Hôm nay,  

Hai Con Quỉ

28/03/201300:00:00(Xem: 166881)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.

Vợ chồng tôi ở quận Cam (Orange County) thuộc tiểu bang California. Nói quận Cam cho dễ biết, chứ chúng tôi ở cách đó gần một giờ lái xe, là nơi quê mùa vắng vẻ, toàn người Mễ và người da đen nghèo khổ. Người Việt chỉ có gia đình tôi. Vợ chồng tôi đã già, lãnh tiền hưu trí, thêm chút tiền các con tặng bố mẹ, cũng đắp đổi.

Nhà không rộng nhưng nhiều phòng, khi mấy đứa con học hành nên người, chúng lập gia đình, ra ở riêng, các phòng bỏ trống, chỉ có hai vợ chồng già, ra vô lặng lẽ, cũng buồn. Có người gợi ý, nên cho mướn mấy phòng trống, vừa có tiền vừa bớt vắng vẻ. Thế nên tôi kêu thợ đến trổ hai cửa ra vào cho hai phòng sau nhà (lối đi riêng), làm phòng vệ sinh, phòng tắm riêng. Đủ tiện nghi như vậy mới có người chịu mướn.

Chỉ mới đăng báo cho mướn phòng một tuần mà có đến chục người gọi. Người đến trước là một cô, tuổi trên ba mươi, là công nhân hay nhân viên văn phòng gì đó, người thứ hai là một bà sồn sồn, tuổi chưa đến năm mươi, mặt mũi hồng hào, chân tay, thân hình tròn trịa, mơn mởn, hai mắt ướt rượt, coi bộ lả lơi ngầm. Bà ta năn nỉ, xin trả thêm tiền mướn để cho hai người, bà ta và "ông xã" được thuê phòng. Theo lời bà ta kể thì hai vợ chồng ở chung với con gái, nhưng thằng rễ không tốt nên tìm chỗ ở riêng. Chúng tôi chỉ hỏi lấy lệ rằng từ đâu đến, làm gì, làm ở đâu? Bà ta bảo, hai người từ tiểu bang Arizona đến California được vài tuần nay, "ông chồng" vừa xin được việc làm ở tiệm buôn nào đó. Chúng tôi chưa quyết định thì hôm sau, bà ta đưa "chồng" đến. Ông ta khoảng năm mươi tuổi, người hơi thấp, mạnh khỏe, sung sức như một trung niên nhưng ít nói, chỉ ngồi cười xã giao. Thấy ông ta hiền lành, chúng tôi đồng ý. Hai ông bà rối rít cám ơn, xin trả trước vài tháng tiền mướn phòng.

Sau khi cho mướn hai phòng phía sau nhà, tuy bớt vắng vẻ nhưng chủ nhà và người mướn phòng ít khi trò chuyện. Họ đi vòng từ sau nhà ra chỗ đậu xe, chẳng phiền ai, có tình cờ gặp nhau, cũng chỉ vài câu về thời tiết, gió mưa vớ vẩn. Cô gái đi làm từ sáng, chiều mới về, thỉnh thoảng mới gặp vợ tôi tâm sự chuyện đàn bà với nhau, tôi không quan tâm. Riêng, cặp vợ chồng lớn tuổi nầy thì ít khi ra khỏi phòng, nghe nói ông chồng có việc làm nhưng chẳng biết giờ giấc. Thỉnh thoảng hai người ra ngồi ngắm hoa, trò chuyện trên chiếc ghế dài sau vườn.

Tôi có một vườn hoa sau nhà. Buổi sáng, trước khi ra chợ Phước Lộc Thọ uống cà phê, trò chuyện với mấy ông bạn già, tôi thường ra tưới nước, chăm sóc, nhưng hễ thấy cặp vợ chồng kia ngồi đó thì tôi bỏ đi, để họ được thoải mái. Tôi thấy, họ có vẻ âu yếm, quấn quít như đôi tình nhân hơn là vợ chồng.

Không bao giờ thấy người đàn bà đi đâu. Cần gì, bà ta nhờ vợ tôi đi chợ mua giùm, từ gạo cơm, mắm muối, thịt cá, rau cỏ cho đến các vật thường dùng khác.

Nếu đây là một đôi tình nhân lớn tuổi, chắp vá nhau mà tìm được hạnh phúc như vậy cũng thật hiếm thấy. Nhưng một hôm ngồi uống cà phê ngoài chợ, tôi nghe bàn bên cạnh có hai ông bàn tán về một ông, từ tiểu bang Arizona đến các chợ ở California tìm vợ. Ông ta đi rảo khắp các chợ người Việt, rình các bãi đậu xe, tìm bắt cho được bà vợ bỏ chồng, bỏ con theo trai. Tôi đoán, có lẽ người đàn bà bỏ chồng "theo trai" là người mướn phòng đang ở với tình nhân sau nhà tôi, nhưng tôi không nói gì, chỉ về kể cho vợ tôi nghe. Vợ tôi bảo, cũng đoán như thế ngay từ hôm đầu họ đến mướn phòng, nhưng vợ tôi trấn an tôi rằng, cô mướn phòng bên cạnh có nghe họ đánh chửi nhau, như vậy chỉ ít lâu sau, họ sẽ tan hàng, khỏi cần mời họ đi chỗ khác.

Chúng tôi ở nhà trên, cách các phòng cho mướn một bức tường gạch rất dày nên cặp tình nhân đó có cãi vả to tiếng cũng không cách nào nghe được. Chỉ cô mướn phòng bên cạnh lãnh đủ! Cô phàn nàn rằng, đi làm suốt ngày, buổi tối cần yên tĩnh nghỉ ngơi, vậy mà thỉnh thoảng, nửa đêm giật mình thức giấc vì tiếng chửi rủa rồi tiếng dộng vô vách, rầm rầm như hai người đánh nhau, vật nhau. Thời gian đầu, họ chỉ rù rì chửi nhau, sau nầy họ không thèm giữ ý, chửi to tiếng. Tôi có ý định sẽ bảo họ có cãi nhau cũng nên nhỏ nhẹ, để người khác được yên tĩnh nghỉ ngơi.

Một hôm, giữa khuya, cô mướn phòng gọi điện thoại cho chúng tôi, bảo xuống mà can thiệp, có thể họ đang giết nhau. Vợ chồng tôi ra sau nhà, cô ta ra dấu, bảo chúng tôi vào phòng cô, áp tai vô vách mà nghe. Chẳng cần áp tai chúng tôi cũng nghe rõ tiếng động, tiếng chửi rủa nhau, tiếng bôm bốp, tiếng hự hự... để hình dung ra được hai ông bà kia đang lăn xả vào nhau, đánh chửi nhau với tất cả căm thù, quyết giết cho được đối phương. Có lẽ người đàn ông vừa tát tai vừa bóp cổ người đàn bà, miệng gầm gừ, răng rít lại "Địt mẹ, con đĩ mẹ mầy! Mầy tưởng tao không dám giết mầy chắc? Tao tẩn mầy cho mầy chừa. Tao giết mầy! Mầy chửi đi! Tao đâm mầy một phát là mầy rồi đời nghe con!" Rồi tiếng bốp (tát tai!) liên hồi. Người đàn bà chửi lại, giọng èng ẹt, có lẽ bị bóp cổ "Tổ cha con đỉ mẹ mầy. Mầy tưởng tao sợ mầy. Mầy dám giết tao không? Mầy đâm tao đi! Dám không? Đâm đi! Đâm đi!...Trời ơi là trời! Nó giết tôi rồi! Nó giết tôi!..." Thật quá sức tưởng tượng! Chúng tôi không ngờ hai người nầy, đã lớn tuổi, mặt mũi sáng sủa, ra người có học mà lại đánh chửi nhau như hàng tôm hàng cá. Tôi bảo cô gái thử lấy một vật cứng dộng vô vách để lưu ý họ xem sao. Cô ta lấy chiếc guốc dộng vô vách thật mạnh, chỉ "cộp, cộp" mấy tiếng là phòng bên kia im re!? Tôi hỏi cô gái "Họ có thường đánh chửi nhau như thế nầy không?" Cô bảo "Cứ năm ba ngày họ đánh chửi nhau một lần. Ban ngày em đi làm nên không rõ, nhưng ban đêm, em cứ bị đánh thức kiểu nầy hoài!" Tôi bảo "Mỗi khi hai người đánh chửi nhau lớn tiếng, cô nhớ lấy guốc dộng vô vách như lúc nãy là yên ngay. Để sáng mai, tôi sẽ gặp họ và báo trước, nếu còn gấu ó nhau kiểu đó thì xin mời đi chỗ khác".

Sáng hôm sau, vợ chồng tôi ra sau nhà định đến gõ cửa phòng hai ông bà tình nhân nầy để nói phải trái với họ thì thấy hai người đang ngồi trên ghế sau vườn ngắm hoa, rủ rỉ chuyện trò. Chị đàn bà ngồi tựa đầu vào vai ông bồ. ông ta cũng ôm vai người yêu. Tuy hai người xây lưng về phía chúng tôi, nhưng tôi cũng thấy rõ một bên má người đàn bà tím bầm, sưng to như quả trứng. Người đàn ông thì có mấy miếng băng dán ở cổ, có lẽ bị "đối phương" cào chảy máu. Chúng tôi chả hiểu ra làm sao? Mới đánh chửi nhau lại làm lành ngay, giống như trẻ con! Sợ quấy rầy giây phút thần tiên của họ, chúng tôi rút lui, định chờ dịp thuận tiện khác.

Mấy hôm sau, cô gái thuê phòng khoe với vợ tôi là hễ nghe hai người đánh chửi nhau, cô lấy cây dộng vào vách là họ im tiếng ngay. Nhưng hai người đàn bà (vợ tôi và cô thuê phòng), lại lo sợ rằng đánh nhau kịch liệt kiểu đó, có ngày cũng gây án mạng, nên tốt nhất là mời họ tìm nơi khác mà mướn

Được vài tháng sau, một lần, cũng vào nửa khuya, cô gái lại gọi điện thoại phàn nàn "Em dộng cây vào vách mà họ vẫn đánh chửi nhau!" Lần nầy thì tôi nổi giận thực sự.

Vợ chồng tôi đi vòng ra sau nhà, đến phòng cô thuê phòng. Quả nhiên, từ phòng bên kia, hai người đang đánh chửi nhau với những lời lẽ hàng tôm hàng cá. Tuy cũng vẫn những lời đòi giết nhau với tiếng động như vật nhau, đụng vô vách rầm rầm, tiếng hự hự, khò khè như bị bóp họng... nhưng rõ ràng cả hai đang hồi quyết liệt lại có vẻ nguy cấp cho chị đàn bà. Vợ tôi và cô mướn phòng, mắc cỡ vì nghe những lời chửi rất vô học và tục tỉu, lại sợ có chuyện không may cho chị đàn bà nên thúc hối tôi qua can thiệp hoặc gọi cảnh sát ngay. Tôi qua phòng của hai người. Vợ tôi và cô mướn phòng tò mò theo sau. Ngoài trời tối đen, trong phòng đó hình như cũng không có đèn vì qua cửa kính, không thấy ánh sáng hắt ra. Tiếng chửi rủa, đánh đấm nhau nghe càng rõ, giống như âm thanh một phim bạo động mở hết công suất.

Tôi gõ cửa và chờ đợi. Hai người như say sưa chiến đấu nên không nghe. Tôi gõ mạnh hơn. Vẫn không ai mở cửa mà tiếng đánh chửi nhau không giảm. Tôi thử vặn nắm đấm cửa. Cửa không khóa. Tôi đẩy nhẹ cửa, hé mở và nhìn vào. Trong phòng tối mù. Đèn ngủ không đủ ánh sáng nên tôi chẳng thấy gì! Tôi đoán chừng hai người đang nằm xem phim bạo động, trinh thám gì đó nên mới nghe kêu gào giết nhau như vậy. Tôi cố nhìn cho rõ để lưu ý họ vặn bớt âm thanh.

Và rồi tôi thấy được hai người. Họ nằm trên giường, đầu hướng về phía cửa nên không thấy tôi đang thò đầu vô nhìn.

Hóa ra họ thực sự đánh nhau chứ không phải trong phim. Người đàn bà nằm dưới, trắng hếu, hai tay cào cấu người đàn ông rồi đập tay xuống giường thình thịch, hai chân như bơi vào khoảng không rồi chống xuống giường, nẩy ngược lên như cố thoát ra khỏi sự kềm chế của người đàn ông, miệng vừa chửi rủa vừa rên rỉ "Mầy đâm tao đi! Đâm đi! Trời ơi là trời! Nó đâm tôi! Nó giết tôi! Tôi chết. Tôi chết!..." Người đàn ông, cũng trần như nhộng, một tay bóp họng chị đàn bà, tay kia nắm tóc, dập mạnh đầu bà ta xuống nệm. Hai người vừa đánh nhau vừa gào lên, líu lưỡi như bị quỷ ám. Họ quên cả thế gian. Có lẽ trời sâp họ cũng không buông nhau ra.

Tôi khép cửa lại, quay về. Vợ tôi và cô mướn phòng, vì đứng xa, mà cửa chỉ hé mở, trong phòng lại tối mò nên không thấy gì, cứ theo hỏi tôi "Sao không vô can thiệp? Hay là gọi cảnh sát?" Tôi bảo "Đó là hai con quỉ. Mặc kệ họ!" Hai người có vẻ yên tâm nhưng vẫn hỏi "Nói gì chẳng hiểu! Hai con quỉ gì lại cứ đánh chửi nhau?" 

Tôi muốn nói huỵch tẹt ra là hai người đó không mặc áo quần gì cả, nhưng giữ miệng kịp.

Phạm Thành Châu 

Tác phẩm đã phát hành:

- Bức Họa Khỏa Thân (248 trang)

- Nhớ Huế (248 trang)

- Lý lẽ của trái tim (275 trang)

Ba tập truyện ngắn của Phạm Thành Châu có thể coi là món quà Xuân, quà sinh nhật thanh cao gửi đến bạn bè. Giá mỗi tập 12 USD. (trong nước Mỹ). Mua ba (3) tập trở lên, giá mỗi tập 10 USD kể cả cước phí. Gửi sách trước, trả tiền sau. Liên lạc:

Phạm Thành Châu
7004 Beverly Lane
Springfield VA 22150

Phone: (703) 569-0124 
(571) 480-3276 (c)
(xin để lại lời nhắn)

Ý kiến bạn đọc
07/02/201716:13:50
Khách
Đây là một truyện nói về vấn đề bạo dâm,liên quan đến triết lý Phân Tâm Học Tánh Dục của bác sĩ Freud.
04/04/201302:34:48
Khách
Chuyện thiệt lãng nhách có đầu mà cái đuôi cụt ngũn!
02/04/201317:54:58
Khách
Một câu chuyện làm mình hồi hộp for nothing ! Kết cục chả có gì để phải suy tư, hoặc học hỏi, hay cảm động. Quái thiệt, hình như của 1 Phạm Thành Châu nào khác.
29/03/201319:09:15
Khách
Cám on tác giả, ít bài viết về S&M của tác giả VN. Mong tiếp tục viết.
28/03/201316:34:04
Khách
Chuyện thiệt là lảng xẹt Giới thiệu chuyện này thì ai mà còn mê Phạm Thành Châu nữa.
Tác giả có một thời tôi mến mô. Có gởi email cho ông một lần và được hồi ậm
Chuyện này làm tôi thất vọng quá.
J. MNT.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,494
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”