Hôm nay,  

Chọn Nơi Sanh

16/09/201300:00:00(Xem: 74969)
Tác giả: Y Châu
Bài số 4012-14-29412vb2091713


Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Folrida, đã góp hai bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Cả ba bài đều là những bài viết rất ngắn có nội dung cô đọng. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Sự lựa chọn là điều tất yếu trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người; từ việc nhỏ như mua sắm, tới chuyện lớn hơn như chọn bạn chọn vợ chọn chồng. Nhưng không ai chọn lựa được cha mẹ hay nơi ta chào đời!

"Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa phải quét lá đa".


Câu chuyện"mẹ quạ nuôi con tu hú", khi tu hú con được mẹ quạ nuôi từ trong trứng, đủ lông đủ cánh, theo bản năng, bay đi tìm đàn. Người đời chê trách! Lỗi của tu hú cha mẹ hay lỗi của tu hú con?

Đạo lý hơn là chuyện thiên nga, khi chim mẹ mớm mồi cho chim con, có dung dịch màu đỏ từ miệng chim mẹ. Người ta ca tụng mối tình mẫu tử của loài thiên nga, hy sinh cả máu thịt của để nuôi con, thật cao đẹp biết bao. Phải chăng cao xanh đưa ra những điển hình từ loài vật để dạy chúng ta!

Gần đây một cặp đồng tính nam, ở một tiểu bang của Mỹ, bị đưa ra tòa vì không làm tròn bổn phận chăm sóc đứa con nuôi. Quan tòa ra phán quyết là họ phải có trách nhiệm nuôi nấng đứa bé đến lúc trưởng thành. Xã hội công nhận, mạng sống của con người rất quí trẻ em càng quí hơn là tài sản của mỗi quốc gia, những người trẻ, những người đang ở tuổi đi làm làm ra tổng sản lượng quốc gia; để đất nước phát triển và nuôi những người về hưu, người già.


Theo ước tính được cập nhật thì chi phí để nuôi một đứa bé từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành là 200.000,00 Mỹ kim, không kể thời gian và công lao dạy dỗ; có lẽ vì vậy mà nhất là xã hội Âu Mỹ tỷ lệ sinh sản rất thấp, họ nuôi chó, mèo để hủ hỉ, thay thế trẻ con.

Câu chuyện của Miss Andreas, một người thân quen, đường hoạn lộ của cô rất thành công, nhưng đường tình duyên nhiều trắc trở. Sau khi ly dị, cô nuôi cả một đàn chó, chúng luôn quấn quít và bảo vệ cô,...

Sau một thời gian vắng bóng, tôi gặp lại, khi cô đang đẩy một chiếc xe đôi. Trên xe là hai bé xê xích tuổi nhau, gốc Africa, mà xin làm con nuôi nhân khi viếng thăm. Những đứa trẻ bất hạnh nằm trong danh sách thật dài ở viện mồ côi, từ các nơi: lục đia đen, Á châu, Đông Âu, Nga, Nam Mỹ,... Các em đâu chọn được nơi sanh ra mình, chỉ chờ đợi những cha mẹ nuôi, những trái tim mở rộng khi chọn lựa, không lằn ranh màu da, chủng tộc.

Nếu có cơ duyên, một sự cố gắng bền bĩ của các em, thì những đứa trẻ không chọn được nơi sanh, bị dứt bỏ, khi lớn lên sẽ làm nuôi lớp về hưu, lớp già, trong đó có đấng sanh thành của các em.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,195,426
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.