Hôm nay,  

Hồi Ký Của Một Người Tên Ông

23/03/201400:00:00(Xem: 14085)
Tác giả: Nguyễn Cát Thịnh
Bài số 4168-14-29578vb8032314

Ông một mình tới thị trấn cổ kính ở biên giới Canada - Hoa Kỳ. Muốn tới với hội hoạ, Ông đi học đại học mỹ thuật tại Buffalo, nhưng rồi không bao giờ trở thành hoạ sĩ, vì “gió lay, tâm động”. Tác giả là một cư dân Canada, lần đầu viết về nước Mỹ, bài gửi bằng điện thư. Mong Nguyễn Cát Thịnh tiếp tục viết và sơ lược thêm ít dòng tiểu sử.

* * *

Mùa hè năm đó. Con gái Ông đang du học xa nhà. "Hành trình trăm năm" của Bà và Ông còn cả vạn dặm. Bà khuyên Ông dừng chân một thời gian cho đường đi thêm dài, cho cuộc sống chậm lại.

Để bà ở lại Wallaceburg, Ông làm một chuyến độc hành đến một nơi không định đến.

Thị trấn bên đàng Fort Erie với những căn nhà cổ kính loang lổ, nhạt mầu, vắt ngang con sông thơ mộng chảy vào Niagara Falls. Bên này là xứ lá phong, bên kia là xứ cờ hoa, cách nhau cây cầu biên giới.

Nơi đây Ông gặp một tay lãng tử như duyên tiền định. Một người không giống như mọi người. Rách rưới nhưng sạch sẽ, tóc tai râu ria bù xù nhưng khuôn mặt hiền lành, dễ lấy cảm tình người đối diện.

Sau vài ba câu chuyện vô thưởng vô phạt, anh bạn mới, tên Belciu, nói liên miên về hội họa của xứ mình, xứ Romania thân yêu. Như được gãi ngứa, đúng với sở thích tiềm ẩn từ thuở nhỏ, Ông nghe chăm chú tựa học trò tiểu học. Họ thân với nhau dễ dàng và rủ về share phòng khách sạn.

Mưa lâu ướt đất. Ngày ngày người bạn thuyết giảng đủ chuyện về hội họa, đã làm sống lại trong Ông niềm đam mê tưởng rằng đã chết. Ông bắt đầu xây ước mơ họa sĩ từ đó.

Belciu có cách kể chuyện duyên dáng. Kể về hội họa khởi đầu từ thời cổ đại qua thời phục hưng rồi đến cận đại. Từ hình vẽ ngựa trong hang động Lascaux xưa hàng chục ngàn năm, các kiệt tác Bysantine...qua các danh họa của các trường phái tượng trưng, ấn tượng...đến các sáng tác độc đáo của các trường phái lập thể, dada, siêu hiện thực...

Belciu quả thực thông thái. Được biết anh ta là một tiến sĩ văn chương, và cũng gốc tị nạn như Ông.

Belciu đang phụ giúp các nhà thờ tu sửa những bức tranh cẩn trên kính. Công việc nhàn hạ, thu nhập thấp, không đủ trang trải các nhu cầu tối thiểu nhưng tự ái không xin xã hội trợ giúp. Ông thông cảm nên phải đi làm kiếm tiền, bảo bọc cho cả hai có điều kiện dung giăng tiếu ngạo giang hồ.

Cho đến một ngày..., Belciu vui mừng báo tin người tình trăm năm ở trại tị nạn Austria đã được đi định cư. Người bạn tri kỷ và là người thầy thông thái ấy vội vàng từ giã Ông, để lại trong Ông bao nhiêu điều dang dở.

Tuy nhiên Belciu đã kịp viết một lá thư giới thiệu Ông với bà giáo sư Mỹ Thuật của hệ thống đại học Suny NY tại thành phố Buffalo lân cận.

Trở lại với môi trường học tập, lão sinh viên thỏa chí. Say mê màu sắc, sống bụi với một nhóm nghệ sĩ đủ mọi quốc tịch. Tất cả thuê chung một studio để vẽ và vẽ.

Bao nhiêu tháng đã trôi qua. Rồi đến một lúc, không gian đối với Ông trở thành vấn đề, giữa "nhà tôi" và nhà trường. Nghệ thuật đã níu kéo Ông quá lâu trong khung trời đại học. Và còn nữa, hình như có tiếng nói vô hình bảo Ông rằng những mơ ước của Ông sẽ không hiện thực. Ông muốn bỏ học.

Buổi lên lớp cuối cùng, Ông tranh cãi với bà giáo sư về một chuyện không đáng. Ông giận mình vì ngôn ngữ giới hạn, không đủ để trút sự bực tức.

Người đồng nghiệp già nơi Ông kiếm cơm, họ Liu, gốc Trung Hoa, lo ngại Ông sẽ bỏ job sau khi bỏ trường và gây trở ngại cho việc kinh doanh.

Để giữ chân, lão Liu bèn đưa Ông đến thăm một đồng hương nổi tiếng trong giới hội họa.

Chính họa sĩ này đã gây cho Ông thật nhiều ấn tượng và bẻ ngoặt con đường hoa mộng của Ông.

Xem tranh họa sĩ một giờ bằng mắt trần thì phải bỏ một ngày thưởng ngoạn bằng mắt mu (?). Lão Liu nói với Ông như thế. Tranh đẹp không phải vì nét vẽ đẹp mà tranh đẹp vì thấp thoáng hồn tranh đẹp.

Biết Ông có thiện chí nhưng chưa thấu đáo ngôn ngữ của hội họa, họa sĩ nói, hãy giữ tâm thật tĩnh. Chỉ nên cầm cọ pha mầu khi không còn bị chia trí bởi nội tâm và ngoại cảnh.

Không câu nệ với những định luật học trong trường tỉ như luật phối cảnh hay luật vẽ bóng..vv... Cái đẹp nằm trong sự buông thả, không bị gò bó trói buộc qua kỹ năng của loại hội họa trang trí. Một kỹ năng khác hơn thế phải được sử dụng để diễn tả sự sáng tạo của họa sĩ.


Làm thế nào để đưa cảm quan thẩm mỹ của người thưởng lãm và họa sĩ gần nhau? Đó chính là nghệ thuật.

Giữa cơn giông bão thấy một cánh chim cô đơn kêu thảm thiết hay qua màn sương mờ đục của kính xe thấy một kẻ vô gia cư lết chân dưới trời mưa tuyết. Ngửi mùi hương lá trong công viên, nghe tiếng thác nước mơ hồ trong hoàng hôn hay tiếng hót của chim sơn ca trong vườn buổi bình minh. Đấy là thơ và là họa. Thơ và họa phải gắn bó. Thi sĩ là họa sĩ và họa sĩ cũng là thi sĩ.

Họa sĩ hỏi Ông, thích thơ không? Ông hỏi tại sao? Họa sĩ nói đối với quan niệm cá nhân, thơ và họa liên quan mật thiết. Họa chỉ là phần nổi của thơ. Thơ là hồn của họa. Thơ phải quyện với họa như TÂM phải ở trong THÂN. Tâm thất lạc thì thân chỉ là xác sinh học. Diễn tả ý thơ bằng họa là cách vẽ chân chính mà họa sĩ tâm đắc.

Dĩ nhiên tất cả đối thoại không bằng tiếng Việt nhưng hình như Ông và họa sĩ vẫn hiểu được nhau, không cần nhiều lời diễn giảng chính xác.

Ông nghiền ngẫm lời họa sĩ nhưng chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho chính mình.

Nghi vấn về kiến thức nông cạn cùng với mặc cảm nghèo nàn năng khiếu khiến cho khung vải từ đó không còn lung linh mầu sắc nữa.

Ông mang nỗi đau khổ không sử dụng được mầu sắc nhờ họa sĩ hoá giải.

Họa sĩ dẫn Ông ra đứng trên ban công nhìn xuống công viên nhỏ bên bờ sông.

Xa có bóng dáng thiếu nữ thả tóc xõa, lơ đãng nhìn trời mây. Áo trắng mỏng bay bay trong gió, ẩn hiện toà thiên nhiên tuyệt mỹ.

Họa sĩ hỏi, có kích thích tư duy, gợi được ý tưởng gì cho bản vẽ nháp không?

Trong khoảnh khắc ngẫu nhiên, hành bất định sở, cảm xúc khó diễn tả. Ông buột miệng độc thoại.

Này! hãy bắt lấy ý thơ ngay! "Gió lay, tâm động". Ông gài ý vào cảnh vật rồi nhẩm trong đầu câu lục bát chưa thành vần:

Gió lay cuốn áo em bay
Tâm ai không động ấy là chân tu.

Ông gọi họa sĩ bằng Thầy. Thưa thầy, tôi sẽ vẽ bức tranh này, một bức thiền họa.

Họa sĩ cười mỉm trả lời. Thiền thể hiện cảm hứng nghệ thuật bằng mực và bút lông trên giấy mỏng, đòi hỏi đường nét phải vẽ nhanh, tiết giảm tối đa và chỉ thể hiện những gì thật cần thiết mà thôi. Nét bút của họa sĩ phải dứt khoát như tia chớp, không tô sửa. Vẽ với tâm nhất quán. Bức họa thiền sẽ mang lại bình yên cho cả người vẽ lẫn người xem. Cố gắng lên!

Ông không hiểu nghệ thuật thiền qua hội họa.

Ông đã lộng ngôn. Thiền vẫn là cái gì rất xa lạ. Vì thế Ông loay hoay mãi không khởi động được bàn tay cầm cọ.

Thật ra Ông đã không vẽ. Nhưng bức tranh vẫn còn đó trong ký ức với mầu sắc sống động. Ông không bị thúc đẩy. Dần dà lời hứa với thầy đi vào quên lãng.

Qua cảm quan mới về sự vật và con người, Ông vẽ bức tranh trong tâm tưởng. Nhớ lại, cái hồn của bức tranh thiên tạo như ẩn như hiện, vẫn còn mê hoặc ông.

Gần đây có dịp hướng dẫn cặp vợ chồng bạn cũ ở Cali du ngoạn Niagara, Ông ghé thăm thầy họa sĩ thì thầy đã không còn nữa. Người ta bảo thầy đã gác bút tiếp tục tu thiền trước khi về miền miên viễn.

Nhiều năm sau, không hiểu làm sao Belciu tìm được Ông. Bây giờ anh đã là đại gia nhờ nghe lời vợ dứt khoát với nghệ thuật, chen vào thị trường chứng khoán.

Anh mời Ông và gia đình một chuyến du lịch Caribean trên du thuyền của vợ chồng anh. Ông từ chối.

Ông mất một tri kỷ, chỉ còn một bạn tốt. Belciu đã thay áo mới thành một người như mọi người. Nên chúc mừng hay chia buồn? Tuỳ!

Buổi sớm chớm thu năm ngoái, dẫn cháu từ VN mới qua, dạo chơi High Park. Cô bé tròn xoe đôi mắt ngây thơ, chỉ vào đám rừng phong đang thay mầu chuyển sắc, nói ông ơi mầu sắc kỳ diệu quá, về nhà ông dậy con pha mầu vẽ bức tranh đó nghe. Ông bảo, không! con ạ, con hãy ghi nhận hình ảnh bằng sự cảm xúc thì nó sẽ tồn tại trong tâm trí con vĩnh cửu. Chỉ khi nào thật sự là họa sĩ con sẽ biết pha mầu tiệp với mầu thiên nhiên.

Đến với hội họa, đường đi không tới. Như chuẩn linh mục chưa nhận đủ ơn gọi, Ông không bao giờ trở thành họa sĩ. Bởi vì:

Ông đã chôn sâu bao ước mơ
Hạnh phúc bình yên lắng đáy mồ
Cần ai thương tiếc? Cần ai khóc?
Lâu sẽ quên dần nấm cỏ khô.

TCN 2014

Nguyễn Cát Thịnh

Ý kiến bạn đọc
23/03/201410:19:56
Khách
Bai viet qua hay, xin cam on tac gia nhieu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến