Hôm nay,  

Hồng Ân Phút Cuối

25/04/201400:00:00(Xem: 12968)

Tác giả: Giang Thiên Tường
Bài số 4195-14-29605vb6042514

Sau “Một Ngày Về Quê...”, viết vê một ngôi chùa Phật Giáo, tác giả góp thêm truyện về mùa phục sinh tại nhà thờ. Giang Thiên Tường tên thật là Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, CA từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 201, đã nhận Giải Đặc Biệt 2013 với bài viết “Chung Một Mảnh Vườn.”

* * *

- Trời ơi! Lạnh quá là lạnh! Thanh cóng róng người lại, than ầm lên, mặc dầu đã có một áo choàng dày khoác trên người.

Hạnh cũng áo choàng mấy lớp, tiếp lời than phiền:

- Mỗi lần vào lớp này, thiếu điều như vào máy lạnh vậy! Suốt mùa đông, lớp học này chưa hề có sưởi lần nào cả!

Bà Sáu ngồi bàn đầu cũng phụ họa theo:

- Thật ra, mùa đông vừa hết, đã qua tháng tư, gần Phục Sinh rồi mà sao lạnh hơn mấy năm rồi nhiều quá. Vùng bắc Cali của mình nghe nói tuần này sẽ có tuyết rơi vào khuya đó.

Ông Đỉnh, phụ tá giảng viên lật đật đem máy sưởi nhỏ lên trước phòng học, gắn điện vào và cho chạy tối đa. Thứ máy sưởi nhỏ để dưới chân này không thấm vào đâu với khí hậu mùa đông và chắc không đủ để sưởi ấm cả phòng, nhưng khi nó nóng đỏ lên cũng tạo được một cảm giác ấm cúng hơn.

Đến lúc Lan, thiếu nữ đẹp nhất lớp, bước vào lớp học vừa đúng 7 giờ tối thì phòng đã đở lạnh, không những vì có chút sưởi nhỏ mà vì phòng đã có đông học viên vào, không sót một ai. Hôm nay là lớp học chót, nên ai cũng muốn có mặt để xem có được dặn dò gì không. Vã lại, một số nữ học viên chắc chắn phải đến lớp để lo ghi tên và đóng tiền cho cô Lộc, người đặc trắch may áo dài trắng cho buổi lễ rửa tội sắp tới.

Thày Sáu kiên nhẩn chờ mọi người xong việc, ngồi yên xong mới cho cả lớp đọc kinh Lạy Cha và cầu nguyện. Xong thày Sáu mới bắt đầu nói:

- Thưa các anh chị, hôm này là lớp học cuối trước lễ rửa tội vào lễ Phục Sinh tuần tới. Đáng lẽ bài học hôm nay là ôn lại những chương đã học trong thời gian qua, nhưng tôi phải dành thì giờ để thực tập các anh chị về nghi lễ rửa tội, sau đó Cha xứ cũng muốn nói chuyện với các anh chị đôi chút.

Bé Tracy, nhỏ tuổi nhất trong lớp, bồn chồn hỏi:

- Thưa thày, như vậy là chừng nào là liên hoan mãn khóa?

Thày Sáu mỉm cười:

- Chưa đâu cháu, hôm nay tạm gọi là lớp chót theo nghỉa là lớp trước khi rửa tội vào lễ Phục Sinh, chớ chương trình thì các anh chị sẽ trở lại học thêm ba tuần nữa mới xong các chương đã dự định. Nhưng bây giờ, để tranh thủ thời gian, mời các anh chị qua nhà thờ thực tập.

Các học viên nôn nao bước ngang qua hội trường lớn để đến nhà thờ, phần tò mò muốn biết nghi lễ ra sao, phần cũng cảm thấy vui sướng sau 8 tháng học tập.

Lúc này đã gần 9 giờ tối, nhà thờ không còn thánh lễ nữa, chỉ còn vài đèn đủ sáng khiến không khí càng thêm linh thiêng.

Các học viên lần lượt được thày Sáu gọi tên, lên bục cao phía trước, đầu cuối xuống để được rải nước rửa tội.

Thày Sáu dặn dò:

- Các anh chị nên nhớ khi lên rửa tội, đầu cuối xuống, nhưng mặt phải huóng về phía khán giả. Có hàng ngàn người trong lễ Phục Sinh chứng kiến lễ rửa tội này.

Lời dặn này khiến các học viên trở nên vui và hảnh diện cho buổi lể long trọng trong đời mình.

Khi các học viên tân tòng trở lại lớp sau khi thực tập nghi lễ rửa tội xong thì Cha Chánh Xứ cũng vừa đến. Tay xách dù ẩm ướt, có lẽ ngoài trời vẫn còn mưa, tay cầm một chồng hồ sơ. Cha trông có vẻ vội vã và trịnh trọng hơn các lần khác.

Vừa để hồ sơ lên bàn, Cha lên tiếng ngay:

- Chào các anh chị tân tòng. Các anh chị đói bụng chưa, Cha nói đùa.Tôi thì quá đói vì bận rộn sưốt cả ngày. Đêm nay, tôi xin anh chị chút thì giờ vì có vài điều cần thiết để nói.

Trước tiên, khóa học giáo lý tân tòng này gần chấm dứt. Anh chị có điều gì thắc mắc về bài giảng hay những khó khăn nào trong lúc học không?

- Bài vở khá nhiều, nhất là các kinh con không thuộc hết được, Anthony, một trong các học viên trẻ than.

- Không sao! Cha trấn an. Quyển sách giáo lý anh chị đang học chỉ là tài liệu tham khảo, còn đối với kinh, các anh chị tân tòng chị cần thuộc kinh Lạy Cha trước thôi.

Bà Sáu lo lắng hỏi:

- Kinh thì con học thuộc dể, nhưng tới giờ này mà phải đứng lên cầu nguyện cho cả lớp thì con không biết phải nói sao đây?

Cả lớp xì xào, tranh nhau chỉ bà Sáu các cách cầu nguyện khác nhau.

Cha Xứ lên tiếng giải thích:

- Cầu nguyện phải đến chân thật từ lòng mình. Nói một cách đơn giản nhất, khi nào chị Sáu có một ước nguyện tốt gì cho chính bản thân thì cũng áp dụng được cho mọi người. Nhưng bài vở và kinh đều chỉ giúp các anh chị vững tiến đến niềm tin Thiên Chúa. Hôm nay, tôi muốn biết sau những gì anh chị học, anh chị có rút ra được điều gì chưa? Có anh chị nào đã thấy Chúa chưa?

Tuy Cha hỏi nửa đùa nửa thật, nhưng hơi bất ngờ nên cả lớp im phăng phắc. Thấy vậy, Cha sửa câu hỏi cho dể hiểu hơn:

- Ý tôi muốn nói là sau lớp học giáo lý, sau các chúa nhật các anh chị thảo luận mọi điều về đạo, các anh chị có một kinh nghiệm nào về Thiên Chúa để cùng chia sẻ ở đây không?

Chị Thanh sau một phút do dự, dơ tay xin nói:

- Thưa Cha và các anh chị, đây là chuyện có thật, vừa xảy ra trong gia đình con. Tháng rồi, ba con bị một chứng bệnh gì khiến mắt càng ngày càng mờ và nhiều đau đớn. Bác sĩ gia đình lật đật đưa ba con vào bệnh viện, nhưng tại đây chỉ săn sóc trường hợp khẩn cấp như chích thuốc giảm đau, rồi đưa ba con đi chuyên khoa. Các bác sĩ mắt đều nói phải mỗ, nhưng xác xuất thành công rất nhỏ, rủi ro sẽ bị mù hẳn. Gia đình con chỉ đành phải cầu nguyện Chúa, và kỳ lạ thay, cuộc giải phẫu thành công, mắt ba con sáng lại hoàn toàn.

Bà Sáu cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm về Chúa:

- Tôi cũng có một kinh nghiệm bản thân muốn chia sẻ với các anh chị. Đó là kinh nghiệm tôi lúc vượt biên. Tàu chúng tôi ra giữa biển cả thì gặp bảo, gió to, sóng lớn. Bao nhiêu đồ đạc đều bỏ xuống biển cho tàu nhẹ bớt, nhưng vẫn vô hiệu: con tàu tiếp tục chòng chềnh như muốn lật. Lúc đó mọi người đành chấp tay cầu nguyện xin ơn trên ban phước lành. Bỗng mọi người thấy ánh sáng gì lóa lên và biển từ từ lặng.

Cha tiếp lời:

- Đấy, Chúa ban phép lành cho mọi người, mọi lúc, nhưng hồng ân Thiên Chúa thường được thấy rỏ ở những giây phút hoạn nạn, bỉ cực nhất trong đời. Bây giờ, tôi xin một người nữa chia sẻ.

Cha nhìn quanh trong lớp và bất giác chỉ Lan và nói đùa:

- Mời cô Lan, cô trẻ và còn độc thân của lớp này.

Lan bị gọi bất ngờ, hơi lúng túng, nhưng sau cũng nói được hết ý nghỉ của mình:

- Thưa Cha, con thật sự chưa thấy Chúa và đến nay cũng chưa được hồng ân như các chị đã chia sẻ trước. Nhưng con đã cảm thấy một sự thay đổi về cái nhìn của con đối với niềm tin, con xin kể thật nhanh một kinh nghiệm sống thật đơn giản, nhưng rất có ý nghĩa:

“Đêm hôm đó trời đỗ mưa to, nhưng chúng con phải đến nhà thờ chánh tòa ở downtown để dụ buổi lễ tân tòng được tổ chức cho toàn thành phố. Anh bạn, người ngoan đạo học cùng lớp, có chiếc xe van và có nhã ý cho các anh chị nào không tiện lái xe, có dang đến đó. Xe đã rước được khá đông bạn, đi được nữa đường thì bỗng có điện thoại gọi giật anh: một cô muốn có dang mà không cho hay trước. Anh bạn vẫn vui vẻ quay xe lại chổ hẹn, mọi người đợi khá lâu mà không thấy cô. Anh phải gọi cô thì được biết cô đi ngang qua, thấy trời mưa nên đổi ý, bỏ đi luôn. Trái với dự đoán mọi người, anh bạn không hề trách móc gì cả và vẫn điềm nhiên trả lời: “Vậy mình gặp nhau ở nhà thờ chánh tòa chị nhé!”.

Từ sự việc đó, con mới thấy có sự khác biết giữa người có niềm tin với Chúa và người chưa được…

- Nhưng con đã được rồi, về một phương diện nào đó, Cha ngắt lời Lan. Hồng ân của Chúa không phải đến từ sách vở từ chương mà từ một số kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống thực tế, đôi khi chỉ được cảm nhận trong một dịp nào thật bất ngờ mà thôi.

Cha xứ vừa nói xong thì vội đến bàn cầm chồng hồ sơ mà Cha đã đem vào.

- Thôi, tôi xin tạm ngưng phần chia sẻ vì còn một chuyện nữa cần cho anh chị biết đêm nay. Như tôi đã nói với anh chị ngay từ đầu, nói đi nói lại nhiều lần là hồ sơ của một số anh chị cần phải được “clear” trước ngày rửa tội. Tôi đã gặp riêng các anh chị đó và giúp họ trong thủ tục, nhưng đến nay tôi cần biết hồ sơ các anh chị tới đâu vì Giáo Khu, nơi đặc trắch cứu xét hồ sơ, đôi khi gởi thư thẳng đến anh chị mà tôi không được biết.

Bà Sáu ngồi đầu bàn lên tiếng ngay:

- Trời ơi! Lâu quá ! Tới nay gần một năm mà chưa thấy gì!

- Chị đã nhận được giấy tờ gì gởi tới chưa? Cha hỏi

- Dạ có, nhưng nhiều quá, lại bằng tiếng Anh tôi không hiểu rõ, nhất là phải làm bản tự thuật nên tôi không làm được.

- Đó không phải là trở ngại chính, Cha xứ nói. Sao chị không nhờ tôi hay thày Sáu hay bất cứ giảng viên nào giúp chị viết tiếng Anh? Còn anh Dũng, việc anh tới đâu?

Dũng ngồi dãy cuối, lắc đầu than thở:

- Dạ rất khó, con chưa thấy tiến triển gì vì có một số việc con chưa làm được sẽ gặp cha nhờ giúp dùm.

- Còn cô Hằng? Cha hỏi cô ngồi bên phải? À! Thôi tôi nhớ rồi, cô chưa nộp được tờ ly hôn thì làm sao bắt đầu thủ tục được?

Lan nghe Cha nói xong thì vô cùng kinh ngạc, buột miệng hỏi ngay:

- Thưa Cha, nếu đã ly dị hợp lệ rồi, kể như độc thân, thì sao còn phải làm thủ tục gì nữa?

Cha xứ liền giải thích:

- Như tôi đã nói từ đầu, hôm nay tôi muốn nhân tiện giải thích cho rõ lần nữa, nhất là đối với các anh chị học lớp giáo lý này với mục tiêu hôn nhân. Định nghĩa và tiêu chuẩn về hôn nhân trong đạo khác với luật pháp ngoài đời, do đó nếu đã có bản án ly dị hợp pháp, các người phối ngẫu dù đã trở thành độc thân theo luật, nhưng nếu muốn kết hôn với người có đạo theo nghi lễ công giáo thì vẫn phải nộp đơn thỉnh cầu tại tòa án công giáo. Nơi đây, các chuyên viên pháp lý công giáo cứu xét các tờ thỉnh nguyện có kèm theo tờ tóm lược “summary” về hôn nhân trước và nếu đúng luật công giáo, tòa sẽ ra bản án tiêu hôn “annulment”. Đó là thủ tục của một “formal case” mà một số anh chị đang làm, thường kéo dài 18 tháng từ lúc nộp đơn.

Lan nghe xong bàng hoàng. “Trời! Lan tự trách, mình nghe trong lớp các anh chị bạn bàn tán nhau về “case” của họ, mà đâu có ngờ…

- Vậy thì 18 tháng nữa mới tính đến chuyện gia đình…? Chị Tuyết muốn biết rõ

- Đó chỉ là thời gian trung bình, nó thay đổi theo số đơn thỉnh cầu ở Giáo khu chị. Cha tằng hắng và tỏ vẻ trịnh trọng nói tiếp:

- Không những thế, theo quyết định của Giáo khu, đối với các anh chị học giáo lý vì mục đích hôn nhân, nếu “case” chưa “clear” xong thì cũng không được rửa tội đợt này vì nếu các anh chị vô đạo mà hôn nhân mới không thành thì rất bị ảnh hưởng, chắc anh chị cũng hiểu.

Thấy cả lớp có vẻ thất vọng, Cha cho biết thêm một chi tiết đầy khích lệ:

- Tuy nhiên, tất cả các anh chị khi đã hoàn thành lớp giáo lý tân tòng này đều được cấp một giấy chứng nhận mản khóa. Bất cứ lúc nào chớ không cần vào lễ Phục Sinh, khi “case” đã xong, đều có thể được rửa tội để trở thành người công giáo, bất cứ tại đâu, tại giáo đường này, tại văn phòng tôi hay tại bất cứ nhà thờ Việt, Mỹ nào khác. Riêng trong buổi rửa tội sắp tới vào lễ Phục Sinh, chỉ có năm anh chị tân tòng đủ điều kiện để tham dự. Tuy nhiên, trong số sẽ tham dự lễ rửa tội, vẫn có 3 anh chị chưa hề gặp tôi nên không biết tình trạng thế nào, đó là Tracy, Anthony và Lan. Các người này cần gặp tôi gấp đêm này vì lễ rửa tội đã quá cận kề, mỗi người một chút thôi, mong mọi người được Hồng Ân của Chúa, chúc các anh chị khác ra về bình an.

Lan ngồi thừ người sau lời nói cuối cùng của Cha Xứ, tâm hồn lao xao, lo nghĩ. Nàng chỉ còn nghe mơ hồ mọi người bên cạnh lục tục sửa soạn đứng dậy ra về.

Lan phân vân, lo nghĩ: “Chỉ còn một chút đây, mình sẽ phải gặp riêng Cha xứ, sẽ phải nói gì đây? Bây giờ đã quá trễ, còn hỏi ý kiến ai được nữa? Thật ra, Lan cũng được vài ý kiến trước đây về chuyện này, nhưng không rõ lắm:

- Em làm sao cũng được, người yêu Lan trả lời. Tuy có đạo, nhưng anh không quan tâm tới thủ tục mấy, anh chỉ nghĩ đến hạnh phúc của chúng ta mà thôi.

Còn chị Thoa, người bạn thân lớn tuổi của Lan đã chỉ mách như sau:

- Nè Lan! Chị dặn em khi vào lớp học đó có sao nói vậy, bây giờ độc thân thì cứ nói độc thân, chớ đừng nói trước nói sau gì rắc rối lắm nha!

“Vâng, mình đã làm theo chị “cố vấn” vì thấy đó là chuyện thẳng thừng, dỉ nhiên, nhưng sau buổi học hôm nay và các tiết lộ của Cha xứ và bạn học, câu chuyện trở nên phức tạp, khó nghĩ hơn nhiều.”, Lan nghĩ thầm.

Tính ngược, tính xuôi gì vẫn không thấy ổn. Lan nhớ có lần đọc câu nói của một triết gia Pháp mà Lan rất đắc ý: “Khi tôi tính toán, cân nhắc thì mọi việc đã xong”, ý muốn nói khi mình dùng lý trí để tính toán một chuyện khó khăn, thì lòng mình đã ngả theo một giải pháp nào đó rồi. Nhưng bây giờ, Lan tự hỏi, lòng mình đã biết gì chưa?

Lòng Lan bỗng lóa lên một niềm lo âu, thất vọng: nếu vì lý do gì duyên phận mình bị dời đi 18 tháng nữa thì sao? Lan giật mình vì ý nghĩ tiêu cực này. Tiệc cưới nhà hàng đã sắp xếp xong, tiền cọc giao hẳn hòi, thiệp cưới thật đẹp in xong, tuy chưa gởi nhưng bà con và một số bạn bè đã được thông báo rồi. Anh chị họ nàng và các cháu ở Seattles đã lo gởi quà cho nàng trước rồi, còn đám bạn học thuở xưa, nay định cư ở Virginia, đã lật đật mua vé máy bay và đặt hotel và đoan chắc sẽ tới dự tiệc cưới của nàng.

Con đường từ lớp học tới văn phòng cha xứ rất ngắn mà hôm nay sao nghe nó xa ơi là xa! Lan bước lững thững ngang qua parking lot thật tối tăm mà lòng bất giác kêu thầm:

- Chúa ơi! Lạy Chúa soi đường con đi đêm nay!

Bỗng Lan thấy có ánh đèn pin nhỏ chớp chớp phía trước. Thì ra đó là Tracy và Anthony đang vui vẻ, tung tăng tiến về phía nàng và nói:

- Xong rồi! Mau lắm chị ơi! Cha đang đợi chị để còn phải giúp vài người nữa để xin được cầu nguyện.Chị đến gấp đi.

Lan rảo bước, tới trước cữa văn phòng Cha xứ, khựng lại một chút rồi bậm môi, đẩy cửa bước vào.

Vào tới trong phòng mới biết đây là phòng làm việc rất bận rộn: bên phải là phòng đợi với một vài người đã ngồi chờ, chắc xin cầu nguyện, phòng bên trái Cha ngồi bên cạnh một số sách vở, có vẻ mệt mỏi sau một ngày làm vỉệc, nhưng khi thấy Lan, Cha vẫn vui vẻ nói:

- Chào cô Lan, cô khỏe không? Sao? Cô đã sẳn sàng cho lễ rửa tội sắp tới chưa?

- Thưa Cha, thày Sáu đã hướng dẩn thực tập đầy đủ cho mọi người tối nay rồi, nhưng…

Cha mỉm cười, có vẻ đã đoán được ý Lan:

- Nhưng áo dài các cô đặt may khá trễ phải không? Không sao đâu, cô Lộc là người chuyên lo vụ này từ các năm trước, thế nào cũng kịp.

Lan như bị lôi cuốn vào dòng cảm nghỉ mới, khoe với Cha:

- Dạ, con cũng có nhiều áo dài sẳn ở nhà do mẹ con may cho với nhiều màu khác nhau dành cho các buổi lễ lớn, nhưng thật ra con chưa có áo dài nào hoàn toàn màu trắng cả.

Cha chợt mỉm cười như vừa liên tưởng đến một điều gì, xuống giọng hỏi:

- Tôi có nghe nói cô…

Lan hồi hộp, nín thở đợi Cha tiết lộ điều gì bí mật về mình

- Nghe nói cô có giọng ca cao vút rất tốt phải không?

Lan thở phào nhẹ nhỏm và khiêm nhượng trả lời:

- Thưa Cha, con chỉ ca trong các buổi Karaoke với bạn bè mà thôi.

Cha liền giải thích:

- Không. Như thế này: nhà thờ của chúng ta cũng đã có vài ca đoàn, nhưng vì số giáo dân đang tăng nên tôi định lập thêm một ca đoàn mới gồm những người trẻ. Sau buổi rửa tội này, tôi sẽ nhờ nhạc trưởng Nhân mời cô vào ca đoàn mới này được không?

Lan vui mừng hưởng ứng:

- Thưa Cha đó là đìều mong ước của con từ lâu. Hơn nửa, con cũng rất thích thánh ca. Mỗi lần nghe thánh ca, tâm hồn con nghe thanh thản, phới phới lạ thường.

Lan lại ngập ngừng nhìn thẳng vào Cha, muốn nói một điều gì mà chưa tính sẽ nói ra sao thì Cha lại ngắt dòng tư tưởng của nàng.

- À, ông Minh khỏe không, dạo này ông rảnh không?

Lan ngơ ngác một chút thì nhớ ra đó là người đở đầu của mình.

- Cha nhớ hay quá vì ông Minh mới gặp Cha có một lần.

- Đấy, tôi chỉ muốn cô nhắc ông ấy có mặt trong lễ rửa tội, không nên để người khác thế.Cha nhìn đồng hồ và lật đật nói:

- Thôi, theo tôi biết cô không còn gì lo nữa, cầu chúc cô được nhiều Hồng Ân Thiên Chúa

Lan nhìn ra phòng khách thấy vẫn còn nhiều người đợi Cha, có lẻ xin cầu nguyện điều gì đêm nay.

Lan hoang mang, ái ngại, suýt đứng lên giã từ Cha ra về cho xong việc thì bất ngờ một động lực nào mơ hồ, nhưng rất mãnh liệt níu nàng ngồi lại.

Lan quyết định:

- Thưa Cha, chưa…Con xin Cha một phút nữa thôi.

Cha xứ ngạc nhiên hỏi:

- Sao?

Lan hồi hộp, tim đập mạnh, giọng nói đứt quảng:

- Thưa Cha, con vào học lớp giáo lý này hơi trễ, nên không được nghe các chỉ dẩn về thủ tục. Con chắc không dự lễ kỳ này được vì con…con chắc cũng có “case” như một số anh chị khác.

Cha xứ có vẻ lo lắng:

- Con nói rõ đi!

Lan xúc động, nhưng cương quyết giải bày:

- Dạ, con… chuyện của con rất ngắn, chỉ có vài tháng, nhưng phải kết hôn để bảo lảnh vì người kia từ nước ngoài đến, không phải là công dân Mỹ. Sau đó, không thành, ly hôn và không còn liên lạc gì nhau nữa.

Lan thấy Cha Xứ thở nhẹ, có vẻ hơi lo lắng cho trở ngại gì có thể xảy đến cho nàng, nhưng cha vẫn vui vẻ và đầy nhiệt tâm giúp đở:

- Không sao, thời gian này quá ngắn thì chắc cũng dể thôi. Nhưng tôi không trực tiếp lo chuyện này, để tôi hỏi ngay cha John là người đặc trách về pháp lý của Giáo Khu, giờ này chắc Cha còn thức.

Cha xứ gọi được cha John và qua cuộc nói chuyện, Lan nghe tiếng được, tiếng mất, nhưng hai chữ “formal case” thì nghe khá rõ.

Lan nghe mình dường như có tiếng thở ra thật mạnh, một tiếng thở trút đi bao gánh nặng đặt lên tâm hồn suốt ngày hôm nay. Thời gian của “formal case” dù kéo dài bao lâu, tới lúc này đối với Lan không còn là điều đáng lo nghĩ nữa. Việc gì còn trong giai đoạn suy tính, phân vân thì nghe sao nặng nề, khổ sở quá, còn khi đã quyết định xong, nhất là khi quyết định đó do chính mình lựa chọn theo lương tâm của mình thì nghe nó thảnh thơi, hạnh phúc làm sao!

Trên đường về ngang qua con đường tối tăm, trước cửa giáo đường, Lan đi dưới cơn mưa đầu xuân của tháng tư lành lạnh, mà lòng vẫn nghe ấm lại, đầy tự tin vì vừa được hưởng một phần thưởng lớn lao, Hồng ân Thiên Chúa đã đến bất ngờ trong giây phút khó khăn trong đời, đã ban cho mình tự do cho một quyết định tuyệt vời.

GIANG THIÊN TƯỜNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến