Hôm nay,  

Thư Cho Dallas

26/09/201300:00:00(Xem: 69819)
Người viết: Song Lam
Bài số 402`-14-29421vb4092613


Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O. 38 năm sau Tháng Tư 1975. Sau đây là bài mới của tác giác. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

1. Gởi Nhà báo Phan

Tôi sẽ có ngàn lời xin lỗi ông khi có thư này. Bảo là kính gởi thì ông chưa già, bảo là thân gởi thì ta chửa quen nhau dù tôi đọc văn ông đã nhiều trên online Việt Báo.

Dù sao, nhà văn, nhà báo có thừa sự bao dung. Điều này làm tôi có chút mạnh dạn. Bài "Ngày vui qua mau" của ông đăng trên Việt Báo ngày 20/8/13 nhưng ông đã viết ngay khi vừa đi "trẩy hội" về nhà, ngày 12/8, nghĩa là khi cơn say hãy còn! Dĩ nhiên, ông không say rượu mà là say tình bằng hữu không gặp lâu ngày, và còn say những người bạn viết có thể chưa quen, lần đầu gặp gỡ. Vì vậy, ông không bao dung là gì?

Khi về lại Dallas, vẫn còn trong ông "cảm xúc dạt dào", và thưa ông, tôi cũng dạt dào xúc cảm. Nơi ông lưu trú dừng chân: Dallas, tôi chưa đến, dù chỉ một lần, dù đã ghé ngang Houston hè 2009. Một tuần với công việc riêng tư không đủ để thăm hỏi thưởng ngoạn, thì đào đâu ra thời gian dừng lại bên tâm tình của đồng hương Texas? Có điều tôi nhận ra cây lá nơi này thiếu sự xanh mướt như ở Pennsylvania, nơi tôi đang ở, nhưng nổi tiếng nhiều về con người, và kỳ quan. Dallas của ông gợi tôi nhớ một biến cố đúng 50 năm về trước: 1963, Tổng Thống J.F. Kenedy bị bắn ở nơi này, sau ít lâu anh em họ Ngô bị sát hại ở Sàigòn. Lúc đó, tôi còn trong tuổi thơ ngây nhưng cũng vô cùng bàng hoàng, xúc động, thương tiếc.

Qua ảnh online, tôi thấy ông chưa già, nhưng, xin lỗi ông, ông không còn trẻ nữa. Có điều dáng dấp cũng còn… đẹp trai như "ông xã" nhà tôi hồi "nẳm". Dallas Fort Worth có thật nhiều nhân tài, phải không ông Phan?

Ông đi một mình từ Los xuống quận Chanh vì AA "bỏ con giữa chợ" mà tôi cứ tưởng có tôi theo cùng trên shutter bus đó với ông. Điều này ông giúp tôi "thanh minh thanh nga" với bà xã nhe, vì tôi tưởng tượng thôi mà, mà nếu có thực, tôi là bà già nhà quê nhếch nhác, lại càng không phải "con gấu mẹ vĩ đại" của Cali đâu!

Đọc bài "Niềm vui qua mau" này của ông, tôi phải mất hơn hai tiếng đồng hồ. Ông hỏi tôi sao lâu vậy hả? Vì ông kể chuyện thật hay, thật có duyên. Tôi ngưng để cười, và ngưng để thở. Tôi cười quá chừng về chuyện hai ông bà Mỹ già không phải là vợ chồng mà ông lại vẽ chân mày cho bà trên xe bus. (Chồng thiệt mấy ổng không làm vậy đâu!) Ông nói về cái lụi đụi của bà già: không có kính lão thì không thấy đường "nhưng mặc kính vào thì làm sao vẽ?" Chữ "mặc" làm tôi vui quá giống y đám trẻ ở Mỹ này nói "mặc giày" hay "rửa hair"!

Ông nói ông có cái tật đi lạc hả? Không chỉ mình ông. Ai cũng có một đôi lần. Tôi có nhiều lần. Tôi còn tệ hơn ông cả trăm lần vì tôi đi lạc cả đời và kiếm lối về không phải là chuyện dể!

Ông nhắc đến những cao thủ võ lâm bằng hữu, những hình ảnh vui tươi loanh quanh Little Saigon làm tôi quá đổi mừng vui. Còn gì vui bằng được hội ngộ với những người bạn thân, yêu mình và hiểu mình? Ông nhắc tới bửa bún riêu "căn nhà lộng lẫy mùi mắm tôm" làm tôi chảy nước miếng! Tôi thích lắm lắm món bún riêu cua đồng. Và trạng từ "lộng lẫy" ông dùng cũng rất lạ, rất ngộ.

À, quên nữa, ông Phan. Ông có nhắc tới hình ảnh ông già vẽ mày cho bà già giống như Vô Kỵ vẽ mày cho Quận Chúa Nhà Nguyên Triệu Minh. Ngày xưa trong "Cô Gái Đồ Long", có thể ty-phô in nhầm họ của Vô Kỵ chăng? Vô Kỵ họ Trương, không phải họ Chung: Trương Vô Kỵ. Ông biết sao mà tôi cải chính không? Vì họ Trương là họ của Mẹ tôi. Hồi trước, "Cô Gái Đồ Long" được chiếu hà rầm ở Sàigon, ở rạp, rồi vô video, mẹ tôi coi hoài, coi hoài hằng đêm không chán. Bà cứ nhắc tụi tôi "Mở thằng Kỵ cho tao coi, tao thương thằng Kỵ quá đi, phải chi tao có thằng con như nó…" Mấy ông con trai của bà (anh và em trai tôi) mặt mày cứ dài ra vì… ganh tị. Họ Chung làm tôi nhớ đến Chung Tử Kỳ và Chung Vô Diệm: Chung Tử Kỳ với tình bạn tuyệt hảo và Chung Vô Diệm "người đàn bà có cái nhan sắc của người đàn ông không đẹp trai" như Chí Phèo! Đằng nào cũng tuyệt, cũng deluxe!

Tôi rời trang viết của ông sau khi đọc "không biết bao nhiêu đọc giả, bạn viết đã tặng tôi giải thưởng cao quý nhất cho người cầm viết là: "Em đó hả. Trời ơi! Hôm nay mới gặp…" Vì tôi cũng xúc động như ông, tôi ngưng để thở, tim đập loạn xạ, như đang bị stroke! Sao mà thân tình, ấm áp, dễ thương đến thế? Văn chương Việt, ngôn nhữ Việt, có tác động lớn về tình người đến thế sao? Và tôi lại mơ màng (Ai cấm tôi được?) Tôi nghĩ biết đâu có ngày nào đó, tôi gặp ông ở Quận Chanh, tôi sẽ run run vì xúc động mà cầm tay ông và nói câu đó: Em đó hả? Trời ơi! Bây giờ mới gặp. Tôi nói "run run" là thật sự đúng vì lúc đó tôi già lắm rồi… Bây giờ cũng già, nhưng chưa có chữ "lắm" đằng sau. Đó là sự suy nghĩ hết sức rộng lượng của ông, của nhà văn Phan.

Cũng xin thưa thiệt cùng ông là thuở còn đi học, cách đây gần phân nửa thế kỷ, tôi là học trò của nhiều nhà văn tên tuổi: Nhật Tiến dạy Lý, Nguyễn Xuân Hoàng dạy Đạo Đức, Nguyên Sa Trần Bích Lan dạy Triết Đông, Nguyễn Sỹ Tế dạy Tâm lý học. Còn nữa, tôi còn là học trò cưng của Giáo Sư Lê Hữu Mục, Giáo Sư Phạm Cao Dương ở Đại Học Sư Phạm Sàigon. Tôi "được" nhiều như vậy mà lại "mất" hết…


2.
Đến lúc dự hội tại nhà hàng Moonlight mà ông dịch là "Trăng Suông" trong ngoặc đơn lại một lần tôi rời trang viết của ông để… thở. Tôi quá "ngộp" về chữ "suông" ông dùng. Tôi muốn la lớn "Em đó hả? Trời ơi! Hôm nay mới gặp!" Em đây là chữ "suông"! Moonlight rõ ràng là ánh trăng, hay văn vẻ lắm thì viết là "sáng trăng".

Có em như có đêm xuân
Sáng trăng thuyền cũng ngại ngần không trôi
Hoặc là cổ điển hơn:
Sáng trăng chiếu trãi hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.


Người xưa phí phạm quá, ông Phan ạ, chỉ một cái chiếu được rồi, vừa quay tơ vừa đọc sách, dư dả chán, vậy mới tình tứ chứ! Hai chiếc chiếu? Chi nhiều vậy? Sự chia cách thừa thải, không cần thiết, phải hôn nè?

Chữ "suông" của ông, theo tôi nghĩ, có nghĩa là "mình ên", only, độc chiêu chỉ có mình em, only you! Đúng sai tôi không biết, nhưng chữ "suông" mang theo ý lạnh lẽo quá, đơn độc quá vì trăng bao giờ "có đôi" đâu. Tiện đây, xin phép ông cho tôi nói chuyện trăng. Những năm đầu đến Mỹ, vùng tôi ở, kiếm sách báo khó lắm. Tình cờ tôi đọc được chuyện kể của một ông H.O. vừa mới qua Mỹ vài ngày, gặp mùa Trăng, ông nói: Ủa trăng ở Cali này sao giống trăng ở Việt Nam quá vậy? Câu nói này làm cho mọi người vừa tức cười, vừa xót xa, cũng như ngày vui tay bắt mặt mừng mà ngậm ngùi rưng rưng nước mắt.

Ông kể chuyện "trảy hội" ở Cali ngày 11/8 vừa qua làm tôi nhớ chuyện Tấm Cám ngày xưa. Chuyện cổ tích bao giờ cũng có hoàng tử đẹp trai, có bà tiên thương người bần hàn, khốn khó… và bao giờ chuyện cổ tích cũng có hậu. Cô Tấm muốn đi dự hội thử giày. Bà mẹ ghẻ dĩ nhiên không cho, mới ra điều kiện: Lựa cho xong thúng đậu với mè trộn chung rồi mới được đi! Trời ơi, bao giờ mới xong đây? Cô Tấm may mắn hơn tôi cả tỉ lần vì có bà tiên sai lũ chim sẻ lựa giúp. Và cô đi, dù đến muộn! Và giày tiên vừa khít chân cô! Cô lấy được hoàng tử. Khán giả, độc giả hả hê ra về… Ở miền Đông Bắc này lạnh thấu xương, mấy bà tiên trốn biệt ở đâu rồi, có chim sẻ nào xuống giúp tôi đâu? Thúng đậu trộn chung với mè trong cuộc đời, tôi lựa bao giờ mới xong mà đi dự hội? Đâu có "đôi giày" nào dành sẵn cho tôi đâu?

Cám ơn ông về sự bao dung thấp thoáng ẩn hiện trên trang viết. Ông nói cuộc thi "Viết về nước Mỹ" không phải là "thi viết" mà là "họp viết". Chỉ có nhà văn mới có sự khoan dung như thế. Cuộc thi phải có thắng bại, có người được giải, người không. Ở đây, giữa người đọc như tôi và người viết là ông, chúng ta đều là người chiến thắng, thắng vì chúng ta giống nhau, cùng yêu thương và mong muốn giữ gìn tiếng Việt, chúng ta "thấy mình trong mỗi người".

Tôi tự hỏi nãy giờ, tôi đang làm gì đây. Rõ ràng là tôi đang viết mà tôi cứ tưởng đang trò chuyện cùng ông, một nhà văn chưa quen, dù đã biết tên, biết mặt (dù trên máy tính). Như vậy là hân hạnh lắm rồi. Độc thoại hay đối thoại cũng chỉ là bấy nhiêu tâm tình đó thôi!

Ông viết: Ở Hải ngoại không có ai cầm viết cả. Mọi người đều gõ trên keyboard". Thưa ông, có tôi. Tôi cầm viết một mình và chữ "cầm viết" của ông làm tôi đủ vui, người miền Bắc sẽ nói "cầm bút". Tôi không biết gõ keyboard, cha con tụi nó "chế giễu" tôi không biết gì về Tếch-nô-lo-gi, nói là tôi chỉ biết "Trên trời có đám mây xanh". Tôi dùng computer chỉ để coi email, coi hình, đọc báo. Hết. Còn muốn gởi bài cho Việt Báo, như bài này, thì "viết tay cho tui"! Cho nên tôi không dám viết dài, sợ mấy cô thợ gõ ở văn phòng Việt Báo chửi thầm: "Bà già này đã viết dỡ lại viết dài làm mình gõ mệt thấy bà!"

Bài viết của ông, tôi đọc đoạn nào cũng thấy ông lãng đãng hơi men, dĩ nhiên ông không say rượu, rượu không đủ say, mà ông say bạn, say tình người với "Gia đình Việt Báo." Ông đi lạc, Thụy Nhã chở ông đi cũng lạc luôn. Vậy là ông có đồng minh. Ông tìm thấy đồng minh nên ông ngửa mặt lên hỏi ông mặt trời Bolsa "có cách nào giúp cô bé này làm con dâu của tôi không?" Ông hỏi chi xa xôi vậy? ổng còn phải đi "trẩy hội Việt Báo", sao không hỏi người ở cạnh bên ông, đúng người đúng việc là cô Thụy Nhã đó, có phải dể dàng hơn không?

3.
Tôi đã xin lỗi ông 999 lần rồi. Còn một lần nữa là đủ. Mở đầu bài viết, ông nói đến viên hột xoàn bằng nửa hột đậu xanh. Tôi không quan tâm đến hột xoàn vì không thích và không có. Tôi quan tâm đến vài hình ảnh đẹp ông vẽ. Ông muốn "thấy một thanh niên cầm tay dắt bà cụ không quen qua đường"

Văn chương từ trước đến giờ hay ca tụng "Nước mắt mùa thu, nụ cười con trẻ" chưa ai nói đến "tiếng khóc bà già hay… nước mắt bà già"… cho nên tôi không khóc; mà tôi mơ. "Em ước mơ mơ gì tuổi 12 tuổi 13…" của Phạm Duy xa xôi lắm rồi. Tôi mơ một chuyện có thể và không thể…

Có khi nào, ở Cali, ở quận Chanh, (lúc đó trở thành quận Cam… sành), có một bà già lóng ngóng không biết làm sao để qua đường, trong khi xe cộ dày đặc, đèn đỏ, đèn xanh phựt qua phựt lại chóng mặt. Đèn xanh xe chạy họ để rất lâu, đèn đỏ xe ngừng cho người đi bộ thì lẹ quá. Chân già chậm chạp, đi lâu, qua đường không được. Hai ba lượt đèn đỏ rồi mà cứ thụt ló, thụt ló hoài. Tình cảnh bà già đơn độc, tội nghiệp. Bà già đó là tôi. Và ông, nếu ông còn đứng đó, ông có sẵn lòng "cầm tay, dắt bà cụ không quen" này qua đường không?

Thăm gia đình ông

Thân ái cùng các cháu,

Song Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến