Hôm nay,  

Nàng Dâu Mỹ

27/09/201300:00:00(Xem: 52871)
Người viết: Nguyễn Đặng Bắc Ninh
Bài số 4022-14-29421vb6092713


Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Đây là “chuyện thật trong gia đình về Mẹ Chồng Nàng Dâu trên đất Mỹ,” tác giả cho biết. Mong Bàsẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Bà Văn đang ở San Francisco. Bà xuống thăm con trai, con dâu và hai đứa cháu nội. Con dâu bà lại có bầu sắp sanh. Bà xuống xem có đỡ đần gia đình nó được chút nào không. Già rồi mà phải khăn gói sống xa nhà, bà thật không vui tí nào. Khí hậu Cali gần Tết có dịu đi một chút nhưng bà vẫn thấy khó thở quá. Thật là khác với vùng Tây Bắc nơi bà cư ngụ đã mấy chục năm qua. Cây cối lúc nào cũng xanh mướt, khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt mình. Đạt con trai út của bà cũng lớn lên ở đất Seattle, ra trường đi làm nhiều năm rồi được lên chức mới đổi xuống đây. Bà đã cố ngăn con: ''Trên này có đông anh chị em, tối lửa tắt đèn có nhau, hai cháu thì còn nhỏ. Mẹ già rồi, đâu có mỗi lúc đến thăm cháu được''. Vậy mà vợ chồng con cái chúng nó cũng cứ dọn đi. Chắc cũng tại con vợ Mỹ của nó, con Sara, muốn chồng được tăng lương nhiều, nó càng khỏi đi làm.

Nghĩ đến con dâu bà càng buồn. Bà đâu có muốn con lấy vợ ''ngoại quốc”. Thằng con út mặt mũi tính tình dễ thương, công việc lại tốt, lấy ai chẳng được mà nó lại ưng con nhỏ Sara này.

Các em bà thì đã mấy người có dâu có rể Mỹ, đều khuyên ''Chị ơi mình ở xứ này, tụi trẻ chúng nó gặp nhau, thương nhau thì mình nên vì hạnh phúc của chúng nó mà dễ dàng đi cho chúng nhờ. Khó khăn lắm chỉ thiệt mình.Vả lại con nhỏ Sara này nó có học, đẹp người, nó cũng không quá cao lớn, rất xứng với cháu Đạt. Nó lại khéo chiều chồng, chị chẳng nên buồn phiền''.

Bà Văn cũng biết những điều này, nhưng bà còn có nỗi khổ tâm khác mà các em của bà đâu có hiểu. Nhiều bạn già trên chùa, phần lớn có dâu rể người Việt và họ không nhìn sự việc dễ dàng như thế. Bữa nọ trong lúc nói chuyện vãn, bà cụ Thọ đã mát mẻ “Bác Văn thì lo gì các cô các cậu lấy vợ lấy chồng ngoại quốc, bác đã là cô giáo, tiếng Pháp tiếng Anh gì bác nói với dâu với rể mà chả được.” Bà Văn lặng người, không trả lời. Bà hiểu ý cụ Thọ nói bóng gió bà Văn đã có một con rể người Pháp, nay lại sắp có dâu Mỹ.

Cô con gái lớn của bà nhiều năm trước, đi du học bên Pháp. Tốt nghiệp xong trường Cao Đẳng Thương Mại HEC (Haute Étude Commercial), cô được ngay một việc làm tốt, ở lại và kết hôn với một giáo sư ngừơi Pháp, bạn học cũ của cô. Hồi đó ông Văn còn sống, ông rất giận. ''Cho nó ăn học tốn bao công của, bây giờ lại đi phục vụ cho thằng Tây''. Ông cấm cả nhà không ai được sang Pháp dự lễ cưới. Năn nỉ mãi ông mới cho phép một cô em gái đi sang dự đám cưới chị.

Lúc nào nghĩ tới con, bà cũng thấy xót xa trong dạ, thế mà nay bà cụ Thọ nỡ lòng mỉa mai đến chuyện dâu rể ngoại quốc của bà.

Dưới nhà lại có tiếng đổ vỡ, hai đứa bé lại cãi nhau chí choé. Bà thở dài. Sara bụng đã lớn vượt mặt, chắc chỉ vài tuần nữa là sanh. Đạt từ ngày làm chức vụ này, phải đi hết nơi này nơi kia kiểm tra, họp hành, vắng nhà thường xuyên. Con dâu gần tới ngày nằm ổ, bà Văn phải xuống ở với chúng nó xem có đỡ đần gì được chăng. Nhưng bà chỉ làm được những việc lặt vặt hoặc coi chừng hai đứa bé.

Con dâu của bà từ hồi có bầu đứa con đầu tiên là nghỉ nhà. Thế là bằng cấp bỏ xó, không đi làm kiếm ra một đồng xu, mà ôi thôi Tết nhất, Giáng Sinh, sinh nhật sinh nguyệt gì là quà bánh la liệt hoa cả mắt. Cô ta cũng chịu khó chăm con và trang hoàng nhà cửa, mùa nào thức nấy rất đẹp mắt. Nhưng dĩ nhiên tiền tiêu vào những việc này không phải ít. Người Mỹ họ quen với đời sống an bình, không loạn lạc, không biết tiết kiệm như người Việt mình. Bà Văn nghĩ một mình, lo lắng. Nhưng già rồi bà không muốn nói nhiều, mang tiếng ác.

Chỉ tội con trai bà đi làm ngày làm đêm mang lương về mà tiêu pha phí phạm thế thì chắc gì đã dành dụm được bao nhiêu. Bây giờ vợ gần đến ngày sanh mà vẫn phải bay hết tỉnh này đến tiểu bang nọ, không biết hôm nào mới được nghỉ đây.

Bà lại thở dài, nhớ đến ngày Đạt đem Sara về giới thiệu với gia đình. Bà cố tình tỏ ra lạnh nhạt để cô gái Mỹ biết là bà không chấp nhận, nó sẽ rời xa con bà. Vậy mà cái thằng Đạt bị bùa mê thuốc lú cứ mê con nhỏ này lăn lóc. Thấy con trai khổ tâm quá, chẳng đặng đừng, bà phải làm một lễ đơn giản ra mắt họ hàng, gọi là lễ đính hôn thôi. Tuy vậy bà vẫn hi vọng con gái Mỹ lòng dạ hay thay đổi, chắc gì...

Thế rồi có một bữa bà gọi cô em út, giọng sầu não. ''Này cô có biết không, thằng Đạt nhà tôi với con Sara chúng ra toà làm hôn thú rồi đấy. Chúng nó chỉ báo cho tôi biết khi đã ký xong giấy tờ chính thức. Sao mà tôi chán đời quá''.

*

Hai cháu nội của bà lần lượt ra đời. Sara khôn khéo, lần nào sanh cũng xin mẹ “đặt tên cho cháu.” Bà đặt tên cho đứa đầu là Quỳnh, đứa sau là Giao. Ra ý một nhà như thể cây quỳnh cành giao. Con trai và con dâu ra vẻ vui mừng, nhưng những lúc không có mặt bà, chúng nó vẫn gọi hai đứa bé là Nikki và Susie. Xu với chả Ních. Chẳng ra nghĩa lý gì. Mấy đứa này không có văn hóa.

Sara không nói được tiếng Việt, nhưng trong nhà ai nói chuyện tiếng Việt với nhau cô ta cũng hiểu. Cô gọi bà bằng Mẹ nhưng đối thoại vẫn chỉ bằng tiếng Anh. Bà bực bội nghĩ thầm thông minh mà không học được tiếng Việt. Thế thì thông minh nỗi gì.

Trông Sara nặng nề gần đến ngày sanh, bà Văn cũng thấy tội nghiệp. Sao lần này bụng nó lớn quá. Đứng ngồi cũng khó khăn. Suốt ngày chạy theo hai đứa con nhỏ, lại chở chúng đi học, trông Sara gầy sọp hẳn đi. Mẹ của Sara còn trẻ, lại đang đi làm nên khó lòng đến ở giúp con gái được. Bà xuống giúp nhưng cũng đâu làm được gì nhiều.

Mấy tháng trước lên Seattle thăm gia đình, Sara ôm hôn mẹ chồng:

- Con xin lỗi mẹ. Con biết mẹ muốn cháu nội trai, nhưng lần này lại con gái, mẹ ạ. Chúng con xin lỗi mẹ.

Đạt chỉ đứng cười cười, chẳng nói gì.

*

Sara từ nhà dưới bước lên.

- Người làm vườn chắc sắp tới đó mẹ. Ông ta người Việt, mẹ nói chuyện dùm con. Lúc con gọi, họ có vẻ không nói được tiếng Anh nhiều.

Bà ừ. Con bà cần mướn người dọn vườn. Cái vườn sau nở hậu, rộng quá mà không có ai để mắt tới từ hồi cuối mùa hè. Tết nhất tới nơi, cây khô cành héo rơi rụng khắp nơi, không thể không làm. Tìm mấy chỗ quảng cáo, bà bảo con dâu nên gọi ''Mr. Huề'' ở số điện thọai này. Người Việt hẳn chịu khó mà chắc giá nới hơn. Con dâu cũng chiều ý bà. Sara gọi, hẹn với họ 4 giờ chiều nay sẽ đến xem vườn và ra giá.

Có tiếng xe đỗ ngoài cửa. Mr. Huề có chiếc xe truck giống như những chuyên viên cắt cỏ làm vườn khác. Đằng sau xe có mấy cái thùng đựng lá cây, mấy cái cào cỏ dựng thẳng lên trời như những dấu hiệu đặc thù quảng cáo cho cái thương vụ của ông ta.

Ông xuống xe:

- Chào bác, té ra đây là nhà người Việt, cháu nghe gọi lại tưởng nhà Mỹ.

Ông ta tò mò nhìn Sara và mấy hai đứa bé đang chơi ở sân sau. ''Cô ấy là con bác à?''.

Bà Văn cau mày:

- Không, cô ấy là con dâu tôi.

- Ủa, anh chồng đâu. Sao không làm vườn? Đi làm xa hả?

- Phải.

Bà Văn nghĩ. Hỏi gì vớ vẩn. Người ta bận mới có việc làm cho nhà ông chớ.

“Mr. Huề” lại khen:

- Nhà lớn đẹp hỉ?

Chẳng đợi bà trả lời, ông ta bước thẳng vào phòng khách nhìn quanh. Ông dừng lại trước tấm hình gia đình Đạt, Sara và hai con tươi cười trên chiếc đàn dương cầm:

- Con trai bác đây hả. Bảnh trai thế mà sao lại đi lấy Mỹ. Con gái Việt thiếu gì mà lại đi lấy ''con Mỹ'' này?

Bực bội, bà Văn cắt ngang:

- Ông ra coi vườn đi rồi cho biết giá là bao nhiêu.

Ông Huề bước ra vườn, chề môi:

- Răng mà cây cỏ bừa bộn ngổn ngang thế nì? Hẳn là từ hồi có bão đây.

Hai con bé Quỳnh, Giao chạy đến ôm chân bà nội, chúng mở mắt to chào ông khách lạ '' Hi''.

Ông Huề nhìn hai đứa bé:

- Hai đứa nhỏ ni có nói được tiếng Việt không vậy bác?

Bà gượng gạo

- Cũng chút ít thôi.

- Rứa là hỏng rồi! Mất gốc, mất gốc hết!

Bà Văn thấy váng vất một bên đầu.

- Thôi ông cứ coi vườn đi, tôi phải vào nhà. Tôi hơi mệt. Bao nhiêu tiền công thì ông nói với cô chủ nhà này. (Bà nhấn mạnh mấy chữ cô chủ nhà này). Tôi chỉ là khách đến thăm con cháu thôi.

*

Trời cuối năm mau tối. Sara đã cho lũ trẻ tắm rửa xong. Trông con dâu bụng to, mồ hôi mướt mải bà cũng thấy tội nghiệp. Sara nhăn mặt xuýt xoa, tay quài ra sau vỗ vỗ lưng.

Bà hỏi;

- Con mỏi lưng hả. Ngồi xuống mẹ xoa lưng cho.

Sara ôm vai mẹ chồng:

- Con cám ơn mẹ đã xuống giúp chúng con và các cháu. Má con bận đi làm lại không ở gần, chúng con chỉ nhờ có mẹ thôi. Mẹ ăn món gì bữa chiều để con nấu.

- Thôi đừng để tâm đến mẹ. Cứ lo cho mấy đứa nhỏ đi.

- Con đã gọi sang em Nguyệt bên Fremont. Nguyệt nói gần nhà có tiệm thực phẩm Việt Nam. Mai con sẽ đưa mẹ sang bên đó.

Bà Văn gạt đi.

- Mẹ đã nói đừng lo cho mẹ mà. Mà ông Huề tính bao nhiêu tiền dọn vườn?

- Ông ta đòi $2500. Đắt quá. Mà tức cười, ông ta hỏi con là Mỹ hả, làm như nhìn con ông ta không biết là Mỹ. Rồi ông ta còn nói sao Mỹ mà ''short'' vậy, chẳng cao lớn hơn người Việt bao nhiêu. Không biết nói gì, con chỉ cười thôi.

Bà biết Sara tế nhị không chê trách ông Huề vì ông là người Việt Nam giống như những người trong gia đình chồng cô. Bà nói ''Chỉ có ông này mới kỳ cục vậy. Người Việt cũng có người này người khác, con ạ''.

*

Sara đang sửa soạn nấu nướng gì dưới bếp. Tiếng nồi xoong lịch kịch. Bà Văn đang nói chuyện điện thoại với cô em út gọi hỏi thăm, thông báo tình hình trên Seattle, việc chùa chiền, các vụ quan hôn tang tế. Sara thò đầu vào hỏi gì đó, chắc là mời bà xuống ăn cơm. Bà xua xua tay ra ý mấy mẹ con cứ ăn đi, đừng chờ. Cứ nghĩ đến các món ăn Mỹ bà đã thấy no rồi.

Già được bát canh, trẻ được manh áo mới. Bà lại nhớ đến mùi vị bát canh rau mồng tơi với mướp hương, chí ít ra cũng bát canh đậu phụ cà chua.

Xong cú điện thoại thì trời tối mịt. Lũ trẻ xem chừng đã ăn uống xong, đang ngồi coi TiVi.

Bà hỏi ''Mẹ đâu? Hai đứa chà răng chưa?''

Con Quỳnh nắm tay bà nội, thì thào “Mẹ đang ở trong phòng, mẹ đang khóc.”

Chắc lại đau lưng nữa rồi. Phải vào coi nó thế nào.

Bà nhớ ngày xưa những lúc gần tới ngày sanh, bụng bà lớn hơn người. Bà cũng không đi thẳng lưng được, đêm nằm phải ngủ nghiêng, gối chặn bụng, dằn lưng. Đi lại cũng khó khăn. Nhưng ở Việt Nam còn có người giúp việc. Ở đây chỉ có bà mẹ chồng già thôi.

Cửa phòng con dâu vẫn hé mở. Sara ngồi trên giường, quay lưng ra ngoài, trước mặt ngổn ngang mấy cuốn sách. Đã đau mà còn lôi ra lắm thứ thế kia. Bà lên tiếng:

- Đau lưng nữa hả? Để mẹ xoa cho.

Sara quay lại, khuôn mặt xinh đẹp đầm đìa nước mắt. Trước mặt cô là mấy cuốn sách dạy nấu ăn Việt Nam. Thì ra con dâu tưởng bà hờn dỗi, xua tay không muốn ăn cơm với cô, nên Sara cố tìm trong sách món ăn vừa ý mẹ chồng.

Cô thổn thức:

- Con biết mẹ thèm món ăn Việt Nam, mà con không biết nấu sao cho vừa ý mẹ.

Bà Văn thấy mình ôm lấy con dâu, dơm dớm nước mắt.

Nguyễn Đặng Bắc Ninh

Ý kiến bạn đọc
02/10/201307:00:00
Khách
Y nghia qua'.
27/09/201307:00:00
Khách
Bài viết hay lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,196,270
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến