Hôm nay,  

Đánh Bạc Bằng Chữ hay Thả Thơ

02/02/201400:00:00(Xem: 14298)

Bài số 4130-14-29540vb7020114


Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.

viet-ve-nuoc-my-largeHình, từ trên: 1-2, Gian hàng Thả Thơ trong hội chợ Tết. Và 3, Một cảnh “Thả Thơ” Đêm Nguyên Tiêu.

***
Mỗi độ xuân về, Ban Điều Hành Giải Khuyến Học lại rộn ràng gởi thư mời gọi chúng tôi đến giúp cho Quán Thả Thơ ở chợ Tết Sinh Viên Bolsa, Cali trong ba ngày tết. Dù bận rộn đến đâu chúng tôi cũng thay phiên nhau một lòng tình nguyện tới coi Quán từ lúc mở chợ cho đến lúc bế mạc. Lý do chúng tôi đến có lẽ từ nguyên nhân ham vui thì ít mà do cái tình thì nhiều. Đó là mối tình mến chữ, yêu thơ, trọng bạn, và muốn lưu giữ chút gì cổ tục còn sót lại.
Xuân đến, yêu xuân thì ai không yêu nhưng trong lòng chúng tôi xuân mà thiếu thơ như buổi ban mai thiếu chút sương mù, cành mai đầy lộc thiếu làn nắng nhẹ, quả dưa hấu đỏ thiếu đi một huyền thoại Am Tiên.
Ngày đầu năm, đi dạo một vòng chợ Tết ồn ào, đông vui, ghé Làng Việt Nam, dừng chân ở Quán Thả Thơ, con tim những người xa xứ từng yêu thơ, ai không khỏi thoáng chút bồi hồi. Trí tò mò con cháu dòng máu Việt chợt nổi lên khi nhìn vào tấm biển với dòng chữ “Quán thả thơ”, một cậu thanh niên tuổi độ 17 nghiêng nghiêng vầng tóc nhuộm vàng hoe, hỏi chúng tôi “What’s that mean?”. Cô bé áo trắng, mắt lóng lánh sáng, đứng bên mẹ hồi lâu chân còn chưa mỏi, cười căng môi hồng, liên tục chơi thả thơ hết câu này đến câu khác.
Mặc kệ tiếng pháo ồn ã, tiếng loa thét đâu đó đinh tai, nơi góc quán này vẫn có một đám đông đang say mê trò chơi trí tuệ. Tai phải họ nghe bình thơ, tai trái họ gật gù theo tiếng ngâm đang lên cao vút, óc đung đưa suy luận, tay đặt tấm vé của mình vào nơi mà mình muốn đặt. Tháng Giêng là tháng ăn chơi, cờ bạc, tháng đất trời khai hội, tất cả các loài hoa bung nở mừng lễ Nguyên Tiêu. Đâu đó vài ba chiếu bạc “bầu, cua, cá cọp” lai rai người tụ lại đỏ đen, thử thời vận xui hên, năm mới. Nơi đây tiếng rao hàng cho quán thả thơ ném vào không gian dịu dàng như một giải lụa bạch: “Thả thơ là một trò chơi trí tuệ, đánh bạc bằng thơ là một thú đỏ đen tao nhã, đầu năm, mời quí vị ghé Quán Thả Thơ để thử tài đoán thơ của mình có ngang bằng các thi sĩ hay không. Trò chơi này không tốn tiền mà lại có thưởng, mời quí vị ghé vô”
Tốp người này đi nhường chỗ cho tốp người khác, người mới đến mỗi người được phát 5 vé(tickets) màu xanh, mỗi lần chỉ được đặt một vé. Nếu trúng sẽ được chung một vé màu cam. Thua hết 5 vé sẽ được phát thêm, chơi bao lâu cũng được. Nếu trúng khoảng 20 vé màu cam sẽ được chọn một món quà thưởng do quỹ của Giải Khuyến Học cung cấp. Dưới hình thức “đố vui để học”, trò chơi Thả Thơ hợp với mọi lứa tuổi, ai tham gia cũng được. Người dự được giới thiệu từ 2 đến 4 câu thơ viết trên màn ảnh, (sẽ thiếu một chữ), bên dưới là 4 câu trả lời theo thứ tự a, b, c, d để người dự chọn. Sẽ có một người đọc những câu thơ, hoặc ngâm lên như một gợi ý cho người dự nghe.
Quán thường có 3 đến 4 người coi và mỗi người sẽ bình các câu thơ theo ý riêng của mình, mục đích để góp ý và đôi khi cũng để bàn ra, đánh lạc hướng, làm hoang mang người tham dự khiến họ không biết chọn câu nào. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn là người cầm trong tay tấm vé đặt vào nơi mà mình tin là đúng. Điều hào hứng nhất là người tham gia được trao micro để ngâm hay đọc thơ và thậm chí họ được bình theo ý của mình về lý do tại sao mình chọn chữ đó. Điểm lý thú của trò chơi, trong câu trả lời trúng nhất, có khi lại là một chữ rất lạ lùng, rất quái mà không ai ngờ được tại sao tác giả lại chọn cái chữ vô lý ấy. Thế mới biết, thơ mà, chỉ có người làm thơ mới chính người chọn chữ hợp nhất cho thơ mình.
Đây là một ví dụ: Hai câu thơ trong “Tống Biệt Hành” được đưa ra với một chữ bỏ trống. Người tham dự sẽ chọn một trong 4 câu trả lời mà câu c) là câu có chữ sao đúng theo chữ tác giả đã dùng.

Đưa người, ta không đưa qua sông
(.....) có tiếng sóng ở trong lòng

a)nghe b)ta c)sao d)như

Thơ thường được trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Hàn Mạc Tử, Cao Bá Quát, Nguyên Sa, Ngô Minh Hằng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Trần Trung Đạo, Quang Dũng v.v. Ngoài ra còn có hàng trăm câu ca dao, tục ngữ lấy ra từ nền văn học Truyền Khẩu VN.
Trò chơi Thả Thơ ở Quán Thả Thơ này hơi khác với nguyên thủy theo lời kể của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Thả thơ”:


- Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ... có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay. Các em biết câu: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần" đấy chứ? ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ "hướng" ở đoạn dưới. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... Tần". Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... "vòng"... Tần"; Chữ "vòng" đây thay vào chỗ để trống. Bây giờ mới nói đến những chữ "thả" ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi.
Tụi trò nhỏ thấy chuyện thả thơ ngộ nghĩnh, nghe lấy làm khoái trí, trố mắt nhìn cô Tú, giục cô nói tiếp.
- Muốn đánh chữ gì thì chọn lấy một trong năm chữ mà đánh. Đánh trúng thì một đồng ăn ba đồng.

Sự khác biệt ở chỗ Quán Thả Thọ chỉ đưa ra 4 câu trả lời a, b, c, d thay vì 5 như trong trò chơi nguyên thủy.
Quán Thả Thơ do Giải Khuyến Học thành lập năm 1999 tại chợ Tết Sinh Viên ở Bolsa, Cali, với mục đích quảng bá và bảo tồn một sinh hoạt truyền thống văn hoá đặc sắc của những ngày xuân. Thưở ban đầu, người tham dự phải mua vé với một số tiền nhỏ tượng trưng và giải thưởng có giá trị theo đúng nguyên tắc của trò chơi nguyên thủy. Sau này vì muốn số người tham dự dành cho mọi lứa tuổi, nhất là các em nhỏ vào lứa tuổi teen trở lên(không có tiền) có cơ hội tham dự và học hỏi tiếng Việt cùng thi ca VN nên ban tổ chức ra quyết định cho free.
Quyết định này là một thành công bất ngờ vì chúng tôi thấy số các em tham dự đông chưa từng thấy, vì số người trẻ đi chợ Tết rất nhiều. Các em thường đi thành nhóm, kéo đến Quán, ríu rít hỏi, hăng say bình luận, hùa nhau đặt, tiếng cười nói vang dội khắp quán. Có em hoàn toàn không biết tiếng Việt hay biết lõm bõm nhưng cũng kiên nhẫn nghe, không hiểu thì hỏi, đặt tứ tung theo ý bạn, theo ý người bình thơ, cười tươi hỉ hả khi may mắn được trúng. Không khí quán thơ trong hơn, xanh hơn, mang vẻ tranh đua trong tinh thần học hỏi hơn một trò sát phạt nhau bằng tiền và chữ. Giọng ngâm đưa thơ thanh thoát, thăng hoa vào mây cao khiến khách du xuân dừng chân ngoảnh lại trí bần thần “À thơ”.
Thả thơ (hay còn gọi là đánh thơ), ngày xưa, vào những đêm hội Tao Đàn, các cụ ta xưa thường ngắm trăng, bình văn, và thả thơ. Đây là một thú chơi tao nhã dùng văn chương để giải trí lại khiến người được cuộc vui vì có chút tài lộc và hãnh diện về tài thi phú, vốn hiểu biết sâu sắc của mình. Các nho sĩ, quan lại và hoàng tộc xưa ở kinh đô Huế rất chuộng thú tiêu khiển này. Nó là một cuộc đấu trí đầy cân não, mà những người ít hiểu biết về văn chương thi phú khó có thể tham dự. Ngược lại, “Người cầm cái” cũng phải rất mực tinh thông. Theo giai thoại, thì thú Thả Thơ có từ đời vua Minh Mạng, một ông vua nổi tiếng có tới 142 người con, cả trai lẫn gái. Nổi tiếng nhất là ông Hoàng thứ 10 là Miên Thẩm tức Tùng Thiện Vương và ông Hoàng thứ 11 là Miên Trinh tức Tuy Lý Vương. Hai ông hoàng này văn tài lỗi lạc, thơ phú làu thông. Mỗi dịp xuân về, phủ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương luôn tổ chức mời những văn nhân thi sĩ tới dự cuộc chơi thả thơ. Lâu dần, không biết sao trò chơi này bị mai một.
Năm 1999, Quán Thả Thơ của Giải Khuyến Học ra đời. Năm 2011, trong nước bắt đầu khôi phục tục Thả Thơ trong đêm thơ Nguyên Tiêu bên lầu Tứ Phương Vô Sự (Đại Nội Huế) với bốn bề gió mát trăng thanh cùng nhiều bài thơ bất hủ đã đem đến cho khán giả yêu thi ca thật nhiều cảm xúc khó quên. Trong buổi Ngày Thơ lần thứ ba(2005) ở VN, ban tổ chức đã khai mạc với lễ Thả Thơ nhưng không phải bằng thú đánh thơ mà đem thơ buộc vào những quả bóng bay đỏ do 50 thiếu nữ mặc quốc phục thả, để thơ được bay lên trời cho có vẻ “hoành tráng!” Cũng là hai từ “Thả Thơ” nhưng nghĩa khác hẳn nhau.
Những Người Xuân xưa, thưở bé chơi trò Thả Đỉa Ba Ba, lớn lên lựa là trí tuệ chơi Thả Thơ bắt chữ. Em ngày nào hái hoa, anh ngày nào bắt bướm, lớn lên nhìn nhau bỡ ngỡ, ngày tàn lạc lối đi về. Xin lấy thơ Nguyễn Chủ Nhạc thay cho một lời kết, thay cho một thời thả thơ yêu em, thay cho một thoáng Xuân nồng.

Một thời thả thơ.
- Nguyễn Chủ Nhạc


Ta
của một thời
hoang dại
thả thơ
như một đam mê
em vớt thuyền thơ
dạt bến
lôi ta lạc lối đi về...


Thế rồi,
em thành người lớn
mơ hái trăng sao
trên trời
đem tình yêu
cho gió thổi
quên ta thành cọc bến đời,

Trái đất
quay vòng
bé nhỏ
giờ đây
ta gặp lại nhau
em thêm một lần
người lớn
ta già
nên ngại bước mau,

Em
trả thơ
về bến cũ
nào đâu
ta dám nhận về
thơ
có một thời
hoang dại
ta
chỉ một thời
đam mê...

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo

Thả thơ - thú chơi tao nhã
http://www.baomoi.com/Tha-tho--thu-choi-tao-nha/152/5727688.epi
Ngày thơ VN lần 3: Đất nước, thơ ca và truyền thống...
http://vietbao.vn/Van-hoa/Ngay-tho-VN-lan-3-Dat-nuoc-tho-ca-va-truyen-thong/40067714/105/

Ý kiến bạn đọc
23/12/202203:05:05
Khách
получить <a href=https://wm-lend.ru>мгновенный кредит webmoney</a>
10/02/201408:00:00
Khách
Tôi qua Mỹ lâu rồi mà chưa bao giờ được chơi trò này. Nghe thật hay và lạ. Năm tới tôi sẽ vào chợ Tết xem thử. Cám ơn
09/02/201408:00:00
Khách
Ở Mỹ mà khôi phục được trò chơi tao nhã này thật là việc làm có ý nghĩa. Ngườii Viêc còn văn hoá còn, Cám ơn tác giả bài viết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến