Hôm nay,  

Trong Thế Giới Của Ba

26/03/201400:00:00(Xem: 11349)
Tác giả: TháiNC
Bài số 4171-14-29581vb4032614

Chuyện ông bố kể về con gái: Cô bé xin nhận phần quà sinh nhật sớm để bảo trợ giải phẫu tìm lại nụ cười cho trẻ em ở một nước xa xôi. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Một hôm con gái tôi đến cạnh bên và nói rằng: mỗi năm đến ngày sinh nhật con, ba má đều có quà. Sinh nhật năm nay của con chưa tới, nhưng con có thể xin quà trước được không?

Ô hay, đây là lần đầu tiên trong đời con tôi hỏi quà sinh nhật một cách bất thường này, và nhất là dáng vẻ quan trọng chứ không có gì tinh nghịch cả. Cháu vốn ngoan lắm, từ nhỏ đến lớn ba má cho gì thì nhận cái đó không bao giờ đòi hỏi, yêu sách bất cứ điều chi...

OK. Vậy con muốn gì? Tôi ngạc nhiên.

Cháu nắm tay dẫn xuống nhà chỉ vào cái TV.

Chương trình truyền hình hôm đó đang chiếu show tài liệu về OPERATION SMILES. Họ chiếu một bộ phim rất cảm động về hằng trăm em bé bị tật ở miệng ở các nước nghèo như Phi Luật Tân, Lào, Ấn Độ, và cả Việt Nam đang chờ được giải phẩu. Song song với chương trình đang chiếu, họ kêu gọi sự đóng góp tài chánh để giúp cho chi phí các cuộc phẩu thuật tìm lại nụ cười cho mấy em không may mắn này. Có sẵn số phone để gọi, họ có người ngồi đó nhận phone và sẽ lo liệu các vấn đề khác.

Con nói rằng con muốn bảo trợ một em bé được giải phẩu môi.

Làm sao mà từ chối được một tấm lòng như vậy?

Tôi nhắc phone để bảo trợ chi phí giải phẩu cho một em. Lúc nói chuyện họ hỏi có đặc biệt muốn bảo trợ cho bé nước nào, trai hay gái…? Tôi nói không thành vấn đề, nước nào cũng được, tùy họ quyết định em bé nào cần thiết giải phẩu trước thì cứ dành cho em đó.

Sinh nhật đến, ba giữ lời hứa không mua gì thêm vì con cẩn thận nhắc quà ba đã cho rồi. Nhưng không sao, có má. Ba “hợp tác” với má làm quà sinh nhật cho con thì cũng OK thôi. Câu chuyện bảo trợ giải phẩu môi sau đó như đi vào quên lãng.

Nhiều tháng sau tôi nhận được thư của chương trình OPERATION SMILE này. Tưởng họ chỉ gởi giấy tờ về để mình khai thuế nhưng giở ra bên trong thấy có hai tấm hình của em bé mà họ đã dành món tiền bảo trợ đó cho ca phẩu thuật.

Đó là một bé gái Việt Nam khoảng 6, 7 tuổi ở vùng phía Bắc (tỉnh hay quận Lao Cai). Hai tấm hình. Một tấm chụp trước khi bé được giải phẫu và một tấm sau khi được giải phẫu và lành lặn.

Tôi không nghĩ tới việc họ sẽ gởi hình cho tôi trong thư này.

Tình cờ khi đó con tôi cũng đang ngồi cạnh bên.

Ôi cảm động làm sao!

Hai gương mặt hoàn toàn khác biệt. Tuy đôi môi của bé không thể hoàn toàn 100 % như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng cũng được 80 đến 90 phần trăm.

Tôi đã chừng này tuổi, không nhiều thì ít cũng làm vài điều tốt lành trong đời, nhưng thú thật là chưa bao giờ thấy được một kết quả thiết thực và rõ ràng như vậy. Một món tiền khiêm tốn thôi. Cả nhà tôi đi ăn tiệm buổi tối nhiều khi cũng chừng đó, lại có thể đổi cả khuôn mặt, đổi cả cưộc đời cho bé gái này.

Như một phép lạ!

Chuyện đã khá lâu vài ba năm trước lận…

Tôi đã quên tên em bé đó, và hai tấm hình cũng thất lạc.


Thường nghe nói: có tiền mua tiên cũng được. Mua được hay không thì tôi không biết nhưng …làm tiên thì được đó.

...

Con có muốn làm tiên không thì không biết, nhưng tôi hơi làm lạ là con tôi không bao giờ muốn làm bác sĩ, hay cô giáo như phần đông các trẻ khác.

Bao giờ con cũng nói rằng lớn lên sẽ làm một artist.

Họa sĩ? nhạc sĩ? hay văn sĩ? Chưa biết, nhưng cũng được. Hãy làm những gì con thích, miễn là hợp khả năng, và …đủ sống.

Một lần nó hỏi lại, vậy lúc nhỏ ba muốn lớn lên sẽ làm gì.

Tôi nói ba muốn làm một pilot, phi công.

Con gái gật gù ra vẻ cũng không phản đối, nhưng hỏi lại “ Tại sao lại phi công? Lý do nào? ”

Ù nhỉ. Tôi tự hỏi vì đâu tôi lại muốn làm phi công?

Đất nước lúc đó chiến tranh, đi lính mong làm phi công là chuyện thường, nhưng tôi thì không phải như vậy, không phải muốn đi lính.

Tôi biết lúc đó mình có lý do rất chính đáng, nhưng năm tháng trôi qua không còn nhớ đó là gì.

Tôi ôm mộng làm phi công cho đến khi lớn lên phải đeo đôi kính cận, thì biết mình không còn cơ hội đó nữa.

Cơ hội thì không, nhưng mộng thì có ai cấm?

Mùa hè vừa qua gia đình tôi đi vacation xa, sang đến tận đảo quốc Dominican Republic bên nam mỹ.

Ngồi trên máy bay thấy tôi cứ nhìn qua cửa say sưa ngắm mây trời, con gái quay qua hỏi “Any angel out there, Dad ?”

Ba có thấy cô tiên nào ngoài đó không?

Câu hỏi của con làm tôi sực nhớ lại cái lý do tôi muốn trở thành phi công.

Lúc còn nhỏ lần đầu tiên tôi đọc được truyện hình đăng hằng ngày trên báo Chính Luận thời đó là truyện “Tề Thiên Đại Thánh Đại Náo Thiên Cung”. Thích lắm, nhứt là lúc Tôn Ngộ Không ăn trộm đào tiên của Tây Vương Mẫu, bởi vì khúc này mới có những nàng tiên thiệt đẹp múa hát bay lượn trong vườn đào, và thú thực là ngay cả cái hình bà Tây Vương Mẫu, theo tôi thấy, vẽ cũng đẹp lắm không thua gì mấy cô tiên kia.

Tôi say mê theo dõi chuyện Tề Thiên Đại Thánh và tìn rằng ở trên thế giới tôi đang sống, thực sự có một thế giới khác gọi là Thượng giới hay Tiên cảnh. Nơi đó có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Phật Bà Quan Âm, Nhị Lang Thần Dương Tiễn, vv...Không xa đâu, chỉ qua khỏi những tầng mây xanh kia là sẽ tới thôi. Nhưng làm sao lên được đến đó?

Và vì vậy mà tôi muốn trở thành phi công. Chỉ có làm phi công lái được máy bay mới cho tôi cơ hội vượt lên những tầng mây kia để đi đến cái thế giới đó. Để được tận mắt nhìn thấy những nàng tiên trên báo của tôi bằng xương bằng thịt đàng hoàng chứ.

Đơn giản vậy thôi.

Bỗng nhiên nhớ lại được lý do tại sao ngày xưa muốn trở thành phi công lái máy bay, tôi thích quá kể lại ngay cho con. Nó lắc đầu cười cười có vẻ…thông cảm.

Được mấy giây con lại quay qua hỏi: nhưng khi ba đã lớn và biết không có tiên trên trời, tại sao vẫn muốn làm phi công? Để làm gì?

Ô hay! tôi đang suy nghĩ câu trả lời. Con gái phì cười đấm vai ba một phát nói

- Ba khỏi cần suy nghĩ. Con biết là ba vẫn tin có tiên trên trời, phải không? Trong thế giới của ba.

In your world

Con tôi nhấn mạnh ba chữ trên một cách thích thú.

Đúng vậy, con gái cà phê của ba ơi

Trong thế giới của ba luôn luôn có những nàng tiên.

Và ngay bây giờ ở cạnh bên,

Nàng tiên đẹp nhứt đời.

ThaiNC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến