳ lục tỉnh.

Từ năm đệ thất đó về sau, chúng tôi luôn luôn ngồi chung một bàn, cho mãi tới năm học đệ Tam, chia ban, nhỏ Nga Trần mới đổi qua lớp kế bên, theo ban C, còn lại chúng mình ba đứa, vẫn chung nhau những năm còn lại, ban A. Tuy khác lớp, nhưng những giờ ra chơi chúng tôi vẫn tụu lại với nhau, cùng chung chia từng miếng bánh mì trứng chiên, hũ da-ua, mấy gỏi cuốn hiệu đoàn.

Những ngày buồn nhất là mùa hè, bãi trường,

Bản nhạc bị nhiều người coi là “sến” là bài Nỗi Buồn Hoa Phượng của Thanh Sơn “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chin mươi ngày qua chứa chan tình thương…” với tôi là những lời ca chân thật nhất, diễn tả đúng nhất tâm trạng của tôi trong những ngày nầy.

Phương tiện duy nhất để liên lạc nhau không có i-phone, in tờ net gì hết, mà là những lá thư tình xếp nhỏ, nhét trong bao thơ có viền xanh trắng ở bìa, chuyên chở bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ đến với các bạn tôi, rồi chờ dài cổ dài tay dài mắt ngóng chờ ông phát thơ.

Thuở đó, với sự giáo dục nghiêm khắc của nhà truờng, chúng tôi làm gì có tình yêu trai gái như tụi trẻ ngày nay. Họa chăng là chút mơ mộng với những người lính trận đang xông pha ngoài chiến trường, mà chúng tôi đã được nhà trường cho phép thể hiện qua vài lá thư gởi người chiến sĩ, những chiếc khăn tay thêu bông hoa thật đẹp, thật tỉ mỉ, gói ghém biết bao tình để nhà trường gởi ra chiến trường vào những dịp Tết, hay thẹn thùng theo chân đoàn hoạt động xã hội của trường, thăm viếng ủy lạo các anh thương binh. Tình yêu thương đó gần như trọn vẹn cho các anh chiến sĩ, không tên, không chân dung, chỉ là những ước mơ rất hiền lành, dung dị. Chúng tôi lớn lên trong môi trường chiến tranh khốc liệt nhất, nhưng vẫn là những thiếu nữ thật ngây thơ, trong sáng, nhờ được hưởng nền giáo dục nghiêm khắc mà thành học giỏi nhất, và hiền lành nhất.


Từ ngày ly hương, tôi vẫn luôn mong mỏi tìm lại được những bạn Gia Long ngày nào của tôi, nhưng thật tiếc, tôi không tìm lại được người bạn nào cả. Thay vào đó, tôi tìm gặp những người bạn Gia Long mới, tuy không cùng lớp, nhưng cùng trường, có cùng nền giáo dục, kiến thức, và nhất là rất hiền lành, nhờ vào hội ái hữu Gia Long.

Nhớ năm đầu tiên gia nhập hội, tôi tham dự ngày đại hội được tổ chức tại nhà hàng Hoàng Sa, quận Cam, CA. Dù không quen biết ai, nhưng hôm đó tôi cũng xỏ tay chiếc áo dài màu tím, theo lời kêu gọi trong thơ mời để thấy mình được nhập vào hồn Gia Long áo tím.

Hôm đó bỡ ngỡ lắm, vì hoàn toàn không quen biết với ai, nhưng đại hội với nhiều chương trình văn nghệ rất hay, làm tôi nhớ thời quê nhà những ngày liên hoan trước tết, cả trường tưng bừng nhốn nháo, bàn tán về ngày Gia Long tổ chức Tân niên văn nghệ rất đặc sắc ở ngoài rạp. Tôi đã tham dự hằng năm thường ở rạp Thống nhất. Còn văn nghệ tất niên, tân niên của từng lớp cũng vui lắm ngoài bích báo thi đua văn thơ dán ở ngay trước cửa lớp để các vị Giáo sư chấm điểm.

Lần hồi, quen thêm nhiều bạn mới trong hội ái hữu, cùng nhau họp hành, bầu bán, dự những buổi sinh hoạt từ thiện, họp bạn tất niên, tân niên, họp bạn hè hay tết liên trường, vui lắm. Mấy năm sau, tôi còn được các bạn yêu cầu dự vào Ban Chấp Hành, với chức vụ Tổng thơ ký cho hội nữa. Thời kỳ nầy, mỗi buổi họp mặt tôi có phận sự ghi chép, tường trình. Nói chung hai năm đó Ban Chấp Hành chúng tôi làm được rất nhiều chuyện, thiện nguyện, thăm viếng Thầy Cô bệnh tật, tổ chức những buổi văn nghệ, ra mắt đặc san …rất thành công. “Hội Trùng Dương với hình ảnh lá cờ vàng quốc gia VNCH, được dàn dựng bởi Thầy, Cô, các cựu nữ sinh và các chàng rể Gia Long khiến nhiều người khen ngợi trong Đại Hội GL Thế Giới 2011 tại Bắc CA, gây tiếng vang không chỉ Gia Long mà còn lan sang cả các tổ chức bạn hay cựu quân nhân VNCH. Màn Anh Thư nước Việt hợp tác cùng Gia Long Âu Châu trình diễn ở ĐHGLTG kỳ 5 cũng được hoan nghênh nhiệt liệt”. Những tưởng một hội sinh hoạt đông vui như vậy, tình đoàn kết giữa các chị em như thể tay chân một nhà, sẽ mãi mãi vững bền.

Nào ngờ, từ đầu tháng Tư năm nay, trong sinh hoạt của hội cựu Gia Long, trời đất bỗng nổi cơn sóng gió, những chị em đồng song bỗng dưng trở thành những người đối nghịch nhau, bất hòa trầm trọng, bầu cử không được. Dù hiểu, như người ta thường nói đây chỉ là loại “bão tố trong tách trà’, và dù tin là sau cùng thì tách trà Gia Long sẽ hiền hoà bình lặng trở lại, nhưng tôi vẫn thật sự bất ngờ khi thấy từ video clip những khuôn mặt, nhiều lời lẽ nóng giận, những cử chỉ mạnh bạo bất ngờ.

Vì đâu nên nỗi?

Gia Long trong lòng tôi là những hình ảnh người nữ dịu dàng, hiền hoà, những bà mẹ chung thủy yêu chồng thương con, chăm lo mọi bề. Tôi vốn quen thuộc với những buổi bạn bè vài chục người, tụ họp ở nhà một chị Gia Long nào đó, mỗi người mang theo một phần thức ăn, đa số chính tay mình làm, để chia sẻ cùng bạn mình những món ăn ngon. Tôi thân mến với những bạn bè ngồi bên nhau, nhắc lại chuyện ngày xưa, Gia Long mình …ờ ờ, sao Thầy Cô mình “dữ quá trời,” mình sợ gần chết, sao trường mình khó quá, sao chị x. chị y. hiền quá! Đó là những mẩu chuyện bạn bè kể cho nhau nghe, chúng tôi không có những kiểu la lối nhau, gạt gẫm nhau, là vì chúng tôi đã được giáo dục như thế suốt 7 năm trời, dưới sự uốn nắn những cành non thành cây thẳng.

Xem video clip ngày bầu cử Ban Chấp Hành mới cho niên khoá 2014-2016, tôi đã nhìn thấy nhiều Gia Long khác hẳn với nề nếp truyền thống của trường cũ là đoan trang, lễ phép, từ tốn và cương quyết khi cần, cứng rắn nhưng không thiếu lịch sự, dịu dàng” đúng với bản chất của “Người Gia Long”.

Dù tôi đã nhận được nhiều emails tố khổ nhau trước ngày đại hội, nhưng thật tình tôi không hề ngờ tới những chuyện thực sự đã xẩy trong ngày đại hội bầu Ban Chấp Hành đau và buồn tới thế nầy!

Thôi thì ngồi thừ ra đó, để lắng lòng nhớ trường lớp năm xưa, lắng lòng chờ cơn gió sân trường, lắng lòng nghe tiếng chuông chùa cũ…

Và lắng lòng, thầm mơ ước Gia Long mình cùng ngồi lại với nhau, dưới gốc cây phượng đỏ ở sân trường, nơi đó có tuổi học trò hiền lành, thương yêu nhau, nhường nhịn nhau, như chị em cùng một nhà, có bất hòa, có hiểu lầm, nhưng cũng có nhu hòa thân ái như thể những ngón tay không lìa xa bàn tay mẹ.

Gia Long mình gà cùng một mẹ.

Trương Ngọc Anh, GL71

Ý kiến bạn đọc
24/09/201809:48:03
Khách
Gia Long = Petrus Ký , Trưng Vương = Chu văn An , Lê văn Duyệt = Vỏ trường Toản ......

Cái thời lưu luyến ấy
10/05/201401:50:39
Khách
Mến chào anh Duc QY Petrus Trương vĩnh Ký
Có đang buồn mà đọc góp ý của anh cũng phải "ngậm cười" :)
Dạo đó vui quá, nhưng thật tình là chúng tôi nhát hít , thì ra cả hai bên đều 'sợ' nhau
Còn chuyện "Tình cho không biếu không' , không dám đâu.

TNA
10/05/201401:45:54
Khách
Đa tạ bạn đọc
Mến chào lưu hương. Trên mọi miền đất nước chúng ta ngày xưa, tuổi học trò là đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Chuyện vui giữ lại, chuyện buồn cho qua, nhưng cũng có những chuyện buồn rất khó qua. Cám ơn lưu hương đã góp ý kiến
Trân trọng
TNA
09/05/201419:44:43
Khách
Anh ơi, anh dễ thương lắm không có ngu đâu. Lúc đó còn có nhiều anh muốn được tới trường GL bán báo mà có được cơ hội đâu.
08/05/201422:42:21
Khách
Chào chị, tôi chẳng phải GL, mà cũng không sinh sống Sài gòn, đọc bài viết của chị, cảm nhận thật buồn và tìm thấy lại cái mất mát nào đó, cám ơn chị đã cho tôi sự gợi nhớ xa xưa, từ những lời lẻ, văn ngử của chị...nhẹ nhàng nhưng chất chứa...xin cám ơn chị.
08/05/201420:02:46
Khách
" Chỉ vào dịp Tết, dịp bích báo, báo Xuân ra đời, của hầu hết các trường Trung học ở Saigon và vùng phụ cận, mới thấy xuất hiện những khuôn mặt con trai với áo trắng quần xanh, vào trường để bày bán những cuốn báo Xuân của trường họ. Những dịp đó, chúng tôi nếu có muốn mua báo ủng hộ trường bạn, cũng phải kéo nhau thành bè cho đỡ mắc cở."
Hổng dám đâu ,tôi là một cựu học sinh Trường Petrus Trương vĩnh Ký thời thập niên 60 ,lúc đó tôi có xe Mobillet xanh chở báo Xuân đến các trường nữ để bán ,gặp mấy cô Gia long cười duyên là hồn xiêu phách lạc ,đưa báo mà không có lấy tiền !!! lỗ lòi con mắt luôn ,đành móc tiền túi bù vào ,thiếu điều bán luôn chiếc xe . bây giờ nghĩ lại thấy sao lúc đó ngu quá là ngu ,đúng là " Tỉnh cho không biếu không ..!!"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến