Hôm nay,  

Con Ma Dễ Thương

22/04/201400:00:00(Xem: 12273)

Người viết: Nguyễn thị Huế Xưa
Bài số 4191-14-29601vb3042214

Đây là một truyện nhẹ nhàng cho thời điểm tháng Tư đau thương của người Việt tự do. Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.

* * *

Bà Trí giật mình, ngồi dậy thật nhanh, người bà toát mồ hôi lạnh, bà ngồi trên giường nhìn sững vào cái máy điều hoà không khí trong góc phòng đang chạy vù vù. Bà nhìn đồng hồ, bảy giờ rưỡi sáng, mặt trời tháng tư đang nhẹ nhàng ửng hồng qua khe cửa sổ, có tiếng xe chạy rầm rộ ngoài đường, có tiếng khóc của thằng bé con nhà bên cạnh mỗi sáng khi mẹ nó đi làm, và âm thanh vỗ về quen thuộc bằng tiếng Mễ của bà ngoại nó. Bà Trí lẩm bẩm… mình nghe rõ ràng mà.

Như thường lệ, bà Trí thức giậy từ sáu giờ sáng nhưng thích nằm chập chờn trên giường, sáng nay chợt bà nghe tiếng than khóc của một người đàn bà vọng ra từ cái máy lạnh làm bà sợ hãi tỉnh cả người. Đầu óc bà chênh vênh với ý nghĩ lạ lùng về một người đàn bà Mỹ lúc trước ở đây và đã chết trong phòng này. Bà Trí nói thầm, có lẽ tại tối qua bà kho nồi mắm sặc hôi qúa nên bà Mỹ này chịu không nổi phải lên tiếng cằn nhằn bà chăng?

Nghĩ thế bà rón rén bước xuống giường, can đảm bước đến góc phòng và vặn tất cả những ngọn đèn trong phòng lên. Cái máy lạnh điều hoà không khí vẫn tiếp tục chạy đều đều. Bà Trí cảm thấy rợn người, bà bất chợt tông cửa, mặc kệ là bà đang mặc bộ đồ ngủ mỏng tanh, bà chạy thẳng xuống văn phòng của người quản lý trong khu chung cư này, với vốn liếng anh ngữ ít ỏi, bà thảng thốt nói với cô ta về tiếng khóc mà bà đã nghe từ cái máy lạnh.

Cô Brenda, người quản lý da đen, vóc dáng to lớn, nghe bà Trí nói xong thì có vẻ không tin, nhưng nhìn nét mặt hoảng hốt của bà Trí nên đề nghị bà đưa lên phòng để cô ta xem xét tình hình như thế nào. Khi trở về phòng, cô Brenda cũng ngồi ngay chỗ giường của bà Trí và cũng nhìn chăm chăm vào cái máy lạnh, không có gì lạ xảy ra cả, chừng năm phút sau cô vỗ vai bà Trí và trấn an:

- Tối qua gió lớn nên tôi nghĩ cái máy lạnh nó chạy nhanh hơn. Bà đã nghe hơi gió đó mà.

Bà Trí đưa tay vặn đài truyền hình số 7 lên, qủa thật trên đài khí tượng đang nói về cơn gió lớn thổi qua từ miền bắc tối qua làm một số cây cối ngã khắp trên đường. Bà thở phào nhẹ nhỏm, nhìn cô Brenda thẹn thùng cám ơn. Trước khi ra về, cô Brenda ghi số điện thoại của văn phòng vào cái điện thoại cầm tay của bà Trí và dặn dò là nếu cần thì bà có thể gọi bất cứ lúc nào. Bà Trí cười thầm về sự ngớ ngẩn của mình, bà tự bảo chắc tại mấy hôm nay bà mê xem cuốn băng Thúy Nga Paris, trong đó ông Nguyễn Ngọc Ngạn kể về những chuyện ma trong khi đi trình diễn ở mấy rạp hát lớn cho nên có lẽ bà bị nhập tâm. Sau khi nghe lại đài khí tượng và nhìn cái máy lạnh vô tri vô giác một lần nữa, bà Trí yên tâm bắt đầu công việc hằng ngày của mình.

Một ngày của bà Trí bắt đầu từ lúc sáu giờ rưỡi sáng, việc đầu tiên là bà thử máu đường của mình và lo uống viên thuốc trị bệnh tiểu đường, rồi bà nấu một gói instant oatmeal ăn lót lòng, bà nghe nói oatmeal sẽ làm giảm bớt lượng mỡ trong máu. Sau đó bà thay áo quần và đi bộ thể thao trong xóm chừng một tiếng đồng hồ. Phần còn lại của ngày là nấu ăn cho bữa cơm trưa và tối, buổi chiều đón xe bus đi đến hội Cao Niên gặp bạn bè. Đời sống của bà Trí với những diễn tiến đều đặn đó đã kéo dài từ sáu năm nay.

Từ ngày chồng mất, bà Trí xin dọn qua ở căn nhà một phòng cho đỡ thấy trống trãi, cũng ở trong khu chung cư cho người nghèo này. Cũng may, khu chung cư có rất nhiều người Việt mà phần lớn là giới trí thức của một “thời xa xưa”. Ngày ông Trí còn sống, mỗi tối hai vợ chồng bà vẫn thường tụ tập uống trà hoặc đánh mạt chược với những người hàng xóm chung cảnh ngộ. Những người mà ngày xưa tiếng tăm một thuở, họ là những người từng cầm binh khiển tướng trong tay và đã bị tù đày một thời gian dài, dài vừa đủ để thân thể họ cưu mang những bệnh tật kinh niên và tâm trí họ rối loạn. Những lần ngồi lại với nhau cả nhóm tìm nguồn vui trong nỗi buồn khi nhắc nhở đến một quãng đời từ hơn ba mươi năm trước. Ngày đó những người chiến sĩ như họ mang trên vai hai chử tổ quốc với trọng trách nặng nề bao nhiêu thì bây giờ nỗi tủi hổ của người di dân càng đè nén hơi thở của họ từng ngày. Sau tháng Tư 75, khi ở tù về, những người như ông Trí phải đành đoạn ra đi vì ở lại sẽ không có một lối thoát ngoài sự nhục nhã và sự tàn phế tâm thần khi sống dưới chế độ mới.

Chiều nay từ hội Cao Niên về, bà Trí cảm thấy đầu óc căng thẳng vì còn bị ám ảnh từ tiếng khóc bà nghe từ ban sáng. Hôm nay, cả hội lại bàn chuyện tổ chức ngày tưởng niệm ba mươi tháng tư vào tuần tới. Cũng như mọi năm, bà cùng những bà bạn lãnh nhiệm vụ nấu ăn cho ngày lễ long trọng đó. Năm nào hội Cao Niên cũng cung kính tổ chức một đêm không ngủ để cầu nguyện cho những người đã hy sinh vì tổ quốc, và để cùng ngồi lại với nhau bên tách trà, bên ly café xót xa ôn lại một lịch sử thật gần trong tâm tưởng.

Vì qúa mệt nên bà Trí đi ngủ sớm. Trong cơn mơ bà Trí thấy mình đang trở về quê hương vùng miền Tây ruộng đất phì nhiêu, cây trái đơm hoa quanh năm, nơi đời sống rất hiền hoà trong căn nhà rộng lớn của ba má bà. Bà nhớ đến mùa gặt lúa, tiếng hò dòn dã của những tá điền vang vọng trong không gian nghe đượm tình quê hương trìu mến. Họ gặt lúa, rồi giã gạo trong đêm thâu bên bếp lửa hồng, bên nồi cháo trắng ăn với cá lòng tong kho mặn mòi. Ôi, một thuở thanh bình! Rồi súng nổ khắp nơi, bom đạn rơi khắp lối, ruộng đồng đổ nát tơi bời. Thời thanh bình qua đi,cuộc sống thu gọn trong ngôi nhà gạch thừa tự trong khu vườn nhiều cây lá bên cạnh con lạch nhỏ. Ông Trí ở trong quân đội nay đây mai đó, bà ở nhà với đứa con gái duy nhất của hai người. Bỗng dưng tháng Tư 75 đến một cách kinh hoàng, căn nhà gia phả của bà bị chiếm trọn, bà đành dọn ra ở căn lều nhỏ nhoi nằm trong góc vườn mà mỗi đêm khi nằm đơn côi một mình bà như còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng ai gọi nhau ơi ơi từ những chiếc thuyền nhỏ chèo lóc lách ngang qua con lạch sau nhà.

Đang nằm mơ màng, bà Trí bỗng tỉnh giấc vì tiếng gọi “bà ơi thức dậy uống thuốc”, tiếng gọi phát ra từ cái máy lạnh trong góc phòng. Bà tỉnh hẳn người, nhìn trân trối vào cái máy lạnh, không có gì thay đổi, vẫn âm thanh đều đều phát ra hơi mát khắp phòng. Đồng hồ trên chiếc bàn ngủ chỉ đúng bảy giờ rưỡi sáng. Bà Trí cảm thấy toàn thân mình như tê liệt, đúng giờ này hôm qua cũng có tiếng than khóc từ cái máy lạnh đó ra. Bà Trí run rẩy chồm qua bàn lấy cái điện thoại cầm tay và bắt đầu gọi xuống văn phòng.

Chỉ trong vòng vài phút, cô Brenda mở cửa phòng bước vào. Bà Trí oà lên khóc và kể cho cô ta về tiếng kêu vọng ra từ cái máy lạnh. Cô Brenda nghe xong thì nhìn bà Trí e ngại hỏi:


- Bà ngủ có đủ không?

Bà Trí dụt dè đưa tay chỉ vào cái máy lạnh:

- Tối hôm qua tôi mệt nên ngủ rất ngon. Sáng nay …nó đánh thức tôi.

Rồi bà ngập ngừng hỏi:

- Ngày trước có người chết trong phòng này phải không cô?

Cô Brenda lắc đầu:

- Tôi thật sự không biết điều đó, nhưng tôi nghĩ là bà đang suy tâm nhiều qúa nên nhiều tưởng tượng đó thôi.

Thật vậy, hai hôm nay lòng bà bồn chồn, nao núng khi bà nghe lại tin tức về vụ đặt bomb ở Boston Marathon cách đây một năm,vào ngày mười lăm tháng tư. Bà đã khóc khi nhìn thấy hình thằng bé chỉ mới tám tuổi bị chết thảm thương trong khi đứng chờ bố chạy bộ về ngay vòng dây cuối. Ba người chết, hàng trăm người bị thương. Bà chợt nhớ tới sự khủng bố năm xưa ở SàiGòn, hai trái C4 cài vào, nổ một trái, trái thứ hai cho nổ khoảng vài phút sau đó khi xe cứu thương tới và dân chúng đứng xem sẽ chết chùm theo. Sao mà tàn bạo, hãi hùng qúa.

Bây giờ là tháng Tư, tháng Tư trong ký ức đau thương của bà mang hình ảnh của đứa con gái còn rất trẻ của bà, là vợ của một chiến sĩ bấy giờ đang xông pha ngoài chiến tuyến. Con gái bà lúc đó đang mang bầu, bị xuất huyết qúa nhiều phải đưa từ Cần Thơ lên Sài Gòn, ngày hai mươi sáu tháng tư, đường xá ngập đầy bom đạn, xe cộ nghẹt lưu thông, đứa con gái của bà bị đưa trả về nhà thương ở tỉnh và đã chết vì bị sản hậu. Bà đau đớn nhờ người chôn con sau vườn. Ông Trí và thằng con rể của bà may mắn trở về từ những vùng địa danh đã không còn trong lịch sử và không bao lâu thì bị gọi đi tù.

Chiến tranh tàn nhẫn và hậu qủa của chiến tranh là những mất mát oàn oại, những căm hờn mang theo canh cánh trong lòng. Tháng tư, dân miền Nam mất tự do, mất đất nước, riêng bà thì mất một người con, một đứa cháu chưa ra đời, thằng con rể chết trong tù, và chồng bà từ ngục tù về với một thân thể quằn quoại và một tâm hồn hoang tàn. Bà âm thầm săn sóc chồng cho tới khi cả hai được viện HO bảo trợ qua Mỹ. Nhờ thuốc men đầy đủ và sự săn sóc chu đáo của y tế Mỹ, ông Trí cũng sống được mười năm trước khi mất vì bệnh tim.

Cách đây hai ngày, khi vừa cúng giỗ mỗi năm cho con gái, bà Trí nhận được điện thoại của cô em gái từ Việt Nam gọi qua cho hay là căn nhà ngày xưa của bà bây giờ người ta ủi đất san bằng để xây chùa. Cô em còn cho hay là sau khi chùa cất xong, mỗi đêm mấy tăng ni họp nhau tụng niệm liên tục một tháng liền vì tất cả đều qủa quyết là họ nghe có tiếng gõ cửa của một người vào lúc nữa đêm xin vào tá túc trong chùa. Mặc dù không tin dị đoan, nhưng sau khi nghe chuyện cô em kể xong, bà Trí cũng không tránh khỏi ý nghĩ là có phải cô con gái của bà, người đã chết tức tưởi từ một tháng tư dạo nào đang trở về tìm nơi nương náu. Tối đó bà thấy khuôn mặt rất thương yêu của con gái bà hiện về trong giấc mơ.

Với những dự kiện dồn dập làm rối loạn đầu óc trong mấy ngày qua, bà Trí nhìn cô Brenda và thở dài:

- Có lẽ cô nói đúng, chắc tinh thần tôi đang bị giao động quá thôi.

Cô Brenda cầm tay bà an ủi và một lần nữa căn dặn bà nên tịnh dưỡng. Cả ngày hôm đó bà Trí tự trách mình yếu bóng vía rồi đâm ra suy nghĩ vớ vẫn. Bà dành hết thì giờ cặm cụi nấu những món ăn cho ngày ba mươi tháng tư như đã hứa với hội Cao Niên. Tối đó bà lại ngủ thiếp đi trên chiếc ghế sofa trong lúc đang coi cải lương qua đài truyền hình satellite.

Bảy giờ rưỡi sáng, có tiếng gọi thật nhỏ nhẹ “ bà ơi tới giờ đi bộ rồi”. Bà Trí mở mắt, nhìn trừng trừng vào cái máy lạnh, rõ ràng lời kêu vọng ra từ đó, nhưng bây giờ bà chỉ cảm được làn hơi mát đang toả ra từ cái máy như một lời chế giễu đối với bà. Trên đài truyền hình, thấp thoáng những hình ảnh chiếu lại từ biến cố nổ ở Boston. Những hình ảnh đau đớn, tàn khốc mà bà nghe đi nghe lại cả tuần nay. Hình ảnh những người trẻ tuổi với cuộc đời đang đầy nhựa sống đã mất đi một phần thân thể một cách tức tưởi trong biến cố từ năm trước. Bà Trí lặng người, bà không bị nhập tâm đâu, tai bà nghe rõ mồn một về lời nói từ cái máy lạnh đó, bà biết kêu ai bây giờ, gọi cô Brenda thì chỉ để cho cô ta nghĩ là bà bị bệnh tâm thần thôi. Sau vài giây suy nghĩ, Bà Trí bình tỉnh, đứng dậy mở tung cửa phòng, bà lấy một cái ghế chặn cho cửa mở toang ra. Bên nhà hàng xóm tiếng khóc của thằng bé con mỗi sáng nghe như tiếng mi eo của một con mèo nhỏ. Bà Trí sửa soạn ra đón xe bus và đi thẳng đến hội Cao Niên vì bà đang cần gặp một người mà bà nghĩ có thể khi nghe bà nói về chuyện tiếng kêu từ cái máy lạnh sẽ không cười cho là bà điên loạn.

Qủa thật như bà mong muốn, ông bác sĩ Cần chuyên môn về bệnh tâm lý (psychiatrist), là người trẻ nhất hội vì ông chỉ mới sáu mươi lăm, hay đến hội vào sáng sớm để uống café,tán gẫu,và chơi cờ tướng với những cụ già khác. Khi thấy bác sĩ Cần đang ngồi một mình bà Trí mừng qúa, chào hỏi và mời ông qua quán McDonald bên cạnh uống acafé. Sau khi chăm chú nghe bà Trí kể về tiếng than khóc, tiếng kêu từ cái máy lạnh trong mấy ngày qua, bác sĩ Cần gật gù hỏi:

- Chị tin là có ma không?

Bà Trí bối rối:

- Tôi tin là có những vong linh.

Bác sĩ Cần lại hỏi:

- Thế chị có sợ ma không?

Bà Trí ngần ngại không trả lời vì quả thật thì bà có sợ, bằng chứng là mấy ngày qua bà bị ám ảnh hoài về tiếng kêu, tiếng than khóc từ cái máy lạnh đó.

Không đợi bà trả lời, bác sĩ Cần nói tiếp:

- Những bóng ma là những linh hồn đã đi về nơi cát bụi, như những hương linh mất mát

trong cuộc chiến, như những bóng dáng của người thương yêu mà chúng ta thương tiếc, nhớ nhung. Khi nói đến ma thì chúng ta thường nghĩ đến những hình ảnh xấu xí, quái gở, hay phá phách, dữ dằn. Theo lời chị kể thì tôi thấy “con ma” của chị rất dễ thương và tốt bụng vì rằng mỗi sáng nó đánh thức và nhắc nhở chị làm những chuyện rất hữu ích cho sức khoẻ của chính chị.

Bà Trí nhìn bác sĩ Cần, mặc dù ông đang cười nhưng không phải là cái cười chế diễu mà trái lại rất thành thật. Bác sĩ Cần nhỏ nhẹ khuyên:

- Tối nay chị về nhớ uống một viên Benadryl, ngủ thật an lành để sáng mai còn phụ tụi này sắp xếp cho ngày lễ trọng đại nữa.

Bà Trí gật đầu cám ơn, bà cảm thấy đầu óc thanh thản. Chỉ đơn giản thế thôi mà bà nghĩ không ra, bác sĩ Cần nói rất có lý, có ai thật sự quấy rầy bà đâu, nếu bà để ý thì những lời gọi từ cái máy lạnh đó có lẽ là những nhắc nhở rất ân cần, nhẹ nhàng. Buổi trưa từ hội Cao Niên về, bà ghé qua Chùa Linh Sơn, thắp nén nhang khuấn nguyện cho những hương linh yêu dấu của bà được siêu thoát, cho bà vị tha để quên đi nhưng đau đớn, căm hờn mà bà đã cưu mang trong bao năm qua. Tối đó bà Trí ngủ thẳng giấc đến sáng.

Đồng hồ chỉ đúng bảy giờ rưỡi, bà mở mắt, chờ đợi, một lúc sau bà nhìn sang cái máy lạnh và nói lẩm bẩm một mình… ủa sao hôm nay không có ai kêu mình dậy vậy kìa.

Nguyễn Thị Huế Xưa

Ý kiến bạn đọc
09/10/201417:16:52
Khách
Ngoc Mai from C-1 Gia Long HS would like to contact Hue Xua. If Hue like to use e-mail please send NM e-mail after 10/27 since NM will be on vacation until then. Otherwise, please call me at 714-731-2570.
08/10/201423:51:44
Khách
Ngoc Mai C-1 ngay xua muon lien lac voi Hue xua. Dang on vacation nen khong check e-mail duoc. Neu dung e-mail thi gui sau 10/27. Goi lai NM 714-731-2570
23/04/201403:42:38
Khách
Hùng Nguyễn: Ông bác sĩ Cần trong truyện đã cho bịnh nhân uống sai thuốc. Benadryl là thuốc trị dị ứng (allergy) chứ không phải là thuốc ngủ, an thần.
Ngoài dị ứng, béndryl cũng dùng cho an thần, thuốc ngủ, ko Cần toa BS
22/04/201415:20:56
Khách
Ông bác sĩ Cần trong truyện đã cho bịnh nhân uống sai thuốc. Benadryl là thuốc trị dị ứng (allergy) chứ không phải là thuốc ngủ, an thần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,250,504
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến