Hôm nay,  

Đợi Chờ

03/03/201300:00:00(Xem: 231206)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Bài mới nhất của cô là một chuyện viết trong mùa Valentine.

Thanh lái chiếc Mercedes S550 chậm rãi lăn bánh vào nhà xe. Trời Irving đã bắt đầu se lạnh, Thanh cảm thấy hơi ớn lạnh, chắc tại trở mùa. Thanh kéo cao chiếc cổ áo len, tắt máy xe, tay ôm cái giỏ xách Louis Vuitton và bịch đồ ăn to-go nàng đẩy cửa vào nhà. Căn nhà yên lặng như mọi ngày. Giờ nầy Văn đã đi làm. Văn làm cho một hãng điện tử, programing máy ca nhì nên phải qúa nửa đêm mới về.

Căn nhà của Thanh và Văn rất khang trang nằm trong một subdivision sang trọng có cổng security. Nhà hai tầng, gần năm ngàn square feet, rộng thêng thang. Bên duới lầu gồm nhà bếp với dẫy granite counter đen bóng lưỡng, thông qua nơi đặt chiếc bàn ăn thường ngày và mở tuông qua phòng TV gia đình với những khung cửa sổ kiếng cao nhìn suốt ra vườn sau. Sân sau nhà Thanh rộng thênh thang, không có nhà kế cận phiá sau, bên kia hàng cây oak già là sân đánh goft. Văn mướn người design land scape với những lối đi lát gạch vòng vo quanh những bụi hồng, bụi kiểng rất mỹ thuật, và hàng tuần có người làm vườn tới dọn hoa cỏ, khu vườn đẹp như công viên. Căn phòng khách và phòng ăn formal nằm phía trước mặt tiền nhà được chưng bày sang trọng nhưng ít khi dùng đến. Đối bên phòng khách là văn phòng nơi Văn làm sổ sách cho Thanh. Phòng ngủ của chủ nhà và các phòng ngủ khác đều nằm trên lầu.

Đặt chiếc xách tay trên bàn trong phòng sổ sách và bỏ bọc thức ăn lên chiếc bàn ăn, Thanh bải hoải bước lên cầu thang lên lầu vào phòng mình và nằm nhoài lên chiếc giường. Thanh cảm thấy khó chịu mấy hổm rày, chắc tại làm nhiều. Lúc nầy cơ sở huấn luyện nghề nail của nàng khá bận rộn nên Thanh khá lu bu, vừa là quản lý vừa là chủ nên tất cả mọi chuyện đều phải chờ nàng. Cũng may nhờ Văn lo việc sổ sách nên Thanh đỡ được phần nào.

Mà tất cả đều nhờ Văn. Một tay Văn đã xông xáo vừa đi làm hãng vừa làm địa ốc mua chung cư cho mướn, mua nhà đầu tư, vừa lo liệu mọi chuyện, từ chuyện khuyến khích cổ động Thanh đi học làm nghề nail, mở tiệm, rồi lấy thêm chứng chỉ hành nghề dạy nail, cho đến tìm địa điểm mở trường dạy, xin giấy phép, tất cả và tất cả. Thanh không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu không có Văn. Và Thanh cũng không muốn nghĩ đến chuyện đó. Thanh và Văn, cuộc đời Thanh chỉ thế thôi, hài hòa bên Văn. Nhất là bây giờ khi hai đứa con Ti và Mi đã trưởng thành và tự lập. Không phải hai người không gặp những thử thách. Gió đã lên và sóng đã dậy, nhưng nhờ Trời Phật, Thanh và Văn đã vượt qua, và bây giờ sống thoải mái trong sự thành công của mình.

Mấy năm trước Văn bảo Thanh có một cô em họ tên Duyên vừa li dị và đang cần chỗ nương tựa tạm thời. Duyên lấy chồng qua Mỹ không lâu, nhưng không may Duyên bị chồng hành hạ rất vũ phu. Nhờ một hội thiện nguyện giúp nàng được cứu thoát, được giúp đỡ thủ tục li dị và không bị trục xuất vì có lý do chánh đáng. Thanh vốn đa cảm nhìn bức ảnh bầm dập của Duyên, Thanh thấy xót xa không ngăn được nước mắt. Vốn tính quảng đại nàng không ngần ngại và đồng ý với Văn giúp đỡ Duyên ngay.

Lần đầu tiên Thanh gặp Duyên là hôm Thanh và Văn ra phi trường DFW đón Duyên. Vừa trải qua nhiều cay đắng, nên khuôn mặt và đôi mắt nàng rất buồn, nhưng không dấu được nét đẹp khá sắc sảo. Tội nghiệp hồng nhan đa truân. Khi đó những vết thương trên thân xác Duyên đã lành, nhưng Thanh chắc vết thương lòng của Duyên vẫn còn đau. Vừa gặp Duyên lần đầu nhưng Thanh đã thấy mến ngay. Thanh nắm chặt hai tay Duyên như một người bạn thân thích khá lâu.

Từ ngày có Duyên về nhà Thanh ngăn nấp ra thấy rõ. Duyên siêng năng hay dọn dẹp lau chùi. Và Duyên còn lo bếp núc rất chu đáo. Sau một ngày làm việc dài ở trường nail, Thanh về đến nhà thì Duyên đã dọn một mâm cơm thịnh soạn. Thanh, Ti, Mi và Duyên quây quần trong bữa cơm chiều ấm cúng. Cơm nước xong Duyên nhất định không cho Thanh dọn dẹp và bảo Thanh lo đi tắm rửa nghỉ ngơi cho khoẻ. Ti và Mi rất thích cô Duyên vì cô nấu ăn ngon, và rất vui vì cô Duyên dọn dẹp phòng ngủ của chúng rất ngăn nắp nên chúng không bị mẹ rầy nữa. Thanh cũng vui lây với con. Văn mỗi ngày đi làm, bây giờ lunch box của chàng không còn là left over to-go food mà là phần cơm bếp nhà rất ngon lành.

Mới mấy tháng thôi mà Ti và Mi đã rất mến cô Duyên. Thanh cũng mến và thương hoàn cảnh của Duyên, tội nghiệp thân đàn bà bơ vơ. Duyên ở nhà Thanh và Văn được hơn sáu tháng nhưng hình như vết thương của nàng vẫn chưa lành. Nét buồn trên đôi mắt Duyên vẫn còn trĩu nặng như còn vương vấn mối tình ngang trái của mình. Hôm đó sau buổi cơm chiều Duyên nói có một chuyên muốn nói với Thanh. Ngập ngừng ấp úng mãi sau cùng Duyên nói nàng muốn về Việt Nam. Duyên nói Duyên muốn về sống với người mẹ già, nàng cám ơn Thanh và Văn đã cưu mang mình, nhưng Duyên không thể bám víu lâu dài. Thanh tuy mến Duyên muốn cầm nàng ở lại, nhưng ở Mỹ ngoài Văn, người anh họ, Duyên không còn ai thân thiết, nên trở về Việt Nam Thanh thấy hợp lý hơn. Thanh ngỏ lời an ủi và mua cho Duyên một vé máy bay về Sài Gòn. Thanh còn khéo léo tặng Duyên một số tiền để có vốn làm ăn. Ti và Mi nghe cô Duyên sắp ra đi tụi nó buồn lắm, làm Thanh cũng buồn lây. Hôm đưa tiễn Duyên đi cũng tại phi trường DFW, Ti và Mi rơm rớm nước mắt làm Thanh cũng ướt mi. Văn lặng lẽ đứng nhìn Duyên đi qua cổng security đang ngoảnh mặt lại vẫy tay chào.

Thanh cảm thấy mệt mấy hôm rồi, có lẽ nàng bị cảm. Hôm trước Christmas nàng có đi với Văn xuống Austin thăm mấy người bạn Không quân xưa, khi về nhà cãm thấy đau bụng. Thanh ngỡ bị trúng thực, nhưng qua mấy hôm vẫn không bớt. Nghe lời Văn, Thanh gọi hẹn bác sĩ đi khám bịnh. Bác sĩ khám thấy không có gì trầm trọng, có thể nàng chỉ bị trúng thực và bị nhiễm trùng, nhưng để chắc ăn ông cho lấy máu đi thử và viết cho nàng toa thuốc trụ sinh mang về. Ra xe Thanh gọi Văn nói cho Văn nghe mình mới đi khám bịnh ra, bác sĩ nói không sao, chỉ lấy máu thử cho chắc ăn, ngày mai sẽ có kết quả.

Thanh uể oải thay bộ đồ pyjama và đi xuống lầu. Rồi Thanh gọi Ti và gọi Mi như mọi ngày, xong nàng ngồi ăn cơm một mình. Nhưng hôm nay Thanh cảm thấy rất mệt, mệt hơn mấy hôm trước rất nhiều, đáng lẽ Thanh nên nghỉ ở nhà dưỡng sức vài ngày, nhưng thôi ngày mai Thanh sẽ nghỉ. Đêm đó Văn đi làm về rón rén hơn, như mọi ngày anh nhẹ bước vào phòng, ráng không động giấc ngủ của vợ. Mấy hôm nay Thanh không khỏe.

Sáng nay Thanh không đi làm. Nàng nói với Văn hôm nay sao mình vẫn còn rất mệt. Văn an ủi Thanh ráng nghỉ vài hôm sẽ khỏe. Văn bảo vợ nằm đó, đừng dậy để Văn xuống bếp pha cà phê và mang điểm tâm lên cho. Khi Văn pha cà phê xong tiếng điện thoại nhà reo, cầm hand set thấy ID văn phòng bác sĩ, Văn bắt ngay. Đầu dây kia bác sĩ đã cúp máy nhưng Văn đứng thừ người ra. Văn không thể tin như vậy, nhưng rõ ràng bác sĩ bảo Văn đưa vợ vào nhà thương ngay. Kết quả máu của Thanh không tốt. Một enzyme thuộc căn cancer có chỉ số trăm lần cao hơn bình thường, có thể sai lầm nhưng Văn phải đưa Thanh vào nhà thương ngay để thử cho chính xác hơn.

Văn đưa Thanh vào bịnh viện. Người ta làm thủ tục đưa Thanh nhập viện và đi thử nghiệm. Đúng một tuần sau khi vào bịnh viện, Thanh trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay Văn trên chiếc giường bệnh trong phòng ICU.

Văn tiếp tôi, ông xã tôi và Tài ngoài phòng khách, sau đó Văn đưa chúng tôi qua phòng kế bên vừa được dọn lại thành phòng thờ Thanh.

Trên chiếc bàn nhỏ, bức ảnh Thanh cười tươi, nhoẻn một lúm đồng tiền nhẹ trên má, bức hình chụp hôm Christmas vừa qua, Văn cho chúng tôi biết. Trước mặt Thanh một cái lư hương nhỏ cắm nén nhang còn cháy đỏ và một bình hoa hồng còn tươi. Văn bảo thường thay hoa cho Thanh mỗi ngày. Bên cạnh bàn thờ là một cái sofa nệm da đen. Tôi và Tài xin được cắm cho Thanh một nén nhang. Văn hỏi chúng tôi muốn trở ra phòng khách hay ngồi ở lại với Thanh. Tôi và Tài đều nói thôi để ngồi lại với Thanh.

Hôm đó là ngày Haloween, Thanh đã mất hơn mười tháng rồi, nhưng Văn vẫn chưa nguôi thương nhớ. Văn bùi ngùi kể lại những ngày cuối cùng bên Thanh, bên giường bịnh của nàng. Những tưởng chỉ bị trúng thực thôi, nhưng hôm đưa Thanh vào bịnh viện, kết quả thử nghiệm đã xác định Thanh bị ưng thư máu loại phá nhanh, đã lan đi và không còn phương trị liệu được. Văn không tin. Hôm sau ngày nhập viện thì Thanh bị coma và Thanh đã không bao giờ thức trở lại. Thanh đã ngủ yên.

Đám tang của Thanh đã xong, nhưng Văn vẫn không tin nàng đã chết. Văn đau buồn lắm. Đến hôm chúng tôi và Tài đến thăm, Văn bảo Văn vẫn không thể nào bước vào phòng ngủ của Thanh và Văn được nữa. Hình ảnh Thanh vẫn còn in rõ nét trong căn phòng. Từ hôm đưa Thanh ra nghĩa trang Văn dọn căn phòng thờ nàng. Văn ăn trong phòng với Thanh. Văn ngủ trên cái sofa với Thanh. Mỗi đêm ngồi trên sofa Văn viết cho Thanh kể lại một ngày dài với nhớ thương của mình. Văn đã viết đầy một quyển sách dầy cộm. Văn đưa tôi quyển nhật ký Văn viết cho Thanh. Tôi cầm quyển nhật ký trên tay không biết phải làm gì, đương nhiên tôi không muốn đọc những riêng tư của Văn và Thanh.

Văn bảo chỉ mấy tuần về Việt Nam đám ma bố Văn hai tháng trước Văn mới xa Thanh và không viết cho nàng. Văn bảo Văn đâu biết Thanh ra đi sớm như vậy. Văn bùi ngùi.Thanh đã yêu Văn chân thật như tấm lòng chất phác của nàng.Thanh đã đem hết lòng tin tưởng vào Văn, sống chết với Văn thôi. Có lần đùa Thanh nói, nếu em chết em sẽ không để ai vào nhà ở với Văn của Thanh đâu. Và Văn ân hận. Chàng ân hận là đã làm cho Thanh tin nàng là người duy nhất Văn yêu.

Văn kể cho chúng tôi nghe mấy năm trước Duyên có sống với Thanh và Văn. Lúc đó không ngày nào Văn không dằn dặt. Lúc Duyên ở trong nhà Thanh và Văn, cả nhà trừ Văn ra, rất mến Duyên. Cả nhà ngoài Văn ra, không ai biết Duyên không phải em họ của Văn. Ngoài Văn ra, cả nhà không ai biết Duyên là người Văn yêu trước khi gặp Thanh. Văn vừa mừng vừa lo khi Thanh đồng ý với Văn giúp Duyên. Bây giờ với Duyên, Văn chỉ xem nàng như một người em họ. Văn lo, vì Văn biết Duyên vẫn còn yêu mình. Lúc Duyên sống trong nhà, Văn đã cố tránh những giây phút chạnh lòng. Sau cùng Văn quyết định phải dứt khoát. Văn phải quyết giữ gia đình mình. Hôm đó Văn biết không thể nói chuyện với Duyên trong căn nhà mình vì Duyên sẽ làm Văn ngã lòng. Văn mời Duyên ra vườn sau nói chuyện. Văn cho Duyên biết mình có buồn cho số phận của Duyên nhưng chàng muốn giữ hạnh phúc cho Thanh, cho Ti và cho Mi. Duyên khóc nói em hiểu. Văn bỏ vội vào nhà xách bịch lunch box Duyên soạn để trên bàn ăn, và ra xe lái đi làm.

Tôi ngồi cầm quyển nhật ký Văn trao tôi trong tay, lắng nghe mẫu đối thoại của Tài và Văn:

- Hôm trước nghe ông về bển đám ma ông già có gặp Thắm, cô láng giềng xưa.

- Sao ông biết?

- Thì thành phố nhỏ thôi.

- Ừ thì tao gặp lại nàng.

- Con nhỏ ở vậy từ hồi ông vô Không quân tới giờ ông biết không?

- Tao biết. Hôm đám ma ông già xong, tao có ghé qua. Hồi đó tao cũng rối ren lắm. Chuyện tao với con Thắm cả tỉnh ai cũng biết, nhưng khi tao ra Nha trang gặp Thanh, cả hai đứa bị tiếng sét đập ngay. Ông già Thanh cũng khoái tao, xách xe Toyota chở tao đi ăn với gia đình ổng hoài. Đi với Thanh nhưng lúc đó tao với Thắm vẫn thơ đi thơ về KBC điều đặn. Tết đó Tao về nói cho má tao nghe. Thì mầy biết tao với bà già tao gần lắm chuyện gì tao cũng hỏi bả. Tao nói ông già Thanh muốn tao làm lễ dạm, nhưng con Thắm cũng thương tao. Tao nói với bà già, con Thanh sẽ buồn tới chết nếu không lấy con. Bà già nói, vậy thì con lấy nó, cứu được một mạng. Sau đó thì mầy biết hết rồi. Bây giờ Thanh đã không còn, nên chuyến về để tang ba tao, tao có ghé qua nhà con Thắm. Tao đâu có dè, tất cả thơ tao viết cho Thắm hồi đó nó đều giữ đủ hết, cất trong hộp bánh LU mấy chục năm nay. Hôm đó Thắm mang hộp thơ ra cho tao coi, tao xúc động quá. Nhưng tao nói, ba chục năm em chờ anh được, thôi em ráng chờ anh thêm ba năm nữa cho anh để tang vợ anh. Thắm thấy tao chung tình nên rất thông cảm.

- Thôi ông ơi, thời nay để tang vợ giáp năm thôi, chờ chi tới ba năm. Rồi sau đó ông gặp bà Duyên? Thì hồi tao học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, trước khi vào Võ bị rồi đi Không quân.

Tôi đặt quyển nhật ký Văn viết cho Thanh lên trên bàn thờ. Nụ cười trong bức ảnh vẫn còn tươi nét. Xin chào Thanh nghe, ráng đọc nhựt ký của Văn cho nhiều nhe.

Bốn hay năm tháng sau khi tôi và Tài đếm thăm Văn, một người bạn cho biết trên blog Không quân có đăng hình Văn và vợ mới trông láng lắm.

- Ủa không phải Thắm sao?

- Em ơi, ở Việt Nam, cô láng giềng xưa bây giờ đã hơn năm mươi rồi, coi sầu thảm lắm!

Chúc Chân

Ý kiến bạn đọc
14/03/201316:11:45
Khách
còn ông đó chắc trẻ!!!!!!!!!!!!!!.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến