Hôm nay,  

Thấy Mà Buồn

02/09/201300:00:00(Xem: 94184)
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kể lại những sinh hoạt sống động. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * * * *

Một hôm ghé chợ Quang Minh trên đường Brookhurst, trước chợ có thùng báo, tôi bỏ 25 cents để lấy tờ báo thì có hai ông và một bà chạy lại nói: ông cho tôi xin một tờ. Tôi gặp cảnh này hoài, đột nhiên tôi nhăn mặt, thò tay vào thùng rút ra một tờ báo và đóng sập cửa thùng báo lại trước sự chưng hửng của những người đứng đợi. Tôi lấy trong túi ra 3 đồng quarter đưa cho mỗi người một đồng và nói các ông bỏ vào thùng và lấy ra một tờ báo đem về đọc, chứ đừng bỏ một quarter mà lấy ra nhiều tờ coi không được, có một người Mỹ đang đứng kia nhìn mình kìa. Tôi định nói vài điều nữa thì người đàn bà ném đồng quarter trả lại và nói: đồ phách lối. Tôi sợ quá bỏ đi một nước không dám quay lại, đi qua chỗ người Mỹ đang đứng, tôi nhìn thấy ông giơ một ngón tay cái lên tôi nói: thank you.

Cảnh này tôi thấy xảy ra hoài, có ông bỏ vào một đồng quarter rút ra ba bốn tờ báo. Tôi nghĩ rằng ông lấy về cho bạn bè mỗi người một tờ, chứ lấy đi bán thì họ lấy cả thùng mà lấy vào lúc sáng sớm, sau khi nhân viên đi bỏ báo vào thùng vừa đi khỏi thì họ bỏ vào thùng một quarter, lấy hết xấp báo mới bỏ vào, chỉ để lại một tờ trong thùng thôi. Tôi đã theo dõi hai thùng báo ở trước chợ Hòa Bình, lúc sáng sớm mà thùng nào cũng chỉ còn một tờ thôi. Đó là những người đi lấy trộm báo để bán lại, họ đi từ lúc sáng sớm, canh cho báo vừa được bỏ vào thì họ lấy ra, lúc đó ít người qua lại không ai để ý.

Làm ra tờ báo biết bao công sức của nhiều người, những người phải nặn tim, nặn óc viết ra những bài có giá trị để cho bạn đọc, còn những phóng viên phải ra ngoài lấy tin tức hoặc làm phóng sự có khi phải "xông pha ra trận tuyến trước lằn tên mũi đạn" để đem về tin tức sốt dẻo cho độc giả. Không thiếu gì những người đã hy sinh vì công vụ được đưa lên trên truyền hình, trên báo chí. Một tờ báo chỉ có 25 cents, muốn đọc ta nên mua một tờ về đọc, đừng có chờ đợi người ta mở thùng báo ra lại xin một tờ, coi không được, không giống ai hết. Thấy mà buồn!

Một hôm ở quán ăn Thành Mỹ ra, đang loay hoay de xe thì có một thanh niên dộng vào cửa xe của mình bằng cái búa, không phải búa đóng đinh mà là một cái rìu, nói rằng: ở trên Pomona, bây giờ không có tiền đổ xăng về, xin vài đồng. Thấy cái búa sợ quá, riu ríu móc tiền ra cho nó vài đồng để nó đi cho rồi. Đúng là "xin đểu", từ ngữ thường thấy xuất hiện trên mạng báo chí trong nước. Vậy là kiểu này bắt đầu được "xuất khẩu". Thấy mà buồn!

Con gái tôi làm ở Sở Xã Hội ở Santa Ana, xe để ở parking dưới hầm, thế mà khi đi làm ra một hôm thấy xe bị đập bể kiếng phía trước, trong khi trong hầm không có xe nào bị đập bể cả, phải thay kiếng mới mất bốn năm trăm.

- Trong sở con có gây thù oán với ai không?

- Làm gì có, bố.

- Thế con làm phần hành gì?

- Con coi về child support.

- Tức là đi kiếm những người cha không trả tiền nuôi con bắt phải trả để đỡ cho chính phủ phải cấp dưỡng phải không?

- Dạ đúng.

- Vậy thì thủ phạm là những người đó.

- Con tiếp xúc với nhiều sắc dân lắm, Mỹ có, Mễ có, Việt Nam có, Trung Hoa có... biết ai là thủ phạm.

- Còn ai trồng khoai đất này.

- Bộ bố biết hả?

- Người Việt mình chứ ai.

- I don't think so.

- Này nhé, người Việt mình khi chạm đến quyền lợi của họ, họ bực mình lắm tìm cách trả thù.

- Nhưng đây con đòi họ trả cho chính phủ mà.

- Biết vậy họ vẫn tìm cách trả thù cho bõ ghét, chỉ có người Việt mình mới tìm ra đường đi nước bước của con, biết con đậu xe chỗ nào mà đập kiếng xe của con. Cả trăm xe đậu chỗ đó mà chỉ có mình xe con bị đập, còn những sắc dân khác họ hơi đâu làm những chuyện ruồi bu đó.

- Có lý.

- Thấy mà buồn!

Một hôm đang ngồi uống cà phê với bạn ở Factory, anh em đang tán gẫu chả để ý đến những bàn bên cạnh, ai cũng có những chuyện riêng của họ, chuyện nổ như bắp rang. Thình lình thấy một thanh niên hớt hải chạy vào tiệm tìm người quen, đến bàn bên cạnh nói: Đại ca, Đại ca, thằng Thành nó đụng chết người ta rồi. Người được gọi đại ca đứng phóc dậy, tướng đúng là tay "anh chị". D.M. làm ăn như... rồi thầy trò phóng đi mất. Tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra, nhưng trong bàn tôi có người bạn khều chúng tôi cúi xuống nói nhỏ: đó là băng chuyên môn set-up những vụ đụng xe để lấy tiền bảo hiểm. Thằng đại ca ngồi một chỗ rồi ra lệnh cho đàn em làm, hôm nay tổ trác mới đụng chết người. Thấy mà buồn!

Tôi đi ăn phở ở một tiệm cũng bán đủ thứ nào bún chả Hà Nội, bún xáo măng, bánh tôm Cổ Ngư, nhưng đặc biệt có phở gà đi bộ ăn ngon. Thường thường tôi lại đây hay kêu phở, tôi hay dẫn bạn bè ở xa lại ăn, họ cũng khen ngon. Theo thông lệ khi trả tiền xong thì mình cũng bỏ tiền tip tại bàn rồi đi ra nhưng người phục vụ cũng lớn tuổi nói nhỏ: ông đừng bỏ tiền tip, chủ lấy hết không cho nhân viên phục vụ. Tôi cứ đinh ninh khách hàng cho tiền tip là cho nhân viên phục vụ sao tiệm này chủ lại lấy không chia cho họ, thật là vô lý, nhờ ông ấy nói ra mình mới biết, thật hết sức nói. Nhân viên làm cho nhà hàng họ mong có thêm tiền tip, làm quần quật cả ngày 10 tiếng rốt cuộc chỉ có tiền lương tối thiểu thì thật tội nghiệp họ quá. Tiệm này mới sang cho chủ khác, không biết chủ mới có áp dụng chính sách bóc lột như chủ cũ không. Thấy mà buồn!

Vợ chồng chúng tôi trước đây có quen một bà, một cô thì đúng hơn, cô này thuộc tuýp ăn diện, mặc đồ hiệu, xài đồ hiệu, thuộc dân sang, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi ăn uống và đi shopping. Đi ăn thì tôi có tham dự, còn shopping thì đàn bà họ đi với nhau, họ mua gì sắm gì tôi không để ý. Rồi một hôm nhà tôi nói:

- Cô ta ghê quá!

- Ghê làm sao?

- Em đi shopping với nó mấy lần em biết nó luôn luôn đổi giá mua hàng tốt với giá rẻ. Có lần em thấy cái áo nó mua đẹp quá mà giá có mười mấy đồng, em cũng muốn mua một cái, hỏi nó mua ở đâu chị cũng muốn mua một cái. Nó nói chỉ còn một cái, thôi mình về, thế là nó hối em ra xe, nhưng em ấm ức trong lòng, hôm sau em trở lại tiệm ấy một mình thì áo nó mua hôm qua giá 65 đồng mà nó trả có mười mấy đồng, như vậy là nó đổi giá rồi. Và mới hôm qua đây, em với nó lại Macy's, nó lựa một cái áo vào phòng thử mặc luôn trên người đi ra, em nói thử rồi sao không cởi ra để tính tiền, nó đáp tỉnh bơ: áo của em mà. Sợ quá thôi từ rày không dám đi với nó nữa. Thế là chúng tôi mất đi một người bạn. Thấy mà buồn!

Hồi tôi học Trung học tôi theo chương trình Pháp, tôi nhớ ông thầy tên là Louvet, ông vô lớp hay nói câu: "L'heure c'est l'heure, avent l'heure n'est pas l'heure, apres l'heure n'est plus l'heure" (Giờ là giờ, trước giờ không phải là giờ, sau giờ không còn là giờ nữa). Ông nói riết rồi chúng tôi cũng thuộc lòng câu đó và ông áp dụng cho những học trò đi trễ: lần thứ nhất ông tha, lần thứ hai ông không cho vào lớp. Nói là tha nhưng bắt lên bục kể một câu chuyện bất cứ truyện gì, nói tiếng Pháp trong vòng năm phút, nhiều anh cũng lo té đái sau không dám đi trễ nữa.

Ở bên Mỹ này có hai câu: "Không ăn bean không phải là Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam" nghe đau lòng con quốc quốc quá! Ai vinh dự được mời đi ăn đám cưới là cả một cực hình vì phải ngồi đợi hai tiếng hoặc hơn nữa mới được dự tiệc. Phần nhiều tiệc cưới người ta thường tổ chức cuối tuần, không bận bịu cho những người đi làm thì những người đi dự không có lý do gì đi trễ hết. Thế mà, cái hủ lậu ấy vẫn không bỏ được! Chả biết vì sao. Những người tự trọng, thiệp mời 6 giờ chiều người ta có đến trễ cũng 6 rưỡi là cùng, đây bắt mọi người phải đợi hơn hai tiếng mới có thể khai mạc buổi lễ. Kể cũng đau khổ cho những người phải ngồi chờ hay là những người đến trễ chứng tỏ ta đây là những nhân vật quan trọng. Tệ trạng này kéo dài từ năm này qua năm khác và vẫn còn dài dài. Bó tay! Bây giờ chỉ còn cách trong thiệp mời nói xin quý vị đến đúng giờ không có chúng tôi phải nêu tên quý vị đến trễ, nhưng mà ai dám? Ai mà làm thế bao giờ, thôi thì cứ để tệ trạng này kéo dài mãi đi. Thấy mà buồn!

Xin miễn bàn luận.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
01/11/201307:00:00
Khách
Kính Bác Kim Dục,
Bác có thấy bây giờ nhà thờ và chùa của Việt Nam mọc lên như nấm Không? Đáng lẽ đạo đức con người phải tốt đẹp dần phải không Bác? Cháu nghĩ nếu bác có thì giờ gom hết những chuyện nầy, Bác sẽ có một quyển sách rất dầy. Đi đâu cũng thấy hành động xấu của người Việt. Có lẽ nhiều người sẽ không dám tự hào là người Việt Nam. Bác dám viết sự thật đau lòng. Phục Bác lắm! Nhưng có người sẽ chống Bác vì "tốt khoe xấu che". Ở tuổi của bác, bác có sợ sự chống đối nầy không? "Thật là đau lòng." Kính Bác.
16/09/201314:45:38
Khách
"Theo thông lệ khi trả tiền xong thì mình cũng bỏ tiền tip tại bàn rồi đi ra nhưng người phục vụ cũng lớn tuổi nói nhỏ: ông đừng bỏ tiền tip, chủ lấy hết không cho nhân viên phục vụ. Tôi cứ đinh ninh khách hàng cho tiền tip là cho nhân viên phục vụ sao tiệm này chủ lại lấy không chia cho họ, thật là vô lý, nhờ ông ấy nói ra mình mới biết, thật hết sức nói."

All servers should get together, keep a log of who got cheated how much at what time and date . Keep the log for about 1 month . Make a copy for every server. When the servers are ready, they should tell the boss to re-pay . Tell the boss that he / she violates the California Labor law . If the boss refuses to re-pay, all servers should get a lawyer to sue the boss' @ss off ! From
http://www.lawyersandsettlements.com/articles/california_labor_law/cali-labor-law-tips-01197.html
" Under California law, tip pools are allowed when the tips are shared with employees who provide direct services that result in a tip. In a restaurant this would include hosts, servers, busboys and anyone else who provides direct table service. Chefs are only included in tip pooling in restaurants where the chef prepares the meals at the customer's table.

What many employees do not know is that tips belong to the employee, not the employer. This means that supervisors cannot share in tip pools. Essentially, tips can only be share with employees who do not have the authority to hire or fire employees or to supervise or direct the actions of other employees. Furthermore, employers cannot deduct money from wages because of earned tips, nor can tips be used to compensate business owners."
02/09/201320:21:20
Khách
Bải thật tâm đắc với con dê. Cám ơn nhiều .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,049,543
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến