Hôm nay,  

38 Năm Nhìn Lại

06/08/201300:00:00(Xem: 204168)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với giải thưởng Việt Báo. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco, đi làm bán thời gian và học xong College với ngành Library. Hiện đang làm việc tại thư viện của một trường trung Học Tư Thực tại San Francisco. Bài viết sau đây kể chuyện cô được mời “lên lớp” để trả lời thắc mắc của các học sinh Mỹ về đề tải Việt Nam. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

“May I have your attention! Today I invite Ms Mao Nguyen who works in schools Library comes to our class as a Guess Speaker talking about her life in Việt Nam, Please welcome Ms Mao Nguyen.”

Đó là những lời giới thiệu của Mr Andy Hammer vị giáo sư dạy sử lớp 12 tại 1 trường trung học Tư Thục Lick Wilmerding, San Francisco là nơi tôi đang làm việc ở đây. Hàng năm tới dip ông day về chiến tranh Việt Nam là ông ta mời tôi lên lớp để chia sẻ những kinh nghiệm của riêng tôi về Việt Nam, vì tôi là 1 trong 3 người Việt Nam duy nhất làm việc tại trường này.

Trong phần mở đầu tôi thường giới thiệu sơ lược thân thế của tôi là trước ngày 30/4/1975 là một công chức trong một đơn vị quân đội nằm trong Biệt Khu Thủ Đô. Sau khi Saigon thất thủ gia đình tôi cũng như bao gia đình Việt Nam khác phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Tôi nói về những người lính Việt Nam Cộng Hoà sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm những cấp sĩ quan và những người phục vụ cho VNCH đều bị đưa đi tu (mà người cộng sản thường gọi cái tên mỹ miều là đi... học tập cải tạo). Ban đầu họ nói chỉ đi có 10 ngày rồi sẽ được về với gia đình, nhưng rồi các gia đình chờ mong 1 năm 2 năm rồi 10 và hơn thế nữa.. chẳng ai có thể biết khi nào được trở về gặp mặt gia đình. Thậm chí hàng ngàn người chẳng có ngày về vì họ đã chết trong trai tù.

Sau hơn 15 năm sống dưới chế độ cai trị của miên Bắc Việt Nam, sau rất nhiều lần tôi đã cố đi vượt biển nhưng thất bại, từng phải đi tù vì bị bắt, nhưng cuối cùng tôi cũng đi thoát được đó là vào năm 1989 sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển. Chuyến thuyền vượt biền của chúng tôi gồm 156 người, kể cả trẻ em và người lớn. Khi thuyền chúng tôi vào được bãi biển Mã Lại, cảnh sát Mã Lai cho lệnh phải đẩy cả chiếc thuyền ra khơi, nhưng vì chiếc thuyền đã chết máy nên cuối cùng họ đành phải cho chúng tôi lên bờ và gọi Hội Red Cross tới để giúp chúng tôi.

- Could you tell about how did to come to America? Đó là câu hỏi của một em học sinh.

- Hội Red Cross làm thủ tục và cho xe Bus đến đưa chúng tôi đến tạm trú tại một trại tị nạn, sau đó chúng tôi được đưa đến trại tị nạn Pulau Bidong. Tôi ở trại này đuoc 6 tháng thì được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chuyển trại với một số người khác sang trại chuyển tiếp Sengai Pesi để chờ sang Philippine trước khi định cư tại Mỹ. Sau khi tôi ở Philippine đuoc 6 tháng để học hỏi về cách sống cũng như phương tiện di chuyển ở bên Mỹ, tôi và 32 người khác lên chuyến xe buýt để ra phi trường Manila đi sang Mỹ. Sau hơn 11 tiếng bay, trạm cuối cùng của tôi là San Francisco Airport, và tôi định cư tại thành phố này cho tới nay.

Tôi đã tóm tắt về cuộc hành trình của tôi đến Mỹ. Có nhiều em học sinh giơ tay muốn hỏi nhiều chi tiết về hành trình cũng như cuộc sống của tôi tại Việt Nam, tại trại tị nạn, và tại Mỹ. Tôi đã lần lượt trả lời từng em một, tất cả đã từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nghe tôi nói những khó khăn, những ngày tháng trong tù khi tôi đi vượt biên không thoát, có em còn muốn biết sự sống trong trại tù của các vị sĩ quan ra sao.

- Could you tell about your life after fall of Saigon 1975? Một em học sinh khác hỏi.

- Sau khi Saigon mất vào tay cộng sản miền Bắc, như tôi đă nói ở trên, cuộc sống của tôi và gia đình tôi cũng những toàn thể người miền Nam Việt Nam đều rơi vào tình trạng khốn khổ, như mất nhà cửa nếu sống trong một cái nhà lớn. Tôi phải đi học tập brain washed tại địa phuơng 3 ngày và không được đi làm trở lại vì nơi tôi làm việc đă bị người cộng sản chiếm đóng,.và tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác đã tìm cách vượt biên khỏi Việt Nam bang thuyền,vì ở đó chúng tôi không có cuộc sống của người bình thương vì tôi đã phục vụ cho VNCH.

- What did you do when you still in Refugee Camp? Mot em Hoc sinh hỏi.

- Mặc dù chỉ là tạm trú nơi đây nhưng Red Cross và các quốc gia tự do trên thế giới đã giúp đỡ rất nhiều để người Việt Nam tị nạn như tôi được cảm thấy tự do, mặc dù chúng tôi không cùng một huyết thống với họ. Tôi đã tham gia làm tình nguyện cho trại tị nạn giúp đỡ những người đến sau.

- How did you qualify for your resettlement in America? Một em học sinh khác đã hỏi tôi câu này.

Tôi đã nói với em nầy rằng, tôi khai với phái đoàn nơi tôi từng làm việc, công việc tôi đã làm. Tôi còn giữ một chứng chỉ khi tôi được đi học khóa huấn luyện cán bộ hoá công chức tại Vũng Tàu năm 1973, tấm chứng chỉ này là bằng chứng duy nhất cho tôi được tị nạn chính trị tại Mỹ.

- What did you do when you came to San Francisco? How could you get a job at this school? Một câu hỏi khác.

Tôi đã cho biết là người bảo trợ tôi, một gia đình người Việt, đã giúp tôi làm mọi thủ tục để nhận các trợ giúp của chính phủ cũng như ổn định chỗ ở.

Sau khi ổn định nơi ở, tôi bắt đầu ghi danh đi học tiếng Anh tại trường Community College, gọi là học ESL, vì tiếng Anh của tôi chẳng có là bao, chỉ quanh quẩn những chữ tôi học được ở Philippine như Where do you want to go? How are you toda?....

Song song với việc học tiếng anh, tôi ,phải đi làm thêm để có thêm tiền và có thể phụ giúp gia đình gồm mẹ và các em tôi còn ở lại Việt Nam. Tôi vào giúp việc nhà bếp cho một nhà hàng Việt Nam vào buổi tối. Sau một thời gian, một người bạn rủ tôi đi học ngành tóc để có một nghề, tôi có được license ngành này nhưng rồi tôi lại không làm được bao lâu vì mùi thuốc cứ làm tôi bịnh hoài nên tôi nghỉ.

Sau khi sống ở San Francisco được 2 năm, tôi vẫn giữ việc làm bếp, tôi quay ra đi học chữ, tôi ghi danh học tại trường San Francisco City College. Cuộc đời tôi vẫn cứ trôi theo năm tháng, vì tuổi đời tôi lúc đó đã 45 rồi chương trình chỉ cần 2 năm thi xong ,tôi phải mất là 5 năm mới xong. Tôi nhớ vào lớp học các học sinh trẻ thường gọi tôi là bác, hay cô, thậm chỉ còn hỏi tôi Bác có mấy cháu nội ngoại rồi. Công việc nhà hàng tôi vẫn giữ để có thu nhập.

Trong cùng thời điểm này tôi cũng không quên làm những thủ tục bảo lãnh mẹ tôi và gia đình các em còn lại Việt Nam. Sau hơn 11 năm chờ đợi, sau cùng mọi người trong gia đình tôi cũng được sang đây.

Trong năm cuối của ngành học tôi phải ghi danh làm internship một thư viện nào đó, tôi đã may mắn có một người bạn Việt Nam trẻ giúp tôi vào làm volunteer tại trường trung học Lick Wilmerding High School nầy. Sau 4 tháng thực tập, bà Lissa quyết định tuyền tôi thực thụ làm việc tại thư viện cho đến bây giờ.

- Could you tell me about your experiences on America? Một em khác hỏi tôi câu này.

Tôi đã giới thiệu với cả lớp cuốn Viết Về Nước Mỹ (Writing on America)bằng tiếng Anh, cuốn này được Viết Báo xuất bản năm 2010 kỷ niệm 10 năm chương trình Viết Về Nước Mỹ, do Iris tặng cho Micheal năm 2010.Và nói: “Các bạn có thể biết nhiều và hiểu nhiều về những chuyện vượt biền và những kinh nghiệm sống của người Việt Nam trên đường tìm kiến tự do và cuộc sống trên đất Mỹ, hãy đọc cuốn này, và tôi sẵn sàng check out cho các bạn bất cứ lúc nào, cuốn sách này nằm trong thư viện của trường.

- How do you feel now after 23 years you live and work in America? Một em học sinh gốc Latino hỏi tôi.

Tôi nói rằng tôi cảm thấy cuộc đời tôi thật là may mắn mặc dù tôi đến đây với cái tuổi không còn trẻ, nhưng nước Mỹ đã không phân biệt tuổi tác hay giới tính cũng như bạn từ đâu đến, và nhờ vậy, tôi đã có cơ hội làm việc với những người trẻ tuổi như các bạn đây. Nếu các bạn có những thắc mắc cần hỏi thì gặp tôi tại thư viện. Thank you for listening.

Hằng năm tôi vẫn thường được yêu cầu lên lớp để chia sẻ với các em học sinh cũng như vị giáo sư dạy sử về chuyện Việt Nam. Mỗi buổi lên lớp kéo dài chừng 2 giờ.

Vì các em đang học về chiến tranh, nên thường có rất nhiều câu hỏi liên quan đến trận chiến Việt Nam, như cề Tết Offense 1968 tức cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, câu hỏi về bức hình cô bé Phúc chạy loạn hoặc bức hình nổi tiếng của tướng Loan kê súng vào đầu một đặc công công sản.

Được bạn hữu cho biết trong báo xuân Việt Báo mấy năm trước có những bài viết rất kỹ về các biến cố kể trên. Năm nay, tôi sẽ cố tìm lại những tài liệu này để sửa soạn cho buổi “lên lớp” lần sắp tới.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
22/06/201919:53:16
Khách
Chị Mão có dịp trình bày cho các em học sinh ở trường nơi chị làm việc, cho các em hiểu thêm về thực chất chiến tranh VN, về chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà, về nỗi đau thương của đồng bào miền Nam khi Việt cộng chiếm quyền cai trị, nỗi đau của thuyền nhân vượt biển. Thật đáng quý cả vị thầy dạy về lịc sử đã mời chị đến chia sè; vì theo như kinh nghiệm em đã thấy, rất nhiều thầy dạy môn lịch sử và môn chính trị (Political Science) ở các trường học Mỹ thường hay thiên tả, nói xấu Việt Nam Cộng Hoà. Rất mừng cho chị. Nguyễn thị Mão.
15/08/201313:11:15
Khách
Cam on chi.
14/08/201308:48:02
Khách
Chào chị Mão,
Bài viết chị rất hay và cảm động. Rất hân hạnh gặp chị mới đây.

Sáo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến