Hôm nay,  

Giây Phút Bên Người

04/09/201300:00:00(Xem: 77738)
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân Sacramento, Cali, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011 và đã nhận Giải Đặc Biệt 2013 với bài viết “Chung Một Mảnh Vườn.”. Bài viết mới của ông là chuyện về Little Sàigòn họp mặt.

* * * * *

giang_th_tuong_nha_ca_resized
Tác giả và Nhã Ca tại buổi họp mặt.
Vừa qua, chúng tôi có một chuyến đi rất thú vị về một buổi hội ngộ văn nghệ tràn đầy vui tươi và hào hứng. Tôi ít khi chịu đi đâu chơi xa lẻ loi một mình mà thường cố rủ nhiều người đi chung cho vui.

Lần này cũng vậy, nhưng "chúng tôi" đây không đông lắm như mong muốn mà tôi chỉ thuyết phục được thêm một người bạn đồng hành nữa mà tôi rất hài lòng, sẽ là người cùng chia sẽ mọi vui buồn trong hành trình và sẽ là “ Nguời đi qua đời tôi”, còn buổi hội ngộ văn nghệ nói trên rất quan trọng mà tôi mong ước từ lâu nên phải nói ngay là buổi Họp Mặt Phát Giải Việt Báo năm thứ 13, ngày 11 tháng 8 năm 2013.

Bước lên xe đò Hoàng... À! Tôi xin mở dấu ngoặc nhỏ ở đây là chúng tôi đã thảo luận với nhau về các phương tiện để đi từ Sacramento, thành phố chúng tôi ở tại Bắc Cali đến Nam Cali, vùng Wesminster, thành phố của Việt Báo, nơi có lễ phát giải. Nào là tự lái xe mình, hoặc có giang xe bạn hay thuê xe..., nhưng cuối cùng giải pháp xe đò Hoàng được chấp nhận vì nó tự do, độc lập và... thảnh thơi nhất. Bước lên xe đò Hoàng, chúng tôi gặp ngay vài người quen, trong đó bạn văn nghệ cũng đi Wesminster nhưng với mục đích tham dự các hội hè, đình đám khác. Gặp được một người bạn văn nghệ, nói chuyện tào lao về sách vở cũng thấy vui vui cho cuộc hành trình khá dài này và cũng bù lại nỗi ngậm ngùi không còn được thấy "Ông Cụ Đi Xe Đò Hoàng", tức cố giáo sư, nhà báỏ Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, cựu chủ khảo của giải Viết Về Nước Mỹ mà tác giả Donna Nguyễn đã từng ghi lại kỷ niệm gặp gỡ trong bài viết cho giải năm nay.

Đúng như kế hoạch chúng tôi đã cẩn thận tính trước là phải đến trước một ngày trước lễ phát giải để có đủ thì giờ nghỉ ngơi, lái xe vòng quanh vài trục đường chính ở Wesminster, và nhất là dọ đường tới Moonlight Restaurant, nơi có lễ phát giải ngày chủ nhật hôm sau.

Thú thật, so với cộng đồng Việt Nam nhỏ bé nơi chúng tôi ở tại Bắc Cali, thì nơi đây quá lớn và trù phú, chẳng khác nào chúng tôi là nhà quê lên tỉnh. Khi tôi lái xe ngang qua phố Bolsa, hai bên đường tràn ngập các cửa tiệm, văn phòng Việt Nam trông mà ngộp mắt, nghe đâu hiện có trên bốn ngàn thương hiệu Việt Nam tại Wesminster này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hoàn thành được trong thời gian thật ngắn chương trình du ngoạn cấp tốc là viếng thăm vài địa điểm quan trọng như khu thương mại Việt Nam Phước Lộc Thọ, ghé vào tiệm phở 79 thật đông khách cũng trong khu đó, thu gom CD tiền chiến đại hạ giá, thưởng thức bánh cuốn tráng tay Lý Thái Tổ và viếng thăm nhà thờ pha lê thật ngoạn mục ở đường Chapman. Chỉ tiếc là chúng tôi không đủ thì giờ ráng lái xe lên vài blocks nữa để viếng Disneyland.

Cuối cùng "Giây Phút Bên Người" đã đến. Thật ra, cũng có thể nói "Ngày Vui Đã Đến" vì đó là ngày tôi nô nức mong đợi từ lâu. Nhưng mong đợi lớn nhất cũng tôi chủ yếu là được gặp "Người". Chữ "Người" là số nhiều chớ không một người và viết chữ hoa thật to vì là những văn nghệ sĩ mà tôi ngưỡng mộ.

Trước tiên, đó ít nhất là 20 tác giả trúng giải Viết Về Nước Mỹ 2013, không kể tôi, được mời tới dự lễ hôm nay mà bài viết của các vị tôi đã từng được đọc hết qua link giới thiệu của Việt Báo online. Bài nào tôi cũng thấy hay, rất hay, mỗi bài có một sắc thái riêng, phản ảnh một mảnh đời rất sinh động trên đất Mỹ. Nghe nói “Văn tức là người” nên tôi tò mò muốn gặp họ để xem lối hành văn của họ như vậy thì phong cách con người họ ngoài đời ra sao, rồi cùng nhau trao đổi kinh nghiệm viết văn...

Ngoài ra tôi cũng còn mong gặp được các vị trong ban giám khảo, tổ chức và sáng lập chương trình Viết Về Nước Mỹ mà trong suốt 13 năm qua, biết bao nhiêu tác giả đã nồng nhiệt hưởng ứng để tạo ra phong trào “Lịch Sử Ngàn Người Viết”.

Người mà tôi được gặp trước cửa nhà hàng Moonlight, nơi của lễ phát giải, là một người mà tôi được biết danh tiếng, biết thơ, thấy hình nhưng chưa hề quen trước. Đó là thi sĩ Trần Dạ Từ. Ông đứng sẵn trước cửa nhà hàng, từ tốn, bên cạnh một vị có lẽ cũng là nhà văn. Tôi tiến đến cửa nhà hàng, ngang qua hai ông. Tôi hơi hồi hộp và lúng túng đưa tay bắt, chào hai ông và định nói thêm vài câu nhưng lại thôi, sợ làm mất thì giờ của ban tổ chức.

Vừa vào nhà hàng Moonligh, chúng tôi được một nhóm các cô mặc áo dài xanh xinh đẹp tiếp tân mà trong số đó có một cô dường như tôi có quen mà chưa hề biết mặt. Tại quày chính ở cửa vào, cô áo dài xanh này, sau khi nghe tôi xưng bút hiệu thì tỏ vẻ biết và nhớ tôi, ân cần mời chúng tôi đứng chờ để được hướng dẫn vào chỗ ngồi. Về sau, tôi được xác nhận điều đúng như tôi đoán, đó là cô Hằng Nguyễn, người phụ trách thủ tục của chương trình mà trước đây tôi đã gọi điện thoại cô, hỏi tới hỏi lui về đường đi nước bước tới nhà hàng và cũng được cô vui vẻ trả lời cặn kẽ cho tôi an tâm.

Khi chúng tôi vào chỗ ngồi thì hầu hết các tác giả đều có mặt. Bên tay trái tôi là ông bà Trần Đức Lợi, tác giả "Cô Bé Có Con Ngươi Hình Tam Giác", tôi chỉ có thì giờ vói tới bắt tay chào ông thì người bên phải vừa đến, là một người tôi đã liên lạc nhiều lần qua các e-mail nhưng mới gặp lần đầu. Đó là nghệ sĩ Minh Ngọc, người đã chuyển thể một quyển tiểu thuyết của thân phụ tôi thành phim. Hôm nay, chị Minh Ngọc đại diện cho chồng, bút hiệu Nguyễn Ngọc Hoa, tác giả "Tấm Phiếu Định Mệnh".

Tôi định tranh thủ thời gian, nhìn trước, nhìn sau xem có thể làm quen thêm với tác giả nào nữa không thì đã trễ. Hai MC Thụy Trinh và luật sư Nguyễn Hoàng Dũng đã ra chào khán giả và bắt đầu chương trình.

Sau khi nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn giới thiệu lên sân khấu 10 thành viên của ban tuyển chọn mà từ lâu tôi cũng mong diện kiến, thì một điều hơi bất ngờ là giải đầu tiên được gọi là giải Trùng Quang được áp dụng ngay năm nay. Đây là một giải mới để tưởng niệm cố nữ sĩ Trùng Quang, người đã một đời miệt mài cho văn chương, văn hóa nước nhà. Người được trao giải này thì không bất ngờ gì với tôi, đó là ông Sáu Steve Brown. Trước đây, khi tôi đọc các bài được vào chung kết, trong đó có hai bài của ông Brown, thì tôi rất ngạc nhiên trước lối hành văn mạch lạc, mới lạ và rất Việt Nam của ông Brown. Người Mỹ nói tiếng Việt thì tôi thấy có, nhưng người Mỹ viết tiếng Việt tới trình độ văn chương như ông Brown thì tôi mới thấy lần đầu, nên tôi rất thích thú và khâm phục các tác phẩm của ông.

Sau giải Trùng Quang là vài tiết mục văn nghệ xen kẽ trong đó có hai danh ca của thời trước 75 là Kim Tước và Quỳnh Dao, song ca “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền. Nghe luân khúc êm ái này sao mà nhớ lại thời xa xưa ở quê nhà quá và cũng bất giác liên tưởng đến thầy nhạc của tôi là cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, là thân phụ của Quỳnh Dao. Tôi dặn lòng là sẽ để chút thì giờ đến gặp lại Quỳnh Dao, hỏi thăm về những sinh hoạt cuối của thầy.

Tới mục sôi nổi nhất là trình diễn thời trang của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang và cũng là tác giả đã đoạt giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012, thì tôi và các tác giả khác được ban tổ chức mời lên góc phải của sân khấu để chuẩn bị lên nhận giải đặc biệt. Tại một không gian nhỏ hẹp này, tôi được dịp làm quen thêm với hai tác giả cùng giải. Đó là một thanh niên trẻ, tên Nguyễn Hữu Tài, tác giả "Bão Về" và một cô đại diện cho Nguyễn Đức Long, tác giả "Tình", vì ở Úc, không tới dự được. Tôi có đọc cả hai bài trên và thấy lối kể truyện của cả hai tác giả rất linh động và hấp dẫn. Tôi bất giác hỏi cô đại diện tác giả Long, xưng là bạn của chị tác giả, "Tình" đây không phải là tình yêu mà là tên một nhân vật ngồi xe lăn tên "Tình" phải không?” Cô gật đầu nhẹ trả lời xác nhận. Tôi quên không hỏi quý danh của cô nhưng về sau đọc bài tường trình của Việt Báo, biết đó là tác giả Xuân Nguyễn, mới tiếc lúc đó sao mình không nhanh nhẹn một chút, hỏi thêm vài câu về văn nghiệp của cô, giờ biết đâu mà tìm? Nhưng dù nhanh nhẹn thế nào cũng không bắt kịp thời giờ vì tôi vừa nghe cô MC bắt đầu gọi tên các tác giả lên nhận giải đặc biệt.

Đây không phải là lần đầu tôi lên sân khấu nhận giải. Lần đầu cách đây vài năm, tôi đi nhận một giải văn thơ ở Bắc Cali, rất hồi hộp, lo âu vì không những phải ra công chúng mà còn có gánh nặng nói đôi lời cảm tưởng. Lần này thì không, nhưng sao nghe tim nó cứ đập liên hồi, chỉ nghe thêm văng vẳng tên các vị phát giải được MC kêu để chuẩn bị như các thi sĩ Du Tử Lê, Trần Dạ Từ... Bất ngờ tôi được kêu lên theo một ông Mỹ đen thật cao lớn phát giải cho tôi. Tuy vẫn còn hồi hộp khi lên sân khấu, hồi hộp khi ra công chúng, hồi hộp vì nhận giải, nhưng sau đó tôi cảm thấy có điều gì thật thú vị khi được ông Mỹ đen này phát giải vì tôi vừa kịp nhớ ra ông cùng màu da với nhân vật chính trong chuyện tôi trúng giải. Do sự tình cờ hay có sắp đặt? Tôi không biết nữa, nhưng chỉ sau này khi đọc bài tường trình của Việt Báo, tôi mới biết rõ ông này là một mạnh thường quân, đại diện cho Edison International.

Sau khi nhận giải xong, tôi trở về ghế ngồi tiếp tục say mê theo dõi các tác giả ở giai đoạn chung kết lên trình diện và phần phát biểu ý kiến của các "kiện tướng" Khôi An, Mimosa Phương Vinh và Phan mà các truyện của các tác giả này tôi cũng đã đọc và rất thích.

Ôi! “Giây phút bên Người” sao mà ngắn ngủi quá! Tham vọng của tôi là gặp gỡ, học hỏi từ "Người" là một số đông tác giả, mà đến nay tôi chỉ nói được vài tiếng với vài tác giả đếm trên đầu ngón tay. Thật ra, tôi khờ quá! Có một nhóm gọi là "Việt Bút", do bài viết của hai tác giả Thái NC và Phương Hoa, là hai tác giả mà tôi cũng rất ngưỡng mộ, tiết lộ. Nghe đâu nhóm này, qui tụ những tác giả nào muốn gặp gỡ nhau, mỗi năm đều có họp nhau buổi trưa trước giờ lễ phát giải. Vậy, tôi tự nhủ, nếu năm sau mình có dịp "xuôi thuyền về Nam" thì cứ theo lời chỉ mách của tác giả Phượng Hoa, tìm cho bằng được nhóm Việt Bút này để có cơ hội gặp anh chị em cầm bút.

Một kỷ niệm sau cùng, nhưng thật khó quên là sau lễ phát giải, trong khi dự tiệc buffet, tôi tình cờ mở máy chụp hình định xem lại hình đã chụp thì giật mình vì những hình mà tôi nghĩ là “rất kỷ niệm” như hình chụp chung với hai thi sĩ Nhã Ca, Trần dạ Từ và với hai nghệ sĩ Minh Ngọc, Kiều Chinh đâu mất cả rồi. Tôi định thần lại, hóa ra nút điều chỉnh của máy đã để lệch đường. Sau khi sửa xong thì tiệc gần tàn, quay đi, nhìn lại thì các ca, nghệ sĩ Quỳnh Giao, Kiều Chinh, Minh Ngọc đã ra về trước rồi. Tôi lật đật ăn nhanh, chạy lòng vòng xem còn ai để ít ra có một gì kỷ niệm. May quá, lúc đó tuy khách đã thưa thớt, nhưng thi sĩ đầu đàn Trần dạ Từ vẫn còn lững thững ở gần cưả chính, tôi liền nhờ người chụp một hình tay đôi với thi sĩ, tôi có nghe ông nói văng vẳng bên tai “Tôi thích bài “Chung Một Mảnh Vườn”, ý chỉ bài trúng giải của tôi, nhưng tôi đâu kịp trả lời gì vì vừa chợt thấy thi sĩ Nhã Ca đi đàng xa, tôi chạy vôi tới và cũng được một hình rất vui với thi sĩ.

Cách đây vài năm, lúc tôi mới vừa bắt đầu tham dự chương trình Viết Về Nước Mỹ, thì có nghe một người bạn trong giới viết lách ở nam Cali có ý kiến như sau về chương trình này: “Nó không tạo ra được một thế hệ nhà văn”. Lúc đó, tôi cũng hơi phân vân. Có thể ông bạn chỉ dựa vào yêu cầu của chương trình là bài viết cần phải nói về người Việt hòa nhập với dòng sống ở Mỹ, cần sống thật mà không nghe nhắc đến văn chương. Nhưng bây giờ, tôi thấy thêm một điều mới rất ngạc nhiên và khích lệ dựa theo kết quả, thành tựu của chương trình. Đó là hầu hết các bài viết không những nói lên một mảnh đời sống thực ở Mỹ, mà còn có một cách viết thật sống động, một thông điệp giá trị và đạt được một trình độ văn chương, nghệ thuật. Bởi vậy, tôi viết bài này để kỷ niệm một bước đường văn nghệ mới, để cám ơn các người sáng lập, tổ chức và mạnh thường quân. Nhờ chương trình Viết Về Nước Mỹ mà người viết tài tử như chúng tôi mới có dịp cầm bút đều đặn để gọt dũa và tiến lên.

Tôi cũng mong có dịp được trao đổi kinh nghiệm với tất cả các tác giả, có mặt hay không trong buổi lễ 2013, cùng ý kiến của quý độc giả thân mến bốn phương.

Giang Thiên Tường

Ý kiến bạn đọc
05/09/201316:57:42
Khách
Chào chị Phương Hoa
Tôi cám ơn chị nhiều đã cho biết them chi tiết về nhóm Việt Bút. Tôi cũng cần lien lạc voi chị để trao đổi kinh nghiệm viết lách, nhất là chị là hang xóm của tôi. Tôi đã nhiều lần vào phần dưới của bài viết để trả lời chị, nhưng không nhập mã số được, email tôi [email protected]. Tôi rất mong tin chị. Giang thiên Tường
04/09/201314:55:55
Khách
Chào anh Giang Thiên Tường,
Thật tiếc, phải chi PH biết sớm anh cũng có lòng muốn...tụ tập với nhóm Việt Bút thì đã rủ anh cùng đi dự buổi họp mặt của nhóm Việt Bút Bắc Cali hôm Chúa Nhật vừa rồi để cùng...quậy cho vui. Nếu anh ở Sacto thì mình là...hàng xóm rồi! Bây giờ vẫn chưa muộn. Nếu anh muốn gia nhập Việt Bút thì hỏi cô Hằng VB xin đ/c email của anh Bồ Tùng Ma rồi nhờ anh ấy ghi danh vào nhóm. PH cũng mới vừa gia nhập gần đây thôi mà mỗi ngày PH được dịp ...cười không biết bao nhiêu lần, vui lắm anh ạ!
Bài tường thuật của anh hay và có tình nghĩa lắm!

Phương Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến