Hôm nay,  

Cơm Lành Canh Ngọt Kiểu Mỹ

14/03/201300:00:00(Xem: 267249)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông.

1.
- Sáng thứ bẩy anh định làm gì đây?

- Anh phải chùi rửa hai cái xe. Cả tháng rồi... Nhìn dơ quá bên trong và bên ngoài, thấy mà ghê!

- Có gì đâu mà dơ... Đừng mất thì giờ anh ơi! Trời mưa mấy hôm nay cũng tắm nó sạch rồi. Anh à! Em muốn đi Bolsa phố Việt ăn phở và đi chợ.

- Ok! Đi thì đi. Chợ búa cuối tuần em biết đông lắm đó nhưng trước khi đi, anh phải ghé Costco đổ xăng. Xăng bây giờ bao nhiêu một “gallon” em nhỉ?

- Em mới đổ tuần rồi 4 đô 10 xu nhưng thôi đừng đi Costco giờ này, cái “line” nó dài lắm! Chờ chết luôn, em không đợi được đâu.

- Anh muốn đổ cho xong, tiện đường ra xa lộ, sáng sớm mà đông thì đến trưa còn đông hơn em ạ!

- Thôi! Lâu lắm... Lên Bolsa đổ xăng đi anh. Ủa, sao anh lại đi “freeway” số 5. Đi xa lộ 405 đường rộng nhiều “lane” hơn, đỡ kẹt..

- Ok! Em muốn 405 thì đi 405. Đường nào cũng đến La Mã cả mà.

- Sao anh không lấy “carpool” đi nhanh hơn không? Thôi lỡ rồi! sáng nay xa lộ cũng vắng xe, vào “lane” phía ngoài đó không để ý khó “exit” lắm. Anh đổi “lane” qua phía tay phải vắng xe nè...

- Cứ từ từ em ơi! Mình đi ăn phở sáng thứ bẩy, có gì đâu mà vội em à? Ăn phở gà nhé! Anh thích phở gà vì “breakfast” nó nhẹ.

- Thôi! Lần nào ăn phở gà em cũng đau bụng. Ăn phở bò 79 trên đường Brookhurst đi anh. Lâu rồi em chưa lại đó.

- Ok! Sao cũng được. Tiệm ấy giờ này cũng đông lắm đó.

- Ủa, sao anh đi sau cái xe truck này mãi em ngán quá! Quẹo qua “lane” bên phải đi anh.

- Để yên anh lái! Sao em cứ xen vào làm chi cho mệt cả hai đứa. Nếu muốn, anh dừng lại cho em lái nhé...

- Không nói thì anh đâu biết! Đấy, anh vừa sang “lane” mà không để “signal” thấy không? Ấy! Sao anh đi nhanh thế! Hơn 70 “miles”, cảnh sát nó núp đâu đó là anh chết! Tiền phạt bây giờ nặng lắm...

- Đến nơi rồi! Tiệm phở này lúc nào cũng đông. “Parking” ở đây khó đậu quá.

- Hai dẫy dài thế này mà anh bảo ít à! Anh cứ đứng đây cho em thế nào cũng có người ra kẻ vào. Kia kìa! Có xe sắp lùi ra, nó để đèn “signal” anh lái đến gần đi nếu không lại tranh nhau cho mà xem.

2.
- Cái bàn này nhỏ quá anh nhỉ? Hỏi xem mình ngồi gần cửa sổ có được không? Thôi! tiệm đông quá. Ok! anh ăn phở gì?
- Anh ăn phở bò. Ở đây chỉ có phở bò là ngon nhất.

- Biết rồi! Ý em hỏi là anh ăn phở bò nhưng thịt thà làm sao kia...

- Tái gầu gân sách, hành trần nước béo...

- Bỏ giùm em mỡ gầu với nước béo đi. Anh không sợ cholesterol” à? Thôi để em kêu “order” cho anh.

- Lâu lâu mới đi ăn phở chứ có ăn mỗi ngày đâu mà em lo quá làm anh cũng nản... Ăn mất ngon!

- Cho tôi hai tô đặc biệt một tô trung, một tô nhỏ, hành dấm và hành trần nước trong.

- Ăn xong em muốn đi chợ nào? Gần đây có chợ Quang Minh và chợ Nam Hoa.

- Trước khi đi chợ, em muốn cắt tóc đã. Tóc dài quá rồi! Đi làm ai cũng nói như con bú dù.

- Thế em muốn cắt tóc ở đâu? Gần hai chợ này cũng có tiệm tóc Lê Nẫm.

- Không! Em muốn cắt ở tiệm trong khu mái ngói xanh mà quên tên rồi.

- Được! Anh biết tiệm đó. Thế trong lúc em cắt tóc, anh làm gì?

- Anh ngồi chờ em hay đi bộ qua tiệm Tip Top Café bên kia mua hộ em hai bánh mì “baguette” đang “on sale”.


- Ok! Chuyện nhỏ em đừng lo... Vào cắt tóc đi nếu không lại phải chờ đợi.

3.
- Anh ơi! Xong rồi họ làm nhanh quá.

- Tóc cắt đẹp đấy! Mặt em hợp với tóc ngắn, nhìn trẻ hơn 5, 6 tuổi.

- Em nói nó tỉa bớt tóc hai bên má cho mặt bớt bầu mà nó làm không đúng kiểu. Ghét quá! Lỡ rồi biết làm sao?

- Thôi đẹp rồi! Anh thấy đẹp mà... Sao em khó quá! Bây giờ muốn đi đâu? Chợ nào? Gần đây có chợ Thuận Phát, chợ Saigon lúc trước là chợ Đại Hàn sau bán lại cho người Việt, em nhớ không?

- Không đi chợ thằng Tầu và cả chợ Đại Hàn! Anh làm ơn cho em đến chợ T & K trên đường Bolsa.

- T & K cũng là chợ Tầu vậy!

- Đúng! Nhưng em hay đến đó nên quen rồi. Muốn kiếm cái gì cũng dễ nhất là cái anh con trai bán thịt, thích em... Mỗi lần em đến, nó chọn cho em những miếng ba chỉ rất nạc.

- Em mua thịt ba chỉ thì chiều nay cho anh ăn mắm nhé! Lâu không ăn mắm anh thèm quá! Cứ tưởng tượng mỗi miếng ba chỉ luộc thái mỏng kẹp theo một con tôm chua thì hết sẩy!

- Thôi ăn mắm độc lắm anh à! Già rồi ăn mặn, mắm muối sinh ra cao mỡ, cao máu không tốt đâu! Em mua thịt heo ba chỉ làm bánh xèo chiều nay.

- Vậy anh ghé chợ mua chai rượu ngon để nhậu với món ngon này nhé!

- Bớt rượu đi! Rượu nhiều hại gan đấy... Uống bia hơn. Ăn bánh xèo uống bia ngon và hợp khẩu vị.

- Hay là anh mời vợ chồng anh bạn tối nay đến ăn cho vui nhé!

- Thôi để dịp khác đi... Bánh xèo phải làm từng cái, ăn liền mới ngon nên nếu đứng tráng cho nhiều người ăn sẽ mệt lắm! Lần này em làm chúng mình ăn thôi.

- Ok! Ăn bánh xèo xong, nhà chỉ có hai đứa thì chúng mình “yêu nhau” để anh trả công cho em, chịu không? Cứ im lìm mãi thế này, anh không biết có còn hoạt động được nữa không ấy chứ!

- Thôi! Chủ nhật đi.... nếu khỏe! Hôm nay ngủ sớm cho lại sức chứ chẳng “mần” gì được đâu.

- Em lại hứa! Biết là hứa cuội bao nhiêu lần rồi mà vẫn hứa.

- Ấy anh! Đổ xăng đi chứ... Vào xa lộ hết xăng thì chết.

- Đây! Có cây xăng Mobil phía trước kia kìa

- Chết chết! Sao đắt quá 4 đô 30 xu một “gallon” cơ à? Thôi đi đến Costco đi anh...

4
- Cảm ơn em đã cho anh suốt cả một ngày cuối tuần vui buồn có nhau. Một ngày thứ bẩy đẹp trời chúng mình cùng đi ăn phở, đi chợ ở Little Saigon. Hướng đi thì cùng chung nhưng hướng về thì không! Suốt chặng đường từ lúc đi cho đến lúc về, tất cả những ý kiến của anh đều tiêu cực, chỉ mình em là tích cực...

Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó... thứ ba mới đến anh! Tội nghiệp... Sao anh thấy nuốt không “vô” em à? Yêu vợ nên vợ lộng hành ngồi cả lên đầu! Biết bao giờ em mới tỉnh táo, giới hạn bớt ảnh hưởng lên chồng con dù đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt: yêu đương, lái xe, ăn uống, chợ búa hàng ngày nhưng chính những chi tiết vụn vặt ấy, nếu con người được thỏa mãn, tích tụ lại sẽ là hạnh phúc cuộc đời.

Ngược lại, khi bất mãn tích tụ lâu ngày sẽ đẩy người chồng tới cảnh đi ăn phở một mình, Một cử chỉ “bất mãn” mà một số những người đàn ông cùng trường hợp như anh đã âm thầm hành động.

Anh mong trường hợp chúng ta và chính anh sẽ không đến nỗi vậy.

Cao Đắc Vinh

Ý kiến bạn đọc
17/03/201306:22:41
Khách
Hay lắm !Trông người mà nghĩ đến ta đi bà con ơi!Thấp thoáng đó đây trong truyện,tôi thấy chính mình-nhân vật nữ-,cô em dâu ở một chỗ nào đó,cô em họ ở đoạn gần cuối...Nguy hiểm tột cùng ở chỗ tôi không thể nào biết nổi ông xã của mình có cùng tiếng kêu thầm với tác giả hay chưa/không!?

Dí dỏm nhưng tâm lý thì sâu sắc lắm đó tác giả ạ.

Tuyệt chiêu về tâm lý!

Hpan nghênh hai tay!
15/03/201314:36:14
Khách
Cám ơn tác giả đã lên tiếng giùm cho nhiều ông.
14/03/201317:09:32
Khách
Sao giống vợ tui quá vậy ta.
14/03/201315:45:56
Khách
Cái miệng bà này nói nhiều quá, gặp tôi là tôi quạt lại cho một trận.
Đâu phải đi dính chùm là vui đâu, mình không có sự tự do, tui khoái đi một mình tự tung tự tác.
Tui đi shopping một mình tôi.
14/03/201315:01:24
Khách
Truyen na`y tha^.t hay. :) Vu*`a do.c vu*`a cuo*`i vi` tha^'y sao ti'nh ti`nh mi`nh giong nhu* nha^n va^.t nu*~ trong truyen. Ca'm o*n chu' da~ da`nh thoi gian viet truyen vui na`y.
19/03/201318:34:04
Khách
Thank you! Sounds like my story :-)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến