Hôm nay,  

Boston Tháng Tư

29/04/201400:00:00(Xem: 10003)

Tác giả: Kông Li
Bài số 4198-14-29608vb3042914

Đây là bài viết thứ hai của Kông Li về Boston, ngày hội marathon. Bài đầu la năm trước, khi vừa xẩy ra vụ nổ bom trong ngày hội Marathon hôm 15 tháng Tư 2013. Trước đây 13 năm, Boston cũng là nơi xuất phát 19 tên không tặc từng tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001. Kông Li là bút hiệu của Phạm Công Lý, giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.

* * *

Vào tháng Tư hàng năm, mặc dù tiết trời còn hơi se lạnh, nhưng con người, vạn vật, đất trời bắt đầu hồi sinh, tống tiển mùa Đông dài đằng đẵng, khắc nghiệt với tuyết, băng, bão, lụt và cái lạnh thấu xương tũy, có khi xuống đến -40,-50 độ F, không kém gì ở Sibérie.

Thời tiết ấm áp của tháng Tư báo hiệu mùa Xuân đang trở về. Chim ca hót trên cành lá xanh, hoa muôn màu mời gọi bướm, ong. Trẻ con vui đùa. nhảy nhót trong công viên. Tháng Tư có rừng hoa Anh Đào khoe sắc ở Washington D.C, có lễ hội hoa Tulip tầm vóc quốc tế ở Hoà lan, các cuộc tranh tài thể thao bắt đầu nhộn nhịp…, có Lễ Phục Sinh, một ngày lễ lớn của tín đồ Thiên Chúa Giáo, tưởng niệm ngày Chúa sống lại….

Riêng thành phố Boston, trung tâm của vùng New England, tháng Tư được chào đón nồng nhiệt với cuộc đua đường trường Marathon trên đường dài 26,2 miles, đúng vào ngày lễ Patriots (lễ này chỉ cữ hành ở hai tiểu bang Massachussets và Maine, để kỹ niệm chiến thắng của dân quân Mỹ đánh bại đạo quân đông đảo của Anh ở Lexington và Concord (Mass)vào năm 1775)

Boston Marathon được ghi nhận là cuộc chạy đua danh tiếng nhất thế giới và là cuộc đua đường trường được tổ chức hàng năm, liên tục trong suốt 3 thế kỷ qua, bắt đầu từ năm 1897.

Boston Marathon lần thứ 117, năm 2013 là tin sốt dẽo của các cơ quan truyền thông thế giới, khắp năm châu bốn bể, khi 2 quả bom bằng nồi áp suất, chứa đầy đinh ốc và viên bi, phát nổ gần đích đến tại đường Boyston, Boston. Cuộc khủng bố của 2 anh em nhà họ Tsarnaev (dân Nga, gốc Chechens, đạo Hồi) gây tử thương cho 3 người và 1 cảnh sát cùng hơn 260 khán giã, đang đứng cổ vũ lực sĩ đang gần đến đích, có nhiều người bị thương rất nặng, mất cả tay chân. Nhờ camera an ninh, Cảnh Sát đã lần được tông tích, săn đuổi ráo riết 2 tên sát nhân. Người anh (có vợ Mỹ trắng) trong bước đường cùng, cướp 1 xe SUV để hòng trốn thoát, bị bắn chết. Đứa em, bị thương, máu me đầy mình, bị cảnh sát bắt sống, khi đang trốn trong một chiếc tàu nằm trong sân sau của người dân ở thành phố Watertown.

Trong cuộc họp báo chào mừng chiến công của đội ngũ cảnh sát, Thống Đốc Massachussets và Thị Trưởng Boston đã hùng dũng tuyên bố: Chúng ta không khuất phục trước bạo lực. Nền dân chủ vững chắc của chúng ta sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào, Tôi long trọng tuyên bố với thành phố Boston, với cả nước Mỹ và nhân dân thế giới, Marathon lần thứ 118 vào năm 2014 cũng sẽ được tiến hành, như đã làm trong hơn 3 thế kỹ qua. Marathon lần thứ 118 sẽ huy hoàng hơn, số lực sĩ sẽ nhiều hơn, để chứng tỏ nước Mỹ vẫn hiên ngang, ý chí của dân tộc Mỹ vẫn kiên cường và nhất là Boston bao giờ cũng mạnh mẽ.

Đúng như lời hứa và ý chí của dân Boston, cuộc đua Marathon lần thứ 118 có số người tham gia đông đảo nhất từ trước đến nay, lên đến gần 60.000 tay đua, đến từ 90 nước trên thế giới, 9,000 người nhiều hơn so với năm qua, trong đó có nhiều nạn nhân trong biến cố năm 2013. Số khán giã ủng hộ suốt quãng đường dài hơn 30km lên đến cả triệu người. Để bảo đãm an ninh tuyệt đối cho cuộc đua, Boston đã tung ra 4000 cảnh sát cùng các nhân viên FBI, AFT (Alcohol, Firearms &Tobacco), đội quân khuyển K9 (canine), đặt thêm hàng trăm camera an ninh và 4 trực thăng trang bị hồng ngoại tuyến, quần trên không trong suốt cuộc đua.

Trước khi bắn phát sung bắt đầu cuộc đua, Thống Đốc tiểu bang Mass tuyên bố:

“Chúng ta phải tiến hành cuộc lễ hội hôm nay để chứng tỏ cho toàn thế giới biết “Boston Strong “ thật sự là như thế nào. Và tôi bảo đãm cuộc đua hôm nay sẽ hào hứng và Boston ngày hôm này sẽ là nơi an toàn nhất thế giới. Cầu Chúa ban phước lành cho nước Mỹ. Cầu phước cho thành phố Boston của chúng ta ”.

Để tham gia cuộc đua này không phải là chuyện dễ. Phải đóng góp một số tiền lớn, nên các tay đua thường chạy thành nhóm hay đội, để quyên góp tiền thêm, phải khám sức khỏe, và có giấy chứng nhận đã tham gia các cuộc marathon khác, trong cũng như ngoài nước. Vì điều kiện gắt gao này, nên trong các năm qua, an ninh còn lỏng lẻo, có nhiều người chạy chui hay ké (không đóng góp và mang số) để lòe bạn bè và bồ bịch, mà báo chí thường gọi là “Con ma chạy”-the ghost runner-. Năm nay thì chịu, nên không thấy con ma nào xuất hiện.

Hàng chục năm nay, các tay đua của lục địa đen, nam cũng như nữ, đều thắng tuyệt đối ở ngôi thứ cao. Nổi bật là các thầy chạy Kenya, bà con với Tổng Thống anh minh của ta, thắng ròn rã, tổng cộng 20 trên tổng số 25 cuộc Marathon trên toàn thế giới từ Mỹ, Dubai, Seoul, Hòa Lan, đến tận Tây, Đức, Ý, Nhật… Thầy chạy Bikila của Ethiopie, về nhất trong 3 năm liền (từ 97-99). Tay đua này ẵm gần 400,000 đô, gấp 1000 lần thu nhập bình quân của dân anh ta trong 1 năm. Ngoài tiền bạc, người thắng giải trở về được tiếp đón như một anh hùng, một thành phố và một con đường sẽ mang tên anh. Nhiều bài hát sẽ ca tụng anh ta và người dân quên mất tên anh mà chỉ gọi bằng Mr Boston.

Được phóng viên phỏng vấn về việc chuẩn bị và luyện tập cho cuộc đua. Nhà vô địch trả lời tỉnh bơ:

- Có luyện tập, chuẩn bị gì đâu. Mỗi ngày, tôi lặn lội hàng chục cây số trên núi kiếm củi. Tối về được lối 30kg, bán đâu được 5 đô la. Đôi khi bị beo, sư tử, heo rừng, linh cẩu.. rượt, nên chạy hơi lẹ!

Năm nay không ngoài dự đoán, các nhà vô địch, nam cũng như nữ đều là những viên ngọc đen. Rita Jeepto (Kenya), nữ, lại thắng nữa (vô địch năm 2013). Đặc biệt. thầy chạy Meb Kepflezighi, nam, 38 tuổi, gốc xứ Erithea ( 1 xứ nhỏ gần Sudan, Phi Châu ), vừa vượt mức đến thì Quốc Thiều “Cờ Điễm Sao” hùng dũng trổi lên, khách trên khán đài đều đứng lên vỗ tay đến sưng vù, quơ quốc kỳ Mỹ đến mõi tay và la “USA, USA, USA” đến khản cả cổ, vì nhà vô địch này là cư dân San Diego (CA), quốc tịch Mỹ. Sở dĩ dân Mỹ hoan nghênh anh ta quá cỡ thợ mộc vì anh là người đầu tiên đã rửa hận cho nước Mỹ, bị lục địa đen chèn ép và qua mặt vù vù như chỗ không người trong suốt 31 năm qua.

Trong buổi lễ trao vòng hoa chiến thắng và giải thưởng cho người thắng cuộc. Thống Đốc Mass tuyên bố:

“Đây là cuộc đua Marathon của chúng ta và của cả nước Mỹ. Chúng ta cùng chạy để chứng tỏ quyết tâm, lòng can đãm, chủ nghĩa anh hùng trước tai họa. Kẻ khủng bố muốn bẻ gãy ý chí của Boston, nhưng ngược lại, chúng làm chúng ta đoàn kết lại để có một Boston mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trông người rồi ngẫm đến ta. Bên kia nửa vòng trái đất, ngày xưa chúng ta cũng có những tháng Tư rực rỡ, hạnh phúc, tràn đầy tiếng cười như thành phố này. Nhưng cách đây 39 năm, Việt Nam bất hạnh có một tháng Tư đầy máu và nước mắt. Đó là tháng Tư đen trong lòng của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tháng Tư đó có đem lại niềm vui cho vài vạn người nhưng nó đã trút tai họa, đau khổ, mất mát cho cả miền Nam trong các đợt diệt tư sãn, tịch thu tài sãn, nhà cửa, đổi tiền, lao tù nơi lâm sơn chướng khí và đày đọa ở các vùng Kinh Tế Mới cằn cỗi.

Một nhà thơ từng viết, “Quê hương nếu ai không có/ Sẽ không lớn nổi thành người.” Đúng vậy, nhưng bây giờ quê hương của ta đâu? Rời bỏ một mái trường xưa, đi xa ngôi nhà ta được sinh ra và lớn lên cùng cha mẹ, anh em, thì thật đau lòng đứt ruột. Nói chi đến quê hương mến yêu, công lao gầy dựng, giữ gìn, xây đắp trong hàng ngàn năm của tổ tiên, nơi có mồ mã, nhà thờ tự của ông bà, cha mẹ, dòng họ… Chỉ nghĩ đến phải bỏ lại quê hương, đã bào nát tâm can ta. Nhưng hàng triệu người Việt Nam khốn khổ đã chọn một quyết định trái lòng để có một quê hương mới, mà ở đó họ được hưởng tự do, dân chủ và nhân phẩm.

Ước mong thay, quê hương, tổ quốc ta sẽ có lại một mùa Xuân, một tháng Tư rực rỡ, hòa bình, hạnh phúc như xưa khi không còn “người lạ” đang cõng con rắn lạ phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, vào nhà.

Họ có nghe chăng, tiếng trống Mê Linh dồn dập, tiếng loa của Hội Nghị Diên Hồng thống thiết vang dội và lời nhắn nhu, van xin của nhà thơ Phan Đắc Sử trong Ký sự ngược sông Thu:

Tổ Quốc ta nơi nào cũng đẹp
Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau
Sông là máu đừng đem mua bán
Núi là xương, đừng lấy đổi trao.

“Viết cho Sàigòn Tháng Tư.”

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
01/05/201402:19:05
Khách
Hay qua la hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến