Hôm nay,  

Cái Giá của Tự Do

14/01/201400:00:00(Xem: 15003)
Tác giả: Phạm Ngọc
Bài số 4113-14-29513vb3011414


Tác giả lần đầu dự Viêt Về Nước Mỹ. Bài đầu tiên được ghi là “viết thay lời cầu nguyện cho các linh hồn đã bỏ mình trên đường đi tìm Tự Do và riêng cho bạn tôi”. Mong Phạm Ngọc sẽ tiếp tục viết.

* * *

"Sao, đã tính gì chưa? Khi nào có thì nhớ gọi nhen !"

"Chừng nào? Sao lâu quá vậy ?"

"Ở đâu? mà có chắc chắn không ?"

Vài tháng sau ngày "đứt phim, sau ngày đổi đời, ông thành thằng, thằng bỗng trở nên ông thì những câu hỏi trên ngày càng nhiều. Ai cũng muốn đi, ai cũng muốn có một sự đổi đời thay cho cuộc sống đày đọa đến cùng cực nếu còn phải ở lại, nhất là những công chức cao cấp, các văn nghệ sĩ, những sĩ quan bị đưa vào những trại tù khắp nơi trên đất nước, từ Nam chí Bắc vừa mới đưọc thả về.

Những từ mới xuất hiện trong " từ điển dân gian" của người dân miền Nam ngày càng trở nên quen thuộc: "Taxi, cá lớn, cá bé, cây, tạm ứng, điện tín, nằm ổ, mua bãi, anh đã đưa con về thăm ngoại..." nhiều câu ca dao tục ngữ, những câu nói sâu sắc và cay chua của người dân trong nước ngày càng phong phú hơn

"Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với kẻ ngu bực mình"

Các lọai thuốc say sóng, các loại lương khô, các lọại sâm lát để ngậm cho khoẻ, các loại la bàn ngày càng trở nên hiếm hoi trên thị trường vì có quá nhiều nhu cầu sử dụng.

Cả nước lên cơn sốt vượt biên.

Từ đó sinh ra nhiều chuyên lường gạt nhau, cho dù biết rằng lường gạt như vậy là ác nhơn ác đức, là đưa nhau vào chỗ chết. Chết trong tù vì bị công an đánh đòn để đòi gia đình người bị bắt phải đưa thêm vàng để thả ra, hay chết trên biển cả. Dân chúng lường gạt lẫn nhau, giả vờ giới thiệu tuy dô đi: "Chỗ nầy chắc chắn, bảo đảm 100%...chỗ nầy cam đoan không bị bể....chỗ nầy tính rẻ hơn chỗ kia vì quen biết..." Công an thì cũng muốn vừa có vàng bỏ túi vừa có người nhẹ dạ dễ tin để bắt trọn ổ nên cũng đứng ra tổ chức bán bãi hay cung cấp những chiếc tàu sắt củ kỹ để lừa những ai muốn đi. Ôi thôi thì thượng vàng hạ cám, đủ loại lường gạt!

Những người ngoài cuộc có lẽ dễ thấy những chuyện nghe vô lý hoàn toàn như thế, nhưng với những ai trong cuộc, đã cùng đường bí lối thì ai nói sao cũng dễ tin. Nhất là khi vừa đi tù về thì nhà cửa, vợ con đều bỏ đi, hay đã lấy người khác.

Nhưng đi là một chuyện, gặp nhiều điều rủi ro, cướp bóc, giết người, đàn bà con gái bị hải tặc hiếp dâm hay bỏ mình trên biển cả lại là một chuyện khác. Cho đến hôm nay, thống kê cho biết cứ hai người đến được Mỹ hay một nước tự do nào khác là có một người bỏ mình trên biển cả. Những buổi lễ tưởng niệm hay những buổi cầu siêu hằng năm dành cho những oan hồn đã bỏ mình trên đại dương vẫn được tổ chức tại các nhà thờ, các chùa chiền. Và pho tượng thuyền nhân vẫn sừng sững trong một ngôi chùa ở quận Cam như một nhắc nhở đến thảm kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc.

Ôi cái giá phải trả cho Tự Do thật là quá đắt!

Bài viết sau đây như để thắp một nén nhang kính viếng oan hồn của tất cả những nạn nhân vượt biển đã bỏ mình trên biển cả hay trên đất liền, sau là để tưởng nhớ đến một người bạn thân của tôi, anh Hoàng, và cháu Bi, con trai của anh mới khoảng 10 tuổi đã mất tích trong một chuyến vượt biên từ Đà Nẵng.

Xin cầu nguyện Ơn Trên để anh và cháu Bi, nếu quả thật đã chết trên con đường đi tìm Tự Do, hãy yên nghỉ, vì trên chốn Vĩnh Hằng ấy anh và cháu sẽ không còn lo âu và vướng bận gì với cõi đời tạm bợ nầy nữa.

*

Tôi có một người bạn thuở nhỏ chơi rất thân. Nhà anh ở cạnh nhà tôi, chỉ cách một con hẻm nhỏ. Anh nhỏ tuổi hơn tôi, học dưới tôi hai ba lớp. Ngoài giờ học, chúng tôi và các trẻ con khác trong xóm tụ tập trước sân nhà chơi đủ mọi trò chơi tuổi thơ. Bắn bi, u mọi, nhảy dây hay đánh tổng, một trò chơi mà sau nầy, khi lớn lên, tôi không còn thấy ai chơi nữa. Các trò chơi đó, anh đã hướng dẫn tôi một cách tận tình đến nơi đến chốn. Nhà anh khá giả hơn chúng tôi nên sau mỗi lần chơi xong, anh gọi ông già bán cà rem cây đến mua cà rem đãi chúng tôi ăn. "Cho đỡ khát nước", anh nói.

Chúng tôi được (hay bị?) mệnh danh là "đám giặc con xóm chùa", không hiểu tại sao? Chúng tôi chỉ ham chơi, cả ngày lêu lổng trước sân nhà trong mùa Hè hay các ngày nghĩ học, nhưng chúng tôi không chọc phá ai, vì chỉ sợ người lớn qua nhà mét ba má thì chỉ có nước ốm đòn.

Tuy vậy đường "công danh sự nghiệp" của đám "giặc con xóm chùa" chúng tôi cứ tà tà đi lên. Có lẽ đất xóm chùa thuộc loại "địa linh nhân kiệt" chăng ? Học xong Trung Học, Tú Tài rồi lên Đại Học, hàng xóm đã bắt đầu nhìn chúng tôi với ánh mắt nhiều thiện cảm hơn và ngưởng mộ hơn. Ở thời điểm 1960 lúc bấy giờ, số người đậu Tú Tài trong tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Riêng Hoàng, bạn tôi, đậu Tú Tài 1 xong là anh thi vào ngành Cảnh Sát. Tôi đùa: "Ông hiền khô mà đi Cảnh Sát cái nỗi gì? Ai mà sợ ông?" Vậy mà anh lại còn chọn ngành Cảnh Sát Đặc Biệt nữa mới khiếp chứ !

Cứ mỗi lần nghỉ hè từ Sài Gòn về là Hoàng lấy xe đưa tôi đi tăm biển Mỹ Khê hay qua Tiên Sa câu cá mú. Trên đường về, Hoàng lại rũ tôi ghé vào quán kem Diệp Hải Dung ăn kem và nghe nhạc Pháp. Tôi chợt nhớ lại những cây cà rem của ông già bán kem trong xóm mà Hoàng đã mua khao chúng tôi sau mỗi cuộc chơi thuở nhỏ. Vừa ăn kem tôi vừa nhìn Hoàng hút Pall Mall, nhả khói ra đàng mủi một cách điêu nghệ. Hoàng bảo tôi nên tập hút thuốc " cho có vẻ dân chơi một chút". Hoàng tiếp:" Tôi thấy anh hiền quá, chọn nghề thầy giáo là đúng quá rồi. Thôi, tôi không xúi anh hút thuốc hay nhậu nhẹt với đám bạn tôi đâu. Nếu không về cô la tôi thì phiền lắm !" Hoàng rất thương Me tôi, và mẹ của Hoàng cũng rất thân với Me tôi và gia đình tôi.


Tốt nghiệp xong, tôi đổi về dạy một trường dưới miền Tây nên ít có dịp về lại Đà Nẵng. Những năm 1966, 1967 đó chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt, quân nhân và công chức ở đâu phải ở yên đó, không được rời nhiệm sở.

Mãi đến năm 1973 tôi mới xin đổi về dạy tại quê nhà. Hoàng và tôi lại có dịp gặp nhau. Anh có vẻ phong trần hơn và ăn nói chững chạc hơn. Anh đã có gia đình và có được một cậu con trai đặt tên là Bi (chắc là để nhớ lại những lần chơi bắn bi hồi nhỏ?)

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng bị tràn ngập dân tị nạn từ Huế và Quảng Trị kéo vào, rồi sau đó bị bỏ ngỏ. Gia đình tôi phải di tản vào Sài gòn. Tôi biết gia đình Hoàng còn lấn cấn nhiều về tài sản, và vì mấy anh em của Hoàng đi hành quân khắp nơi không về kịp nên đành phải ở lại.

30 tháng 4, sau ngày mất trọn miền Nam, gia đình tôi phải quay về lại Đà Nẵng vì không tìm đường ra nước ngoài được. Hoàng phải đi tù như hằng vạn sĩ quan khác. Chờ đợi và thăm nuôi Hoàng được khoảng hai năm thì người vợ xin ly dị và giao con lại cho mẹ Hoàng nuôi.

Bi lớn lên thiếu vắng tình thương của cả mẹ lẫn cha, và mặc dù được bà nuôi và người cô ruột nuông chìu yêu thương hết mực, cháu vẫn không thể nào vui được. Những lần ghé qua nhà thăm mẹ Hoàng và cháu Bi, tôi thấy mủi lòng muốn khóc khi Bi ôm chầm lấy tôi vừa mếu máo vừa nói: "Con nhớ Ba Hoàng quá bác ơì. Khi nào thì ba con mới về hở bác?"

Ba năm sau Hoàng được tha về. Chúng tôi gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. "Mất hết rồi anh Ngọc ơi! Nước mất nhà tan là cha con tôi bây giờ đây!" Tôi không biết nói gì để an ủi Hoàng, chỉ xin phép bà cụ cho anh em chúng tôi ra quán uống ly cà phê ngồi tâm sự. Mẹ Hoàng dặn: "Con nhớ dặn em đừng nói năng lung tung nghe. Em nó đang bị quản chế và công an đang theo dõi đó. Chưa xong đâu". Hoàng hứa với mẹ là sẽ không nói năng gì cả. Tôi cũng ngán là anh sẽ uất ức mà lên tiếng chửi đổng vài câu là cả hai chúng tôi sẽ bị còng ngay! Nhưng cũng may là cả hai anh em chỉ ngồi uống cà phê. Nhìn Hoàng ngồi hút thuốc Hoa Mai, mặt buồn rười rượi, tôi cũng không biết nói gì để an ủi anh.

Rồi cũng như nhiều sĩ quan bị tù ra, hai cha con Hoàng được gia đình lo tìm đường vượt biên. Đi gần chục chuyến, chuyến nào cũng bị "bể". Cũng còn may là hai cha con không bị bắt. Có lần Hoàng và cháu Bi đến gõ cửa nhà tôi lúc 2 giờ sáng. Mở cửa ra thấy cả hai cha con người sũng nước vì mới lặn từ sông Hàn về để trốn Công An khi chuyến đi bị bể. Cũng may là cả hai cha con đều bơi giỏi nên đã thoát. Sáng hôm sau tôi về nhà Hoàng lấy áo quần cho anh và cháu Bi thay rồi chở hai cha con về!

Hoàng có một nốt ruồi đen khá lớn trên gò má. Một tháng sau gặp lại, tôi không còn thấy nốt ruồi đó nữa. Hoàng nói khi thấy ánh mắt ngạc nhiên của tôi: "Kể anh nghe anh đừng cười cho tôi là mê tín dị đoan nghe! Như anh biết đó, cha con tôi đi cả chục chuyến đều thất bại. Gia đình mẹ và chị tôi cũng đã gần kiệt quệ rồi nên bảo tôi đi xem bói thử ra sao. Bà thầy bói trên Cẩm Lệ nói: "Cậu gặp quá nhiều chuyện xui rủi trong gia đạo và trong việc đi đứng vì cái nốt ruồi nằm ngay trên dòng chảy của nước mắt. Đó là nốt ruồi "Thương phu trích lệ". Nếu muốn tôi có thể giới thiệu người phá nốt ruồi đó cho cậu. Rồi cậu sẽ thấy mọi việc thông suốt".

Tôi không dám có ý kiến về việc phá nốt ruồi để gặp may đó của Hoàng. Hai tháng sau không gặp nhau, tôi ghé nhà hỏi thăm thì mẹ Hoàng vừa cười vừa khóc báo tin: "Hai cha con nó đi lọt rồi. Bây giờ Bác chỉ còn đợi tin và điện tín nữa thôi. Có gì bác sẽ báo tin con sau."

Tôi ra về, mừng cho Hoàng và cháu Bi đã thoát khỏi kiếp nhọc nhằn và buồn khổ ở quê nhà. Hơn tháng sau, không thấy mẹ Hoàng cho biết tin tức gì thêm, tôi ghé nhà vì cảm thấy tâm hồn bất an lạ thường. Vừa bước chân vào nhà, mẹ Hoàng đã ôm chầm lấy tôi khóc oà: " Cho đến giờ nầy, hơn 3 tháng rồi mà Bác vẫn không thấy tin tức hay điện tín gì của cha con nó và của chuyến đi cả. Tuần trước Bác lại nằm mơ thấy hai cha con nó về ngồi ở phòng khách, người sũng nước, chỉ nhìn Bác khóc và không nói gì hết. Bác lạnh cả người, bật ngồi dậy thắp nhang bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà tổ tiên cầu xin cho hai cha con nó tai qua nạn khỏi." Tôi cũng thấy người mình lạnh toát, nhưng cũng cố gắng an ủi bà cụ: "Bác hãy vững tin vào Trời Phật và tiếp tục cầu nguyện đi. Thế nào cũng có tin của Hoàng và cháu Bi."

Cho đến lúc gia đình chúng tôi qua Mỹ, tôi vẫn không được nghe thêm tin tức gì nữa. Nhưng tôi vẫn tin tưởng và vẫn cầu nguyện cho bạn tôi và cháu Bi. Hy vọng là những người trên chuyến đi đó được sóng đánh tấp vào một hòn đảo nhỏ. Và sống trên đó, nhưng không liên lạc được với thế giới bên ngoài.Câu chuyện của người cha tìm ra được cậu con trai của mình trên đất Thái Lan sau 32 năm biệt tích đăng trên báo chí mới đây hay câu chuyện phỏng vấn trên đài Viet Face TV càng làm cho tôi tin tưởng mãnh liệt hơn ở một phép nhiệm mầu nào đó.

Tôi vẫn cầu nguyện và vẫn vững tin rằng sẽ có một ngày phép lạ sẽ đến với gia đình bạn tôi.

Nhưng nếu chẳng may có điều gì bất hạnh xảy ra trong chuyến đi tìm Tự Do không bao giờ đến thì xin anh và cháu hãy yên nghỉ trên cõi Bình An đó nghe anh Hoàng và cháu Bi?

Và xin anh và cháu Bi hãy phù hộ cho Mẹ và các anh chị em của anh.

Phạm Ngọc

Ý kiến bạn đọc
14/01/201408:00:00
Khách
Chuỵen kể về nguoi vuot biên sao đọc mãi vẫn cứ nghen. ngào. Hai cha con anh Hoàng chắc xác than dã chìm sau trong long dai. duong như những nguoi than yeu cua chúng tôi thủo nào roi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến