Hôm nay,  

Những Cánh Rừng Khô Rụng

24/10/201300:00:00(Xem: 45653)
Tác giả: Vũ Công Ynh
Bài số 4042-14-29442vb4102313


Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm, vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện làm việc và an cư tại Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Với hai bài viết tiêu biểu: "Puppy và Nàng"; "Rộn Tiếng Cười Mê Say" Vũ Công Ynh đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài mới của tác giả là một truyện ngắn.

vu-cong-ynh-resized
Tượng Đức Mẹ ôm xác con tại Oklahoma. Our Lady of Sorrows Convent, Broken Arrow, Oklahoma.

1.
Ông nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vào Đông, cây sồi sau vườn trơ trụi lá. Không gian như ngậm đầy hơi nước, với lẻ loi chút nắng vàng vọt hắt ra từ đám mây xám lặng lẽ trôi. Ông hi vọng trưa nay trời sẽ nắng trở lại trong chốc lát để ông đi thăm mộ vợ con. Cảnh trời buồn làm ông thở dài, thời gian trôi qua lẹ quá.

Bố ông mất vì một cơn bệnh vào lúc ông chín tuổi. Thằng bé mồ côi cha, ở với mẹ, đi học cho tới ngày thành một thanh niên. Thi xong Tú Tài I, cũng là lúc ông thấy sách vở là một gánh nặng, nhìn qua lại, bạn bè lên đường nhập ngũ hết cả, nên ông cũng tình nguyện vào lính, mà đúng ra, ông vẫn còn được hoãn dịch vì lý do con độc nhất của bà mẹ góa. Trường Bộ Binh Thủ Đức đã rất sẵn sàng đón nhận một chàng trai sốt sắng như ông. Bản tính ngang bướng của thằng con làm bà mẹ đau buồn. Bà hối hả cưới vợ cho ông để có cháu nối dõi tông đường. Cũng hên là ông đồng ý với mẹ lấy cô hàng xóm. Đứa con gái đen đen không đẹp lắm, nhưng hiền lành. Bà mẹ mừng thầm vì thằng con ngang tàng có nơi cột chân cột cẳng.

Lấy vợ chưa được bao lâu thì chiến trường ngày càng trở nên khốc liệt. Vừa lúc xin được căn nhà trong trại gia binh ở hậu cứ, cũng là lúc vợ ông có bầu, thật là ngổn ngang trăm đường lo nghĩ. Ngày ông về đón vợ, mẹ ông nhất định không cho vợ ông theo chồng ra đi, vì nàng con dâu đang mang giòng máu độc nhất của gia tộc trong bụng, mà bà đinh ninh sẽ là con trai vì sự thành tâm cúng quả, cầu khẩn của bà vào các ngày rằm. Bà không muốn con dâu phải lang bạt vào những nơi nguy hiểm trong lúc này, nhưng ông nằng nặc đòi vợ phải ra đi với ông, bà mẹ ngước đôi mắt u buồn nhìn thằng con, và dáng dấp đứa cháu trong bụng mẹ nó, bước lên chuyến xe đò về miền Trung.

Sống trong trại gia binh, chưa kịp sắm cho vợ đủ bộ nồi niêu xoong chảo, thì đã lo chạy giặc.

Đơn vị ông từ Tuy Hòa di tản về Nha Trang, may là chạy tới đâu, cũng dắt theo được bà vợ ỳ ạch bầu bì. Đơn vị thất lạc, mạnh ai nấy kiếm đường xuôi Nam. Chẳng ai ngờ cuộc đời trôi nổi, theo giòng người di tản, hai vợ chồng bước chân lên tàu, rồi cuối cùng đặt chân đến trại tỵ nạn trên xứ Mỹ, một nơi mà cả hai vợ chồng chẳng bao giờ nghĩ ra được.

Đến một đất nước thanh bình, nghe tin về Việt Nam, tâm hồn lính tráng buông súng làm ông ray rứt, hết nhớ bạn bè đơn vị, lại nhớ đến mẹ. Được cái an ủi là chỉ vài tháng sau ngày đến Mỹ, vợ ông sanh thằng con, lúc vẫn còn trong trại Fort Chaffee. Đến hay, cái thằng bé giống cả bố lẫn mẹ, đen đen, mũi ngắn, lông mày đen rậm, nhìn đến là… xấu trai như bố. Nhưng được cái hay cười, cứ mỗi lần ông đút cái núm bình sữa đến là thằng bé nhếch môi cười. Ừ, phần xấu giống bố, người mẹ tranh cãi giành phần đẹp cho mình, ông chẳng quan tâm. Bà mẹ đặt tên Mỹ cho con, nhưng ông vẫn thích gọi nó với cái tên là thằng Tỵ Nạn.

Thằng con dễ thương vậy, mà người mẹ lại bỏ nó cho ông để ra đi sớm quá. Hai cái tang một lúc. Mới tháng trước ông đã buồn rã rượi vì được tin mẹ mất ở Việt Nam qua lá thư bà cô gởi từ bên Úc, bây giờ lại tới cái tang của vợ. Một cơn đột quy đã cướp đi mạng sống người vợ thương yêu của ông. Chẳng biết sao, vợ ông không mập, không ốm, vừa tầm với dáng lùn lùn của ông hết sức, vậy mà lại cao cholesterol mới là lạ. Đến lúc chết rồi, ông mới ân hận đã không khuyên vợ đi khám bác sỹ định kỳ. Đành ở vậy một mình nuôi con!

2.
Tỵ Nạn lớn lên với tình thương của bố. Cũng may là nó thông minh, lại không phá phách, nên chẳng bao giờ ông phải nghe lời thầy cô giáo phàn nàn điều gì. Chỉ một lần ông buồn, là lần nó mang về tờ giấy tình nguyện vào lính cho ông ký. Ôi, bây giờ ông mới hiểu nỗi đau thương và sự lo lắng của bậc cha mẹ, khi thấy con mình từ chối sự êm ấm được che chở, để đi vào vùng nguy hiểm.

Nhận được thư con trai từ trại huấn luyện ở New Jersey, rồi bẵng đi cả năm trời, lại thấy thư nó viết về từ chiến trường Afghanistan - A Phú Hãn, cái tên nghe đã thấy kỳ bí xa xôi. Nhưng tin tức về đứa con ngày càng thưa dần, cho tới một ngày, ông nhận hung tin chết trận của đứa con trai yêu dấu. Chiến trường năm xưa đã không hề hấn gì với ông, mà chiến trường hôm nay lại lỡ cướp đi sinh mạng của con trai ông. Ông sững sờ, bất động một hồi lâu trong căn nhà nhỏ.

Ông xin với đơn vị của con, để được chôn cất thằng con bên cạnh mộ mẹ nó. Phần mộ mà ông đóng tiền hai chỗ, cho vợ và cho mình, nhưng trời lại để thằng con được hưởng phước gần mẹ. Ông tiếc hồi đó chỉ mua hai miếng huyệt kế cận nhau. Nhưng ai dè, thằng con ra đi sớm hơn bố như thế! Ông rưng rưng rơi lệ, khi toán lính tiễn đưa bắn súng chào và xếp lá cờ Mỹ đặt vào tay ông.

Nhìn hình thằng con hào hùng trong bộ quân phục, ông ngậm ngùi là không còn vợ bên cạnh, để ông nhường phần thằng con giống mẹ, dù người vợ chẳng mặc quân phục ngày nào. Ông nhớ lại lần tuốt gươm đứng hầu Trung Nghĩa Đài, đêm trước ngày ra trường, trên đỉnh đồi Tăng Nhân Phú. Những Sinh Viên Sỹ Quan, trước khi lon chuẩn úy còn thơm mùi đồng được gắn trên cổ áo sáng mai, đêm nay đang làm lễ canh thức chào hồn tử sỹ. Cầu mong anh linh tiên tổ, cùng những vị đàn anh, về chứng giám và tăng thêm hùng khí cho những đứa con tổ quốc, rồi đây sẽ phải ra đi khắp bốn vùng chiến thuật. Như một kiếm sỹ, ông vung lưỡi kiếm ở thế chào trước mặt. Mũi kiếm chỉ thẳng lên trời. Từ đôi mắt ông, chỉ còn thấy giữa lằn kiếm là những vinh quang của Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm như huy hiệu trên mũ mà ông đang đội.

Ôi oai hùng làm sao!

Nhưng rồi ông cảm thấy rũ liệt, vì hôm nay, nơi góc rừng vắng này, cánh rừng tạp mang một màu vàng ối, già cỗi như cuộc đời ông, ông thấy mình đã mất tất cả, vợ con, bạn bè, quê hương, tổ quốc… Ông thở dài vì đã không thể là một kiếm sỹ để bảo vệ được những gì thân yêu trong đời.

Ta thua một đường guơm
Nên không thành kiếm sỹ
Đành một kẻ dung dị
Nơi cánh rừng vàng gậm nhấm vết thương đau


Ừ đau thương quá. Ông chớp mắt, giơ tay chào hai mẹ con nó theo kiểu nhà binh, rồi lặng lẽ về nhà, xếp lá cờ kỷ vật của con ngay ngắn dưới bàn thờ tổ tiên từ lúc đó.

3.
Hồi đầu năm, đi khám bác sĩ. Vị bác sĩ Mỹ, người mà biết về cơ thể ông còn hơn cả ông nữa, đã lắc đầu với kết quả thử nghiệm, nhìn ông già tỵ nạn và thắc mắc là ông có nhớ uống thuốc không mà cả năm rồi chẳng thấy tiệm thuốc gọi đến xin re-fill. Vị bác sĩ đành quên lời vợ là cố giữ bệnh nhân luôn có sự liên hệ mật thiết với phòng mạch. Vì lương tâm nghề nghiệp, dù có mất đi một thân chủ, ông cũng quyết định khuyên ông già này vào trung tâm điều dưỡng, để có người dặn dò uống thuốc hàng ngày.

Ông già tỵ nạn có cảm giác sững sờ khi nghe lời khuyên của bác sĩ, dù từ lâu, ông vẫn biết sẽ có ngày phải nhập viện, nhưng lời khuyên chân thành của vị bác sĩ vẫn làm ông giật mình. Thôi vậy, có sinh phải có tử, ông cúi đầu chấp nhận.

Ông nhìn quanh căn phòng nhỏ thân yêu, rồi đi vào trong bếp nấu nước pha trà. Ông vẫn còn thói quen pha trà như hồi ở Việt Nam. Đun nước sôi, tráng ấm trà, rồi cho trà vào. Đổ vào ít nước sôi ngâm trà. Một phút sau, đổ nước ngâm trà đi, rồi mới thực sự đổ nước sôi vào ấm. Chừng quá nửa bình trà là ông dừng lại, như vậy, độ trà và nước sôi vừa với hương vị mà ông thường thức. Ông cười một mình về những thói quen, mà đến giờ, qua Mỹ đã mấy chục năm, vẫn không bỏ được. Không biết vào trong viện, có còn dễ dàng cho ông nấu nước pha trà như thế này không? Hoặc cho phép ông được ra thăm mộ vợ con như vẫn làm không?

Ông nhấp miếng trà ấm. Một cơn gió thổi tấm mành cửa xào xạc, làm ông giật mình, quên là mình vẫn để hé cửa từ chiều qua. Ông đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài. Phía xa bên trái là đỉnh đồi, với tháp chuông của một tu viện đang nổi bật trên nền trời mờ xám trưa nay.

Ông biết đến tu viện là do Mike kể lại. Mike là một người bạn trẻ của ông, gốc thổ dân Da Đỏ Muskogee, hiền lành, chất phác, cùng làm ở Home Depot với ông trước đây. Sau khi ông về hưu, Mike vẫn lâu lâu, đi làm về, tạt ngang nhà ông, trò chuyện và cho ông những bịch cà chua trồng sau vườn. Theo như Mike kể, đó là một tu viện cho những nữ tu Công Giáo về hưu. Những nữ tu sau một đời dâng hiến tận tụy cho Thiên Chúa và tha nhân, đã được đưa về đây, cùng nhau kinh nguyện cho hết quãng đời còn lại. Nhưng chẳng hiểu sao, mấy năm gần đây, các nữ tụ lại được chuyến đi nơi khác, và tu viện trở thành vắng lặng từ đó.

Đã có lần, ông lái xe ghé vào tu viện.

Khung cảnh nhà dòng hoang vu quá, không biết có bàn tay săn sóc không, mà cửa sổ cái mở, cái khép, nhuốm màu hiu quạnh. Trên nóc tu viện, cây Thập Giá của đỉnh tháp nhỏ bơ vơ chĩa lên trời như tưởng nhớ một dĩ vãng xa xôi. Ông đi bộ chậm rãi lại bức tượng phía trước tu viện.


Bức tượng Đức Mẹ đang ôm xác con dưới cây Thánh Giá!

Ông yên lặng chiêm ngưỡng. Lớp sơn đã bắt đầu bong ra nhiều chỗ. Phần đầu tượng Đức Mẹ là màu vàng hoen rỉ của chất sắt đúc bên trong lâu ngày đã thấm ra ngoài. Bức tượng có vẻ rêu phong, nhưng nét tạc đúc thật là sống động. Ông nhìn ra được nỗi đau đớn của Đức Chúa, và nỗi thống khổ nhưng đầy can đảm trong nét mặt đang cúi xuống nhìn con của Đức Thánh Nữ. Dù ông đạo Phật, thờ ông bà, nhưng sao ông thấy tượng Đức Mẹ có nét hiền từ, giống như tượng Phật Bà mỗi khi theo mẹ đi lễ chùa trong những ngày rằm thời thơ ấu. Lần đầu tiên trong đời, ông đã lâm râm lời khẩn cầu bằng an cùng vị Thánh Nữ đang ôm xác con.

Our Lady of Sorrows Convent, Broken Arrow, Oklahoma

Mải đứng nhìn pho tượng, ông chẳng để ý đến con chó gầy còm đang nằm phục bên hông bệ tượng. Con vật có vẻ đói ăn và không được nuôi dưỡng nhiều ngày, giương đôi mắt lờ đờ nhìn ông già. Chẳng biết con vật có phải từ trong tu viện hoang vắng kia không? Ông giơ tay vuốt đầu nó. Con vật thè lưỡi liếm tay ông, rồi như mệt quá, lại xệp mặt xuống, đôi mắt lờ đờ.

Ông đi ra ngoài xe lấy mấy miếng bánh, đút vào miệng nó. Con vật há miệng đớp miếng bánh, nhưng vẫn nằm phủ phục. Tội nghiệp, ông bước quanh một vòng tu viện, xem có ai mà xin cho nó được theo ông về nhà. Cửa đóng, ông chẳng gặp được ai. Không lẽ để nó chết vì đói, vì bệnh. Ông ôm nó về nhà, dự trù sẽ đem trả lại tu viện sau. Ông lấy một viên thuốc Tylenol, pha vào chén sữa cho con vật uống. Chẳng biết vì thuốc, hay vì cách trị liệu mát tay, mà con vật đã khoẻ lại.

Càng ngày nó càng quấn quít ông hơn. Ông đưa nó vào lại tu viện, con vật chạy quanh chân tượng Đức Mẹ, liếm lưỡi và ngửi ngửi chân tượng như quen thuộc, nhưng rồi lại theo ông ra về sau đó. Con Ky, mà ông gọi tắt theo tên Mỹ từ chữ Lucky cho được may mắn, sống với ông trong căn nhà nhỏ từ đó.

3.
Chần chừ mãi ông mới quyết định đi tìm cho mình một Nursing-home như lời bác sĩ đòi hỏi. Ông đã chọn được một trung tâm dưỡng già nằm kế cận nghĩa trang, mà từ sân trước viện dưỡng lão, ông mờ mờ thấy đuợc khu vực phần mộ vợ con ông.

Ngày đến điền đơn, bà giám đốc người Mỹ tốt bụng, giúp ông từng chi tiết trong tờ đơn. Sau khi đọc đến gia cảnh đơn chiếc của ông già Việt Nam, bà khuyên ông nên làm tờ di chúc, để những tài vật của ông, biết đường mà đến đúng chỗ một khi ông ra đi. Ông mỉm cười “di chúc” à? Ông chẳng nghĩ có ngày ông lại phải làm tờ di chúc như vậy, nhưng thôi, cũng như vị bác sĩ, bà Mỹ có lời khuyên cũng vì lòng tốt với ông thôi. Ông thầm cảm ơn bà Mỹ sốt sắng vì công việc.

Gì chứ di chúc đối với ông chẳng có gì khó. Vợ con chết cả, một mình trên xứ Mỹ, cha mẹ ở Việt Nam cũng đã ra đi, nên về Việt Nam thì ông chả về. Hơn nữa, bây giờ còn mồ mả vợ con ở đây. Ông đã quyết chọn nơi này làm quê hương. Ông sẽ để lại cho xứ sở này tất cả của cải nghèo nàn mà ông có được. Văn phòng luật sư, làm việc với trung tâm điều dưỡng, sẽ lo bán nhà và cho tiền vào ngân khỏan trong bank của ông. Một cơ quan thiện nguyện, có chi nhánh ở Á Châu và Phi châu, sẽ thừa hưởng số tiền đó một khi ông ra đi.

Ừ đúng! Á Châu thì chắc là phải có Việt Nam rồi. Ông chẳng quên được đồng bào, và nhất là gia đình con cái những đồng đội ông trước kia. Phi Châu thì quá nghèo khổ như tấm hình những đứa trẻ mà ông đọc trên báo. Những đứa bé với đôi mắt trớ lồi còn to hơn cả cái miệng đang thở rốc vì đói, hơi thở nhẹ đến nỗi chẳng đủ làm rung cánh những con ruồi, đang vo ve chơi trò tìm bắt, vào ra trên mũi miệng. Ôi những con người nghèo khổ, màu da tuy có khác nhau, nhưng cũng biết lạnh lẽo giống nhau, và cái bao tử lép xẹp, cũng cồn cào queo quắt vì đói như nhau mà thôi. Ông thấy đúng đắn cho sự lựa chọn của mình.

Xong tờ di chúc, ông có vẻ mãn nguyện. Đúng rồi, ngày ông đặt chân đến Mỹ, chỉ có cái quần lính và cái áo thung ba lỗ, thì bây giờ có chết đi, được mặc bộ đồ suit sang trọng, nằm trong quan tài êm ấm là có lời chán rồi, của cải có mang theo được đâu. Vì không còn mua được phần đất bên cạnh vợ con, nên ông xin được hoả thiêu đề về với cát bụi. Thôi, hòa vào đất trời, cũng là cùng chung một nấm mộ với vợ con vậy.

Nhưng điều ông băn khoăn nhất là con Ky. Tội ngiệp con vật, ở với nhà dòng, các nữ tu cho ăn toàn bơ sữa, giờ ăn theo kiểu Việt Nam, chút cơm với cá, hay thịt kho. Vậy mà con chó lại có vẻ khỏe mạnh ra, bộ lông vàng nâu bóng mượt hết sức. Con vật đã sống với ông lâu ngày, giữa nó và ông, chẳng biết ai già hơn ai. Theo quy luật nhà dưỡng lão, ông không thể mang nó theo được. Đăng báo rao cho thì không nỡ, ông quyết định đưa nó cho Mike, dẫu sao cũng là chỗ quen biết.

Ngày đưa nó đến nhà Mike, như biết sẽ phải xa nhau, mắt con chó già như ướt lệ. Sau khi phụ Mike xích con chó sau vườn, ông vuốt đầu nó:

- Ta không mang con theo được. Vậy con ở đây nhé!

Con chó Mỹ như hiểu tiếng Việt Nam, vùng vằng đầu, và rên rỉ trong cuống họng. Ông vội từ giã Mike mà bước nhanh ra xe. Vì biết, nếu ở lâu, ông sợ không còn can đảm để bỏ lại con chó thương yêu. Con vật vùng vằng khỏi sợi dây buộc, rú lên những tiếng đau thương khi thấy xe ông xa dần vào cuối ngõ.

Ông thẫn thờ lái xe như kẻ mất hồn!

4.
Chiều nay, dù không có nắng, ông vẫn mang theo cái cào, đi thăm mộ vợ con lần nữa, để yên tâm nhập viện tuần tới. Chỉ cần vài ba tiếng đồng hồ cũng đủ cho ông dọn dẹp sạch sẽ hai ngôi mộ, trước khi trời giông tuyết vào tối nay, như lời tiên đoán từ cái ti vi màu, hình ảnh nhập nhòe, mà chẳng biết vì mắt ông kém, hay vì kỹ thật truyền hình của Mỹ ngày càng tệ!

Trước khi đi, ông gọi cho Mike đến lấy những vật dụng trong nhà nếu hắn muốn, trước khi căn nhà được niêm phong giao lại nhà bank. Người bạn trẻ cười hề hề báo cho ông biết tin buồn là con chó, đã lợi dụng lúc Mike mở ổ khóa, vùng khỏi dây cột cổ, chui qua hàng rào rồi phóng vào rừng. Ông tội nghiệp nó, không biết có biết đường về nhà không? Hai nhà cách nhau cả gần chuc miles chứ ít gì. Ông đi vào bếp lấy đồ ăn, đổ vào cái khay trước cửa cho con chó, hy vọng con vật trở về.

Đến trước mộ hai mẹ con. Ông cào lớp lá rơi rụng chung quanh mộ bia. Những chiếc lá vàng như cố tình chọc ghẹo, vừa hất ra, lại theo gió bay trở lại, làm ông thở hổn hển. Rồi cũng xong, ông nhìn hai ngôi mộ hài lòng, bịn rịn gật đầu từ giã vợ con, rồi lặng lẽ bước ra khỏi nghĩa trang.

Lòng ông chợt buồn, dường như hối hận vì quyết định nhập viện hơi sớm cho tuổi đời bảy mươi của mình. Ông nghĩ giá như đừng cho con chó, ông sẽ đổi ý, về ở lại với con vật trong ngôi nhà cho đến hết đời. Chết chỉ một lần, chết ở nhà hay trong viện dưỡng lão, cũng là chết cả, nhưng ở nhà, ông sẽ được sống với con chó, nhất là được thường xuyên đi thăm mộ vợ con. Ông lặng lẽ thở dài!

Chạy xe ngang qua tu viện, ông chợt có tư tưởng vào thăm bức tượng lần chót. Lại xách theo cái cào cỏ, ông ra tay cào những lá vàng chung quanh tương đá. Mồ hôi rịn ra hai bên thái dương dù trời đang se se lạnh, ông đành ngồi xuống nghỉ.

Trời chiều, gió mạnh hơn, dường như cơn mua mang theo những bụi tuyết, lại sắp thổi đến.

Những cành cây khẳng khiu của khu rừng trước mặt, bên kia đường, bất chợt làm ông liên tưởng đến những cánh tay vươn ra nứu kéo nhau, trên đường chạy giặc cùng vợ con, bạn bè. Những cách tay cố bám vứu nhau trèo lên tàu trong một buổi chiều cuối tháng Tư, cũng nhiều gió, sụt sùi mưa, và giông tố như chiều nay. Ôi tháng Tư đau buồn! Một vết thương lòng đã mấy chục năm như vẫn còn nhức nhối.

Hôm nay tuyết lạnh
Gió mưa trở về
Vết thương tháng Tư
Da chưa khép kín
Và lòng ta,
Những cánh rừng khô rụng
Chưa thấy một hồi sinh


Trong một phút mơ màng, ông rướn người lên để phóng về phía bạn bè, vợ con, mặc cho đôi mắt buồn giận của người mẹ phải xa ông trong ngày đưa tiễn. Ông quay lại nhìn mẹ. Đôi mắt của bức tượng, đôi mắt của Đức Mẹ… mà không, đôi mắt của Phật Bà. À, mà đúng rồi, đôi mắt mẹ ông đây mà! Ôi, không phải ánh mất buồn giận năm xưa, mà là ánh mắt dịu hiền thương mến. Vậy là mẹ đã tha thứ cho ông. Mẹ, mẹ ơi! Ông sung sướng ôm lấy ngực như đang lên cơn tưng tức vì xúc động. Ông lảo đảo, dựa hẳn lưng vào bệ tượng, dõi mắt xuống chân đồi.

Bỗng ông chớp mắt, vì từ phía bìa rừng bên kia đường, mờ mờ bóng dáng con Ky đang băng băng chạy lại. Ông nhận ra bộ lông vàng xậm của nó, hình như cũng là lúc nó nhận ra ông, nên cố phóng tới, băng ngang qua đường.

Tiếng thắng gấp của chiếc xe truck làm ông giật mình đứng vụt lên, chiếc xe đã hất tung con chó vào lề đường. Bỏ chiếc cào cỏ, ông vừa ôm ngực vừa phóng xuống chân đồi, đến bên nó, nâng đầu con vật bằng cả hai tay. Giòng máu đỏ trong miệng con chó chảy loang đám cỏ vàng úa. Một giọt nước từ đôi mắt lạc thần của con vật đang chảy ra. Ông chớp chớp mắt, trời mưa phùn và tuyết bắt đầu rơi, nên phút chốc chẳng biết trên mặt con chó lúc này, đang đầm đìa nước mưa hay nước mắt của ông, ông thấy quay cuồng, từ từ gục xuống.

Hình như có tiếng người lao xao bên tai, nhưng ông… đã không tỉnh lại.

Vũ Công Ynh

Ý kiến bạn đọc
24/10/201307:00:00
Khách
Tôi biết nhiều bà 80 tuổi mà vẫn còn ở một mình, yêu đời. Có chết chết ở nhà, sống tự do.
28/10/201307:00:00
Khách
Xin cám ơn Việt Báo, quý độc giả và những góp ý.
Cám ơn các bạn Conmeo, Nam Lê và chị Mimosa Phương Vinh.
Vũ Công Ynh
24/10/201307:00:00
Khách
"Lòng ông chợt buồn, dường như hối hận vì quyết định nhập viện hơi sớm cho tuổi đời bảy mươi của mình. Ông nghĩ giá như đừng cho con chó, ông sẽ đổi ý, về ở lại với con vật trong ngôi nhà cho đến hết đời. Chết chỉ một lần, chết ở nhà hay trong viện dưỡng lão, cũng là chết cả, nhưng ở nhà, ông sẽ được sống với con chó, nhất là được thường xuyên đi thăm mộ vợ con. Ông lặng lẽ thở dài!"
Vâng, tôi đồng ý là ông nhập viện hơi sớm. Xin cảm ơn Vũ Công Ynh vì bài viết rất hay, rất cảm động và cũng rất buồn! Ôi những cuộc đời cô độc ...
Mimosa Phương Vinh
24/10/201307:00:00
Khách
Truyện hay nhưng buồn quá!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến