Hôm nay,  

Bước Thời Gian

01/09/201300:00:00(Xem: 80031)
Tác giả là một y sĩ trong Hội Ái Hữu Đại Học Y Khoa Huế. Tốt nghiệp Y Khoa năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Với hồi ký "Tháng Ngày Tao Loạn" tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới của ông.
* * * * *

buoc_thoi_gian
Trong hình, ngồi (từ trái sang phải): Marie Florence Đào, Nguyễn Đức Huy,Anh Cả Nguyễn Như Kỷ, LM Hồ Văn Quý, Chị Thảo ( tức chị Bảo Quốc Thảo), anh Thành (em chị Thảo). Đứng (từ trái sang phải): Nguyễn Quốc Bảo, Trần Tiển Tuấn và vợ Trần Hoàng Yến, Marie Florence Đào, Trần Kim Bông, Bùi Thu Hương, Hoàng Mộng Điệp, Vũ Thùy Nhân, chị và anh Bùi Gia Liêm, Vĩnh Chánh. Ở góc trên, bên trái: anh Phạm Nguyên Hanh, nâng ly chào mừng Cha Quý, anh Cả Kỷ và ACE hiện diện.

Trong một buổi trưa hè nóng vào đầu tháng 8, dưới bóng mát của giàn chanh Dây, (Passion Fruits) ở nhà chị Bùi Thu Hương, có buổi gặp gỡ của nhóm bạn học hai trường Thiên Hựu & JAnne DArc. Tại đây, tôi có dịp nghe anh bạn đồng môn Y Khoa Dương Đình Công đến từ Việt Nam, bào tin vui là giữa tháng Chín 2013, tại Huế sẽ có Đại Hội Kỷ Niệm 80 Năm Trường Thiện Hựu và 110 Năm Trường Nữ JAnne DArc (viết tắt TH&JdA).

Chỉ vài ngày sau, nhóm TH&JdA kêu gọi nhau trên mạng lưới, tìm người chở anh "Cả" Kỷ hiện đang ở trong một Viện Dưỡng Lão tại Garden Grove, đến tham gia một buổi lễ do Cha Hồ Văn Quý cử hành cho nhóm. Dù chưa một lần biết tên hay gặp mặt anh "Cả" Kỷ, tôi lên tiếng tình nguyện làm công việc ấy, vì nghĩ đây là cơ hội cho tôi sống lại tinh thần TH&JdA.

Sáng hôm sau, tôi lái xe Van đặc biệt có chở theo xe lăn đến đón anh "Cả" Kỷ. Cùng đi theo xe với tôi có đàn chị Marie Florence, một thân hữu của nhóm TH&JdA. Vào đến phòng, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy vị anh "Cả" vẫn còn nằm trùm mền trên giường, dù chị Marie Florence đã đến Viện Dưỡng Lão nói chuyện trực tiếp với anh Cả Kỷ từ 2 ngày trước, cùng một lúc làm giấy tờ thủ tục xin phép đưa anh đi chơi trong ngày.

Thấy chúng tôi đến, ông anh cả lầu bầu "tưởng hôm qua chứ, làm tôi đợi cả ngày". Chúng tôi nhẹ nhàng nhắc anh thay đồ để ra đi cho kịp giờ. Trong khi chị MF đến quầy y tá ký giấy tờ nhận thuốc đem theo cho anh, tôi đứng cạnh giường chờ đợi giúp anh. Anh xua tay, và tự mình làm lấy mọi chuyện. Tôi chạnh lòng nhìn thân hình gầy còm, chỉ có da bọc xương khi Anh thay quần áo.

Anh từ chối ngồi xe lăn, và với ít nhiều khó khăn, Anh đứng thẳng người lên, ngước mặt nhìn phía trước rồi tự bước đi với cây gậy 4 chân. Tôi đi bên cạnh Anh, thỉnh thoảng đỡ nhẹ cánh tay hoặc vai Anh, nhất là ở những khúc quẹo trong hành lang hay khi qua cửa lớn hoặc lên xuống tầng cấp. Và cứ thế, chầm chậm từng bước một, từ tốn và tự tin dù bước đi hơi nghiêng, Anh cũng ra đến nơi đậu xe và cố nhích người ngồi vào ghế. Đến đây tôi phải giúp Anh vì thế xe hơi cao và Anh chịu cho tôi nâng nhẹ Anh đưa vào xe.

Thánh lễ được cử hành tại tư gia của anh chị Trần Tiển San. Cụ Trần Điền, thân phụ của anh San, vốn là một trong những giáo sư đầu tiên của trường Thiên Hựu. Dù vợ chồng gia chủ vắng mặt vì đang du lịch Âu Châu, nhưng căn nhà vẫn mở cửa rộng đón các anh chị em trong nhóm TH&JdA như đã từng làm biết bao lần trước đây. Linh Mục Hồ Văn Quý, người chủ tế Thánh Lễ, đến từ Quảng Trị. Cha Quý cũng xuất thân từ trường Thiên Hựu, trước tôi khoảng 7 năm, có lẽ cùng một lứa với GS. Bùi Thế Phiệt và BS Đinh Hà, và đã từng du học tại Pháp sau khi thụ phong linh mục. Chúng tôi là những người đến sớm, nên người nào đến sau cũng lần lượt tìm đến chào hỏi anh "Cả" Kỷ.

Tôi cảm động chứng kiến bao nhiêu tình cảm anh chị em trong nhóm TH&JdA đã dành cho Anh, như quý anh chị Hanh, Bảo, Thanh, Huy, Thành, Liêm, Mộng Điệp, Thu Hương… người nào cũng đến chào hỏi thân thiết, bắt tay Anh, ôm Anh, xưng tên với Anh và cho Anh biết mình học trường Thiên Hựu vào những năm nào. Tình đồng môn nơi những đàn anh bô lão sao thật đậm đà, thắm thiết. Chắc hẳn tinh thần của trường Thiên Hựu đã thấm đậm, đã nẩy nở và tiếp tục kết hương hoa theo bước thời gian.

Qua những giới thiệu ngắn gọn, tôi được biết anh Kỷ nay đã ngoài 90 tuổi, từng theo học các lớp Seconde và Première ở trường Providence vào các niên học 1944-45 và 1945-46, trước khi tôi được sinh ra đời! Vì lý do đó mọi người thân mến gọi anh là anh "Cả" Kỷ. Một người Anh đầu đàn đáng kính của gia đình TH&JdA.

Suốt thời gian mấy tiếng đồng hồ tôi theo sát bên Anh, lên xe xuống xe, kề cận bên nhau trong thánh lễ, cùng nhau chung lời cầu nguyện cho những người đã qua đời, các Cha, các Sơ, các đồng môn của 2 trường TH &JdA, và chúc lành cho những bạn bè còn sống, rồi cùng bước đến rước mình Thánh Chúa.

Khi ngồi cạnh Anh trong quán ăn chăm sóc cho Anh từng miếng dù Anh chỉ ăn được món cháo cá, tôi bắt đầu cảm nhận mình đang dần dần chiếm được cảm tình của Anh "Cả". Ánh mắt anh nhìn tôi có vẻ diụ hơn, Anh bắt đầu biết cười nhẹ, giọng nói tiếng Bắc nghe bớt khô khan, và nhất là Anh chịu trả lời vài câu hỏi ngắn, của các anh chị em khác và của chính tôi.

Trên đường về lại Viện Dưỡng Lão và tại phòng riêng, anh "Cả" tỏ vẻ cởi mở hơn khi trao đổi vài câu chuyện. Dù gia đình anh ở tận miền Bắc của Cali, tại thành phố Monterey, Anh quyết định về miền Nam này không những vì khí hậu tốt hơn cho người lớn tuổi, nhưng còn để được gần các bạn trong nhóm TH&JdA. Tôi cũng được biết thêm hồi còn trong nước anh đã từng du học ở Bỉ, Pháp, Đức, Nhật…và nói được rất nhiều ngoại ngữ. Anh đã theo học khóa 4 sĩ quan Thủ Đức và giữ nhiều chức vụ trong chính quyền VNCH.

Trước khi chào Anh ra về theo kiểu nhà binh, tôi bày tỏ sự mong ước được thưởng thức tài thổi sáo và chơi đàn Harmonica nổi tiếng của anh trong dịp gặp mặt lần tới, và tôi chúc Anh giữ sức khỏe, nói khi cần chở đi đâu, cứ gọi cho tôi trước, tôi sẽ sắp xếp công việc để đón Anh. Tôi nhìn thấy ánh mắt Anh vụt sáng lên, Anh nhích lại gần tôi và bắt tay tôi chặt hơn hồi sáng. Cầm bàn tay rung rung của Anh trong tay mình, tôi bổng xúc động liên tưởng đến những bước thời gian đã trải qua trong đời Anh. Thầm mến phục Anh, dù cuối đường, vẫn cố gắng sống đẹp, hiên ngang và cốt cách.

Qua hình ảnh của anh "Cả" Kỷ, tôi mường tượng đến thời gian trải dài trên dưới một thế kỷ mà hai trường TH và JdA đã kinh qua. Trong quang vinh hay gian khó, hai ngôi trường này đã dự phần xây dựng, phát triển cho đất nước VN, qua sự đào tạo và giáo dục toàn diện của bao thế hệ đàn anh đàn chị đàn em. Hàng hàng lớp lớp các đồng môn của hai trường đã tận tụy phục vụ xã hội, đóng góp công sức cho đất nước, đã là gương thành công, thành danh ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Mỗi lần nhớ đến trường Thiên Hựu, tức Institut De La Providence, nơi tôi từng theo học suốt 7 năm, từ lớp Septième cho đến Première, tôi vẫn luôn hình dung được ngôi trường thân yêu của mình. Trường tôi nằm ngay góc đường Nguyễn Huệ và đường Lý Thường Kiệt, bao quanh bởi một bức tường màu trắng, trong một khuôn viên rộng lớn với sân đá banh nằm ở đằng sau. Đối diện xéo với trường là Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế.

Có lẽ trường Thiên Hựu là trường tư thục lớn nhất ở Huế vào thời đó, nhận học sinh ở nội trú. Trường rất bề thế, hình chữ U, với 3 tầng lầu. Tầng dưới gồm có phòng ăn lớn, các phòng tắm, văn phòng, phòng học lớn cho nội trú. Lầu 2 có thư viện và dẫy phòng ngủ của các Cha. Lầu 3 dành làm dortoir cho học sinh nội trú. Sân thượng ở trên cùng là nơi dùng chiếu phim lộ thiên vào những đêm không mưa. Trường có Nhà Nguyện nằm ở lầu 2, góc bên phải nếu nhìn từ hướng đường Nguyễn Huệ; ở ngay dưới Nhà Nguyện là sân chơi Préau, đó cũng là nơi học sinh xuất sắc lãnh phần thưởng vào cuối năm. Phía sau và thẳng góc với Préau và nhà Nguyện là dãy dài 2 tầng lầu chứa các lớp học. Các lớp theo chương trình Pháp nằm cuối dãy, gần sân đá banh.

Dựa theo tài liệu, trường được thành lập vào năm 1933 và mang tên Institut de la Providence, mà Cha Nguyễn Văn Thích, một trong những giáo sư kỳ cưụ của trường, chuyễn dịch sang tiếng Việt "Thiên Hựu Học Đường".Trường khai giảng năm đầu với 3 lớp Huitième, Septième và Sixième, gồm 132 học sinh, 115 học sinh người Việt và 17 học sinh người Pháp. Và trái với tiếng đồn, trong số 132 học sinh đó, chỉ có 29 học sinh Công Giáo, số còn lại thuộc Phật Giáo, Khổng Giáo…Sự kiện đó cũng được thấy rỏ sau này với thế hệ chúng tôi. Tuy là trường tư thục Công Giáo, nhưng trường Thiện Hựu không bao giờ có chủ trương, gián tiếp hay trực tiếp, gây ảnh hưởng hay thúc dục học sinh trở lại "đạo" hay rửa tội. Trong chương trình học không bao giờ có môn học "đạo"hay thần học, cũng như không có bài vở xúi dục học trò theo chính sách của nước Pháp, dù chúng tôi đang theo học chương trình Pháp với tiếng Pháp là tiếng Mẹ Đẻ.

Với lòng tận tụy của toàn ban giảng huấn, từ các Cha Việt như quý Cha Nguyễn Văn Thích, Nguyễn Kim Bính, Ngô Đình Thục, Nguyễn Văn Lập, Nguyễn Văn Thuận, Trần Hữu Tôn, Nguyễn Văn Trong, Nguyễn Tiến Huynh, Cha Phương…các Cha người Pháp thuộc Dòng Thừa Sai có dạy dổ tôi như quý Cha Lefas, PetitJean, Oxarango, Duval, Florent, Etcharren… cho đến các giáo sư tiền bối người Việt như quý Cụ Trần Điền, Tôn Thất Đàm, Phạm Ngọc Hương, Trần Văn Tuyên, Tạ Quang Bửu, Dương Thiệu Tống, Nguyễn Dương Đôn, Trương Sĩ Lưu…Cô Tuân, và sau này Trần Văn Thông, Phạm Đình Bách, Lâm Toại… trường Thiên Hựu đã hoàn đạt sứ mạng giáo dục cho nhiều thế hệ trong suốt thời gian 42 năm, kể từ năm 1933 cho đến năm 1975. Chính những vị đó đã giương cao bó đuốc công bằng, bác ái và phục vụ, không phải bằng lời khuyến dụ, mà qua gương hy sinh, tính nhẫn nại, cách sống đơn giản và lòng tận tụy đầy nhân bản đối với các trò của mình, sống lời Chúa phán dạy "Ta đã yêu các ngươi như thế nào, thì các ngươi hãy yêu thương nhau thế ấy"

Từ sau 1975, cùng chung số phận với những cơ sở và các trường tư thục Công Giáo ở các thành phố Miền Nam VN, trường Bình Linh, Thiện Hựu và JAnne DArc tại Huế đã bị đóng cửa, vĩnh viễn xóa tên. Dù trường Thiên Hựu có bị thay ngôi đổi chủ và mất tên, dù rong rêu loang lổ bám trên tường theo dòng thời gian, Trường đã chiếm được vị trí cao đẹp trong lịch sử giáo dục đất nước VN. Trang sử mang tên Thiên Hựu đầy nhân bản và vị tha này sẽ mãi được nhắc đến và được người đời vĩnh viển ca tụng. Trường đã thật sự để lại một di sản quý báu cho bao thế hệ nối tiếp.

Với những đàn anh, đàn chị đàn em mà tôi đã từng quen biết hiện đang ở quê nhà và sẽ tham dự Đại Hội TH&JdA, Nguyễn Viết Quý, Trần Văn Thuận, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Văn Danh, Hoàng Trọng Mộng, Bùi Thế Cần, Đào Văn Nhẩn, Trương Đình Liêm, Tống Văn Xuân, cùng các Cha từng chung lớp với tôi như Cha Phan Xuân Thanh (nhà thờ Gia Hội), Cha Quý (toà Giám Mục Huế), Cha Hùng (nhà thờ Lăng Cô), Cha Nguyễn Văn Lý (vẫn trong tù đày)…tôi xin gởi đến quý bạn tấm lòng thân ái trong niềm thương nhớ đến trường Mẹ.

Tôi cũng mường tượng những cụ ông, cụ bà trong lứa tuổi 80, 90, những anh Cả, chị Cả của 2 trường, đến từ vạn nẻo đường, qua bao nhiêu bước thời gian, sẽ có mặt trong ngày vui, cùng hoà mình với các thế hệ đàn em tưởng nhớ đến ơn đức của các Cha, các Thầy.

Và cho dù thời gian và không gian cách biệt, một khi chúng ta thương mến nhau, Thiên Hựu sẽ mãi mãi ở trong lòng chúng ta.

Xin Thiên Chúa ban ơn lành cho các bạn. Xin Ngài ban phúc lành cho nước Việt Nam.

Vĩnh Chánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến