Hôm nay,  

Nổi Đau Còn Đó

24/04/201400:00:00(Xem: 11195)

Người viết: Trương Tấn Thành
Bài số 4194-14-29604vb5042414

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia,

* * *

Tính từ 1975 đến nay đã gần bốn mươi năm, rồi tưởng là nổi đau do chế độ siêu việt sau bảy lăm gây ra đã phai đi nhưng không phải vậy.

Hắn đi làm nghề thông dịch nhiều năm nay ở Oregon và đã nhiều lúc khó cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện não lòng của bà con người Việt.

Có lần hắn nghe một cựu tù cải tạo lớn tuổi kể là khi những người trốn trại bị bắt lại, bọn cán bộ coi tù đã dùng con dấu sắt nung đỏ hai chữ CT ấn vào người để “làm dấu”! Ông nói là nếu không tận mắt thấy khổ hình cực ác đó thì chính ông cũng không thể tin là có chuyện này.

Hôm nay, công việc phiên dịch mà hắn được phân công là ở một bệnh viện. Hắn tới trước chờ đợi, một lúc sau có cặp vợ chồng tuổi cỡ lục tuần bước vào. Hắn lên tiếng chào hỏi hai người và xin họ xác định tên tuổi. Ông chồng có tật một chân, ốm, da ngăm đen. Bà vợ có nét lai, tuy có tuổi nhưng vẫn còn thanh tú. Khi cô cán sự người Mỹ mở cửa ra ghi danh, hắn tự giới thiệu mình là người thông dịch. Bà vợ được mời vào phòng làm việc. Sau khi ghi tên tuổi, cô cán sự Mỹ mở lời:

- Thưa bà, tôi là người phụ trách viêc tìm hiều vè bịnh trạng của ngaỳ hônm nay và xin được hỏi bà nhiều câu hỏi. Bà cho phép chứ?

Bà vợ nói đồng ý.

- Hôm nay bà đi một mình đến hay có ai theo vậy?

- Dạ có chồng tôi theo. Ông ấy mgồi bên ngoài.

- Vậy sao? Bà có muốn ông ấy vào đây không?

- Muốn! Muốn lắm chứ! Ông ấy nhớ nhiều chuyện mà tôi không nhớ được… Đầu óc của tôi bây giờ ở đâu đâu không hà!

- Để tôi ra ngoài mời ông vào nhe.

Cô cán sự bước nhanh ra khu chờ đợi mời người chồng vào.

Người chồng ngồi vào ghế kế bà vợ. Tôi ngồi kế bên ông. Cô cán sự ngồi đối diện với bà vợ.

Cô cán sự bắt đầu hỏi:

- Hôm nay bà thấy có gì khác lạ không? Tôi thấy ghi trong hố sơ bịnh là bà thường nằm ngủ thấy ác mộng lắm phải không?

- Da, lúc trước tôi thường thấy lắm nhưng sau khi bà bác sĩ cho thuốc thì giờ tôi thấy đỡ hơn…


- Bà thường thấy gì vậy? Trong hồ sơ để là mỗi khi bị bà thường sợ hãi la hoảng và hay giựt mình thức dậy giữa khuya…

- Tôi thấy đủ thứ… nhứt là những cảnh khủng khiếp khi xưa…

- Xin bà cho biết những cảnh đó như thế nào và vào hồi nào?

Cô cán sự vừa hỏi vừa ghi xuống.

- Hồi chồng tôi bị đi cải tạo tôi phải đi theo xe lửa để mua bán kiếm sông. Có lần tôi bị lính bảo vệ đuổi không cho bán. Chúng lấy báng súng dộng vào đầu tôi tét cả da chảy máu.

Nước mắt bà vợ chảy ròng ròng:

- Sau đó chúng đạp đổ hết hàng của tôi. Mấy món đồ ăn bị chà vô đất cát. Chúng còn bắt tôi phải bò trên đất lượm lại rồi nói đem mấy thứ này về cho chồng con mày ăn!”

- Lúc đó là năm nào vậy bà?

 Người chồng trả lời:

- Sau năm bảy lăm khi tôi đã bị đi tù cải tạo. Tôi bị tù hơn ba năm và bị mất một chân khi còn ở trong trại…

Bà vợ nức nở trong nước mắt:

- Tôi buồn nhứt là chồng mình khi đi thì còn đù chân tay mà khi về thì bị mất một chân… Trước kia ông ấy là sỹ quan Hải quân…

Người chồng nói tiếp, có lúc bằng tiếng Anh, có lúc bằng tiếng Việt:

- Hai vợ chồng tôi phải vượt biển qua Phi và phải chờ hơn ba năm mời được tới Mỹ hồi đầu năm chín mươi. Khi qua Mỹ rồi, lâu lâu những nổi kinh hoàng và buồn tủi khi trước lại hiện về làm cho tinh thần chúng tôi không thể ổn định nữa.

Hắn vừa nghe vừa dịch mà lòng thấy chùng xuống vì chính hắn cũng từng bị đi tù cải tạo vì tôi vượt biên. Cũng giống như người cựu sĩ quan, sau nhiều lần vượt biển hắn mới tới được nước Mỹ hồi đầu năm chín mươi.

Công việc phiên dịch ngày hôm đó làm hắn thấy đau lòng. Hắn nhớ mãi hình ảnh ông chồng bị mất chân trong trại tù, bà vợ hoảng loạn vì bị báng súng công an đánh lỗ máu đầu năm xưa.

Tuy chân tay đầu óc còn lành lặn, nhưng cũng như họ, chính hắn cũng luôn bị ám ảnh bởi những ngày kinh hoàng trong trại tù cải tạo ở rừng sâu. Những nhục hình thể xác và hành hạ tinh thần có lẽ sẽ theo hắn đến suốt đời.

Ôi, sắp bốn mươi năm sau Tháng Tư ngày ấy. Cuộc sống tại Mỹ của bao người như hắn tuy an lành, no đủ, nhưng những vết thương sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn nung độc dưới bề sâu.

Nỗi đau chung còn đo.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến