Hôm nay,  

Nỗi Lòng Người Cha

16/06/201300:00:00(Xem: 199077)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả định cư tại Miami Township-Dayton, Ohio, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm với bài “Còn Mãi Những Mùa Đông”. Bài sau đây được tác giả ghi nguyên văn: “Viết cho Father's Day năm nay, con có cha như nhà có nóc!”

Bài được gửi trước ngày khoá sổ giải thưởng 1 tháng Sáu 2013, nhưng vì dành lại cho dịp Father's Day nên được tính vào năm tới 2014. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm bài mới.

Mùa đông năm nay quá dài, bây giờ đã gần hết Tháng Năm rồi mà tiết trời vẫn còn lành lạnh khiến cho dân chúng phải thở vắn than dài. Khóac vội cái áo gió mỏng trước khi bước ra ngoài xong tôi mở cửa khu chung cư, sáng sớm mọi vật còn im lìm như say ngủ, đường sá vắng tanh. Một chiếc mini van hiệu Suzuki màu trắng có kéo theo cái U Haul nhỏ đã chễm chệ đậu ngang chiếm hết ba, bốn cái parking lot phía trước tự bao giờ!

Trong khi tôi đang loay hoay mở cửa xe cạnh đó thì có tiếng chào ở phía sau:

- Hi!

Tôi xoay người lại và ngẩng đầu nhìn lên. Trước mắt tôi là một ông Mỹ trắng, không cao lắm, tuổi xấp xỉ bảy mươi với hàm râu mép vàng đậm trên môi đang nhìn tôi nhoẻn miệng cười thân thiện. Cạnh ông ta là một cô gái khá trẻ đẹp, người dong dỏng cao với mái tóc vàng óng ánh. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên ông ta chìa tay ra:

- My name's Jack… just came here around 4:00 a.m. And its my daughter, Chelsea. How are you?

- Good! Please call me Mike. How do you do?

Tôi cũng đưa tay ra bắt tay ông ta và chào lại trong lúc Chelsea gật đầu nói “hello!” Qua lời ông thì tôi được biết ông đang ở Memphis, Tennessee, còn Chelsea là bác sĩ vừa ra trường ở tiểu bang Kansas. Hôm nay ông giúp nàng dọn vào đây vì Chelsea vừa xin được làm bác sĩ thực tập ở Miami Valley Hospital của Dayton-Ohio này.

Chuyện trò xã giao đôi phút, tôi vội vàng từ giã vì phải lo chở con ra bên ngoài cho nó đón xe school bus nữa. Tối hôm đó đi làm về thì tôi thấy ông Jack đã đậu xe sang bên hông phía garage để nhường lại parking lot cho các người cư ngụ trong khu.

Sáng hôm sau tôi lại gặp ông Jack bên ngoài khi ông đang lui cui thu dọn đồ đạc phiá sau xe. Và theo sự yêu cầu giúp đỡ của ông tôi dời chiếc Toyota Siena đang đậu ngay cửa của tôi sang một bên để lát nữa người ta sẽ mang máy giặt và máy sấy tới cho con gái ông được dễ dàng hơn. Trong lúc tôi đứng đợi thằng con ra đi học ông Jack hỏi thăm tôi tình hình an ninh ở đây cũng như ngày nào là Sở Vệ Sinh sẽ tới lấy rác.v.v…

Jack là người rất cởi mở. Đang chuyện trò vui vẻ, đột ngột ông cao giọng:

- Are you Chinese or…or…

- Vietnamese! Vietnamese refugee! Tôi cướp lời khi ông còn bỏ lửng câu hỏi.

- Oh, I see. I had lived in Bien Hoa and worked at Bien Hoa Airport. You know Bien Hoa, right?

- Yes, I know it. You are a Veteran of Vietnam War, aren't you?

Ông ta vô cùng phấn khích:

- Yeah! Yeah!

- When? And how long have you been there?

- 1972! Two years in Viet Nam!

- Did you have any Vietnamese wife there at that time Jack?

Tôi hỏi đùa và Jack cười lớn

- No, no… just girl friend!

- Really? Then you went home and never came back to see her again?

Jack trầm ngâm, mắt nheo nheo trong nắng mai, chắt lưỡi:

- Well, you know man. First of all, I thought I would return there but Saigon had collapsed…

Nhận thấy câu chuyện đã đi tới một kết thúc buồn thảm tôi liền đổi đề tài:

- And …you have settled down after?

- I had come back to school first and I met Chelsea's mother at the university in Tennessee. We got married in 1982 after we had graduated.

- Now you and your wife move here with Chelsea, right?

- No, I just help her and will go back to take care my house. My wife died in a car accident in 2004.

Giọng ông ta trầm xuống. Tôi không biết nói gì hơn là chia buồn với Jack và lật đật bỏ đi lúc thằng Ben con tôi ra tới để ông tránh khỏi niềm đau mất mát khi không còn ai trò chuyện:

- I'm so sorry!

- It's OK, Mike.


Tối đêm ấy lúc về nhà tôi thấy chiếc mini van trắng vẫn nằm bên garage khiến tôi ngạc nhiên vì tôi cứ tưởng Jack đã đi về rồi nào ngờ ông ta vẫn còn đây.

Sáng hôm sau trời nắng đẹp, những thảm cỏ trở nên xanh mướt sau một hai cơn mưa đầu mùa. Cây cối chung quanh phủ đầy lá non, tiếng chim kêu ríu rít trong các bụi bông quanh nhà làm cho lòng tôi cảm thấy rộn rã yêu đời hơn. Mùa đông u ám đã lùi phía sau nhường cho nàng xuân tung tăng đi tới. Nhìn qua xe ông Jack tôi thấy lỉnh kỉnh một đống đồ ở trong không rõ là các thứ gì.

Bữa nay tốt trời, không mưa, đường sạch trơn nên thằng con tôi muốn đi bộ. Nhìn nó bước hăng hái, thích thú nhảy nhót trên bờ lề với cái ba lô (pack bag) đeo trên vai tôi chợt nhớ tới hình ảnh ngày xưa của mình cũng lăng xăng như thế trên các lề đường của Sàigòn mà thấy tuổi thơ thật hồn nhiên. Một chút tiếc nuối dĩ vãng dâng lên, tôi bùi ngùi cho quá khứ thôi đã xa xôi!

Không lâu sau đó trong lúc tôi còn đứng mơ màng về một dĩ vãng xa xăm và thằng con thì đang chạy tới chạy lui trên lề đường trước đầu ngõ thì chiếc xe Suzuki trắng của ông Jack bỗng xuất hiện rồi đổ xịt lại trước mặt tôi. Ông hạ kiếng xe xuống, chào từ giã. Cha con tôi bước lại gần:

- Bye Mr. Jack. Take care!

- Thank you. Hope to see you again.

Đoạn ông kéo kính xe lên, nhưng khi kính lên được gần phân nửa ông bỗng dừng lại, hạ trở xuống rồi thò đầu ra nhìn chúng tôi nói lớn:

- Keep doctor away from the trouble!

- Hu…h?

Thằng Ben con tôi chưng hửng, mắt tròn xoe ngạc nhiên khi nghe ông nói thế. Jack cười ha hả và đạp ga phóng xe chạy mất.

Đưa con lên xe trường xong tôi lững thững trở vô nhà. Hình ảnh ông Jack mấy ngày qua đến đây lo thu xếp chổ ở, cuộc sống mới cho con gái dù con gái ông bây giờ đã là bác sĩ làm tôi nghĩ ngợi lan man. Rõ ràng tình thương của cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến, bất luận con lớn hay còn nhỏ hoặc có giỏi giang đến đâu chăng nữa thì luôn luôn trong mắt của mẹ cha con vẫn còn bé, vẫn cần phải được lo lắng giúp đỡ. Muôn đời, nước vẫn từ trên cao chảy xuống! Sự lo lắng thương yêu của ông Jack đối với Chelsea làm tôi thật sự xúc động và nhớ đến ba tôi.

Mỗi đất nước có một hoàn cảnh địa lý và đời sống khác nhau nhưng chung qui thì tình cảm cha mẹ đối với con trong niềm tin yêu thương mãi mãi như nhau dù cách biểu hiện, bày tỏ có khác.

Nhớ ngày xưa khi tôi còn nhỏ, mới bắt đầu tấp tểnh đến trường thì cũng được cha tôi đưa đón, chăm sóc chu đáo, mua cho từng quyển vở, bao cho từng cuốn sách.

Cha tôi đã từng cầm tay tôi dạy tôi tập viết từng chữ, đồ từng nét như trong cuốn Traditional Handwriting - Beginning Cursive mà vợ tôi mới mua cho con tôi tuần trước. Hằng đêm ông dạy tôi nắn nót từng chữ sao cho đẹp ở thưở đầu đời và nhờ đó chữ viết của tôi đến ngày hôm nay vẫn còn dễ nhìn mà cho đến bây giờ nhiều lúc đi đâu mỗi khi có chuyện phải viết tôi thường được moị người trầm trồ khen ngợi. Rồi tôi lại nhớ tới những tháng năm ông lặn lội đi vào tận rừng sâu, núi non hiểm trở hay nằm bờ ngủ bụi ở tuốt Miền Tây xa xôi để thăm nuôi khi tôi tù tội vì vượt biên bị bắt mà nghe xót xa làm sao! Vậy mà giờ đây lúc ông già cả thì lại cô đơn một hình một bóng nơi quê nhà, bịnh tật tôi không lo, thuốc men thiếu tôi săn sóc. Tim tôi chợt nhói đau vì chữ hiếu chẳng lo tròn bởi đời trần ràng buộc ở chốn này. Tôi ước ao được gần gũi ông bây giờ để nói lời yêu thương, để một lần được báo hiếu cha trước khi quá muộn.

Father's Day năm nay đang đến gần tôi muốn tâm sự với các bạn, những ai may mắn còn cha, hãy cố gắng trở về bên cha để lo lắng cho cha mình, để thấy rằng mình vẫn còn hạnh phúc như khi còn bé, như vẫn còn được che chở và ấm áp trong vòng tay cha trước khi vĩnh viễn sẽ không bao giờ còn được gặp cha nữa vì bạn ơi “con không cha như nhà không nóc!”

Phong Trần (TPN)

Ý kiến bạn đọc
03/07/201317:22:12
Khách
Chuyện đơn giản, văn phong gọn gàng, không cầu kỳ sáo ngữ mà vẫn nói lên được tình phụ tử sâu đậm. Hay!
26/06/201318:16:30
Khách
Kính chào chú Dạ Từ và Ban Biên Tập,

Cám ơn chú và Ban Biên Tập đã điều chỉnh các sai sót trong truyện ngắn “Nỗi lòng người cha” và thôi thì đã lỡ thương thì thương cho trót, xin chú cùng Ban Biên Tập sửa chữa thêm một số chữ nữa sau đậy để bài viết không bị kỳ quặc.

1- Viết cho Fathers Day năm nay, con có cha như nhà có nóc!

Chữ đúng là: Viết cho Father’s Day năm nay, con có cha như nhà có nóc!

2- nhưng vì dành lại cho dịp Fathers Day nên được tính vào năm tới 2014. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm bài mới

Chữ đúng là: nhưng vì dành lại cho dịp Father’s Day nên được tính vào năm tới 2014. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm bài mới

3- Yes, I know it. You are a Veteran of Vietnam War, arent you?

Chữ đúng là: Yes, I know it. You are a Veteran of Vietnam War, aren’t you?

4- Im so sorry!

Chữ đúng là: I’m so sorry!

5- Its OK, Mike.

Chữ đúng là: It’s OK, Mike.

Một lần nữa, cám ơn chú và Ban Biên Tập nhiều. Mong tòa soạn sớm điều chỉnh lại hệ thống cho bài đăng được chính xác và giá trị hơn.

Kính thư,

Phong Trần (TPN)


21/06/201309:32:49
Khách
Subject: Kinh goi chu Da Tu
Date: Sun, 16 Jun 2013 09:45:21 -0400

Kính chào chú,

Cám ơn chú và Ban Biên Tập Việt Báo đã cho đăng bài “Nỗi lòng ngưòi cha.” Tuy nhiên không hiểu vì sao mà có một số chữ tiếng Anh được viết dưới dang rút gọn (apostrophe) lại không có dấu viết lược (‘) khiến cho phần văn phạm tiếng Anh bị sai và không đúng với bản thảo đã gởi . Xin chú và Ban Biên Tập xem lại để điều chỉnh cho đúng ngõ hầu cho kiến thức tiếng Anh của độc giả không bị sai lệch.

Sau đây là một số chữ cần được sửa:

1- My names Jack… just came here around 4:00 a.m. And its my daughter, Chelsea. How are you?
- Chữ đúng: My name’s Jack…just came here around 4:00 a.m. And it’s my daughter, Chelsea. How are you?

2- Vietnames! Vietnamese refugee! Tôi cướp lời khi ông còn bỏ lửng câu hỏi.
- Chữ đúng: Vietnamese! Vietnamese refugee! Tôi cướp lời khi ông còn bỏ lửng câu hỏi.

3- I had come back to school first and I met Chelseas mother at the university in Tennessee. We got married in 1982 after we had graduated.
- Chữ đúng: I had come back to school first and I met Chelsea’s mother at the university in Tennessee. We got married in 1982 after we had graduated.

4- Fathers Day năm nay đang đến gần tôi muốn tâm sự với các bạn,
- Chữ đúng: . Father’s Day năm nay đang đến gầ tôi muốn tâm sự với các bạn,

Cám ơn chú và Ban Biên Tập nhiều. Xin chúc tất cả các thành viên của Việt Báo một ngày Lễ Cha hạnh phúc va một cuối tuần vui vẻ.

Kính,
Phong Trần (TPN)

======================
Kính gởi Ngon Tran

Trong ngôn ngữ code dấu ' có giá trị bắt đầu và chấm dứt, hacker thường dùng ký tự này cộng với một vài ký tự đặc biệt để hack system. Chương trình vì tính an toàn hệ thống nên đã viết theo cách thấy dấu ' là chuyển thành mẫu tự system là CHR(39) trên nguyên tắc lúc hoàn trả ra thì phải sửa CHR(39) = ' . Gần đây system có update lên một vài chức năng có thể đã nhầm lẫn chỗ chỉnh sửa này.

Thành thật cáo lỗi cùng tác giả.

Sẽ chỉnh sửa system để tránh việc này.

VB Admin
17/06/201309:47:08
Khách
Tác giả đã có nhận xét rất tinh tế từ một chi tiết nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn về tình phụ tữ để nói lên nhân Father's Day nâm nay. Xin cám on tác giả nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến