Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ngu Dại

15/07/200800:00:00(Xem: 135597)
Tác giả: Leslie Phương Nguyễn

Bài số 2351-16208427-vb3150708

Tác giả là cư dân Pasadena, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô ngắn gọn,   chuyện kể giới hạn trong phạm vi một nhà vệ sinh công cộng nhưng trải rộng từ sở làm tại Mỹ, chùa Hương tại Việt Nam tới nạn ô nhiễm môi sinh trên thế giới. Mong cô tiếp tục viết.

Nhiều người nói tôi ngu.  Có lẽ tôi ngu thật.  Tôi áp dụng câu châm ngôn "Suy bụng ta, ra bụng người" vào đời sống hằng ngày, nên đôi lúc tôi thấy mình ngu quá.

Tôi xử dụng và giữ gìn nhà vệ sinh ở những nơi công cộng như của chính mình.  Mỗi khi dùng xong, tôi thường dùng khăn giấy (đã dùng) lau khô sink rửa tay.  Thậm chí tôi còn lau luôn cái sink bên cạnh nếu giấy chưa ướt lắm.  Có lần cô bạn làm chung phòng thấy vậy, nhìn tôi với cặp mắt ngạc nhiên hàm ý rằng, đó đâu phải là công việc của bạn.  Đúng vậy.  Ở nơi tôi làm việc có người dọn vệ sinh hàng ngày, nhưng ông ấy chỉ đến vào buổi tối.  Tôi nghĩ, nếu mình không giữ bathroom sạch, thì cả ngày phải chịu đựng một cái bathroom bê bối cho tới sáng hôm sau.  Chắc các bạn cũng đồng ý khi bước vào một phòng tắm với một cái mess của người trước để lại, chắc hẳn bạn sẽ không vui cho lắm"  Vậy thì tại sao tôi lại làm vậy với người khác.

Một lần tôi đang đánh răng thì người co-worker bước vào.  Cô ta đổ ụp cái bình café vào sink, xác café văng tung tóe, rồi quày quả bước ra.  Sau đó, hình như nhớ sực điều gì, cô ta quay lại thì thấy tôi dùng cái ly của mình xối nước cho café chạy xuống cống.  Ngượng ngùng nhưng không nói gì, cô ta đi ra.  Mỗi lần thấy như vậy là mỗi lần tôi đều dọn sạch sẽ.  Có lần thì cô ta thấy, có lần cô ta không thấy.  Lâu ngày, có lẽ "nước chảy đá mòn" nên lâu nay tôi không còn gặp trường hợp như vậy xảy ra nữa (Hy vọng cô ấy không xuống lầu dưới để dùng phòng vệ sinh ở đó!)

Một dịp viếng thăm chùa Hương Tích, vì phòng vệ sinh của đại chúng bận, nên tôi phải dùng phòng vệ sinh trong phòng tiếp tân của thầy trụ trì.  Tôi thấy băng vệ sinh của vị nào đó vất vào sọt rác một cách bất cẩn.  Hải hùng, tôi vội lấy giấy toilet phủ lên trên với hy vọng thầy chưa nhìn thấy. 

Một lần tôi dùng phòng vệ sinh ở Macy's, tôi thấy nhiều người dùng giấy lau tay một cách phí phạm.  Họ giựt giấy liên tục.  Giựt xoành xoạch, không thương tiếc.  Tôi nghĩ, không biết họ có phí phạm như vậy ở nhà họ không.  Mỉa mai thay, vừa lau tay, họ vừa trò chuyện với nhau về vấn đề gìn giữ môi sinh.  Họ không biết rằng, chính họ là người đang góp phần cho việc làm hại môi sinh vậy.  Hằng ngày bao nhiêu là tấn rác bị thải ra biển gây nên nạn ô nhiễm.  Hằng ngày bao nhiêu là cây bị đốn để làm giấy phục vụ cho đời sống con người.  Hiện nay, nạn lụt lội, động đất đang xảy ra trên thế giới, một phần cũng vì môi sinh bị ô nhiễm do con người tạo ra.  Tại VN, nạn đốn cây bừa bãi tạo nên lũ lụt cũng bởi vì rừng không còn đủ cây để giữ nước!

Hành động ngu dại của tôi có thể ví như hạt muối bỏ biển.  Nhưng tôi hy vọng một hạt muối cũng còn hơn không có hạt nào.  Thôi thì tôi cứ tiếp tục ngu dại vậy.

Leslie Phương Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
23/07/201818:09:46
Khách
cái ngu dại cũa tác giả là cái phước cũa tãc giã , đa số mọi nguời nghĩ có lao công quét dọn rồi tha hồ mà xã rác , 1 nữa là vô ý thức , 1 nữa là họ đang làm chuyện tổn phước mà họ kg biết , khi vô ăn buffee chẵng hạn , thấy họ lấy đồ ăn đầy ắp làm như chết vì đói vậy , nhưng sau đó lại kg ăn hết , bõ 1 nữa đĩa rồi đi lấy thứ khác ......nhìn thấy mà đau lòng cho nhiều đất nước trên thế giới đang chết vì đói thức ăn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,386,145
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.