Hôm nay,  

Ba Chuyến Đi Của Mẹ

15/05/201300:00:00(Xem: 190019)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân West Covina, Calfornia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết ngắn, thiếu chi tiết, nhưng thể hiện cách nhìn toàn diện về cuộc đời của một bà mẹ Việt thời chinh chiến, chia lìa. Mong tác giả sẽ có dịp góp thêm những bài viết mới với nhiều chi tiết hơn.

Mẹ rời đất Bắc, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại tất cả. Gia tài Mẹ mang theo là bốn đứa con thơ, thêm bốn cái nồi méo mó, chồng chất bồ hóng.

Vào miền Nam, vì quá lo sợ, quá thương người chồng ngoài chiến tuyến, Mẹ suy kiệt. Hơn tám năm trời liệt giường liệt chiếu, đã cướp đi từng sợi tóc của Mẹ, còn cái đầu trọc lóc. Và rồi, cái định mệnh khắc nghiệt vốn dành sẵn cho người lính chiến, Bố đã ra đi. Mất tích, hai chữ ngắn gọn trên tờ giấy khai tử. Không tìm được xác. Còn nỗi đau nào hơn.

Trỗi dậy thôi, không còn con đường nào khác cho Mẹ. Bản thân, thêm bốn đứa con còn nhỏ, ai lo đây?

Mẹ lao vào cuộc chiến mới, vũ trang của Mẹ là câu kinh nguyện, là chuổi hạt mân côi, là sự yếu đau, là bệnh mù chữ.

Lòng Chúa xót thương đã cho bà thành công trên thương trường. Tậu được nhà cao cửa rộng, mua xe gắn máy cho con.

Nhưng rồi cái định mệnh oái oăm của đất nước lại một lần nữa cuốn trôi đời bà vào một chuyến đi nữa. Bà theo con đi Mỹ. Ba đứa đi theo, một đứa ở lại vì mới lập gia đình.

Đến Mỹ, năm mươi hai tuổi đời, không một xu dính túi, Mẹ lo, không phải lo cho bản thân, mà lo cho đứa con trai cả và vợ nó còn kẹt lại Việt Nam. Bà trồng rau bán, bán thêm bánh dầy đậu. Khả năng Mẹ chỉ có thế, nhưng sao cũng đủ lo cho con, lại còn thêm quà cho bốn đứa em của Mẹ còn ở Việt Nam, ba em ruột, một em chồng.

Ôi tấm lòng người Mẹ, tấm lòng người chị cả.

Và chuyến đi cuối cùng của Mẹ, cái định mệnh của con người trần thế, cái gia tài của tổ tông loài người Adam va Eva để lại: sự chết

Mẹ cũng tự lo cho mình, không phiền hà đến con cái. Đất chôn, hòm, chi phí tang lễ, số tiền dư còn lại chia đều cho các con, cả dâu, cả rể và các cháu ở trong nước, ngoài nước, mỗi người 900 đô la Mỹ chẵn.

Tám mươi tuổi đời, thời gian khá dài cho một đời người, Mẹ đã lo gì cho bản thân mình?

Hầu như không một chút gì cho đời sống, ngoài nấm mộ sâu.

Con ngồi đây, trong khu vườn vắng lạnh vào buổi sáng tháng Ba mùa chay Thánh, cũng là ngày Mẹ vĩnh viễn rời xa. Con xin dâng lên Chúa lời kinh nguyện thay cho Mẹ hiền."Chúa thương yêu những người kính sợ Người, Người đã biến đổi những phận hèn tôi tớ được trở nên cao ca."

Tháng Ba cũng là tháng bắt đầu mùa xuân, con kính dâng lên Mẹ bài thơ con làm bên miếng đất trong vườn Mẹ đã trồng rau. Nón lá, nụ cười, đâu còn nữa.

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Gạo nếp mềm trong chõ thiếu người trông
Chiếc ghế xưa bên bàn thờ trơ trọi
Chờ đợi ai trống vắng cõi hư không

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Vườn thiếu hoa, nay thiếu cả bóng người
Cả nụ cười nghiêng che vành nón lá
Chim lạc bầy, ủ rũ, bóng chiều rơi
(Trích bài thơ Mùa Xuân Nhớ Mẹ)

Trịnh Hùng Quyết

Ý kiến bạn đọc
16/05/201314:29:28
Khách
Dân xứ khác như đạo Hồi, đạo Phật, Ấn không bị tội tổ tông ông ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến