Hôm nay,  

Quận Chúa

20/04/201300:00:00(Xem: 92168)
Tác giả là cư dân San Dimas, CA. Trước tháng Tư 1975, tại Sài gòn, cô từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau “Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ” đã phổ biến, đây là bài viết thứ hai của Tôn-Nữ Thu-Dung. Mong cô tiếp tục viết.


****

Cứ gọi cô là Quận Chúa, cái nickname mà thầy giáo lớp 10 đã gọi khi cô đậu thủ khoa vào ngôi trường có một lịch sử lẫy lừng trong thành phố và nằm trên một con đường đẹp nhất của thành phố – Trường Lý Tự Trọng – Đó là tên thời cô, nhưng thời ba mẹ thì vẫn còn mãi mãi trong lòng họ là trường Võ Tánh nằm trên con đường Bá Đa Lộc, con đường tình sử với hai hàng cây cao bóng cả chụm đầu trôi dần ra biển…

Cô học giỏi, điều đó khỏi bàn… Cô có khuôn mặt rất diễn viên Hàn quốc: Mắt mí rưỡi long lanh, mũi dọc dừa thon nhọn, miệng trái tim xinh xinh với một chiếc răng khểnh vô cùng nổi loạn, không chịu sắp hàng theo trật tự. Ba cô nói cô là một bản sao của mẹ nhưng đẹp hơn mẹ nhiều! Cô thắc mắc hỏi thì ba cười khoái chí: “Đơn giản là hai cái bánh đổ cùng một khuôn, nhưng một cái bị khét lẹt, rút kinh nghiệm cái sau vừa chín tới ngon lành, thơm phức…” Mẹ không thèm trả lời, mẹ có một cái tài là bỏ ngoài tai, ngoài mắt những điều gì không muốn nghe, không muốn thấy những khi cần thiết.

Quận Chúa còn có một cô chị – Đại Tiểu Thư này cũng rất là lắm chuyện sẽ có dịp kể sau – Còn đây chỉ là câu chuyện của Quận Chúa mà thôi.

1
Quận Chúa đẩy valise đi giữa hai hàng phi hành đoàn chaò đón, những chàng phi công đẹp trai, những cô tiếp viên duyên dáng của hãng hàng không Eva. Quận Chúa cảm thấy bàng hoàng… Việt Nam sau lưng rồi… Quận Chúa quay lại nhìn lần cuối phi trường chang chang nắng… Đây đâu phải lần đầu đi nước ngoài. Quận Chúa đã từng tháp tùng Tổng Giám Đốc đi dự Liên Hoan Điện Ảnh Cannes năm ngoái. Quận Chúa đã từng dẫn các chàng cầu thủ nhí đi Anh Quốc trong chương trình Hoàng Tử Bóng Đá liên kết với CLB Liverpool nổi đình nổi đám một thời… Cuốn sổ thông hành của Quận Chúa chi chít dấu của nhiều nơi đến vừa công tác vừa đi chơi… Nhưng đó chỉ là những cuộc “Ra đi rồi lại trở về “ (thơ Phạm Khánh Vũ.) Còn lần này, lần này… Nước mắt Quận Chúa bắt đầu rơi… rơi… rơi. Một Gentleman đúng nghĩa từ nét mặt đến phong cách đưa Quận Chúa hộp Kiss Me: “Can I help you?” Quận Chúa lắc đầu, lắc đầu nghẹn ngào không nói “Shes my daughter, shes follow me!” Mẹ đi trước chợt quay lại ôm vai Quận Chúa. Quận Chúa ngạc nhiên, mẹ đúng là mẹ, giữa bao người xa lạ, mẹ dõng dạc “Dont worry about it. she s cry because she miss her country.” Đang khóc, Quận Chúa không nghe rõ văn nói của mẹ có good như văn viết không… nhưng chắc cũng vừa đủ hiểu nên nhiều tiếng vỗ tay vang lên, mẹ cười dễ thương khi mẹ muốn… Mấy mẹ con đi qua… Bỏ lại sau lưng phi trường, bỏ lại sau lưng Việt Nam, bỏ lại sau lưng ba… Đâu đó trên sân thượng của phi trường Tân Sơn Nhất ba có nhìn thấy chiếc phi cơ đã mang chị em Quận Chúa và mẹ trôi theo dòng đời?


Trôi theo dòng đời… Nói nghe thì bi đát… Lỗi lớn nhất của gia đình Quận Chúa là dân đi máy bay! Không phải Người di tản buồn, không phải thuyền nhân… nhiều thứ không phải khác… May mà Quận Chúa còn có một đại gia đình định cư ở thế giới tự do này từ rất lâu, có đủ mọi thành phần vinh dự, từ dân du học trước 1975, từ người di tản buồn 1975, từ boat people 1980 đến H.O 1990 nên có chỗ mà dựa không sợ ai ăn hiếp… Thấy gia đình Quận Chúa tạm thời mẹ góa con côi mấy cậu, dì thương lắm; khi đặt chân vào nhà mới nhìn quanh quất trong nhà không thiếu một cây tăm! Mấy cậu tuyên bố: “Nhà này đã trả tiền trước 6 tháng rồi, sau này tính tiếp.”

Sau đó 3 tháng Quận Chúa và chị có bằng lái xe.

Sau đó 6 tháng Quận Chúa và chị có bằng nail. (Quận Chúa sẽ không kể những buổi sáng còn đón xe Bus đi học lạnh đến nổi chảy máu mũi. Quận Chúa cũng không kể những chua xót khi cầm vài đồng tip mà muốn ném xuống đất vì cái cách cho… Sợ mẹ lại bỉu môi: chuyện nhỏ… Rồi mẹ lại tự dằn vặt từng đêm, từng đêm…)

Hay không bằng hên, hai chị em có bằng đúng vào mùa hè, mùa nail, cùng làm chung một tiệm cách nhà 5? lái xe… Mấy cậu khỏi phải trả tiền nhà nữa, khoái chí khoe khoang với người quen ỏm tỏi: Cháu tao thế này, cháu tao thế kia… làm rất nhiều người cứ muốn gặp… cháu tao!!!

Vậy là Quận Chúa đi làm nail! Tưởng qua Mỹ làm vương làm tướng, đứa bạn thân nhất ở Viêt Nam email như vậy… Buồn!!!

Ngày đầu tiên đi làm ngơ ngác, gặp một ông Mỹ to gấp 3 lần Quận Chúa đến làm móng sạch sẽ để cưới vợ… No problem! Nói chuyện một hồi, bảo đảm không hề to quơ, ổng nói: “mày giỏi vậy sao không đi học tiếp?” “Tao chờ ở đúng 1 năm để có Financial Aid mới khỏi đóng tiền.” “O.K, khi tao đi Honey Moon về tao sẽ tìm cách giúp mày.” Dĩ nhiên Quận Chúa không hy vọng gì về lời hứa của một người sắp đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng Quận Chúa vẫn le lói một niềm tin cuộc đời sẽ khác.

Wait and See!

Trong khi chờ đợi, Quận Chúa đành phải yêu nghề, thế thôi… Không hiểu sao Quận Chúa cứ thích vẽ lên móng cho khách những môi cười, những bông hoa, những thiên thần… những mẫu vẽ lạ lùng không hề có trong sách vở… Tiệm Quận Chúa làm vốn đã sang ơi là sang và bây giờ bắt đầu đông ơi là đông. Tuần nào Quận Chúa cũng mang về cho mẹ cái check nhiều gấp rưỡi cái check của Đại Tiểu Thư… Dần dà, Quận Chúa đã là siêu sao của tiệm, có quyền yêu sách: Em muốn thế này, em muốn thế kia… mà không sợ chủ đuổi thì ông Mỹ kia đi Honey Moon về đến tiệm book Quận Chúa một gói cao tiền nhất… Dĩ nhiên Quận Chúa nhường cho Đại Tiểu Thư làm cho bà vợ…

Sau đó, bà vợ tip cho hai chị em $100… Kỷ lục trong giới làm mọi người choáng váng…

Sau đó bà vợ gọi Quận Chúa qua điện thoại với lời chiêu dụ: “Công ty tao cần một nhân viên giao tế. Mày có thể?”

Và sau đó, sau đó… Bạn có tin là phép lạ đã xảy ra? Chuyện của Quận Chúa chưa hết, nhưng chúng ta tạm nghỉ đã, như ngàn lẻ một đêm vậy mà…

Tôn-Nữ Thu-Dung

Ý kiến bạn đọc
24/04/201315:14:19
Khách
Cute!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến