Hôm nay,  

Như Một Sự Tình Cờ

18/04/201400:00:00(Xem: 13681)

Người viết: Đinh Thị Ngọc Tuyết
Bài số 4187-14-29597vb6041814

Tác giả sinh năm 1972, cư dân Louisvill, nghề nghiệp kỹ sư điện toán,. Bà đã góp cho bài viết về nước Mỹ từ những năm đầu tiên. Đặc biệt, từ nhiều năm qua, đã liên tục hưởng ứng các cuộc vận động cho dân chủ, nhân quyền trong nước. Sau đây là ký sự về cuộc vận động cho năm 2014 tại Thủ đô Mỹ.

* * *

blank
Phài đoàn từ Kentucky tại trụ sở văn phòng Thượng Viện, Washington DC.

Cuộc đời là những chuyến đi và những cuộc gặp gỡ là duyên kỳ ngộ. Trở về lại Kentucky sau hai ngày tham dự Ngày Vận Động cho Việt Nam năm 2014 tại Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi ngắm nhìn hình ảnh của những khuôn mặt Việt Nam thân thương đến từ muôn phương, gần nhất là ngay tại DC và xa nhất là Hawaii và Đức Quốc, lòng tôi rộn rã những niềm vui.

Tình cờ đọc được bài viết của Linh Mục Nguyễn Công Đoan viết về Người Tử Tù Bất Khuất, Nguyễn Hữu Cầu và cơ duyên do Thiên Chúa sắp đặt để Ngài có cơ hội gặp gỡ và làm phép Rửa Tội cho ông Cầu trong lao tù cộng sản. LM Nguyễn Công Đoan đã gọi cuộc gặp gỡ này "Như Một Sự Tình Cờ", và đó cũng là tựa đề của bài thơ cho chính Ngài sáng tác năm 1987 trong trại lao động cải tạo Z30A.

Lấy cảm hứng từ bài thơ này, tôi ghi vội đôi dòng để ghi lại những kỷ niệm và những cuộc hội ngộ hết sức tình cờ nhưng đượm thắm tình người của đồng bào Việt Nam trong hai ngày Vận Động cho Việt Nam tại thủ đô Washington D.C.

Đáp lời kêu gọi của văn phòng BPSOS, phái đoàn Kentucky gồm có bác Tôn Nguyễn, chú Ba Triệu, chú Đức Bùi, chị Túy Vũ Phạm, và tôi đã lên đường đến Hoa Thịnh Đốn để tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2014 với tư cách cá nhân. Theo TS Nguyễn Đình Thắng, đây là cuộc tổng vận động lần 3 trong 3 năm liền cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Năm nay đặt biệt có nhiều phái đoàn từ Canada và Âu Châu nhập cuộc.

Hai tuần trước khi lên đường về D.C., tôi đã liên lạc trực tiếp với văn phòng của 2 vị Thượng Nghị Sỹ của Kentucky là TNS Mitch McConnell và TNS Rand Paul để sắp xếp những buổi họp với các vị phụ tá chuyên về Lập Pháp và Đối Ngoại. Ban tổ chức cũng đã giúp phái đoàn KY sắp xếp một buổi họp với văn phòng của Dân Biểu John Yarmuth.

Theo lịch trình vé máy bay đã đặt sẵn là phái đoàn KY sẽ đáp chuyến bay đi DC lúc 4 giờ chiều, thứ Ba, ngày 25 tháng 3, 2014. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, hãng hàng không thông báo chuyến bay bị hủy lúc 12 giờ trưa. May mắn, chuyến bay 2 giờ có đủ chổ cho phái đoàn 5 người nên chúng tôi vội vã ra phi trường để kịp đón chuyến bay đến DC.

Thật là một sự tình cờ hi hữu, trên chuyến bay chuyển tiếp từ Charlotte, NC đến Washington D.C., tôi được xếp ghế ngồi cạnh một nữ luật sư kiếm thị, cô Margaret Holt Baird, một nhà hoạt động tranh đấu và bảo vệ quyền lợi cho những người khuyết tật trong nhiều năm tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Trong lúc trò chuyện, khi cô Margaret hỏi tôi nguyên nhân đến thăm DC trong chuyến này. Tôi đã chia sẻ rằng phái đoàn Kentucky cùng rất nhiều phái đoàn từ các tiểu bang hôm nay sẽ về thủ đô để vận động Nhân Quyền cho Việt Nam trong chương trình của Ngày Vận Động cho Việt Nam được tổ chức từ ngày 26-27 tháng 3, năm 2014 tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Cô Maragret đã rất vui và ủng hộ sự dấn thân của đồng bào Việt Nam. Luật sư Margaret Holt Baird chia sẻ là cô làm việc rất gần gũi và có mối liên hệ rất khắng khít với văn phòng của Thượng Nghị Sỹ, Tom Harkin (D-IA), Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Y tế, Giáo dục, Lao động và Quỹ Hưu Trí. Cô Margaret dặn dò khi cần liên lạc với văn phòng của TNS Harkin về vấn đề lao động hay nhân quyền cho Việt Nam thì hãy nhắn với các vị phụ tá của TNS Harkin là do cô Margaret giới thiệu thì họ sẽ sốt sắng gặp gỡ và lắng nghe ý kiến.

Chuyến bay của tôi lẫn cô Margaret đều bị hủy và tình cờ lại ngồi gần nhau trong cùng chuyến bay khác về D.C. Hơn 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi trao đổi với nhau những vấn đề về Nhân Quyền, về quyền lợi của những người khuyết tật và công nhân. Khi máy bay đáp xuống phi trường D.C., nhân viên của hãng hàng không đã đến tận ghế để đưa cô luật sư kiếm thị lên xe lăn để đưa ra gặp gia đình.

Tôi nhìn theo cô Margaret dò dẫm từng bước một với chiếc gậy trên tay mà trong lòng dâng lên niềm cảm mến vô hạn. Một người luật sư kiếm thị nhưng không đầu hàng số phận mà vẫn tiếp tục dùng tài năng và nhiệt huyết của mình để tiếp tục tranh đấu và lên tiếng nói cho những người kém may mắn. Cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi và tình cờ với cô Margaret đã truyền cho tôi một sức mạnh và niềm cảm hứng để cùng sánh bước với hơn 800 đồng bào từ muôn phương tuôn về Thủ Đô vận động cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam.

Phái đoàn Kentucky đến D.C. lúc 6 giờ chiều và trực chỉ chạy đến nhà hàng Harvest Moon nơi tổ chức buổi tiệc gặp gỡ các phái đoàn từ khắp các tiểu bang về. Không khí trong nhà hàng rất vui nhộn và ấm cúng. Mọi người tay bắt mặt mừng khi gặp lại những khuôn mặt thân quen. Tôi rất vui mừng được gặp lại bác Vinh (Tony Thân Nguyễn), cư dân của tiểu bang Massachusetts, người bác rất đáng kính mà tôi đã gặp tại Quốc Hội Hoa Kỳ trong kỳ Thỉnh Nguyện Thư Việt Nam. Bác Vinh là người đã truyền cảm hứng cho tôi để viết bài "Không Thể Ngồi Yên" tường trình chuyến đi năm 2012.

Từ năm 2012, Bác Vinh đã nâng đỡ và cùng đồng hành với tôi trong những công việc vận động hành lang tại Quốc Hội và gây quỹ để giúp đồng bào đang lánh nạn cộng sản tại Thái Lan và các nạn nhân buôn người. Bác Vinh đã ngoài 80 nhưng Bác vẫn làm việc rất hăng say và đầy nhiệt huyết. Bác Vinh đã bay đến DC sáng thứ Ba và đã có mặt tại văn phòng trung ương của BPSOS cả ngày để phụ giúp một tay với các anh chị trong ban tổ chức, chuẩn bị cho ngày Vận Động. Tôi thật may mắn vì trên bưóc đường dấn thân vì cộng đồng, tôi luôn gặp gỡ những tấm lòng thiết tha với đồng bào và đất nước như Bác Vinh. Trong hai ngày ngắn ngủi tại DC, Bác Vinh đã kết thân và đồng hành với phái đoàn Kentucky trong tất cả các hoạt động trong ngày Vận Động cho Việt Nam.

Năm nay, ban tổ chức sắp xếp cho phái đoàn Kentucky, Minnesota và New York chung một nhóm để cùng đi vận động với các vị Dân Biểu và TNS của ba tiểu bang. Thật thú vị vì "như một sự tình cờ", tôi có cơ hội gặp gỡ anh Lý Đức Hùng, chị Châu Ngọc và các anh chị trong nhóm Paltalk Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận. Chú Đức Bùi trong phái đoàn Kentucky chia sẻ là chú từ lâu đã lắng nghe chương trình của nhóm Paltalk trên mạng lưới toàn cầu. Không ngờ chuyến đi này lại có cơ hội gặp gỡ những anh chị làm việc cho chương trình bằng xương bằng thịt.

Riêng tôi thì có một cảm nghiệm thật vui vì khi gặp các anh chị trong nhóm Paltalk lần đầu, tôi đã có một cảm giác rất quen thuộc, như đã gặp các anh chị từ lâu. Giờ về nhà xem lại, thì thấy bài viết "Không Thể Ngồi Yên" được Blog Mười Sáu đăng tải với những hình ảnh minh họa của các anh chị nhóm Paltalk đi Vận Động Cho Nhân Quyền Việt Nam năm 2012. Cuộc đời thật thú vị vì những duyên kỳ ngộ như thế.

Thứ Tư, ngày 26 tháng 3, năm 2014, phái đoàn KY đã cùng phái đoàn MN và NY và một số đồng bào vùng San Deigo, CA cùng đến họp với văn phòng của các vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sỹ: Mitch McConnell (R-KY), Rand Paul (R-KY), John Yarmuth (D-KY), John Kline (R-MN), Al Franken (R-MN).


Chúng tôi đi từ văn phòng này qua văn phòng khác trong trời lạnh và gió bấc. Những tấm lòng và bước chân Việt Nam cùng đồng hành rảo bước tại Quốc Hội Hoa Kỳ để vận động và đòi quyền Làm Người cho đồng bào thân yêu tại quê hương. Trong tâm tình của những người thao thức vì tiền đồ của Dân Tộc và Đất Nước, vì Nhân Quyền cho đồng bào Việt Nam, chúng tôi cùng cất tiếng nói cho những người bị bịt miệng, không được nói, cho những tù nhân chính trị và lương tâm đang bị nhà cầm quyền cộng sản đối xử tàn ác và vô nhân đạo trong lao tù, cho thân nhân và gia đình những nhà bất đồng chính kiến đang bị bao vây kinh tế và đe dọa mạng sống từng ngày.

Trong những lúc đi bộ đến các văn phòng, chúng tôi gặp được phái đoàn Georgia của chị Trinh Phạm, và phái đoàn Texas của chị Janet Thúy Hằng, mấy chị em mừng rỡ ôm nhau hỏi thăm ríu rít rồi lại buông ra, vừa đi vừa chạy cho kịp cuộc hẹn với các văn phòng.

Sau một ngày đi bộ rã rời, phái đoàn Kentucky và Bác Vinh được chị Yvonne Nga Nguyễn, cựu cư dân thành phố Louisville, KY, hiện đang là cư dân tiểu bang VA, khoản đãi một bữa ăn tối trong nhà hàng buffet thật ngon và ấm bụng. Trước khi phái đoàn KY ra về, chị Nga ân cần tặng mỗi thành viên một hộp bánh ngọt để mang về KY ăn lấy thảo nữa. Cám ơn chị Nga thật nhiều vì sự hiếu khách và tấm chân tình của chị.

Tối thứ Tư, tôi lên văn phòng trung ương của BPSOS để họp mặt và gặp gỡ nhóm thân hữu và anh chị em trong ban tổ chức. Thật vui và hạnh phúc khi được gặp lại những khuôn mặt thân quen, những tấm lòng vàng, những "chiến hữu" đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong công việc vì một ngày mai Việt Nam tươi sáng. Chị Huệ và anh Dũng Ngô đã xuất sắc tái diễn lại trích đoạn cải lương "Tiếng Trống Mê Linh" thật hay và thật vui. Các anh chị em trong nhóm cười lăn cười bò vì sự hài hước của anh Dũng khi đóng vai Thi Sách. Chị Huệ Ngô khi chuẩn bị lên 3 câu vọng cổ, chị phải dừng lại đôi lần và phải lấy hơi lại vì không nhịn được cười.

Anh em trong nhóm đã có những giây phút quý báu để ngồi lại bên nhau. Để cùng đồng cảm với chị Lan, hiền thê của anh Tiêu Phi Hùng, vì sự ra đi vĩnh viễn của người anh đầu đàn và thân quý của nhóm trong năm 2013. Để cùng nhau nắm tay quyết tâm thực hiện những hoài bão mà anh Hùng đã ấp ủ và tiếp nối con đường mà anh đã đi. Tôi may mắn được gặp chị Lan, anh Hùng, Giáo Sư Trương Bổn Tài, chị Đào Kiều Liên và nhóm thân hữu tại San Jose, CA trong dịp hè 2013. Những chuyến đi xa, những lần gặp gỡ với các anh chị trong gia đình của nhóm thân hữu BPSOS đã cho tôi thêm niềm tin và sức mạnh.

Tại văn phòng BPSOS, tôi vui mừng gặp lại các anh chị trong phái đoàn GA và đặc biệt Hằng Trần, cô Nghị Viên bé bé xinh xinh, rất trẻ và giỏi giắn của thành phố Morrow, GA.

Sáng thứ Năm, ngày 27 tháng 3, năm 2014, phái đoàn Kentucky cùng cô Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh, lên đường đến Quốc Hội Hoa Kỳ tham dự buổi họp khoáng đại với các vị dân cử.

Những tà áo dài vàng rực của những phụ nữ Việt Nam vùng thủ đô đã làm bừng sáng khán đài trong thính phòng của Quốc Hội. Những gương mặt sáng ngời, những cánh tay giơ lên, những tiếng hô to "Việt Nam, Nhân Quyền", "Việt Nam, Tự Do" như sống dậy tinh thần "Hội Nghị Diên Hồng" của cha ông ngày xưa. Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa và lời kinh cầu nguyện cho Việt Nam được vang lên giữa lòng Quốc Hội Hoa Kỳ. Thật tuyệt vời và hạnh phúc khi thấy hào khí của những người tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, từ những cụ già tóc bạc phơ cho đến rất nhiều bạn trẻ đến từ khắp mọi miền đất nước.

Sau giờ ăn trưa, phái đoàn KY đã tham gia buổi hội thảo về xã hội dân sự với Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, blogger Huỳnh Thục Vy qua hệ thống Skype được chiếu lên một màn hình lớn trong hội trường.

Khi chương trình Ngày Vận Động cho Việt Nam năm 2014 tại Quốc Hội Hoa Kỳ được kết thúc, phái đoàn Kentucky đã chia tay những người bạn mới quen và đáp chuyến bay tối thứ năm về lại Kentucky trong sự lưu luyến.

"Như một sự tình cờ", chuyến đi này tôi có cơ duyên gặp gỡ và quen biết cô Trần Thị Ngọc Minh (Ba Lan), cô chú Ngô Tấn Tài (Houston, TX), các anh chị trong nhóm Paltalk Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận, anh chị Quốc Tuấn (FL), Anh Thái Ngô (Phoenix, AZ), chị Hương Bùi (Hawaii), Nghị Viên Hằng Trần (Morrow, GA), chú Khải Nguyễn, Chi-Lan Vũ, và rất nhiều cô chú và anh chị em khắp nơi trong hai ngày ngắn ngủi tại D.C.

Chúng ta may mắn đã thoát khỏi chế độ cộng sản và đang được hưởng tất cả những quyền cơ bản làm Người, được hít thở và sống trong không khí của Tự Do và Dân Chủ. Chúng ta nợ những người đi trước chúng ta. Họ đã vào Quốc Hội Hoa Kỳ và các nước Dân Chủ trên thế giới, để vận động cho chúng ta được tái định cư và làm lại cuộc đời. Vậy thì món nợ ân tình này, chúng ta phải chung vai gánh vác, và cùng nhau trong khả năng mình có được, để cùng nhau vào Quốc Hội các nước tự do, từ Mỹ qua Âu, từ Canada qua Úc, dùng sức mạnh của lá phiếu của chúng ta để vận động Nhân Quyền cho đồng bào tại quê hương Việt Nam, để chế độ phi nhân cộng sản Việt Nam "hèn với giặc, ác với dân" phải lùi bước và trao trả quyền quyết định về tay dân tộc Việt Nam.

Tự đáy lòng, tôi tri ân tất cả những tấm lòng luôn nghĩ tới quê hương, đến họa mất nước, đến đồng bào đang bị đọa đày bởi chế độ cộng sản tàn ác và phi nhân. Dù hẹn trước hay gặp nhau "như một sự tình cờ", lời ca tiếng nhạc trong "Bài Ca Tuổi Trẻ" của Phan Văn Hưng như vang vọng trong trái tim tôi, "Từ khắp bốn phương trời, và muôn lối đi trong đời. Gặp nhau trong tâm hồn Việt Nam sáng ngời... Bạn hỡi, Hành trang ta đem trong ta, Một khối óc, một tấm lòng, một giấc mơ".

Như một sự tình cờ

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
đem tự do cho những kiếp đọa đầy.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con vào thôn xóm
đem an hòa cho những ai bất thuận,
đem thanh bình cho kẻ sống âu lo
đem ủi an cho người đang sầu khổ,
đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
đem vận may cho người gặp rủi ro.

Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
đem may mắn cho những ai gặp được
giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ.
Cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
giữa biển đời mang con tim núi lửa,
với đôi tay êm ái của mẹ hiền.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả
cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
còn phần con, xin gởi hết nơi Ngài
là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
để tin yêu mà vui sống trọn đời.

Linh Mục Joseph

Nguyễn Công Đoan, S.J.

Trại lao động cải tạo Z30A – 1987

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến