Hôm nay,  

Những Bước Ngoặt Trong Đời

15/10/201300:00:00(Xem: 37024)
Tác giả: Lê Đình Loan
Bài số 4036-14-29436vb3101513


Trước 1975, tác giả là một nhà giáo, từng là hiệu trưởng nhiều trường tại miền Trung và điều hành Trung Tâm Tu Nghiệp và Huấn Luyện Giáo Chức tại Huế. Miền Nam sụp đổ, ông đi tù “cải tạo” và sau đó vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ, thấy hạnh phúc khi về hưu sau nhiều năm trở lại nghề dạy học. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Ai có ngờ rằng một chú bé nhà quê như tôi mà đã trải qua biết bao sóng gió trong cuộc đời. Mồ côi cha từ lúc 9 tuổi, tôi đã vật lộn với biết bao nhiêu là nghịch cảnh để tồn tại và vươn lên. Sớm ý thức tinh thần trách nhiệm của người con trai độc nhất trong một gia đình có năm chị em, tôi đã lìa xa mái ấm gia đình năm lên 11.

Ngơ ngác, ngỡ ngàng trong năm đầu, dần dà tôi đã hội nhập và thích ứng với đời sống mới ở chốn thị thành.

đã hơn 60 năm rồi, thế mà tôi vẫn nhớ mồn một những chuyện xảy ra vào năm 1949. Năm ấy, tôi được người bác ruột cho vào học trường Pellerin. Súng sính trong bộ đồ mới và đôi xăng-đan còn thơm mùi da, tôi khép nép đứng xếp hàng bên cạnh những bạn đồng lớp (lớp Ba) Tôn Thất, Vĩnh, Bửu, Nguyễn Phước, Hồ đắc, Hoàng Trọng, Nguyễn Khoa. Vì là một thằng nhóc quê mùa thứ thiệt, tôi đã bị những bạn đồng lớp trêu ghẹo, búng tai, thốn vào lưng, cú vào đầu, đá vào chân..., tôi khiếp sợ và thụt thùi trong nước mắt.

Vào lớp, nghe thầy trò xi-lô, xi -la, tôi chẳng hiểu gì hết. đúng là “vịt nghe sấm”. Chán nản, tôi định ngày mai nằm lì ở nhà hay trốn học. Vâng lời ông bác, tôi lại lê bước đến trường. Một tuần trôi qua, tôi chẳng có chữ nào trong đầu. Tôi khóc lóc, năn nỉ bác cho đổi trường. Thương tình đứa cháu côi cút, bác cho tôi vào học trường Sainte Marie Phú Xuân, Kim Long. Sau 3 niên học, tôi lại được cho vào trường Pellerin lần nữa.

Đã quen với nếp sống thành phố, tôi quyết chí học hành. Cuối niên học 52-53, tôi là 1 trong 5 học sinh của lớp 6me C (lớp Đệ Thất C dành cho những học sinh không biết tiếng Pháp) được lên lớp 5me B (Ðệ Lục B dành cho những học sinh có trình độ Pháp văn trung bình). Tất cả những học sinh còn lại được chuyển qua lớp 6me A, lớp của những học sinh giỏi PV để lên 5me A, học sinh các lớp A là những học sinh giỏi Pháp văn). Hết lớp Troisième (lớp Đệ Tứ), học sinh Huế vào Đà Nẵng để dự thi lấy bằng Brevet d'Etudes du Premier Cycle) (B.E.P.C) (bằng Trung Học Đệ I cấp).

Cũng nhờ mấy năm học ở các trường Lasan - Huế và Saigon, khi vào các lớp đệ nhị cấp ban C ở Quốc Học, tôi rất thoải mái và đã may mắn thi đỗ bằng Tú Tài I & II C trong hai năm liền.

Thế rồi niên học 60-61, vì hoàn cảnh gia đình, tôi vừa theo học lớp Dự Bị Văn Khoa, vừa dạy thêm ở trường trung học tư thục Bình Minh, Huế. Cuối năm ấy, tôi có chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, và được bổ nhiệm làm giáo sư dạy giờ tại trường trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng.

Vì khát khao gần gũi mẹ già sau bao năm chia lìa, và chăm sóc cô em út vừa thi đỗ vào Đệ Thất trường Đồng Khánh, tôi không vào Đà Nẵng để nhận nhiệm sở, mà quyết định thi vào các lớp Sư Phạm - Huế. Đây là một sự chọn lựa không dễ dàng. Để hão danh qua một bên, tôi quyết tâm vừa học sư phạm, vừa theo học thêm 2 chứng chỉ ở Đại Học Văn Khoa Huế. Ngày 2/4/62, tôi thi ra trường Sư Phạm. Tháng 5 tôi lấy chứng chỉ thứ 2, và tháng 8 lấy chứng chỉ thứ 3, rồi ngày 2/9 nhận nhiệm sở ở trường Trung Học Quảng Phước, Quảng Điền, Thừa Thiên.

Sau 2 niên khóa, tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Trung Học Công Lập và Bán Công Vinh Lộc, năm 64-65 dạy trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng trị. Sau nhiều năm làm hiệu trưởng các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, tôi được bổ nhiệm điều hành Trung Tâm Tu Nghiệp và Huấn Luyện Giáo Chức Huế vào giữa năm 1973.

Khi chế độ miền Nam hoàn toàn sụp đổ vào tháng 4/75, tôi vừa hoảng sợ, nhưng cũng vừa có chút tự an ủi, vì dù sao từ đây đất nước Việt Nam cũng hết cảnh chiến tranh, chia cắt. Vì vậy, tôi không theo gia đình các cô em bay ra nước ngoài, quyết định sống chết trên đất nước mình; dù phải đi “học tập, cải tạo” để thông suốt đường lối của chính quyền cách mạng để sống thời hoà bình thống nhất.

Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn trong trại cải tạo Ba Lạch, tôi đã “sáng mắt, sáng lòng”. Ròng rã 40 tháng “lao động vinh quang” trong các trại cải tạo Ba Lạch và Bình Điền. Tôi được phóng thích vào tháng 11/78. Khi tên tôi được xướng lên cùng với những trại viên khác được phóng thích, tôi tưởng chừng như khả năng thính giác của tôi không còn chính xác. Tôi thật ngạc nhiên vì tôi là người lao động kém nhất trong số 50 anh em đồng đội. Phát rẫy, cuốc đất, trồng trọt, lặn rong dưới suối, bứt bổi ngoài rừng, trộn phân xanh, lợp nhà, bắt heo trong mưa lũ, gánh phân..., tôi là người lọng cọng nhất. Tôi cứ tưởng là mộng mà té ra là thực.

Sau một thời gian dài làm bạn với núi rừng, được lệnh phóng thích, tôi phóng như phi, lao ra tỉnh lộ Bình Điền - Huế để đón xe về thành phố. Thật hồi hộp và sung suớng biết bao, khi về tới nhà. Gia đình tôi tạm trú tại một căn phòng nhỏ, tồi tàn bên cạnh trường Việt Hương, các con thơ dại của tôi vội chạy về nhà, mừng rỡ, ôm choàng lấy ba. Cả gia đình mừng mừng tủi tủi trong ngày đoàn tụ. Nhưng ngày vui qua mau khi phải đối diện với cảnh sống nheo nhóc, thiếu thốn của mẹ già và đàn con thơ dại. Lúc tôi còn ở trong trại cải tạo, hai đứa con trai của tôi mới 14 và 11 tuổi phải vừa đi học vừa bán càrem để có tiền đi thăm nuôi ba hàng tháng, bé gái 12 tuổi phải ngày đêm, chằm nón, chăm sóc mấy em. Vợ tôi thì làm việc ở hợp tác xã, ốm tong teo vì quá lao nhọc và suy dinh dưỡng.

Vững tâm, không nản chí, ban ngày tôi cật lực lao động: lấy cuốc chim mổ vào nền đất cằn cỗi của sân sau trường Việt Hương, biến đất sỏi đá thành những luống sắn, khoai, môn xanh tươi. Nhiều lần tôi kéo xe ba-gác ra đến tận làng Đốc Sơ, An Hòa để xin tre đem về làm giàn cho bầu, bí, mướp leo lên. Tôi đã không từ nan làm bất cứ một công việc gì để có thêm chút cơm, cháo cho một gia đình đông con.

Lòng tôi quặn thắt khi nghĩ đến tương lai mờ mịt của các con. Để giáo dục và trau dồi thêm kiến thức cho các con, tôi đã tổ chức dạy kèm cho từng nhóm, vừa kiếm thêm được ít tiền, vừa dạy dỗ được con cái. Tôi còn nhớ có lần tôi đã nấu một nồi cháo bột mì trộn với cọng môn được vằm nhỏ. Tan giờ học, các con tôi chạy về, chúng mừng rỡ, xơi một bụng no nê. Bữa ăn hôm ấy là bữa no và ngon nhất trong tháng! Các con tôi sáng mắt lên và nói: Ba nấu cháo bột mì ngon quá. Tôi cảm động và ứa trào nước mắt...

Sau 18 tháng bị quản chế tại địa phương, tôi được trả quyền công dân, và nghĩ ngay đến chuyện phải di chuyển gia đình vào Nam để sinh sống. Ở trong ấy, tương lai của các con tôi mới khá lên được. Có hộ khẩu ở miền Tây, gia đình tôi tạm trú ở thành phố Saigon, các con tôi được nhận vào học ở các trường gần nơi tạm trú. Ngày ngày tôi ì ạch đạp chiếc xe nội hóa đến các tư gia và các trung tâm để dạy Anh ngữ. Nhờ vậy cuộc sống gia đình có đỡ hơn một chút.


Sau 8 năm, dù đã cố gắng hết sức, vợ chồng tôi rất đau xót khi nhìn thấy đàn con thèm ăn, thiếu mặc. Gia đình túng quẫn, nợ nần chồng chất. Lại một lần nữa tôi phải có một quyết định sinh tử: vượt trùng dương để mưu cầu tương lai và hạnh phúc cho đàn con.

Âm thầm ra đi, vợ con không biết, tôi đã đến được đảo Pulau Bidong sau một tuần lễ trôi nổi trên đại dương. Sau một ngày một đêm vượt sóng, chiếc tàu chở 127 người chết máy. Giông tố, bão bùng nổi lên, chớp xé bầu trời xám xịt, sấm gầm vang, những đợt sóng dữ liên tục ồ ạt tấn công con tàu đang như chiếc lá bồng bềnh trôi giạt giữa lòng đại dương mênh mông. Lương thực và nước uống cạn dần, mọi người thì thầm cầu nguyện xin Ơn Trên và tổ tiên, ông bà phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Những cơn gió hú, những đợt sóng lớn tràn qua thành tàu, mặt biển đen sì như loài quỷ sa-tăng đang sẵn sàng nuốt chửng 127 sinh linh đang cơn đói khát, khiếp đảm, vô vọng... Tôi âm thầm cầu nguyện, bình tĩnh chờ chết, ăn năn sám hối những tội lỗi đã phạm trong 50 năm sống trên dương trần...

Trong suốt mấy ngày bồng bềnh trên biển cả, gặp nhiều tàu buôn, chúng tôi kêu cứu bằng cách treo cờ trắng, S.O.S., đốt lửa nhưng họ đều làm ngơ. Cuối cùng, cầu vồng xuất hiện, trời trong xanh trở lại, biển êm, gió lặng, mặt trời hoàng hôn sáng rực ở đằng xa. Đột nhiên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, trên đó có ba cha con người Mã-Lai, chạy lại gần tàu của chúng tôi. Tôi được thuyền trưởng chọn tiếp xúc với họ. Họ đồng ý cho tôi vào đảo Pulau Bidong; nơi đó đang có hàng ngàn người chờ đi định cư ở nước thứ ba. Tôi được ủy thác vào đất liền, yêu cầu văn phòng Cao ủy Tị Nạn can thiệp với các tàu buôn cứu vớt 126 người còn lại trên tàu.

Đứng lặng yên trên mũi tàu, tôi cầu nguyện trước khi nhảy xuống chiếc thuyền bé bỏng đang lắc lư theo sóng. Thật nguy hiểm; có thể lọt xuống biển, và cũng có thể đập đầu vào cái neo bằng sắt nhọn đặt trước mũi thuyền. Nhờ Ơn Trên và tổ tiên phù hộ, tôi đã nhảy rất chính xác vào phía trước của con thuyền. Hú ba hồn chín vía! Tôi vẫy tay chào tạm biệt mọi người trên tàu, lòng tràn ngập hy vọng...

Mấy cha con người Mã Lai mời tôi trái cây và một đĩa cơm trắng trộn với xà lách và thịt bò. Nhưng quá vui sướng, tôi chẳng thèm ăn uống gì hết. Đêm hôm ấy, từ 7 giờ tối đến sáng hôm sau, là đêm đẹp nhất trong đời tôi. Nhìn trời biển, trăng sao, lặng người để tận hưởng làn gió mát dịu dàng thấm vào từng thớ thịt của tôi, lòng tôi dâng lên một niềm hạnh phúc bất tận. Thả hồn theo những suy nghĩ miên man, hồi tưởng lại những éo le, vui buồn, vinh nhục trong quá khứ, liên tưởng đến mẹ già, vợ con, bạn bè và những người kém may mắn cùng dòng máu, màu da, nước tóc đang ở quê nhà, tôi thấy gần gũi và thương họ hơn bao giờ hết. Cuộn phim cả cuộc đời năm mươi năm của tôi tuần tự hiện ra trước mắt.

Nghĩ đến trong tương lai không xa, vợ tôi không còn xoay xở trăm bề để có miếng cơm, manh áo cho con cái, không còn thức trắng đêm vì nợ nần ngày càng chồng chất, các con của tôi không còn sống nheo nhóc, đói cơm, thiếu áo, lòng tôi cảm thấy hạnh phúc khôn tả. Tôi sẽ là tay lái có đủ khả năng và nghị lực để đưa con thuyền gia đình bé nhỏ của tôi đến bến bờ bình an.

Chuyến đi cầu cứu của tôi mang lại kết quả tốt cho những thuyền nhân chờ đợi df9ược cứu cấp. Chỉ sau một tuần ở trại Pulau Bidong, tôi hăng say tham gia các công tác cộng đồng, tình nguyện dạy Anh văn cho 3 lớp; mỗi lớp từ 50 đến 100 người. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các lớp riêng để có tiền gởi về cho vợ con ở quê nhà. Mỗi tháng kiếm được 300 đô để vừa trả nợ vượt trùng dương, vừa để cho vợ con cầm cự trong khi chờ đợi định cư ở nước thứ 3 là một ân sủng mà Trời đã ban cho tôi sau một năm ở trại tị nạn.

Giữa năm 1990, tôi được định cư ở San Jose, Mỹ quốc. Sau hai tháng, được biết đại học Stanford tuyển nhân viên làm ở phòng Văn Thư, tôi nạp đơn xin việc. Đi phỏng vấn, tôi được tuyển dụng, và được trả lương $9/hr. Mừng quá, công việc nhẹ nhàng, đồng nghiệp vui vẻ, lịch sự, tôi mong ước cả đời sẽ được làm việc ở đây. Mỗi tháng lãnh lương 2 lần. Điều tôi cảm thấy vui sướng nhất là mỗi lần đi gởi tiền về cho vợ con. Giấc mộng đã thành!!!

Thế rồi một dịp may khác lại đến bất ngờ, Garden City Casino and Club tuyển manager và supervisor, tôi nạp đơn xin việc. Đi interview, tôi được tuyển làm Floor Supervisor. Sau 2 tuần huấn luyện (training), tôi bắt đầu làm việc. Lương và tiền boa (tip) gấp bội công việc cũ, ai cũng nghĩ là tôi quá may mắn. Đi làm việc phải bận veston, thắt cà vạt, xe an ninh đưa đón vào chỗ làm, đủ mọi quyền lợi (benefits). Không sướng sao được. Nhưng nỗi niềm riêng ai có biết.

Trong suốt hơn 3 năm làm việc ở casino là thời gian căng thẳng và đau khổ nhất trong đời tôi. Công việc và môi trường hoàn toàn không thích hợp với khả năng và tâm tính của tôi. Mỗi lần đến sở làm là tôi thấy căng thẳng, ngột ngạt, khó chịu. Đúng là một cực hình. Vì cần có tiền đề gởi về Việt Nam, nên tôi đã tự ví mình như Kiều vào chốn lầu xanh. Không thích công việc, nên tôi làm việc rất dở; tệ nữa mới đúng. Lẽ ra họ đuổi tôi sau vài tuần làm việc, nhưng vì họ hiểu con người và hoàn cảnh của tôi, nên họ để cho tôi làm đến hơn 3 năm. Nhờ vậy, tôi đã thực hiện được những điều mà tôi mong ước khi cất bước lên đường, tìm sự sống trong cái chết là lo cho gia đình.

Việc gì sẽ đến, đã đến. Tôi “được” cho nghỉ việc vào một buổi sáng đẹp trời. Tôi vui mừng nhận quyết định và cám ơn họ. Đã từ lâu tôi không thích công việc, nhưng không có can đảm tự xin nghỉ việc, vì lương tháng và tiền tip quá lớn so với những việc làm khác. Nghe tin bị cho nghỉ việc, các bạn đồng nghiệp đến chia buồn. Họ rất ngạc nhiên thấy tôi bình thản, vui vẻ. Nghe tôi giải thích họ mới hiểu.

Đã mang nghiệp dĩ vào thân, tôi lại có dịp trở lại nghề dạy học. Được biết Bilingual Education Institute ở Houston, Texas tuyển ESL và Cultural Oriental Instructor (giảng viên dạy Anh Văn sinh ngữ 2 và hướng dẫn đời sống văn hóa cho người mới nhập cư trong vòng 5 năm), tôi nạp đơn xin việc. Đi phỏng vấn, nạp giáo án dạy Level 3, dự buổi dạy diễn tập với năm dự tuyển viên khác, tôi là người duy nhất được hội đồng giám khảo gồm có ba vị tuyển chọn làm giảng viên chính thức.

Giờ đầu vào lớp, quá sung suớng và cảm động, tôi đã không cầm được nước mắt. Không thể nói thêm sau lời chào hỏi các học viên, tôi đứng lặng yên, nước mắt chảy dài vì quá vui. Như cá gặp nước, tôi đã chu toàn trách nhiệm với lòng nhiệt thành, tận tụy và thích thú. Liên tiếp tôi được giấy khen và tăng lương đều đều. Gần mười lăm năm dạy học ở Mỹ là thời gian hạnh phúc nhất trong quãng đời ly hương của tôi.

Về hưu đã gần 6 năm, nay đã 74 “xuân xanh”, tôi chỉ mong ước là có được cuộc sống bình an, mạnh khỏe, và nếu có về cõi hư vô thì chỉ cầu xin một điều là “thăng” cho nhanh./.

Lê Đình Loan

Ý kiến bạn đọc
18/12/202113:08:59
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a> cialis dosage
19/11/202101:34:22
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
26/02/202119:35:04
Khách
https://genericviagragog.com sildenafil 20 mg
20/02/202114:14:56
Khách
chloroquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>chloroquine phosphate aralen</a> chlorowuine
19/02/202109:26:14
Khách
what type of antibiotic is zithromax <a href=https://zithromaxes.com/>where can i purchase zithromax</a> zithromax and uti
08/05/201402:49:20
Khách
Có phải thầy cũng là nguyên hiệu trưởng trường trung học Hương Thủy, Huế?
29/10/201307:00:00
Khách
chào chú Loan,
cháu là người Huế, đọc xong câu chuyện đời của chú cháu rất cảm phục tinh thần hy sinh vì gia đình của chú. một kết thúc đầy hạnh phúc và trọn vẹn như vậy là phần thưởng cho sự nỗ lực tuyệt vời của chú. Cháu chúc chú và gia đình bình an hạnh phúc.
15/10/201307:00:00
Khách
Bài viết rất súc tích, mạch lạc, không văn hoa bóng bẩy nhưng chạm vào trái tim người đọc. Xin cầu chúc cho tác giả có được một quãng đời còn lại thật ý nghĩa và bình an.
15/10/201307:00:00
Khách
Lẽ ra tác giả nên kể rõ vượt biên năm nào,bảo lãnh vợ con qua Mỹ năm nào, con cái bây giờ thành công no ấm ra sao...thì chuyện mới có đầu có đuôi, phải ghi hết trọn vẹn cái vui của mình và gia đình để độc giả cùng chia vui chứ.
19/10/201307:00:00
Khách
Đúng nhủ vậy ! ... xin tác giả cho biết Gia đình hiện tại ra sao . Kinh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,674
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.