Việt Báo tường thuật với hình ảnh của Cổ Ngưu, Việt Phạm, Martin, Khanh Nguyễn, Phan Tấn Hải.
WESTMINSTER (VB) Trên 400 quan khách, các tác giả Viết Về Nước Mỹ, Bé Viết Văn Việt, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, đại diện truyền thông, và thân hữu Việt Báo đã tham dự buổi lễ phát Giải Việt Báo và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2013, tại Nhà Hàng Moonlight Restaurant, trên đường Beach, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, 11 tháng Tám, 2013. Sinh hoạt giải Bé Viết Văn Việt xin xem Trang Thiếu Nhi Việt Báo, Chủ Nhật 18-8-2013. Sau đây là tường thuật phần Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, chương trình được điều hợp bởi MC Thụy Trinh và Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng.
Bắt đầu bằng hình ảnh tưởng nhớ từ Năm Thứ Nhất:
“Từ tâm nguyện chung của cộng đồng gốc Việt, ý chí của lớp người mở đường đã trở thành sức mạnh mà chúng ta thừa kế, Viết Về Nước Mỹ tiếp tục sang năm thứ 15,” Nhã Ca nói trong lời khai mạc. Và nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, người bạn quí từ buổi đầu của Việt Báo, chào mừng quan khách và chúc mừng sách mới Viết Về Nước Mỹ 2013.
Dành cho “Sức mạnh ngôn ngữ, văn hoá Việt”.
Đặc biệt, Nhà Báo Nguyễn Xuân Nghĩa công bố là từ đây, giải thưởng Việt Báo hàng năm sẽ có thêm một giải mới mang tên Bà Trùng Quang. Người biên tập của giải Việt Báo là Trần Dạ Từ nói về vị tác giả trưởng thượng và giải thưởng, như Việt Báo đã công bố trước đây:
“Bà Trùng Quang là bậc nữ lưu tiền phong của thế kỷ 20, nhà hoạt động xã hội, bảo vệ nữ quyền và là nhà giáo, nhà báo, nhà thơ sống gắn bó lâu bền nhất với tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá lịch sử Việt. Bà Trùng Quang, nhũ danh Lê Thị Tuyên, sinh ngày 1 tháng Một 1912 tại Việt Nam, mất ngày 6 tháng Chín, 2012 tại Hoa Kỳ, sống hơn 101 năm. Nhờ hưởng đại thọ, Bà là người duy nhất trong lịch sử quốc ngữ trên trăm tuổi vẫn làm thơ viết văn.
“Vượt biển sang Pháp rồi sang Mỹ từ 1979, Bà định cư tại San Jose, Bắc California.
“Ở tuổi 80, Bà trở lại đại học Mỹ và tiếp tục sáng tác.
“Vào tuổi 90, năm 2001, với bài viết "Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ", Bà kể chuyện vượt biển, định cư, hội nhập và kêu gọi mọi người cùng viết về nước Mỹ, để gìn giữ cho con cháu mai sau những trang sử sống của cộng đồng gốc Việt.
“Trước lúc lâm chung, Bà đã tự sắp xếp dặn dò mọi việc hậu sự và con cháu tuyệt đối vâng theo. Tang lễ được tổ chức riêng tư trong gia đình thân tộc. Tháng Sáu 2013, vị trưởng nam của Bà là Ông Đỗ Doãn Quế đã chuyển tới Việt Báo ngân khoản 10,000 mỹ kim do Bà di tặng cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
“Với lòng tưởng nhớ và biết ơn vị tác giả trưởng thượng, Việt Báo quyết định thành lập thêm giải viết văn mang tên Bà Trùng Quang, cùng tiến hành với giải thưởng Việt Báo. Tôn chỉ Giải Trùng Quang thể hiện tâm huyết mà Bà hằng sống và nhắc nhở, là gìn giữ tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá Việt trong đời sống của người Việt hải ngoại.”
Tiếp theo, Trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết Nguyễn Xuân Nghĩa nhấn mạnh là tuy dành cho tất cả mọi người cùng viết, nhưng mục đích gìn giữ, phát triển tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá Việt mà giải Trùng Quang đề ra là hướng về tương lai, mong mỏi có sự tham dự của lớp trẻ. Ông nói từ bây giờ, rất mong sớm có bài viết của các em thiếu nhi từng nhận giải Bé Viết Văn Việt 10 năm trước, nay đã trưởng thành hoặc đang là những sinh viên sắp tốt nghiệp. Sau lời kêu gọi trên, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa loan báo: Người thắng giải Trùng Quang năm đầu tiên là trường hợp đặc biệt, một người Mỹ gốc Pháp trực tiếp viết văn làm thơ bằng Việt ngữ: tác giả Sáu Steven Brown.
Ông Brown trước năm 1975 là quân nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam và lấy vợ Việt. Ông biết đọc và viết tiếng Việt. Ông có tới 7 người con hiện sống ở Tiểu Bang Ohio. Ông Sáu viết 3 tự truyện bằng tiếng Việt trong đó kể chuyện tình 40 năm của chàng lính Mỹ với cô gái Việt và “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”. Tác giả thắng giải Sáu Steve Brown bằng loại tiếng Việt tiêu chuẩn, đã ca ngợi văn hoá Việt và nói ông cảm phục Bà Trùng Quang, vị tác giả trước khi từ trần còn góp phần bảo tồn ngôn ngữ văn hoá truyền thống cho tương lai của người Việt tại Mỹ.
Các Giải Đặc Biệt và Danh Dự
Như đã loan báo, 9 tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIV: Trần Đức Lợi với bài viết "Cô Bé Có Con Ngươi Hình Tam Giác," Nguyễn Đức Long với bài viết "Tình," Tôn Nữ Thu Dung với bài viết “Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ," Nguyễn Công Khanh với bài viết "Tam Giáo Đồng Hành," Nguyễn Ngọc Hoa với bài viết "Tấm Phiếu Định Mệnh," Giang Thiên Tường với bài viết "Chung Một Mảnh Vườn," Nguyễn Hữu Tài với bài viết "Bão Về," Hoàng Ân với bài viết "Mơ Về Cali," và Trần Thiện Phi Hùng với bài viết "Cô Nhi Viện và Viện Dưỡng Lão."
Trước khi phát ba giải chính, mọi người được xem phim giới thiệu các trích đoạn những bài viết thắng giải của 3 tác giả Mimosa Phương Vinh, Phan và Khôi An, với phần hình ảnh phụ họa đẹp và thú vị.
Và kết quả được chính thức công bố:
* Khôi An: Ba câu chuyện nhỏ
Tác giả Khôi An được Bố Mẹ cho rời gia đình, cùng em gái vượt biển khi hai chị em còn tuổi học trò. Định cư tại San Jose từ năm 1984, chin năm sau, từ 1993, cô là kỹ sư cho hãng Intel. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2008, Khôi An nhận giải Danh Dự 2009, thêm giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2010. Và ba năm sau, nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2013, do “hoa hậu tiền nhiệm 2012” là Lê Thị tức Calvin Trần trao tặng.
Sau đây là bài phát biểu đặc biệt của tác giả Khôi An sau khi nhận giải từ Lê Thị/Calvin Trần:
Kính chào quý vị,
Khôi An rất xúc động khi được nhận giải chung kết Tác Giả, Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2013. Có thể nói con đường đưa Khôi An đến đây hôm nay đã được dệt bằng những câu chuyện. Vì vậy, để đón nhận vinh dự này, Khôi An thấy không gì hợp hơn là tiếp tục kể chuyện. Xin gởi đến quý vị ba câu chuyện thật ngắn.
Câu chuyện thứ nhất:
Khôi An thích viết văn từ bé. Mới 6, 7 tuổi Khôi An đã xé giấy trong vở học, đóng thành những quyển sách nhỏ xíu rồi viết vào đó. Nghĩ là tự sáng tác, tự xuất bản, và tự thưởng thức. Nhưng biến cố 1975 xảy ra. Từ đó, những quyển vở trở thành hết sức hiếm hoi nên Khôi An không dám xé ra để viết chuyện nữa. Nhưng lý do quan trọng hơn là lúc đó Khôi An phải chứng kiến quá nhiều điều dối trá trên báo chí.
Từ đó, Khôi An mất niềm tin vào truyền thông. Đồng thời Khôi An đã thấm thía bài học: muốn yên thân thì phải im lặng hoặc phải ca tụng những điều mình chán ghét. Vì thế, Khôi An không còn thích viết.
Câu chuyện thứ hai:
Sau khi Khôi An qua Mỹ được mấy năm, Khôi An đọc được một bài viết với những câu:
“Một buổi chiều mười ba năm trước, trong đại họa lớn nhất xẩy ra cho đời mình và từ một khung cửa Nhã đứng, tôi đã đi thoát được. Đã sống.
Tôi được yên lành sau hai tháng nằm ẩn cheo leo dưới mái nhà Từ Nhã, có đêm công an phường ập vào xét, Nhã phải chỉ cho tôi leo lên nằm ẩn ở một gờ mái. May mắn nữa vì Nhã tìm ra được đường dây vượt biển, giao được tôi cho tổ chức đưa người…”
Đó là những câu trong bài viết của nhà văn Mai Thảo trong số đặc biệt của tạp chí Văn, tháng Tư, 1989, số đặc biệt chào mừng cô chú Nhã Ca-Trần Dạ Từ tới Thụy Điển.
Câu chuyện thứ ba:
Khôi An tự cho là mình thuộc về một thế hệ đặc biệt. Thệ hệ nhỏ đủ để bị đào tạo dưới mái trường Cộng Sản, nhưng lớn đủ để có ít nhiều ký ức về miền Nam trước đó. Có lẽ vì trải qua những thay đổi quá khốc liệt khi còn non nớt nên tâm hồn của nhiều người, trong đó có Khôi An, có những mảng rất chậm lớn – mà người ta gọi là bị chựng lại. Cho nên dù đã xa Việt Nam tới mấy chục năm, Khôi An vẫn cảm thấy như là sự chia cắt còn rất mới.
Sống trên đất Mỹ Khôi An đã có cơ hội thấy và hiểu rằng người Do Thái lưu lạc cả ngàn năm nhưng nhờ giữ được hồn Do Thái, họ đã trở về lập nên một quốc gia hùng mạnh.
Được hưởng thanh bình, ấm no, và biết bao phương tiện văn minh, Khôi An thấy mình có trách nhiệm giữ gìn và quảng bá những cái hay, cái đẹp của văn hóa Việt. Đó chính là giữ ngọn lửa Việt cho một ngày trở về. Điều đó luôn ở trong đầu Khôi An, nhưng Khôi An không nói ra với ai. Cho tới một ngày năm 2008 có người bạn chỉ đường vào Hội Ái Hữu cựu học sinh TV trên forum Việt Báo. Từ đó Khôi An tìm thấy mục Viết Về Nước Mỹ và biết là Việt Báo do cô chú Nhã Ca – Trần Dạ Từ sáng lập. Và Khôi An đã gởi những suy nghĩ, ước mơ trong lòng tới Viết Về Nước Mỹ.
Thưa quý vị,
Khôi An đứng đây hôm nay là do sự nối kết của những chuyện mới nghe qua có vẻ như riêng rẽ mà Khôi An vừa kể. Khi gặp được một diễn đàn được dẫn dắt bằng hai người đã đối xử cực kỳ tốt với bạn trong lúc nguy hiểm, khốn khó nhất thì Khôi An thấy ngay rằng Viết Về Nước Mỹ là một người bạn tin cẩn để Khôi An gửi gấm những vui buồn, những bài học, những khắc khoải, những hoài bão của mình. Và người bạn đó sẽ hiểu Khôi An.
Vì vậy Khôi An đã viết trở lại sau hơn ba mươi năm.
Thưa quý vi,
Khôi An hy vọng là với những bài viết của mình, Khôi An đã và sẽ góp phần giữ ngọn lửa văn hóa Việt. Ngọn lửa được truyền lại từ một người đã cống hiến tâm huyết cho tới những ngày tháng cuối cùng của đời, bác Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ngọn lửa mà một người muốn góp phần gìn giữ ngay cả sau khi bà đã mất đi là cụ Trùng Quang.
Hôm nay, Khôi An xin cám ơn thế hệ các cô chú đã mở đầu Viết Về Nước Mỹ. Khôi An, thuộc đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, sẽ cố gắng hơn để cùng với thế hệ “Bé Viết Văn Việt” phát triển những thành quả đã đạt được.
Khôi An mong chúng ta cùng nhau góp sức với niềm tin rằng khi văn hóa Việt được trân trọng, được phát huy thì một nước Việt tự do, hạnh phúc sẽ không phải là ước mơ xa.
Gây quĩ cho Viết Về Về Nước Mỹ
Lê Thị, “tác giả hoa hậu Viết Về Nước Mỹ 2012, là bút hiệu của Calvin Trần, 35 tuổi, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính. Truyền hình Bravo, chương trình thời trang, chọn Cavin Trần là nhân vật nổi bật. Video Thuý Nga Paris từng vinh danh Calvin Trần là người Việt thành công nhất trong ngành thời trang tại Hoa Kỳ.
Đến Mỹ năm 12 tuổi, xuất thân từ đại học nghệ thuật "The Illinois Institute of Art" và mau chóng nổi tiếng với các cửa tiệm thời trang tại New York, Chicago, San Francisco, do Calvin Trần thiết kế, anh được chọn là cựu sinh viên thành công nhất của trường và trở thành spokesperson cho một loạt phim quảng bá đại học này tại khắp nước Mỹ.
Nhiều mẫu thời trang mới lạ của Calvin thường được nhắc nhở trên The New York Times, Women's Wear Daily, Lucky Magazine, Chicago Social, The Men's Book, The San Francisco Chronicle, US Weekly và Cosmopolitan. Nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Drew Barrymore, Brooke Shields, Gina Gershon, Cameron Diaz, Sandrah Oh và Piper Perabo từng diện các bộ quần áo của Calvin Tran. Khán giả của đài Bravo, chương trình The Ultimate Collection ở mùa thứ Hai, điều hợp bởi nàng siêu mẫu Iman và nhà thiết kế thời trang danh tiếng Isaac Mizrahi, hẳn đều đã từng trải qua những những tràng cười không thể cưỡng lại do Calvin Tran mang tới. Câu nói nổi tiếng nhất của anh là "Here Go Hell Come", (hiểu nôm na là "quỷ sứ, địa ngục là đây") gây cảm hứng tạo ra hàng loạt thước phim mang nặng tính hài hước ngang ngược của Calvin Trần.
Với sức viết khác thường, thể hiện qua một loạt tự truyện về bi kịch đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị trở thành tác giả đồng tính đầu tiên nhận Giải thưởng Việt Báo 2012. Cho tới nay, loạt tự truyện 11 bài của Lê Thị trên Vietbao.com đã có hơn 500,000 lượt người đọc.
Từ New York bay về dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm nay, Lê Thị/Calvin Trần mang theo một số mẫu thời trang mới của anh về để trình diễn đấu giá gây quĩ tặng giải thưởng Việt Báo. Với sự hợp sức của MC Thụy Trinh và những người mẫu tài tử giờ chót không tập dượt, show thời trang 15 phút của Calvin đã diễn ra sôi nổi và thu được 4,600 mỹ kim. Khi trao tặng ngân khoản thu được cho Việt Báo Foundation, Lê Thị/Calvin Trần hẹn họp mặt năm tới sẽ góp show “huy hoàng hơn.” Sau đây là một số hình ảnh show thời trang năm nay:
Tham dự họp mặt 2013 có nhiều vị quý khách như Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện Chủ Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm từ Chùa Việt Nam, Los Angeles; Ni Sư Thích Nữ Như Ngọc, Trú Trì Chùa A Di Đà, Westminster; Ni Sư Thích Nữ Chơn Thiền và NS Thích Nữ Chơn Diệu, Trú Trì Thiền Viện Sùng Nghiêm, Garden Grove; đại diện Dân Biểu Alan Lowenthal là Lý Vĩnh Phong; Nghị Viên Westminster Andy Quách; Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove Luật Sư Nguyễn Quốc Lân; Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove Bảo Nguyễn; Ông Bà Thái Tú Hạp và Ái Cầm, Tuần Báo Saigon Times; Luật Sư Đỗ Phủ và các bạn của đài SBTN và SET; Anh Phạm Phú Thiện Giao, Cô Hoàng Vĩnh, Anh Đinh Quang Anh Thái, Ngọc Lan, Lâm Hoài Thạch từ Nhật Báo Người Việt; Ký giả Thanh Phong Từ Nhật Báo Viễn Đông; Ông Bà Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê từ Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, v.v...
Sau đây là một số hình ảnh tiếp tân, gặp gỡ từ buổi họp mặt:
*
WESTMINSTER (VB) Trên 400 quan khách, các tác giả Viết Về Nước Mỹ, Bé Viết Văn Việt, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, đại diện truyền thông, và thân hữu Việt Báo đã tham dự buổi lễ phát Giải Việt Báo và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2013, tại Nhà Hàng Moonlight Restaurant, trên đường Beach, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, 11 tháng Tám, 2013. Sinh hoạt giải Bé Viết Văn Việt xin xem Trang Thiếu Nhi Việt Báo, Chủ Nhật 18-8-2013. Sau đây là tường thuật phần Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, chương trình được điều hợp bởi MC Thụy Trinh và Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng.
Bắt đầu bằng hình ảnh tưởng nhớ từ Năm Thứ Nhất:
Năm thứ nhất Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động từ 30 Tháng Tư, 2000. Hình trên: Mẫu bìa sách in lần thứ nhất. Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, vị huynh trưởng của Việt Báo đồng thời là chủ khảo đầu tiên của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ công bố kết quả giải thưởng và ra mắt sách tại Thư viện TT. Nixon, 29-11-2000. Mười năm sau, tháng Tám 2010, ông viết trên Việt Báo,“Tôi đã thấy những tiến bộ rõ rệt, nên nghĩ chương trình Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.”
Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, 92 tuổi, từ trần tại San Jose ngày 12 tháng Tám, 2012, cùng ngày họp mặt năm thứ XII-XIII của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Hơn 400 người họp mặt đã trân trọng tưởng niệm ông.Việt Báo Viết Về Nước Mỹ tiếp tục sang năm thứ hai 2001, Bà Trùng Quang, 92 tuổi, góp bài “Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ.” Họp mặt năm thứ ba, 27-12-2002, Việt Báo trân trọng vinh danh Bà. Vị tác giả trưởng thượng phát biểu kêu gọi mọi người cùng Viết Về Nước Mỹ, giúp con cháu gốc Việt sau này có được những trang sử sống về ông bà cha mẹ. Hình trên: nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, người học trò cũ của Bà thời Hà Nội, nhà báo Duy Sinh, chủ tịch Hội Báo chí Truyền Thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ và Nhã Ca, chủ nhiệm Việt Báo, trân trọng đón tiếp Bà.
Bà Trùng Quang từ trần ngày 6 tháng Chín, 2012 tại San Jose, hưởng đại thọ 101 tuổi. Vị trưởng nam của Bà là Ông Đỗ Doãn Quế sau đó chuyển đến Việt Báo Foundation ngân khoản mười ngàn (10,000) mỹ kim do Bà di tặng, nói là để tiếp sức cho chương trình Viết Về Nước Mỹ.*
“Từ tâm nguyện chung của cộng đồng gốc Việt, ý chí của lớp người mở đường đã trở thành sức mạnh mà chúng ta thừa kế, Viết Về Nước Mỹ tiếp tục sang năm thứ 15,” Nhã Ca nói trong lời khai mạc. Và nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, người bạn quí từ buổi đầu của Việt Báo, chào mừng quan khách và chúc mừng sách mới Viết Về Nước Mỹ 2013.
Kiều Chinh: “Đây là bộ sách lịch sử ngàn người viết của người Việt hải ngoại. Cuốn sách thứ 16. Hơn 10 ngàn trang sách. Trân trọng chúc mừng.”
Họp mặt năm thứ XIV, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California địa hạt 34 Lou Correa, người đã nhiều năm tham dự và khích lệ chương trình Viết Về Nước Mỹ, ngợi ca các tác giả Viết Về Nước Mỹ và những bài viết về cuộc sống của người Việt ở Mỹ. Ông nói rằng các thế hệ mai sau khi đọc những bài Viết Về Nước Mỹ sẽ hiểu được cuộc sống của cha ông họ. Ảnh: Hoà Bình nhận bảng Vinh Danh do Thượng Nghị Sĩ California Lou Correa trao tặng.
Tiếp theo, đại diện thành phố Westminster do Thị trưởng Trí Tạ và Nghị viên Sergio Contreras đã trao tặng bảng vinh danh cho nhà báo Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo.
Trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ là Nhà Báo Nguyễn Xuân Nghĩa điều hợp phần đầu lễ phát giải. Ông giới thiệu 10 thành viên Ban Tuyển Chọn 2013, gồm Trương Ngọc Bảo Xuân, Bồ Tùng Ma, Bồ Đại Kỳ, Nguyễn Viết Tân, Nhã Ca, Phạm Quyến, Hòa Bình, và 3 người vắng mặt vì ở xa không về kịp là các tác giả Lê Tường Vi, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Duy An.
1.Giải Trùng Quang năm đầu tiên:Dành cho “Sức mạnh ngôn ngữ, văn hoá Việt”.
Đặc biệt, Nhà Báo Nguyễn Xuân Nghĩa công bố là từ đây, giải thưởng Việt Báo hàng năm sẽ có thêm một giải mới mang tên Bà Trùng Quang. Người biên tập của giải Việt Báo là Trần Dạ Từ nói về vị tác giả trưởng thượng và giải thưởng, như Việt Báo đã công bố trước đây:
“Bà Trùng Quang là bậc nữ lưu tiền phong của thế kỷ 20, nhà hoạt động xã hội, bảo vệ nữ quyền và là nhà giáo, nhà báo, nhà thơ sống gắn bó lâu bền nhất với tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá lịch sử Việt. Bà Trùng Quang, nhũ danh Lê Thị Tuyên, sinh ngày 1 tháng Một 1912 tại Việt Nam, mất ngày 6 tháng Chín, 2012 tại Hoa Kỳ, sống hơn 101 năm. Nhờ hưởng đại thọ, Bà là người duy nhất trong lịch sử quốc ngữ trên trăm tuổi vẫn làm thơ viết văn.
“Vượt biển sang Pháp rồi sang Mỹ từ 1979, Bà định cư tại San Jose, Bắc California.
“Ở tuổi 80, Bà trở lại đại học Mỹ và tiếp tục sáng tác.
“Vào tuổi 90, năm 2001, với bài viết "Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ", Bà kể chuyện vượt biển, định cư, hội nhập và kêu gọi mọi người cùng viết về nước Mỹ, để gìn giữ cho con cháu mai sau những trang sử sống của cộng đồng gốc Việt.
“Trước lúc lâm chung, Bà đã tự sắp xếp dặn dò mọi việc hậu sự và con cháu tuyệt đối vâng theo. Tang lễ được tổ chức riêng tư trong gia đình thân tộc. Tháng Sáu 2013, vị trưởng nam của Bà là Ông Đỗ Doãn Quế đã chuyển tới Việt Báo ngân khoản 10,000 mỹ kim do Bà di tặng cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
“Với lòng tưởng nhớ và biết ơn vị tác giả trưởng thượng, Việt Báo quyết định thành lập thêm giải viết văn mang tên Bà Trùng Quang, cùng tiến hành với giải thưởng Việt Báo. Tôn chỉ Giải Trùng Quang thể hiện tâm huyết mà Bà hằng sống và nhắc nhở, là gìn giữ tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá Việt trong đời sống của người Việt hải ngoại.”
Tiếp theo, Trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết Nguyễn Xuân Nghĩa nhấn mạnh là tuy dành cho tất cả mọi người cùng viết, nhưng mục đích gìn giữ, phát triển tiếng Việt, chữ Việt, văn hoá Việt mà giải Trùng Quang đề ra là hướng về tương lai, mong mỏi có sự tham dự của lớp trẻ. Ông nói từ bây giờ, rất mong sớm có bài viết của các em thiếu nhi từng nhận giải Bé Viết Văn Việt 10 năm trước, nay đã trưởng thành hoặc đang là những sinh viên sắp tốt nghiệp. Sau lời kêu gọi trên, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa loan báo: Người thắng giải Trùng Quang năm đầu tiên là trường hợp đặc biệt, một người Mỹ gốc Pháp trực tiếp viết văn làm thơ bằng Việt ngữ: tác giả Sáu Steven Brown.
Ông Brown trước năm 1975 là quân nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam và lấy vợ Việt. Ông biết đọc và viết tiếng Việt. Ông có tới 7 người con hiện sống ở Tiểu Bang Ohio. Ông Sáu viết 3 tự truyện bằng tiếng Việt trong đó kể chuyện tình 40 năm của chàng lính Mỹ với cô gái Việt và “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”. Tác giả thắng giải Sáu Steve Brown bằng loại tiếng Việt tiêu chuẩn, đã ca ngợi văn hoá Việt và nói ông cảm phục Bà Trùng Quang, vị tác giả trước khi từ trần còn góp phần bảo tồn ngôn ngữ văn hoá truyền thống cho tương lai của người Việt tại Mỹ.
Ông Đỗ Doãn Quế, vị trưởng nam của Bà Trùng Quang về từ San Jose, khi trao Giải Văn Học Trùng Quang cho tác giả Sáu Steven Brown, đã ca ngợi “cuộc hành trình tiếng Việt” của tác giả Sáu Steve Brown là tấm gương sáng cho những người gốc Việt noi theo. Phía sau, từ trái: Trương Ngọc Bảo Xuân, Bồ Tùng Ma và Nhã Ca. Trong số quan khách tham dự lễ phát giải, có gia đình thân nhân của Cố nữ sĩ Trùng Quang.
Ảnh: Con cháu Bà Trùng Quang. Góc phải: Vị trưởng tộc họ Lê Hạ Vĩnh tại hải ngoại: Ông Lê Văn Dương, trước 1975 là sĩ quan QLVNCH, Trưởng Khối Quân Sử thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, và trưởng nam Lê Khoa. Góc trái là Ông Đỗ Doãn Quế, trưởng nam của Bà Trùng Quang.
2. Viết Về Nước Mỹ 2013:Các Giải Đặc Biệt và Danh Dự
Như đã loan báo, 9 tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIV: Trần Đức Lợi với bài viết "Cô Bé Có Con Ngươi Hình Tam Giác," Nguyễn Đức Long với bài viết "Tình," Tôn Nữ Thu Dung với bài viết “Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ," Nguyễn Công Khanh với bài viết "Tam Giáo Đồng Hành," Nguyễn Ngọc Hoa với bài viết "Tấm Phiếu Định Mệnh," Giang Thiên Tường với bài viết "Chung Một Mảnh Vườn," Nguyễn Hữu Tài với bài viết "Bão Về," Hoàng Ân với bài viết "Mơ Về Cali," và Trần Thiện Phi Hùng với bài viết "Cô Nhi Viện và Viện Dưỡng Lão."
Hình trên: Thị Trưởng Westminster Trí Tạ trao giải cho tác giả Trần Đức Lợi, Tammy Trần đại diện Cộng Đồng Á Châu của Edison trao giải cho tác giả Tôn Nữ Thu Dung, Ông Ed Robidon của Edison International trao giải cho tác giả Giang Thiên Tường, Nhà báo Nguyễn Khắc Nhân trao giải cho tác giả Nguyễn Ngọc Hoa, nhà thơ Du Tử Lê trao giải cho tác giả Nguyễn Hữu Tài, cô Kristen Phan của Ngân Hàng Wells Fargo trao giải cho tác giả Xuân Nguyễn đại diện tác giả Nguyễn Đức Long.
Bẩy Giải Danh Dự gồm các tác giả: Vũ Công Ynh, Donna Nguyễn, Phương Hoa, Cao Đắc Vinh, Đức Nguyễn, Kevin Huy Phạm và Vĩnh Chánh. Chủ Bút Việt Báo Phan Tấn Hải trao giải cho tác giả Vũ Công Ynh với bài viết "Puppy và Nàng," và "Rộn Tiếng Cười Mê Say." Tác giả Nguyễn Viết Tân trao giải cho tác giả Donna Nguyễn với bài viết "Tết Bắc Cali," và "Ông Cụ Đi Xe Đò Hoàng."Bác sĩ Võ Văn Tùng trao giải cho tác giả Vĩnh Chánh với bài viết “30 Tháng Tư 1795: Tháng Ngày Tao Loạn"; Tác giả Bồ Tùng Ma trao giải cho tác giả Phương Hoa với bài viết "Thằng Nước Mắm." Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân trao giải cho tác giả Cao Đắc Vinh với bài viết "Đại Học Yale và Thành Phố New York." Tác giả Phạm Hoàng Chương trao giải cho tác giả Kevin Huy Phạm với bài viết "Two Halves." Dược sĩ Trần Thu Hằng trao giải cho tác giả Đức Nguyễn, bài viết "Ừ Thôi Ta Về."
3. Ba giải thưởng chínhTrước khi phát ba giải chính, mọi người được xem phim giới thiệu các trích đoạn những bài viết thắng giải của 3 tác giả Mimosa Phương Vinh, Phan và Khôi An, với phần hình ảnh phụ họa đẹp và thú vị.
Và kết quả được chính thức công bố:
Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2013: Tác giả Mimosa Phương Vinh, về từ tiểu bang Tenessee, với bài viết "Thiên Thần Đen," do nhà văn Nhã Ca trao giải.
Giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013: Tác giả Phan. với bài “Hụt Hẫng Bài Học Mỹ” và "Con Rơi Con Rớt." Phan là một nhà báo quen biết, về từ Dallas, nhận giải do nữ tài tử Kiều Chinh trao tặng.
Và giờ phút quyết định sau cùng là Giải Chung Kết Tác Giả - Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là giải thưởng chính trong năm với phần thưởng 10,000 mỹ kim, thường được gọi đùa là “Giải Hoa Hậu VVNM. Tác giả Hoa hậu năm nay là Khôi An, về từ San Jose, với bài viết "Những Đoạn Đường Cho Nhau" và nhiều bài viết giá trị khác.*
* Khôi An: Ba câu chuyện nhỏ
Tác giả Khôi An được Bố Mẹ cho rời gia đình, cùng em gái vượt biển khi hai chị em còn tuổi học trò. Định cư tại San Jose từ năm 1984, chin năm sau, từ 1993, cô là kỹ sư cho hãng Intel. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2008, Khôi An nhận giải Danh Dự 2009, thêm giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2010. Và ba năm sau, nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2013, do “hoa hậu tiền nhiệm 2012” là Lê Thị tức Calvin Trần trao tặng.
Sau đây là bài phát biểu đặc biệt của tác giả Khôi An sau khi nhận giải từ Lê Thị/Calvin Trần:
Kính chào quý vị,
Khôi An rất xúc động khi được nhận giải chung kết Tác Giả, Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2013. Có thể nói con đường đưa Khôi An đến đây hôm nay đã được dệt bằng những câu chuyện. Vì vậy, để đón nhận vinh dự này, Khôi An thấy không gì hợp hơn là tiếp tục kể chuyện. Xin gởi đến quý vị ba câu chuyện thật ngắn.
Câu chuyện thứ nhất:
Khôi An thích viết văn từ bé. Mới 6, 7 tuổi Khôi An đã xé giấy trong vở học, đóng thành những quyển sách nhỏ xíu rồi viết vào đó. Nghĩ là tự sáng tác, tự xuất bản, và tự thưởng thức. Nhưng biến cố 1975 xảy ra. Từ đó, những quyển vở trở thành hết sức hiếm hoi nên Khôi An không dám xé ra để viết chuyện nữa. Nhưng lý do quan trọng hơn là lúc đó Khôi An phải chứng kiến quá nhiều điều dối trá trên báo chí.
Từ đó, Khôi An mất niềm tin vào truyền thông. Đồng thời Khôi An đã thấm thía bài học: muốn yên thân thì phải im lặng hoặc phải ca tụng những điều mình chán ghét. Vì thế, Khôi An không còn thích viết.
Câu chuyện thứ hai:
Sau khi Khôi An qua Mỹ được mấy năm, Khôi An đọc được một bài viết với những câu:
“Một buổi chiều mười ba năm trước, trong đại họa lớn nhất xẩy ra cho đời mình và từ một khung cửa Nhã đứng, tôi đã đi thoát được. Đã sống.
Tôi được yên lành sau hai tháng nằm ẩn cheo leo dưới mái nhà Từ Nhã, có đêm công an phường ập vào xét, Nhã phải chỉ cho tôi leo lên nằm ẩn ở một gờ mái. May mắn nữa vì Nhã tìm ra được đường dây vượt biển, giao được tôi cho tổ chức đưa người…”
Đó là những câu trong bài viết của nhà văn Mai Thảo trong số đặc biệt của tạp chí Văn, tháng Tư, 1989, số đặc biệt chào mừng cô chú Nhã Ca-Trần Dạ Từ tới Thụy Điển.
Câu chuyện thứ ba:
Khôi An tự cho là mình thuộc về một thế hệ đặc biệt. Thệ hệ nhỏ đủ để bị đào tạo dưới mái trường Cộng Sản, nhưng lớn đủ để có ít nhiều ký ức về miền Nam trước đó. Có lẽ vì trải qua những thay đổi quá khốc liệt khi còn non nớt nên tâm hồn của nhiều người, trong đó có Khôi An, có những mảng rất chậm lớn – mà người ta gọi là bị chựng lại. Cho nên dù đã xa Việt Nam tới mấy chục năm, Khôi An vẫn cảm thấy như là sự chia cắt còn rất mới.
Sống trên đất Mỹ Khôi An đã có cơ hội thấy và hiểu rằng người Do Thái lưu lạc cả ngàn năm nhưng nhờ giữ được hồn Do Thái, họ đã trở về lập nên một quốc gia hùng mạnh.
Được hưởng thanh bình, ấm no, và biết bao phương tiện văn minh, Khôi An thấy mình có trách nhiệm giữ gìn và quảng bá những cái hay, cái đẹp của văn hóa Việt. Đó chính là giữ ngọn lửa Việt cho một ngày trở về. Điều đó luôn ở trong đầu Khôi An, nhưng Khôi An không nói ra với ai. Cho tới một ngày năm 2008 có người bạn chỉ đường vào Hội Ái Hữu cựu học sinh TV trên forum Việt Báo. Từ đó Khôi An tìm thấy mục Viết Về Nước Mỹ và biết là Việt Báo do cô chú Nhã Ca – Trần Dạ Từ sáng lập. Và Khôi An đã gởi những suy nghĩ, ước mơ trong lòng tới Viết Về Nước Mỹ.
Thưa quý vị,
Khôi An đứng đây hôm nay là do sự nối kết của những chuyện mới nghe qua có vẻ như riêng rẽ mà Khôi An vừa kể. Khi gặp được một diễn đàn được dẫn dắt bằng hai người đã đối xử cực kỳ tốt với bạn trong lúc nguy hiểm, khốn khó nhất thì Khôi An thấy ngay rằng Viết Về Nước Mỹ là một người bạn tin cẩn để Khôi An gửi gấm những vui buồn, những bài học, những khắc khoải, những hoài bão của mình. Và người bạn đó sẽ hiểu Khôi An.
Vì vậy Khôi An đã viết trở lại sau hơn ba mươi năm.
Thưa quý vi,
Khôi An hy vọng là với những bài viết của mình, Khôi An đã và sẽ góp phần giữ ngọn lửa văn hóa Việt. Ngọn lửa được truyền lại từ một người đã cống hiến tâm huyết cho tới những ngày tháng cuối cùng của đời, bác Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ngọn lửa mà một người muốn góp phần gìn giữ ngay cả sau khi bà đã mất đi là cụ Trùng Quang.
Hôm nay, Khôi An xin cám ơn thế hệ các cô chú đã mở đầu Viết Về Nước Mỹ. Khôi An, thuộc đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, sẽ cố gắng hơn để cùng với thế hệ “Bé Viết Văn Việt” phát triển những thành quả đã đạt được.
Khôi An mong chúng ta cùng nhau góp sức với niềm tin rằng khi văn hóa Việt được trân trọng, được phát huy thì một nước Việt tự do, hạnh phúc sẽ không phải là ước mơ xa.
*
Chương trình họp mặt giải Việt Báo 2013 được giới thiệu và điều hợp bởi MC Thụy Trinh và Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng.
Xen kẽ từng phần phát giải là các màn trình diễn ca khúc nghệ thuật. Ca khúc của các nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Đông lần lượt được trình bầy song ca hoặc đơn ca bởi các danh ca Quỳnh Giao, Kim Tước, với phần ban nhạc do nhạc sĩ Hoàng Công Luận.Hình, từ trái: Hoàng Công Luận, Quỳnh Giao, Kim Tước.
Và các ca khúc Đoàn Chuẩn & Từ Linh; Trần Dạ Từ được trình bầy bởi tiếng hát Quang Tuấn.
4. Trình diễn Thời Trang Calvin TrầnGây quĩ cho Viết Về Về Nước Mỹ
Lê Thị, “tác giả hoa hậu Viết Về Nước Mỹ 2012, là bút hiệu của Calvin Trần, 35 tuổi, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính. Truyền hình Bravo, chương trình thời trang, chọn Cavin Trần là nhân vật nổi bật. Video Thuý Nga Paris từng vinh danh Calvin Trần là người Việt thành công nhất trong ngành thời trang tại Hoa Kỳ.
Đến Mỹ năm 12 tuổi, xuất thân từ đại học nghệ thuật "The Illinois Institute of Art" và mau chóng nổi tiếng với các cửa tiệm thời trang tại New York, Chicago, San Francisco, do Calvin Trần thiết kế, anh được chọn là cựu sinh viên thành công nhất của trường và trở thành spokesperson cho một loạt phim quảng bá đại học này tại khắp nước Mỹ.
Nhiều mẫu thời trang mới lạ của Calvin thường được nhắc nhở trên The New York Times, Women's Wear Daily, Lucky Magazine, Chicago Social, The Men's Book, The San Francisco Chronicle, US Weekly và Cosmopolitan. Nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Drew Barrymore, Brooke Shields, Gina Gershon, Cameron Diaz, Sandrah Oh và Piper Perabo từng diện các bộ quần áo của Calvin Tran. Khán giả của đài Bravo, chương trình The Ultimate Collection ở mùa thứ Hai, điều hợp bởi nàng siêu mẫu Iman và nhà thiết kế thời trang danh tiếng Isaac Mizrahi, hẳn đều đã từng trải qua những những tràng cười không thể cưỡng lại do Calvin Tran mang tới. Câu nói nổi tiếng nhất của anh là "Here Go Hell Come", (hiểu nôm na là "quỷ sứ, địa ngục là đây") gây cảm hứng tạo ra hàng loạt thước phim mang nặng tính hài hước ngang ngược của Calvin Trần.
Với sức viết khác thường, thể hiện qua một loạt tự truyện về bi kịch đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị trở thành tác giả đồng tính đầu tiên nhận Giải thưởng Việt Báo 2012. Cho tới nay, loạt tự truyện 11 bài của Lê Thị trên Vietbao.com đã có hơn 500,000 lượt người đọc.
Từ New York bay về dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm nay, Lê Thị/Calvin Trần mang theo một số mẫu thời trang mới của anh về để trình diễn đấu giá gây quĩ tặng giải thưởng Việt Báo. Với sự hợp sức của MC Thụy Trinh và những người mẫu tài tử giờ chót không tập dượt, show thời trang 15 phút của Calvin đã diễn ra sôi nổi và thu được 4,600 mỹ kim. Khi trao tặng ngân khoản thu được cho Việt Báo Foundation, Lê Thị/Calvin Trần hẹn họp mặt năm tới sẽ góp show “huy hoàng hơn.” Sau đây là một số hình ảnh show thời trang năm nay:
Tường Vi, áo đen cạnh Calvin Trần.
Sabrina Anh Trâm áo vằn cạnh Thụy Trinh
Ngân Hà và Lê Thị.
Huỳnh Anh áo đen.
Tác giả Bảo Xuân và ái nữ Ellizabeth, cùng tác giả Khôi An tham gia cuộc đấu giá áo đỏ do Krystal Thụy Linh trình diễn. Và kết quả là…
Mẫu áo đỏ do Cavil Trần thiết kế thuộc về Elizabeth.
*
Tham dự họp mặt 2013 có nhiều vị quý khách như Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện Chủ Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm từ Chùa Việt Nam, Los Angeles; Ni Sư Thích Nữ Như Ngọc, Trú Trì Chùa A Di Đà, Westminster; Ni Sư Thích Nữ Chơn Thiền và NS Thích Nữ Chơn Diệu, Trú Trì Thiền Viện Sùng Nghiêm, Garden Grove; đại diện Dân Biểu Alan Lowenthal là Lý Vĩnh Phong; Nghị Viên Westminster Andy Quách; Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove Luật Sư Nguyễn Quốc Lân; Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove Bảo Nguyễn; Ông Bà Thái Tú Hạp và Ái Cầm, Tuần Báo Saigon Times; Luật Sư Đỗ Phủ và các bạn của đài SBTN và SET; Anh Phạm Phú Thiện Giao, Cô Hoàng Vĩnh, Anh Đinh Quang Anh Thái, Ngọc Lan, Lâm Hoài Thạch từ Nhật Báo Người Việt; Ký giả Thanh Phong Từ Nhật Báo Viễn Đông; Ông Bà Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê từ Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, v.v...
Sau đây là một số hình ảnh tiếp tân, gặp gỡ từ buổi họp mặt:
Phái viên Little Saigon TV phỏng vấn dàn tiếp tân trước giờ mở cửa.
Các tác giả ký sách mới: Thanh Mai, về từ Minnesota và Hải quân Trung Tá Paul LongMỹ, đến từ mẫu hạm nguyên tử lớn nhất của nước Mỹ CVN-70.
Đón bạn văn ngoài cửa, bằng hữu 40 năm gặp lại, từ trái: Bồ Đại Kỳ, Trần Dạ Từ, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Hữu Đông.
Một hình ảnh chung.
Cắt bánh họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2013. Từ trái: Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Khôi An, Kiều Chinh, Lê Thị, Phan và Sáu Steve Brown.
Sau phần phát giải là ăn tối, gặp gỡ hàn huyên./.
Mimosa Phương Vinh