Hôm nay,  

MIẾNG NGON…

09/01/201400:00:00(Xem: 20259)

Bài số 4109-14-29509vb5010914 

Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Ai ai cũng ăn phở không ai là không ăn phở. Ngay cả người ngoại quốc cũng thích phở và là “đệ tử” của phở. Những tiệm phở của người Việt Nam ở Mỹ, Canada chỉ cần nêu bảng hiệu với chữ “Phở” mà không cần hàng chữ Anh hay Pháp đi kèm là người địa phương biết liền.
Thế nhưng ăn phở và tả về tô phở thì có lẽ chỉ có LM Lễ đã tả tô phở một cách hấp dẫn sống động và thành thật nhất. Tôi không có ý giới thiệu cuốn sách “Tôi Phải Sống” của LM Lễ nhưng khi tôi đọc đến trang 115 thì tôi phải bái phục cách LM Lễ tả “tô phở đầu đời.”
Năm 1957 LM Lễ một cậu bé miền quê thuộc Quận Vũng Liêm Tỉnh Vĩnh Long đã có dịp may được thầy giáo cho đi Saigon chơi; trong dịp này cậu bé đã được anh Hán dẫn đi ăn tô phở đầu tiên trong đời.
LM tả hay đến nỗi tôi có cảm tưởng cái hay của sự mô tả “tra tấn” tôi dồn dập đến nỗi tôi cứ muốn nhẩy cóc xuống đoạn cuối để xem kết quả ra sao nhưng tôi đã có thể kìm lại được và buộc mấy ngón tay của tôi phải chịu mệnh lệnh của tôi mà không lật qua trang kế để tôi còn có dịp thưởng thức văn tài vượt không gian và thời gian của LM Lễ.
Khi cha Lễ mô tả “tô phở đầu đời” mà cha thưởng thức tôi nghĩ rằng chưa có bài nào tả về tô phở và cách ăn phở hay đến thế. Có lẽ bài tả tô phở của nhà văn Vũ Bằng trong quyển “Món Ngon Hà Nội” cũng phải thua xa vì bài này của cha Lễ hay hơn nhiều và nhiều lắm làm cho tôi cứ đọc hoài đọc thật nhanh mong cho tới đoạn cuối để “khám phá” thêm xem cha có cho thêm chi tiết nào nữa không đến khi thấy chưa tới phần cuối thì tôi lại ở trong tâm trạng của cha khi cha thấy anh Hán-người chở cha đi ăn phở-cứ rề rà mãi với các “thủ tục trước khi ăn bát phở” cộng với “bài giáo khoa nhập đề dài dòng về cách ăn” mà chưa chịu đẩy tô phở bốc khói qua cho cha thưởng thức. Tôi tự nhủ:
Ôi!Sao cha tả mãi tả hoài vậy? Sao cha không mau đi tới đoạn cuối để cho độc giả cùng chia xẻ cái ngon của “tô phở đầu đời” mà cha sắp được thưởng thức bằng thị giác, thính giác và cả vị giác nữa này!
Ôi! Sao cha cứ “tra tấn” độc giả hoài mà chưa chịu đi đến đoạn chót đi cho độc giả nhờ một tí? Nếu cha bị mùi thơm lừng của tô phở và sự cà rề của anh Hán “tra tấn” thì độc giả của cha còn bị cái tài khéo mô tả của cha “tra tấn” còn hơn là chính cha vậy. Cha có biết không?
Cho đến bây giờ theo tôi thì chưa có màn “tra tấn” độc giả nào khéo léo như màn tả tô phở của cha Lễ khiến người đọc cứ phát sốt phát rét lên thậm chí như muốn lên cơn động kinh luôn! Quả thật tài tả tô phở của cha thật hết ý!
Để xem nhà văn Vũ Bằng tả tô phở hay như thế nào tôi bèn vào Google và đánh chữ “Miếng Ngon Hà Nội” thì tôi thấy nhà văn họ Vũ tả tô phở trong cách nhìn của khách bàng quan vì họ Vũ đã là đệ tử của phở từ lâu. Nay họ Vũ lại tả tô phở thì làm sao hay bằng cách tả tô phở của LM Lễ với những cảm xúc đầu tiên khi LM Lễ từ miệt đồng quê thuộc Quận Vũng Liêm lên Saigon và được chở đi ăn “tô phở đầu đời.” Tô phở bốc hương thơm lừng trong khi tô phở của họ Vũ lại thiếu hương thơm! Một sự khác biệt quá xa!
Ta có thể so sánh một cách cụ thể giữa tô phở của họ Vũ và tô phở của LM Lễ như hai cô gái cô nào cũng đẹp cả nhưng tiếc thay cô của họ Vũ tuy có đẹp thật đấy nhưng lại là cái đẹp không có duyên một cái đẹp vô hồn làm người ta chỉ liếc qua một lần rồi quên ngay còn cô gái mà LM Lễ tả lại vừa có sắc có hương và nhất là lại có duyên nữa làm cho khách bàng quan sau đó cứ mê mẩn tâm thần như phải bùa!
Bây giờ tôi xin trở lại tô phở của cha Lễ hương thơm thì nức mũi mà anh Hán như vô tình cứ rề rà sửa soạn tô phở cho “đúng thủ tục cần phải có trước khi ăn” trong khi cha Lễ nước miếng thì đầy miệng mà anh Hán thì chưa chịu đẩy tô phở qua cho cha “chiến đấu” với vũ khí là đôi đũa sẵn trong tay!
Trước đây người ta vẫn thường ca tụng cô Thái Thanh có giọng ca vượt thời gian và không gian nhưng bây giờ có lẽ tôi phải thêm vào cho đủ là về văn chương mô tả thì văn tài của cha Lễ cũng vượt thời gian và không gian không kém giọng ca của cô Thái Thanh! Đó là chưa kể sự thành thật mà người đọc cảm thấy được qua bài văn làm cho con tim phải bối rối khiến phải thốt lên:
Ôi! Sao cha quá thành thật như thế này!
Nhắc đến sự thành thật của cha lại làm tôi nhớ đến sự thành thật của anh Hùng người tù không án như tôi trong Trại Tù Gia Trung thuộc Tỉnh Pleiku.
Anh Hùng cùng ở trong Toán Vệ Sinh với tôi. Toán Vệ Sinh gồm có các bạn: H (Toàn Trưởng), TBT., Ng.,S.,Xuân và Hùng. Trong số các bạn tù kể trên thì anh Hùng đã để lại trong tôi những kỷ niệm êm đềm nhất.
Những khi có thăm nuôi hầu như anh Hùng lần nào cũng dành cho tôi món quà quý nhất mà nằm mơ cũng không thấy: đó là mấy miếng phô mai hiệu Con Bò Cái Cười (La Vache Qui Rit) cùng mấy trái chuối để ăn kèm cho đúng điệu dân Tây-dù là ăn trong nhà tù-vì anh vốn là dân Tây đã hồi Việt tịch và yêu nước Việt hơn nước Pháp nên mới bị đi tù.
Trong Toán Vệ Sinh thì anh Xuân rất chịu khó tìm cách mưu sinh trong cảnh tù đầy không biết ngày nào ra. Anh tự làm được cái bẫy trông giống như cái cũi chó để bẫy cua đinh. Mồi để bắt cua đinh là lòng già của bò hay heo mà nhà bếp không xài. Anh mang bẫy đặt dưới lòng suối và có lần anh đã bẫy được một con thật to với cái mai lớn bằng bề ngang cái nón lá và anh đã phải nhờ anh em phụ khiêng con cua đinh về trại.


Mỗi lần có cua đinh lọt bẫy thì thế nào trên chỗ tôi nằm cũng có một chén cua đinh cà ri do anh S. nấu để sẵn; S. là người trong toán mà anh Hùng nhờ nấu.
Trong tù ai cũng đói mà đói thê thảm càng đói hơn nữa là những anh em tù thuộc diện con của “bà Phước” vì nhiều lý do hoặc là bà vợ đã đi lấy chồng thậm chí còn lấy cả nón cối nữa hay vì bà xã không đủ khả năng thăm chồng hoặc gởi đồ tiếp tế cho chồng qua ngã Bưu Điện.
Vì thế những món ăn nào nằm ngoài khẩu phần của tù-gồm nửa chén cơm, 15 miếng sắn mốc xanh đỏ, chút nước muối và chén canh đại dương-thì đều ngon cả.
Món pho mai mà anh Hùng dành cho tôi như đã nói ở đoạn trên đối với tôi là một “đại tiệc” nên tôi đã chuẩn bị chu đáo để cho khi ăn sẽ thấy ngon hơn. Khi bắt đầu tôi trịnh trọng cầm lên một miếng coi tới coi lui như mèo vờn chuột để cảm thấy cái vị mềm, thơm dẻo của miếng pho mai rồi mới từ từ gỡ miếng giấy bạc ra thì trời ạ một mùi thơm dịu toát ra từ miếng pho mai đã làm tôi dù không muốn cũng phải đưa miếng pho mai lại gần hơn để mà thấy đê mê hơn nữa vì cái mùi thơm rất đặc biệt của loại pho mai này. Sau khi cái xúc giác là mấy ngón tay đã cảm thấy cái mềm của miếng pho mai và cái khứu giác đã bị cái hương thơm chinh phục tôi mới từ từ đưa vào miệng nhẹ nhàng để thấy nó mềm mại như thế nào rồi cuối cùng mới cho cái vị giác được thưởng thức cái ngon ngọt của nó cùng với vị ngọt của chuối chín thơm lừng tạo thành một hỗn hợp khiến người thưởng thức cứ sợ nếu nuốt vào thì nó sẽ mất đi mà nó mất đi thật trong niềm sảng khoái của cái cơ thể còm cõi vì đói ăn; chỉ còn một bộ xương và “cái túi đựng phân” như lời của một anh cai tù trong quân đội CS khi chúng tôi chưa bị chuyển giao qua Công An coi tù!
Có thể nói không ngoa là về miếng ăn trong tù thì tâm lý của người tù là tâm lý của người đi biển bị chìm tàu nhưng người đi biển còn có thể tính toán để có thể biết nơi nào gần nhất mình có thể được cứu còn người tù không án thì chẳng biết bao giờ sẽ đến bến nên người tù có cái tâm lý là sợ hết đồ ăn nên khi cầm mấy miếng pho mai anh Hùng cho tôi nửa muốn thưởng thức nửa sợ hết thì không còn có mà ăn!
Bây giờ tôi xin nói về anh Hùng. Các cụ ta có câu “Trông mặt mà bắt hình dong” để nói về con người thì quả thật câu này-đối với tướng mạo bên ngoài của anh Hùng-không sai một tí nào!
Tướng anh cao lớn, đẹp trai mặt tròn biểu lộ một tâm hồn nhân hậu ẩn chứa bên trong; giọng nói chậm rãi, rõ ràng rành mạch chứng tỏ sự đắn đo trước khi lời nói được phát biểu.
Khi đi tù về tôi vẫn liên lạc với anh và ghé nhà anh chơi và may mắn làm sao khi sang tới Mỹ thì sợi dây liên lạc vẫn còn cho tới ngày nay dù rằng tôi đã bỏ Cali sang sống ở Greenville, SC, này từ năm 1995 cho tới ngày nay (Xin mời đọc “Hành Trình Về Phương Đông” trên Viet Bao on line).
Anh Hùng là người rất thành thật những gì mà anh nói với tôi là những điều mà anh nghĩ trong tâm mà là người đối diện là tôi đã có thể nhận ra liền. Phải nói là anh không “khách sáo” như kiểu người Miền Bắc trước kia mà lại rất cởi mở. Lời nói của anh cảm được người đối diện liền nhưng cho đến bây giờ không biết anh có cảm được phái yếu mà anh tiếp xúc không. Đây là điều hoàn toàn bí mật đối với tôi vì tôi không tò mò đời tư của anh.
Cách cho của anh cũng ý nhị và tế nhị không kém. Anh không tỏ ra vẻ đây là việc quan trọng trong khi đó ở trong tù CS miếng ăn lại là miếng quan trọng vì ai ai cũng đói cả. Đói đến độ không ai bảo ai, ai ai cũng có một quyển tập chép những món ăn “giời ơi” là những món mà người chép chưa bao giờ có dịp đụng đũa nhưng cứ chép để ăn “hàm thụ” cho đỡ đói!
Thế nhưng việc anh chia xẻ những món ăn cho tôi lại có một cái gì đó nhẹ nhàng thanh thoát vô cùng và chính điều này đã làm cho những món ăn mà anh cho tôi cứ ngon mãi cho tới bây giờ dù đã hơn 34 năm với bao nhiêu nước chẩy qua cầu!
Mãi cho tới bây giờ tôi mới thấy các cụ ta thâm thúy biết bao khi các cụ có câu “Người ăn thì còn. Ta ăn thì hết.” Thật vậy sau 34 năm những món ăn mà anh san xẻ cho tôi vẫn còn đó và vẫn còn trong tâm tư của tôi cho đến tận bây giờ.
Khi con trai tôi từ Mỹ về Saigon chơi vào năm 1989-lúc đó Việt Nam bắt đầu mở cửa-và mời bà con đến ăn sinh nhật của cháu thì tôi không quên mời anh chị Hùng cùng đến chung vui. Mới đây khi nhắc đến bữa ăn ngày hôm ấy anh thành thật cho biết đến bây giờ dù sống dư thừa ở Mỹ anh vẫn nhớ đến bữa ăn ngày hôm đó và vẫn chẩy nước miếng vì lúc đó anh thèm quá “vì đồ ăn ngon quá trong khi ấy muốn ăn thì không có tiền hay không có cơ hội.”
Lời “thú tội” của anh quá thành thật khiến tôi phải bật cười thành tiếng và phải xin lỗi anh vì tôi không thể nào nín cười cho được. Khi anh nghe tôi xin lỗi vì đã cười khi nghe anh “thú thật” thì anh vẫn không phiền hà gì cả và vẫn vui vẻ tiếp tục câu chuyện như không có điều gì xẩy ra.
Trong số những bạn bè của tôi hình như không có ai có tấm lòng nhân hậu và bao dung như anh thì phải!
Niềm xúc động của cha Lễ khi lần đầu tiên được “thấy” hương thơm của tô phở và của anh Hùng sau hơn 10 năm bị tù khi có dịp thưởng thức món ăn ngon trở lại sao mà giống nhau đến thế và cuối cùng là tôi, tác giả bài này.
Có lẽ vì kỷ niệm nói trên quá đẹp và quá xúc động nên cả ba đã không quên và khi thuận tiện LM Lễ, anh Hùng và tôi đều đã nhắc đến kỷ niệm xưa: khi viết sách-như LM Lễ, còn anh Hùng thì nhắc lại khi gặp lại bạn cũ-là tôi-qua điện thoại; và tôi khi viết bài này.
Thật đúng là “Miếng ngon nhớ lâu” như các cụ ta đã nói! Hoặc càng hay hơn nữa như người Ấn Độ có câu “Làm ơn thì phải quên ơn. Chịu ơn thì phải nhớ ơn.” Mà cái “ơn” này lại là cái “ơn” vừa ngon lại vừa bổ nên ngàn năm hồ dễ đã ai quên!
Sao Nam Trần ngọc Bình
Mùa Đông 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,324,548
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”