Hôm nay,  

China Town và Downtown L.A.

07/09/201300:00:00(Xem: 138715)
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * * * *

Một trưa đầu tháng 9, tôi lái xe lên El Monte thăm con trai, mang cho ít thức ăn, thấy còn sớm chưa tới giờ đi làm về, bèn lái luôn lên China town ở downtown L.A mua ít đồ.

Đậu xe ở khúc đường "dead end" quen thuộc gần Central, thấy bảng "NO parking" chữ đỏ ai mới gắn ở cuối đường, hơi giựt mình, nhưng thấy còn một chỗ trống bên vỉa hè phải, có mấy người Mỹ đen đứng nói chuyện, bèn lách vô đó đậu. Vài tiếng sau, khi trở lại thì xe đã biến mất. Tái mặt. Nhìn quanh quất. Nhìn gốc cây bên cạnh coi có ai để lại notice gì không, chả thấy gì. Hơi hoảng. Chẳng lẽ xe bị ăn trộm. Downtown Los Angeles nổi tiếng là khu dân nghèo, thất nghiệp, trộm cắp như rươi, xì ke ma túy, đông Mỹ đen homeless, không có an ninh.

Ba chục năm nay ở Mỹ, sống nhiều thành phố khác nhau, tôi chưa hề bị mất xe, hay chắc họ "tow" xe vì đậu ngay khu vực "no parking". Nhà tôi ở tít dưới Riverside, mất xe như què chân, lấy gì mà về nhà đây. Thấy một anh Mỹ đen lảng vảng bên kia đường, bước qua kể chuyện mất trộm xe. Hắn ngạc nhiên, lắc đầu, "No way, khu vực này chưa bao giờ xảy ra vụ ăn cắp xe, chắc là xe anh bị "towed" vì đậu sát khu "NO parking". Hắn ngẫm nghĩ vài giây, sực nhớ ra chuyện gì, "à" ra một tiếng, nói lúc nãy quả có một xe tow tới đây câu xe lái đi thật, chắc là xe tôi. Tôi bán tín bán nghi:

- Anh đóan thôi... hay thấy thật? Thế xe bị towed màu gì?
- Tôi không nhớ rõ, nhưng chắc chắn tôi thấy xe tow tới đây cách đây một tiếng...
- Nó không để lại giấy báo, làm sao biết nó giữ xe ở đâu đây?
- Gọi 411, cho nói chuyện với L.A.P.D (cảnh sát L.A).
- Làm sao LAPD biết tụi TOW giữ xe mình ở đâu?
- Họ biết hết, cảnh sát gọi hãng tow ở đây tìm ra ngay, họ liên lạc nhau rất chặt chẽ.

Tôi móc cell phone ra gọi con tôi báo tin xe bị towed, nếu về tới nhà rồi thì chịu khó quay lại tới đón ba ở góc đường 8th và Central, để chở ba tới đồn cảnh sát hỏi tin tức, rồi gọi 411. Anh Mỹ đen đứng bên dỏng tai nghe, xen vô góp ý. Họ "connect" tôi với LAPD, nhưng operator cứ lập đi lập lại câu: "Hiện giờ tất cả operators đều bận, xin qúi vị vui lòng chờ" bằng tiếng Anh, rồi lại nói qua tiếng Mễ. Tôi sợ phone hết pin, gọi anh bạn thân làm việc ở Los, nhà ở Little Saigon, trên đường về làm ơn tạt qua đón tôi đi tìm đồn police. Anh nói, "rủi quá, tôi đã về tới đường Beach gần nhà rồi". Mấy phút sau, anh gọi lại, cho số phone LAPD để gọi, nhưng gọi không được, họ trả lời số này không còn dùng, bèn hỏi anh Mỹ đen:

-Anh biết đồn cảnh sát nào gần đây nhất không, mình đi tới đó hỏi.

-Đồn police gần đây nhất cách đây 5 blocks, đi bộ hơi xa. Tôi biết bọn "tow" xe khu downtown này, nó "impound" (nhốt giữ) xe anh ở đường Alameda chứ không đâu hết. Anh có ba đồng lẻ, cho tôi đi, tôi đã giúp anh đó...

Tôi đang lo lắng, mà cũng phải phì cười, thấy bọn Mỹ đen thật tức cười, mở miệng là xin tiền, nói chuyện vài ba câu đã kể ơn xin tiền, nhớ lại chuyện ông bạn "Người lấy bốn vợ" lúc trước ở nhà tôi kể, cứ sáng sáng hễ ra bustop ngồi chờ xe tới là thấy Mỹ đen xán lại, xin "quarter", quả đúng là nét đặc biệt của phong tục người da đen ở Mỹ.... bèn móc bóp tìm, may sao còn đuợc một đồng nhăn nheo, moi ra cho hắn, rồi đi bộ tới đường số 8th và Central chờ con tới.

Thằng con gọi cằn nhằn, nói giờ này thiên hạ đi làm về nên freeway 10 kẹt cứng, cứ phải nhích nhích từng bứơc, lâu lắm... Tôi thấy một ngừời Mễ ăn mặc lịch sự, đeo kính mát, ngồi xe đắt tiền gần đó, bèn lân la tới chào. Hắn thấy tôi ăn mặc tầm thường, tuởng tôi xin tiền, lắc đầu lia lịa. Tôi cười, đưa tờ giấy ghi số phone lên, chỉ tay vô miệng, hắn bèn vặn kiếng xuống.

- Xe tôi bị towed. Anh làm ơn chỉ tôi đồn police gần đây ở chỗ nào.

- Anh đi 2 blocks nữa, tới đuờng số 6 thì cua trái.

Tôi tranh thủ thời gian, vội vàng đi, sợ chờ con tới thì trễ mất, lỡ tụi tow xe nó đóngcửa, ngày mai mới lãnh ra thì phải tốn thêm tiền oan uổng. Tới góc Central và đừờng 6th rẽ trái, gặp ai mặt mũi lương thiện cũng hỏi:

- Sir, is the police station ahead?

Kẻ nói 3 blocks, kẻ nói 5 blocks, có chàng Mỹ đen ngồi ngóai cổ lại hỏi,"What for?" tôi bực mình, hối hả đi cho mau. Tưởng gần, ai dè dáo dác ngó qua ngó lại tới lui, qua hết 5 blocks rồi mà chả thấy đồn đâu, lại thấy suốt nửa cây số đường dài toàn là Mỹ đen, gầy gò khẳng khiu đi đứng thểu não, ăn mặc tồi tàn, kẻ xách bị, người đẩy xe shopping, kẻ lăn lóc nằm ngồi vỉa hè hai bên đường, ngứớc mắt nhìn mình như chực mở miệng xin tiền.

Từ ngày tới nước Mỹ, tôi chưa bao giờ tận mắt thấy một lựợng đông đảo da đen homeless tập trung vào một chỗ như vậy, dễ có đến hai trăm người. Y hệt một cái làng da đen nào đó ở Phi châu, chắc họ tụ tập sinh sống ở đây đã lâu rồi, nên trông thản nhiên lè phè ngồi nằm như chốn nhà riêng. Tại sao đồn cảnh sát gần đây mà police không dẹp, lại cứ để yên họ lang thang cản trở lưu thông như vầy. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, bắt nhốt thì phải nuôi họ, chỗ đâu mà chứa cho xuể ngần ấy người. Mà bắt họ vì tội gì, nghèo đâu phải là một lý do để bắt tội. Tôi thấy trên vỉa hè đường tôi đi, vô số "shopping carts" họ ăn cắp từ tiệm lớn ra, đựng quần áo cũ nát và nhiều thứ linh tinh để ngổn ngang trên vỉa hè, cạnh đó một người già nhỏ thó ngồi ủ rũ gục mặt xuống, áo quần là những mảnh vải đen cũ kỹ ghép lại, xa hơn là những người da đen trẻ hơn, uể oải nằm ngồi, mệt nhọc, buồn thảm. Hình như họ quen với cuộc sống lây lất nhàn hạ như vậy đã nhiều năm, có lẽ bản tánh lười biếng không muốn đi làm, hoặc thất học từ nhỏ, cha mẹ chết sớm, hay nghèo đói, nghiện rượu, tù tội, nên lớn lên không có nghề gì, không biết làm gì ra tiền, cứ lăn ra đường ngủ vật vạ, xin tiền lẻ mua thức ăn bậy bạ, hay moi thùng rác ở các tiệm ăn sống qua ngày...

Tôi ngắm đám ngừời lôi thôi lốc thốc ấy, thực sự hỏang sợ. Từ nhỏ tới lớn ở nhà cha mẹ ăn học đàng hoàng, lớn lên đi học xa, ở nhà trọ nấu cơm tháng đàng hòang, ngừơi Việt đâu ai chịu sống lang thang đầu đường xó chợ như vầy suốt đời, phải ráng tìm cái nghề gì mà nuôi thân, cố sức ngoi lên tạo nhà tạo cửa mà sống. Người Mễ cũng vậy, đa số tuy ít học, nhưng không ai lười biếng, ngồi không như vậy, họ nghèo nhưng không chịu ở không xin tiền, mà đứng lảng vảng ở Home Depot chờ có ai gọi đi làm, hay học một nghề lao động tay chơn đơn giản như cắt cỏ, sơn nhà, clean thảm, tráng xi măng.... Họ share tiền nhà ở chung, đôi khi che lều la liệt ngủ ở backyard, chứ không lăn lóc ngoài đường ngòai xá sống cảnh màn trời chiếu đất như vầy.

Đám ngừời này sống ở xã hội văn minh Hoa kỳ mà như ở đâu lạc lõng tới, không hội nhập đựợc như "the misfits", bị đá ra ngòai lề xã hội, không thích nghi được với cái xã hội văn minh trí thức, giàu có, đang xài I-pad, I- phone, Internet, lái xe láng, bóp còi pin pin, tất bật qua lại ngòai phố xá đông đảo kia... Có một ông béo tốt nằm ngủ trên bậc cửa một tiệm đã đóng cửa, môi dày, da nâu sạm, áo ngắn củn cỡn hở cái bụng to tròn láng như kẻ tham ăn làm biếng, há mồm ngáy o o, có chàng lại gầy ốm khẳng khiu, mặc quần rách đít, mặt đen sạm như ngừời ghiền thuốc, hai mắt không hồn nhìn thẳng, đi không thèm ngó tới ai. Gần đó, có bà sồn sồn nằm hai đùi mập ú, đít mặc xì líp, co chân lại ngủ mê mệt, tôi ngóai đầu nhìn mặt, thấy hai má và đôi môi loang lổ son đỏ rẻ tiền, chắc là gái ăn đêm kiếm tiền, nên giờ này ngủ bù. Mà đàn ông đàn bà ăn nằm lẫn lộn như vầy đêm ngày, sao không thấy con nít đẻ ra đâu cả, không thấy bà nào tay bồng tay bế ở đây, tòan là hạng người sồn sồn độc thân bốn năm mươi tuổi trở lên. Tôi vừa đi vừa láo liên mắt, coi chừng kẻ bất lương xông tới tấn công cướp giật thì bỏ chạy. Cũng may mình hôm nay ăn mặc xuềnh xòang, mang dép nhựa, đi tay không, nên không ai tò mò chú ý đi theo xin xỏ.

Bỗng bên kia hè, có một xe police thình lình thắng lại giữa đừờng, hai anh officers Mỹ trắng vạm vỡ mặc sắc phục đen, nhảy ra chộp 2 anh Mỹ đen gầy còm, đẩy lưng bắt quay mặt áp vào tường, không biết đã làm gì phạm pháp mà bị truy hỏi. Cảnh này được đám ngừơi da đen quanh đó thản nhiên nhìn với cặp mắt dửng dưng, không ai tới bênh vực đồng bạn. Hình như họ quá quen cảnh này vì nó xảy ra ở đây như cơm bữa.

Rồi tôi cũng tới đuợc đồn cảnh sát, bước vô, hỏi một officer Mỹ trắng, báo cáo mới bị tow xe ở góc đường số 7. Anh chàng nhấc phone hỏi ngay chỗ xe tow, cầm giấy đăng ký xe tôi chìa ra, đọc số và hiệu xe, vừa nói vừa gật gù. Tôi nghe đối thoại, biết ngay họ có kéo xe tôi về giam, trong lòng nhẹ hẳn mối lo âu. Viên cảnh sát lấy mảnh giấy nhỏ ghi số phone, tên hãng tow, cùng địa chỉ. Tôi hỏi, "How to get there from here?" Anh nói đi thẳng đừờng này, tới Alameda cua trái...

Thấy tôi ngơ ngác, anh lấy ra mảnh giấy khác, viết directions rồi bảo tôi:

- I am sorry. Anh phải tới đó mau, chỉ còn 20 phút nữa họ đóng cửa.

Tôi cảm ơn, hối hả đi trở lại tới đường Central, đụợc mấy phút thì nghe thằng con đang lái xe đen bóng loáng từ sau lưng trờ tới, gọi "Ba...ba!" Tôi mừng rỡ leo lên xe, đưa tờ giấy ghi phone và địa chỉ hãng tow cùng directions. Nó nhanh nhẩu rút phone gọi chỗ tow, yêu cầu gia hạn thêm 10 phút, vì đang trên đuờng gần tới rồi. Họ nói lẽ ra đúng 7 pm là đóng, nhưng sẽ nể tình cho gia hạn tới 7:30.

Quả nhiên, nhân viên ở office đòi coi ID, giấy đăng ký xe, nói tôi đậu chỗ "No parking" nên bị tow, phải trả 270$, lúi húi gõ trên computer, in ra cái bill bắt ký. Tôi đọc bill, thấy tiền công TOW hết 115$, giữ xe 36$ (1 ngày), city Los Angeles ăn parking fee 10% tiền giữ là $3.60, cọng thêm 115 $ tiền L.A city vehicle release gì đó nữa. Không có sẵn nhiều tiền mặt, tôi đưa thẻ debit ra, con tôi thấy vậy, móc bóp bỏ ra 3 tờ giấy trăm trả giùm tôi.

Nhận tiền xong, nó đòi chìa khóa xe, vô bãi đậu để "phóng thích" xe tôi ra đậu trứơc cửa ofice, rồi lạnh lùng bỏ đi. Thấy có mấy tờ gì kẹp trứớc kính xe, dưới cái gạt nứớc, tôi lôi ra đọc thì ra họ phạt thêm 68$ cái parking violation ticket, phải bỏ check vô bì thư gửi cho L.A city trong vòng 3 tuần nữa. Thật là bóc lột... L.A city ngân sách cạn tiền nên quay ra tìm cách phạt tiền của dân lái xe, phạt lái xe vuợt đèn đỏ, stop sign, camera chưa đủ, nay quay ra phạt parking violation, những khúc đuờng trứơc đây đậu free bây giờ đều gắn bảng "No parking" nho nhỏ la liệt, khiến dân hết chỗ đậu, phải tìm vô "public parking" bóp bụng trả tiền. Cảnh sát ở tỉnh nhỏ như Riverside hiền hơn, thông cảm hơn, đôi khi xí xóa cười, cho đi. Ở đây, thành phố lớn, áp dụng luật giao thông thẳng tay. Đúng là rừng nào cọp nấy. Luật của nhà nứớc, con kiến làm sao mà kiện củ khoai.

Lái xe về nhà trên freeway 10, trời tối, xe cộ nườm nượp ruợt nhau, đèn sáng loang lóang. Tôi bần thần nghĩ năm nay sao mà tai họa dồn dập, đại hao tài vì vấn đề di chuyển xe cộ, tại đại hạn 66-75 có Thiên Mã đi với Không kiếp, mà Lưu thiên mã lại nhập bọn với Song hao, thêm 4 sát tinh Kình, Linh, Hỏa, Kiếp sát, chiếu vô cả tiểu hạn lẫn lưu đại hạn, mới khiến ra nông nỗi này. Không biết vì tử vi hay tại tánh tôi vô ưu bất cẩn, tin vào số mạng. Mới hôm tháng 6, bị một xe truck bự từ xa lao tới tung móp 2 cánh cửa, thay sửa hết 1900$, nay lại bị phạt 340$ tiền đậu xe "sai chỗ quy định". Từ đây tới cuối năm biết còn tai nạn nào nữa không, hay "của" lại tiếp tục đi thay "ngừời"...

Rồi tôi sực nhớ tới làng Mỹ đen homeless cả 200 người lê la nằm ngồi la liệt ở đường số 6 downtown L.A. tình cờ chứng kiến mà chạnh lòng thương xót. Tiền phạt parking này, phải chi L.A city gom lại, kiếm đất, xây vài cái trại lớn rẻ tiền cho họ có chỗ trú mưa, che nắng, khỏi ốm đau lêu bêu thân tàn ma dại ngòai đường ngòai xá, làm hổ mặt chánh quyền địa phương, xấu vẻ mỹ quan thành phố, lại còn khơi lòng trắc ẩn của du khách phương xa tới thăm, để lại một ấn tuợng xấu tháng năm khó lòng gột rửa phai nhòa.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
09/09/201320:06:58
Khách
" Không biết vì tử vi hay tại tánh tôi vô ưu bất cẩn, tin vào số mạng". Bác Chương ui, tại số mệnh đó.Tui cũng bị mấy lần dzùi . Chạy Trời không khỏi số .
08/09/201316:31:39
Khách
cho nên bác phải cám ơn bác là người vn không xin tiền ai.
Đám đen đó đạo gì hén.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến