Hôm nay,  

Đèn Đang Đỏ Ông Ơi!

23/06/201300:00:00(Xem: 293679)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất.

Khi tôi đang viết bài này thì xảy ra một tai nạn xe rất thương tâm trong khu parking chợ Á Đông, đối điện Phước Lộc Thọ khiến một tử thương và một bị thương. Chưa biết lỗi phải về ai, nhưng bị tử nạn trong parking! Thật là kinh hoàng cho cả hai phía.

Ngày xưa, chứng kiến những cái chết xẩy ra bất cứ lúc nào và ở đâu, đang ăn, đang ngủ, đang đi… đều chết, chết chưa kịp tản thương thì chết banh xác lần thứ 2, nhưng chúng tôi không run sợ, vì đó là nhiệm vụ. Nhưng nay thấy ngừơi tử nạn mà sao thương tâm thế! Thương tâm vì người chết khi đang đi chơi, đi chợ, đi mua sắm giữa thủ đô an ninh và thanh bình! Đồng hương không chết vì súng đạn của địch quân mà vì xe hơi của đồng hương.

Xưa chúng tôi không sợ đạn đồng mà sao bây giờ run rẩy trước những xe hơi sang trọng nghênh ngang giữa phố thị và ghê tởm khi thấy đèn đỏ nó vẫn nhấn ga.

Tôi đến tham dự buổi họp với hội VB vào lúc 2 PM Chủ Nhật tại phòng họp LHCCS nằm trên đường First (giữa Euclid & Ward). Từ hướng Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa, tôi chạy xe đến địa điểm họp, khi gần tới đường Ward, tôi đổi sang lằn (lane) trái để chuẩn bị vào vị trí họp nắm phía bên kia đường First, đèn giao thông hướng di chuyển của tôi vẫn màu xanh nên tôi ung dung tiếp tục chạy, khi qua được 1/2 đường Ward rồi thì tôi hoảng hồn chợt thấy một minivan từ hướng Nam phóng nhanh đâm thẳng vào hông phải của xe tôi! Phản ứng cấp thời, tôi vội nhấn chân ga vọt tới, may mà phía trước không có xe nào, liếc nhanh phía sau, tôi thấy và nghe chiếc minivan thắng “kít”, bốc khói và rồi từ từ lùi lại phía sau.

Tuy không nghe tiếng đụng chạm gì nhưng tim đập loạn xạ khiến tôi gần như bị ngộp thở nên tôi phải lái xe vào lằn chờ, (2 vạch vàng đứt quãng ở giữa đường) để ôm ngực thở dốc, một phản ứng tự nhiên, tôi đưa tay lên làm dấu thánh giá, miệng lẩm bẩm: “cám ơn Chúa Phật đã che chở cho con tai qua, nạn khỏi”, dù tôi là con chiên không ngoan đạo.

Chân run run bước xuống ngó dung nhan cái xe, tôi chỉ thấy một vệt dài như phủi bụi bên hông phải, tôi lại ôm ngực thở và lại lẩm bẩm cám ơn trời Phật, và sau đó tôi đi trở lại chỗ xe minivan đậu với ý định cám ơn người lái, vì nếu họ chạy nhanh hơn tí nữa thôi, chỉ cần 1/15 giây là đời tôi tiêu tùng rồi! Vừa lúc đó, đèn giao thông đã đổi màu và xe minivan đi tới. Tôi nhận ra người lái là một đồng hương độ tuổi tôi, tôi mỉm cười vẫy tay chào ngừơi đồng hương vừa tha mạng sống cho tôi.

Thật sự thì tôi đã thoát tai nạn trong một đường tơ, nếu không được ơn trên phù hộ thì... dẫu không chết, cũng tàn tật, mà không tàn tật thì xe tan nát, dù phải trái gì chăng nữa thì cũng gặp bao nhiêu phiền toái sau mỗi vụ xảy ra tai nạn hao tài tốn thời gian, người phất lên là kẻ khác, là bảo hiểm, là cái quảng cáo hứa sẽ “đòi bồi thường tai nạn tối đa”!

Tôi cũng chẳng hiền lành gì khi vẫy tay chào người thấy “đỏ” mà vẫn nhào vô, nhưng nhờ vừa đọc được ở đâu đó cái luật “xả rác” nên tôi áp dụng ngay. Luật “xả rác” là khi một xe rác chạy trên đường mà để bay rác tứ tung, bay lên cả người mình (chuyện này chỉ có ở thành Hồ chứ Mỹ không có) thì vất cái rác đó đi ngay, chớ để nó trên người hoặc đem nó về nhà. Cái ông lái xe vựơt đèn đỏ kia đã xả rác bẩn lên ngừơi tôi, thì phải vứt nó đi ngay, nếu tôi còn giận ghét, chửi thề, gào thét tiếng Đức, tức tôi đã để rác trên người, còn mang nó về nhà làm ô nhiễm môi trường thơm tho ấm cúng của gia đình.

Thưa tài xế xe minivan màu silver tại ngã tư First & Ward lúc 1giờ 44:

- “Đèn đỏ anh ơi”. Thấy đỏ mà nhào vô là gặp muôn vàn rắc rối đấy.

Đã nói thì nói cho hết, cũng vẫn chuyện vượt đèn đỏ.

Trước đó, lúc 5 PM chiều Thứ Bẩy 4/5, tôi dừng đèn đỏ tại ngã ba Hoover & Garden Grove, khi đèn xanh đã lên, tức là tôi được phép đạp ga, nhưng vì thấy một xe từ hướng đường Western đang phóng tới với vận tốc nhanh nên tôi vẫn đạp thắng khiến xe đằng sau tôi nhấn còi inh ỏi, liếc kinh chiếu hậu, tôi nhận ra là một đồng hương. Đồng hương thì mặc đồng hương, vì theo luật an toàn giao thông, dù đèn xanh bật lên, nhưng chúng ta vẫn phải quan sát khi thấy thật an toàn mới đi. Quả nhiên nhờ tiếng còi inh ỏi của xe sau tôi khiến xe đang phóng tới đạp thắng muốn cháy bánh xe, khói bốc lên, mùi khét lẹt, và xe đó đã lết thêm 2/3 đoạn đường, nếu tôi thấy đèn xanh mà nhấn ga thì 101% tai nạn đã xảy ra. Dù xe kia vượt đèn đỏ, nhưng lỗi phải theo luật an toàn giao thông và miệng lữơi luật ..thì chưa biết lỗi về ai?

Lỗi về ai thì đều thiệt hại cả, không lẽ muốn tạo cho nền kinh tế Quận Cam tăng mạnh bằng cách giúp các văn phòng luật sư hay các tiệm sửa xe có nhiều khách hàng. Cái xe thắng lại giữa đường trứơc mặt tôi là Honda Accord màu xám, chủ nhân là một sắc dân đầu đen trông giống tôi, có thể nghe tôi nói nên tôi mỉm cười lớn tiếng: “đèn đỏ ông ơi”.

Ngày xưa ở quân trừơng, khi trên thềm bắn kéo cờ đỏ là khóa sinh đang tập bắn đạn thật, người ngoài chớ bén mảng tới gần. Khi ra bờ biển, thấy cờ đỏ kéo nên, tức sóng to gió lớn, nguy hiểm, cờ đỏ là lệnh cấm tắm, cấm bơi, cấm chơi xúc cát. Vậy thì đèn giao thông màu đỏ là cấm chạy, điều này ai cũng biết, nhưng sao cứ vi phạm? Vào trường bắn có cờ đỏ, bạn chết một mình, tắm biển có cờ đỏ, hà bá đón mình ông, xông vào chỗ có “cờ đỏ” mà ôm đầu máu là ông chịu một mình ông, nhưng vượt đèn đỏ là ông giết ngừơi khác! Tội lắm ông ơi!

Sai một li, đi một dặm, vội vàng một giây, hối hận suốt đời, vì gây tai nạn chết người và chết mình. Ai cũng biết điều đó nhưng sao vẫn vi phạm?

Lý do có thể là do ma men dẫn lối, quỷ đưa đường, hoặc chúng ta, người lái đang buồn phiền, bị ai đó cấm cản điều gì khiến ông suy nghĩ mông lung mà không chú ý khi lái xe. Hai đồng hưong của tôi không sợ đèn đỏ mà tôi đã nói ở trên hẳn là có điều buồn phiền gì đó mà không thấy đỏ, hoặc thấy đỏ mà nghĩ chín hoặc trong quá khứ tuổi trẻ đã từng hăng “tiết vịt” không sợ màu đỏ? “I can you”.

Tôi xin nêu lên một trường hợp cụ thể khác của cô em, cô ấy tâm sự:

“Cách đây mấy hôm, em cũng bị một lần chết hụt vì có tên vượt đèn đỏ, em không nhìn rõ là đàn ông hay đàn bà, vì lúc đó em run như cầy sấy, tim đập thình thịch đến nỗi tai em cũng nghe được, tay chân tê liệt... phải ngồi một lúc lâu mới tỉnh hồn. Từ đó em tự hứa khi đèn xanh bật lên, em nhìn hai bên rồi đếm 1,2,3...xong mới bắt đầu chạy”.

Nói người thì cũng phải nghĩ đến ta, đôi khi chỉ thấy lông, lông mi, lông mày của ngừơi mà không thấy cái xà nhà trước mắt mình, xin “thú tội” cùng đồng hương những lần tôi “lái ẩu”.

Tôi đang chọn mấy bó rau muống trong chợ, vì người ra lệnh đang bị táo bón, mà táo bón thường do nguyên nhân trán nhăn của người lớn tuổi, thì tôi nghe cell reo, tiếng bà bạn hỏi tôi đang ở đâu? Có bận gì không? Tôi nói không bận chi cả, đang mua báo ở khu chợ ABC thì nàng nhờ mua hộ vài ly chè táo soạn (lại cũng táo) và mời ghé ăn bún riêu..

Quá đã, bạn gái thì thích... ăn chè, còn tôi hảo ngọt nên dễ thông cảm nhau, thế là “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, tôi quên béng việc mua rau muống theo lời ngừơi dặn mà vội vàng đi mua chè mang đến cho nàng. Cũng cần nói thêm rằng đây chỉ là tình bạn thôi, ở tuổi “cổ lai hy” như tôi thì bạn gái cũng giống bạn trai, không kỳ thị giới tính. Vui trong lòng, vui vì được giúp đỡ người cô đơn nên tôi huýt sáo, ngồi vào xe, vội vàng mở máy, đạp thắng, vào số de, ngó bên phải, liếc bên trái rồi nhả thắng, nhấn ga và nghe cái “kịch”...

“Kịch”, đuôi xe tôi đã đụng vào xe ai rồi!

Rõ ràng là tôi đã cẩn thận ngó bên phải trước rồi ngó bên trái sau rồi mới de lui, nhưng không ngờ khi tôi ngó sang bên trái thì từ bên phải một xe di9 tới và cứ tiến tới dù đèn đuôi xe tôi đang đỏ, thế là đầu đít đụng nhau! Tôi bước xuống xe, lắc đầu chán nản, lời qua tiếng lại, phải trái giao cho bảo hiểm lo, nhưng tôi muốn nói: “đèn ...đít tôi đỏ, ông ơi”.

Câu nói: “để bảo hiểm lo” là đúng, luật bắt chúng ta đóng bảo hiểm, đóng năm này qua năm khác để phòng khi chẳng may xẩy ra tai nạn thì cứ an tâm, “để bảo hiểm lo”. Nói là nói vậy để tự trấn an mình, tự an ủi mình rằng “của đi thay người”. Nhưng mấy ai mà bình tĩnh nổi, ai mà không buồn phiền lo lắng, cái chuyện bảo hiểm tăng vài chục trong tương lai không khó chịu bằng “nỗi buồn đụng xe”, nó cứ đeo đẳng kéo dài theo mình mãi, nó kéo theo nỗi buồn lây sang không khí sinh hoạt chung của cả gia đình.

Đang hí hửng với niềm vui sắp tới, chỉ vì vội vàng mà sinh tối tăm mặt mày vì những rắc rối sau vụ đụng xe. Lỗi phải của ai hạ hồi phân giải, chỉ biết hiện tại là mất một niềm vui nên nỗi buồn càng tăng cao, tôi đấm ngực ăn năn, lẩm bẩm:

“Phải chi đừng vội vàng, phải chi cứ lựa rau muống, phải chi đừng nghe theo tiếng gọi của bạn. .. phải chi và phải chi..., phải chi người kia thấy đèn đuôi xe tôi đỏ, tức tôi de lui thì ngừng lại nhường một tý, vội vàng chi khiến gây ra nhiều phiền toái, xẩy ra rồi mới hối tiếc”.

Không ai muốn chuyện cọ quẹt xẩy ra ở các parking cả, nhưng nó vẫn xảy ra, chỉ vì thiếu kiên nhẫn, thiếu thân thiện và thiếu nhường nhịn nhau. Tôi chứng kiến nhiều vụ cọ nhau trong parking, tuy không đến nỗi nguy hiểm, nhưng nhiều rắc rối, lỗi phải khó phân.

Thông thường khi de xe thì ai cũng ngó bên phải, bên trái rồi đạp thắng, gài số de, nhả thắng, từ từ nhấn ga. Khốn nỗi vừa lui ra được một chút thì thấy xe bên phải, bên trái phóng tới thì chúng ta phải làm gì? Bực mình lắm, nhưng buộc phải ngừng lại.

Sau khi nhường đường, chúng ta tiếp tục de lui, lại có người đẩy “shopping car” đi tới! Lại phải ngừng. Shopping Car vừa đi qua, vừa nhấn ga thì ông bà đi bộ vượt đuôi! Thế là miệng than thầm: “trời ơi” rồi đạp thắng! Cứ như vậy mãi gây nên cảnh giao thông lộn xộn, vài phút sau ta mới đựơc nhấn ga đi thẳng, thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát khỏi bát quái trận đồ.

Khi de xe, ngồi bên trong, tầm quan sát rất hạn chế nên chúng ta rất khó thấy hết khoảng cách an toàn xung quanh nên rất sợ, rất ngại đụng phải người đi bộ phía sau xe. De xe trong parking khó khăn là thế! Vậy mà khi tôi đi bộ, thấy đèn xe đít đỏ, tức họ muốn de lui, lẽ ra tôi phải thông cảm, phải dừng lại, lấy tay ra hiệu cho “lui đi bác tài” thì trái lại tôi lại cứ thản nhiên đi luồn lách phía sau xe đang de ra, hoặc ngang nhiên đi lung tung trong parking với ý nghĩ người đi bộ có quyền tuytệt đối.

Cùng là một ngừơi, nhưng sao tôi lại có thái độ khác nhau giữa hai vị trí khác nhau, mà thái độ nào cũng có vẻ ích kỷ. Khi ngồi trong de xe thì tôi mong xe khác nhường, nhưng khi lái hay đi bộ ở ngoài thì lại không thông cảm những khó khăn của ngừoi de xe mà cứ bước tới, không biết nhừơng. Nếu vội thì ta đi vòng ra trước đầu xe, băng ngang đầu xe đang chạy ...lui thì có sao đâu, cả hai, trong ngoài đều vui vẻ.

Ôi nỗi buồn parking có trăm chuyện để nói, ngàn chuyện để phiền, nhưng nếu chúng ta phiên-phiến, nhường nhịn nhau trong giây lát thì mọi chuyên sẽ êm đẹp, vui vẻ cả làng. Xin đừng “xả rác” ở parking, kể cả rác thật lẫn rác “thái độ”.

Chuyện parking có một lần vui có vạn lần sầu thì chuyện bên lề đường, nơi ra vô parking, cũng đau đầu không kém. Đã một lần tôi từ Parking chợ Mỹ Thuận đi ra đường Magnolia, dừng xe ngay giữa lối ra vào với ý định quẹo trái vế hướng Bắc, hướng đường Westminster. Đây là lối duy nhất vừa đủ cho 2 xe ra vào, xe ra buộc phải ôm sát mé phải để quẹo tay phải đi về hướng Nam và nhường phần khoảng trống mé tay trái để xe khác có thể đi vào, nhưng tôi lại đậu nghênh ngang ở giữa driway, cứ tưởng như nó là của riêng, khiến xe muốn vào không đủ khoảng trống để quẹo vô nên phải dừng lại trên lộ! Một xe dừng kéo theo hai ba bốn xe phía sau, vì họ muốn đi thẳng nên họ bực mình, họ lách ra đi tới nên tôi vẫn không dám đi ra, vẫn đứng ỳ cản lối. Đã có vài người bóp còi, bóp... là đúng, sau vài lần nghe còi chói tai, dù da mặt dầy cỡ nào đi nữa mà nghe tiếng còi là biết họ ch.. nên tôi bèn bóp lại một phát rồi đành quẹo xuôi Nam.

Đã bao giờ quý vị gặp trường hợp bị cản lộ một cách vô duyên do thái độ vô duyên, ích kỷ của người lái xe từ parking đi ra giao lộ như tôi kể trên đây chưa? Đã bao giờ bạn muốn vào parking nhưng bị một xe xịn cản lối mà ngừơi ngồi lái đang vênh mặt ngắm trăng giữa ban ngày chưa? Và gặp như thế thì bạn nghĩ gì? Tôi gặp nhiều lần lắm rồi, vậy mà khi tôi từ parking đi ra không biết nhường phần đường trên lối ra vào cho người khác thì thật ích kỷ, đáng xấu hổ thật.

Cái thằng tôi lái xe như thế đấy, ích kỷ như thế đấy thì trách chi ngừơi “vô ý” vượt đèn đỏ. Muốn không có người vựơt đèn đỏ thì chính mình, khi từ parking muốn đi ra các giao lộ, dù quẹo trái hay quẹo phải thì mình đều phải ôm sát mé tay phải, ôm cho sát vào, ôm càng sát càng tốt để vui lòng ngừoi đối diện, để khỏi làm phiền các xe khác đang chạy trên lộ.

Chưa hết, ở cái tuổi mắt có cườm nên lái xe không được nhanh lắm, nếu không muốn nói là như ba-ba bò, vậy mà tôi lại khoái lái trên các làn (lane) đường mé trái. Một lần lái trên đường Brookhurt, con đường có nhiều làn, tôi cứ ung dung cưỡi ngựa xem hoa trên làn trái, nghe tiếng còi và một xe phía sau lách sang phải, thoáng thấy một anh “khoái ăn đậu” nhìn tôi, đưa ngón tay lên trời rồi cúp ngang đầu xe tôi, tôi khoái chí cười, tưởng hắn khen tôi lái xe “number one”, nhưng khen mà sao hắn lại cúp ngang đầu xe tôi? Mà khi khen, người ta phải đưa ngón tay cái lên chứ, trường hợp này không phải, chắc nó trách tôi lái chậm trên làn đường dành cho xe chạy nhanh, làn đường mé tay trái.

Chưa hết đâu nhá, già rồi mà đôi khi tôi còn háo thắng hơn trẻ con, một lần từ đường hẻm chạy ra giao lộ chính, tôi chạy với vận tốc cao vào giao lộ chính, dĩ nhiên là đầu xe phải ló ra rồi tôi mới thắng lại để quan sát cho rõ, một xe đang chạy trên giao lộ tưởng tôi vọt ra, họ sợ quá phải lách sang làn trái, suýt gây tai nạn cho xe chạy phía sau, cùng chiều.

Nếu tai nạn xẩy ra giữa 2 xe đang chạy trên đường, về luật pháp, tôi vô can, vì tôi dừng đúng luật, có đụng chạm gì ai đâu? Nhưng thực tế, chạy với tốc độ nhanh, thò đầu ra quá lố chính là nguyên nhân tạo ra phản xạ bất ngờ cho người trên đường buộc phải sang lane để tránh đụng xe trước mắt mà không biết có xe đang chạy sau lưng. Có độc giả nào đã gặp trường hợp này chưa? Nhiều lắm. Vì vậy một đề nghị rất an toàn là khi nào chuẩn bị vào giao lộ chính, chúng ta nên chạy chậm lại, dừng đúng lúc đúng nơi, rồi sau đó muốn ngó phải ngó trái thì từ từ nhích tới, đừng chạy kiểu “hù” thiên hạ như tôi là tội lắm, tội tới đời con đấy bà con ơi.

Hiện nay trên làn sóng phát thanh 1480 AM, mỗi đầu giờ lại phát lên lời kêu gọi đồng hương thương đồng hương, nhắc lại những lỗi vi phạm mà tôi kể ở trên và kết luận: “Hãy chứng tỏ chúng ta là người lái xe lịch sự”. Ước mong các làn sóng phát thanh khác cũng có một phút làm việc hữu ích như thế.

Lái xe lịch sự, chứ không phải lái xe rác, dù bạn lái corolla, honda, toyota, “con-mẹc”, lexus v.v.. mà lái ẩu, không biết nhường nhau thì chính là lái xe rác vậy, từ lái xe rác đến nhà xác không xa là bao nhiêu.

Hãy chứng tỏ chúng ta là ngừoi lái xe lịch sự, vẫy tay chào nhau, cừơi với nhau, “cười lên đi cho thêm tình thân ái.”

PhilaTo

Ý kiến bạn đọc
03/07/201300:28:14
Khách
HAY !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến