Hôm nay,  

Về Lại Gốc Bồ Đề

10/11/201300:00:00(Xem: 25332)
Tác giả: Thoàn Nguyễn
Bài số 4057-14-29457vb8111013


Tác giả cho biết ông là một thầy giáo hưu trí, hiện là cư dân Westminter. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện bà mẹ nhất định phải con gái còn ở Việt Nam cho một tăng sĩ để mang con qua Mỹ.

* * *

Tôi nhớ chiều tối hôm đó, từ trong hành lang cuả Tịnh Xá Giác Niệm tôi nhìn ra phiá cổng. Quái lạ, bây giờ là bảy giờ chiều tối ngày thứ ba mà sao có một bà già cứ đi đi lại lại như đang có một điều gì không yên thế kia, tôi bước ra hỏi xem cớ sự ra sao. À thì ra bà Sáu. Bà Sáu vẫn đến Tịnh Xá này sinh hoạt vào mỗi cuối tuần nhưng sao bà lại đến chùa vào giờ này.

-Ồ, bà Sáu đi đâu mà trễ thế?

Bà Sáu mở to đôi mắt nhìn tôi như vưà mới bắt được một vật gì quý giá, bà ấp úng:

- Thì ra là chú. Đúng là chú rồi. Ai mà dè chính chú là người mà tôi muốn tìm bấy lâu. Chú rảnh không? Tôi có chuyện muốn nói với chú.

- Mô phật, hôm nay tôi phải thay thầy trụ trì chuẩn bị thời kinh chiều nên thể rảnh được. Chắc không tiện để hầu chuyện bà, xin bà để cho khi khác.

Bà Sáu có vẻ tần ngần muốn nói thêm gì đó, nhưng rồi bà chỉ cám ơn tôi và quay gót từ biệt.

Sau buổi gặp gỡ đó, mỗi lần đến chùa, bà Sáu như để ý đến tôi nhiều hơn. Nhiều lần, bà luôn tìm cách tiếp cận tôi, nói là có chuyện muốn nói. Sau cùng, một hôm tôi cũng đành lòng nói chuyện riêng với bà Sáu. Bà tâm sư:

- Chú Dũng à, tôi có 7 người con, chồng tôi đã qua đời từ lâu, tôi đến nước Mỹ do thằng con trai thứ nhì bảo lãnh, đi kèm theo tôi là cô con gái út, nó vừa mới lấy chồng. Hiện bên nhà tôi còn con bé ba, chưa có gia đình, tôi muốn đem nó qua đây nhưng khó quá. Chẳng biết phải làm sao?"

- Mô phật, chuyện đó ngoài tầm hiểu biết cuả tôi, xin bà hãy tìm gặp những người biết chuyện lo cho bà.

- Thưa thầy, nhưng mà tôi tin là thầy có thể giúp tôi được.

- Giúp bằng cách nào hở bà, tôi hỏi lại.

- Thì như nếu thầy đồng ý xuất gia, tôi sẽ dẫn thầy về xứ cuả tôi, tôi muốn gả con bé ba cho thầy.

- Mô phật, thôi bà Sáu ơi, tôi đã xuất gia. Tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện ngoài đời, xin bà Sáu đừng bao giờ nói đến chuyện này với tôi.

Nói xong, tôi tìm cớ để kết thúc buổi nói chuyện với Bà Sáu.

Bà Sáu cám ơn tôi và quay qua ra chuyện khác.

Câu chuyện của bà Sáu làm tôi không tàì nào nhắm mắt ngủ được. Tôi mải mê suy nghĩ đề nghị cuả bà Sáu, tại sao bà Sáu lại đi tìm tôi? Cuộc đời tu hành cuả tôi rồi sẽ ra sao nếu tôi nhận lời bà Sáu, tôi không dám và không biết phải tỏ lời tâm sự với ai. Trong Tịnh Xá này ngoài sư trụ trì còn có tôi và một chú tiểu nưã, chú tiểu kia nhỏ tuổi hơn tôi, chú mới xuất gia chừng bốn tháng nay.

Riêng tôi từ hồi chiến tranh kết thúc, lúc đó tôi được 7 tuổi, chiến tranh đã lấy đi gia đình cha, mẹ và hai đưa em cuả tôi, tôi được... kkông rõ ai đã gửi tôi vào chuà và từ đó tôi đã đi tu và di chuyển theo phong trào sang đây thấm thoát đã hơn hai chục năm. Tôi đã sống trong ba chùa khác nhau, đây là cái chuà (tịnh thất) do một đệ tử quen biết giới thiệu gần hai năm nay, tôi nghĩ cũng đã yên thân.

Thời kinh chiều vừa kết thúc, việc kế tiếp cuả tôi là niệm hương trước bàn thờ vong, xong lo dọn dẹp cho đến 10 giờ là đi ngủ. Tối hôm ấy, thay vì vào phòng ngủ, tôi ngồi chắp tay trưóc ngực, thiền và niệm phật, xin phật gia độ cho tôi đủ sáng xuốt để không bị ma qủy cám dỗ...

Tôi mệt lả và ngủ thiếp lúc nào không hay Sư trụ trì khều nhẹ vào gáy tôi

- Sao chú không vào phòng mà lại ngồi đây, đã 12 giờ khuya rồi?

Tôi chòang tỉnh:

- Mô phật, bạch thầy con xin đi ngay

Tôi vào phòng của tôi cánh cưả khép lại, một mình ngồi trên thành giường. Hình ảnh bà Sáu lại hiện ra trước mặt bà đăm chiêu hơn hôm trước, tai sao bà Sáu lại để ý đến tôi, ngoài kia thiếu gì người, tội lỗi quá nếu như tôi ừ thì sao? Chuyện gì sẽ xẩy ra? Và cuộc đời tôi rồi sẽ ra sao? Liệu tôi có còn là một tu sĩ hay là một ông già bụng phệ lếch thếch đưa đón con đi học về... tôi khổ lắm không ai biết cái khổ của tôi trong lúc này.

Hôm Chủ Nhật tuần đó, sau giờ thọ trai, bà Sáu ở lại chuà phụ dọn dẹp công quả bà đang dứng nép bên cưả chánh điện nhằm lúc tôi đi ngang qua, bà kêu lớn "chú Dũng" tôi có việc này nhờ chú"

- Dạ thưa bà Sáu có chuyện gì.

- Thì cũng vẫn chuyện hôm đó tôi nói với thầy đấy, thầy Dũng ơi.

- Khổ lắm bà Sáu, tôi đã suy nghĩ nhiều rồi, làm thế tôi có tội với tam bảo.

Tôi bỏ đi vào trong phòng, nhưng mới đi được vài bước thì bà Sáu gọi giật lại:

- Chú Dũng!

Bà tiến tới sát chỗ tôi đứng rồi nói bằng một giọng nghiêm nghị:

- Tôi đã tính không nói ra, nhưngkhông nói không được. Chú nhớ buổi chiều hôm tôi gặp chú ở Tịnh Xá không? Không phải tự đến đó đâu. Tại đêm trước tôi nằm mơ thấy có ông thầy bảo tôi ngày giờ đó tới đó chờ thì sẽ gặp đúng người đến giúp việc mà tôi cầu xin. Khi thấy chú ra, tôi biết chú chính là người ông thầy biểu tôi chờ nên tôi mới dám nói với chú. Chứ nghĩ lại coi.

Khi bà Sáu nói, tôi im lặng nghe, nhưng khi về phòng, khép cưả phòng lại, tôi bỗng thấy kinh hoảng. Ngồi xuống sàn nhà chắp tay nhắm mắt xin tam bảo gia hộ để cơn hoạn nạn này.

Tôi đã mất phương hướng, tôi cầu kinh ngaỳ đêm xin tam bảo chỉ dạy cho tôi phải làm gì., tôi đang bị cám dỗ. Một đêm nọ trong giấc ngủ mệt mỏi tôi được một vị thần xuất hiện và bảo "con hãy thử xem sao, ở trên cõi đời này có nhiều mặt, mặt trái, măt phải đủ cả, ta cấm con cũng không được chi bằng ta để cho con thử một lần rồi thế nào con cũng trở về với ta" ngài dạy như thế chắc ngài đã hiểu tâm tính tôi sau bao nhiêu năm sống dưới sự chỉ dạy cuả Ngài.

Vài ngày sau lúc bà Sáu xuât hiện đi lễ chùa, tôi gặp bà và ra tín hiệu tôi bằng lòng đề nghị cuả bà, bà Sáu há hôc mồm cười như la lớn khiến mấy đệ tử chung quanh nhìn về phiá bà ngạc nhiên không biết có chuyện gì xẩy ra.

*

Tôi đã chung sống với Loan được hơn ba năm nay kể từ khi tôi theo má Loan về Việt Nam cưới Loan đem qua đây. Hai chúng tôi đều ở tuổi trên dưới ba mươi, ở tuổi này bình thường phải có một hay hai con. Hai đứa tôi không có con, chẳng phải vì chúng tôi không muốn. Cũng chẳng biết lỗi tại ai, có lẽ là tôi vì tôi tự biết mình không có nhiều nam tính như những người khác. Riêng Loan thì nàng chẳng để ý, ít khi nàng nhắc đến vấn đề con cái. Đi làm vắng thì thôi, về tới nhà là Loan lại vui chơi với mấy đưá cháu con cuả cô em gái út.

Hồi mới qua, Loan đi học làm Neo, tôi thì bắt đầu đi học làm tóc. Bây giờ tôi để tóc mọc ra và hớt ngắn gọn không trọc lóc như mấy năm trước đây. Nhiều khi ngồi nghĩ lại tôi thường tủm tỉm cười một mình. Đây là tự mình cười mình, đang là một ông sư, bỗng biến thành một người thợ uốn tóc! Nhưng mà biết làm sao vì hoàn cảnh đưa đẩy.

Loan hiện đang làm cho một tiệm Neo ngoài phố còn tôi thì chương trình lớp học làm tóc kéo dài hai năm, sao nó lâu quá và tôi thì vụng về với công việc này, tôi cố gắng

Sau bưã cơm chiều, tôi rủ Loan cùng đi tản bộ, tôi đề nghị với Loan là tôi và Loan chia tay, tôi bảo:

- Loan, anh thương em lắm, nhưng thời gian thử thách cuả anh với tam bảo đã đủ rồi, anh định nói với má và xin phép má và gia đình cho anh về lại dưới gốc cây bồ đề, nơi mà anh đã bỏ ra đi từ hơn ba năm nay.

Nét mặt Loan xụ xuống:

- Bộ anh điên hả, vợ chồng mình đang sống vui vẻ hoà thuận thế này mà anh lại bỏ mà đi. Hay trong gia đình em có ai làm cho anh buồn?

- Loan ơi, anh khổ tâm lắm, lúc nhận lời má em theo bà về Lấp Vò cưới em đem qua đây, anh hoàn toàn không có một cảm giác, một hình ảnh tươi đẹp nào về tương lai. Anh đi theo bà như một thằng con nít mới lớn không có một chút tiền bạc, tài sản nào trong tay có chăng chỉ vỏn vẹn trong đầu anh lời kinh tiếng kệ mà suốt bao năm anh sống trong chùa học hỏi được.

- Em buồn lắm, em không thích anh bỏ em mà đi như thế, sao anh không ở lại đây chúng ta lập bàn thờ Phật và tu tại gia, em cùng tu với anh.

- Như vậy cả hai chúng ta đều là cư sĩ, không được. Chúng ta còn gắn bó tình cảm, tình dục với nhau là phạm giới tu.

Thấy Loan im lặng, buồn buồn, lát sau tôi đấu dịu:

- Thôi hay là đợi một ngày giờ nào đó chúng ta cùng thưa chuyện với má xem sao?

- Ừ, Loan thở ra.

Nét buồn chán hiện rõ trên khuôn măt trái xoan phủ kín bởi mái tóc dài đen óng mượt cuả nàng, riêng tôi cũng buồn lắm. Cuộc chia ly nào chẳng có nước mắt. Tôi cố trấn tĩnh an ủi Loan mỗi khi có thể được.

Khi tôi ngỏ ý xin với bà Sáu cho tôi trở lại sống đời thầy chùa, mẹ Loan trầm ngâm vài phút rồi nói:

"Chú Dũng à, nói nào ngay, chú đã giúp cho cá nhân tôi và gia đình tôi một việc thât lớn lao, công ơn này chẳng thể trả bắng tiền, tôi không dám cản ngăn, tôi chỉ chúc và cầu nguyện cho chú luôn được an lạc trong tâm hồn và thực hiện ước muốn cuả mình."

Người đàn bà chân chất nửa tỉnh, nửa quê này buộc vào cũng tốt và cởi ra cũng dễ dàng.

*

Chuyến bay một giờ sáng cuả ngaỳ hôm sau, tất cả 11 người trong gia đình bà Sáu tiễn tôi ra phi trường. Họ ở lại nói chuyện cho đến khi tôi lách mình qua đám đông lên cầu thang vào máy bay. "Tạm biệt Loan, tạm biêt má Sáu, tạm biệt mọi người" tôi biết có một người trong nhóm này đang khóc đó là Loan, tôi cũng đang khóc đây Loan ơi...

Hôm nay tôi ôm trong tay cây bồ đề trên trăm tuổi này, cây bồ đề cổ thụ này, tôi hít hương thơm cuả lá cây, tôi thở hơi thở cuả cây, tôi dựa vào thân cây để được bóng dâm cuả cây phủ nhẹ lên toàn thân tôi. Thường ngày tôi vẫn ngồi đây dưới gốc cây bồ đề naỳ để đọc sách, thở hút không khí êm ả không phiền muộn âu lo. Đức Phật năm xưa cũng toạ thiền ở nơi này tới 49 ngày đêm, ngài đã đắc đạo. Đầu tôi trống trơn, hình ảnh duy nhất hiện ra trong đầu tôi là Đấng Thích Ca, thưa ngài hôm nay con trở lại với ngài, con nguyện đem công đức này sống dưới sự chỉ dạy cuả ngài cho đến hết đời con. A-di-đa-phật.

(Viết tặng thầy TTD, chẵng rõ thầy đang tu ở nơi nào. Thân chúc thầy an lạc)

Thoàn Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến