Hôm nay,  

"Here Go Hell Come" Và show Thời Trang

30/01/201300:00:00(Xem: 286856)
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.

Những khán giả từng bật đài Bravo xem chương trình The Ultimate Collection ở mùa thứ Hai, điều hợp bởi nàng siêu mẫu Iman và nhà thiết kế thời trang danh tiếng Isaac Mizrahi, hẳn đều đã từng trải qua những giây phút rất "Calvinism". Phải, đó chính là lúc đầu óc bị đẩy vào trạng thái lẫn lộn, mập mờ, kể từ khi có sự xuất hiện lạ kỳ của ngôi sao đứng riêng một cõi: Calvin Tran. Nhà thiết kế này gây tai gây tiếng qua hàng loạt những câu phát biểu không thể hiểu nỗi, khiến người xem chương trình này vừa mới gãi đầu gãi tai đó, lại ngay tức thì bật ra những tràng cười không thể cưỡng lại. Câu nói bất hủ và cũng nổi tiếng nhất là "Here Go Hell Come", nghe chói lỗ tai (hiểu nôm na là "here comes hell", hay "quỷ sứ, địa ngục là đây") nhằm đả phá hàng loạt những loại hàng giả tạo đang tràn ngập khắp trên internet và trên thị trường thế giới. Câu nói này cũng gây cảm hứng tạo ra hàng loạt thước phim mang nặng tính hài hước của Calvin Trần.

Các kiểu mẫu quần áo của Calvin đã được nhắc đến trên tờ The New York Times, Women's Wear Daily, Lucky Magazine, Chicago Social, The Men's Book, The San Francisco Chronicle, US Weekly và Cosmopolitan. Những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Drew Barrymore, Brooke Shields, Gina Gershon, Cameron Diaz, Sandrah Oh và Piper Perabo đã từng diện các bộ quần áo của Calvin Tran. Nhưng điều quan trọng là Calvin Trần không chỉ biết cách khơi dậy lòng tự tin ở phái nữ chỉ bằng một cái búng tay và một miếng vải quấn, mà chàng còn có tài phá vỡ sự im lặng và san bằng không khí căng thẳng bằng những tràng cười không dứt.

Mặc dù nhà sản xuất chương trình truyền hình muốn vẽ chân dung anh như một tên ngang tàng, dữ tợn, Calvin Tran chỉ là một người New York bình thường - chân thật đến tàn nhẫn. Và anh sống theo phương châm chân thật này. Khi được hỏi về chương trình truyền hình và về các nhà điều khiển chương trình, Calvin Tran phát biểu thẳng thắn không cần phải tô rồng vẽ rắn, nhưng anh cũng đưa ra rất nhiều chi tiết cay xè.

Sau chương trình truyền hình nổi tiếng này, Calvin Tran đã trở thành người đại diện cho cái bản tính ngang ngược cởi mở của chính anh với một chương trình quảng cáo trên toàn quốc của Trường Đại Học Nghệ Thuật "The Illinois Institute of Art", chính anh đã tốt nghiệp từ đây và trở thành tiếng nói đại diện cho sinh viên tốt nghiệp thành công từ trường đại học này.

Sau đây là bài của Calvin Trần, hay Lê Thị, kể lại câu chuyện nhập cuộc Show thời trang, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, 2013.
321
305
Calvin Trần và chương trình The Ultimate Collection, đài Bravo.
Có được một cửa tiệm khang trang đồ sộ ngay tại khu Soho New York là một ước mơ ấp ủ của những ai đã từng học thiết kế thời trang. Tôi đã làm được điều này và tiệm đã ăn nên làm ra trong chục năm qua. Nhưng thời buổi kinh tế này, dù quen biết, dù hàng mới lạ, dù làm mọi chương trình rầm rộ gây chú ý, cái tê liệt mua sắm của cả nước Mỹ, gần như của cả toàn cầu, hiện đang đóng băng cửa tiệm của tôi. Nhìn cửa tiệm hai tầng đầy nhân viên, máy lạnh chạy hết tốc lực, tôi thấy thật bó tay và cáu kỉnh.

Một hôm, cũng như mọi ngày, sau khi đi ăn trưa với Kim, một người bạn thân cùng ngành từ Habana về, tiệm vẫn vắng hoe như chùa bà đanh, tôi thấy nản lòng vô cùng. Mở computer lên check mail, thấy có cái mail gởi từ NBC Universal, với tên của một người mà tôi chưa hề quen biết, chưa từng gặp mặt. Lời lẽ trong e-mail đơn giản như sau:

Hi Calvin
Tôi viết thơ này để báo cho anh một cơ hội lớn chúng tôi dành cho anh, mong anh cân nhắc và trả lời. Chúng tôi đang tuyển chọn các nhân vật cho một Reality TV Show về thiết kế thời trang do siêu người mẫu Iman và nhà thiết kế nổi tiếng Izac Mizahi điều hợp.

Tôi nghĩ anh chính là người mà chúng tôi đang tìm. Tôi đã từng mua sắm quần áo tại tiệm của anh trong nhiều năm qua, và rất thích phong cách của anh. Chúng tôi nghĩ anh là người có tài, biết tận dụng cơ hội, mong anh cân nhắc và trả lời cho chúng tôi. Xin điện thoại cho tôi. Cần thêm thông tin, xin hãy google "Bravo The Fashion Show: The Ultimate Collection." Chúng tôi sẽ có buổi tuyển Audition tại tiệm Macy's ở State Street ngày... giờ.... Mong gặp anh tuần tới tại đó.

Kimberly
Đây không phải là lần đầu tiên tôi nhận được lời mời từ các đài truyền hình làm về Fashion. Hơn mười năm trong ngành, với các tiệm thiết kế nổi tiếng ở New York, Chicago và San Francisco, từng được nhiều báo chí Mỹ để mắt, tôi cũng đã tạo dựng được cho mình một chút tên tuổi trong ngành thiết kế thời trang. Tôi nghĩ rằng các chương trình Fashion Show trên truyền hình này chỉ chuyên dành cho những tay mơ hoặc còn trẻ muốn tạo cơ hội. Còn tôi đã dày năm dày tháng, đã phần nào có thể tự cho mình là thành công, thì tham gia một chương trình reality show với số tiền thưởng chỉ $125,000 không phải là to tát. Nhưng nói vậy là nói theo kiểu tôi vẫn thường trả lời khi bạn bè hỏi tại sao tôi không tham dự những chương trình như Project Runway hay The Fashion Show.

Thật ra, từ nhỏ, tôi toàn bị mẹ chê, tự biết mình không đẹp trai hay không ăn ảnh, đời nào lại muốn lên tivi bao giờ. Vả lại tôi có giọng nói vang, lại nói nhanh như gió, tôi thừa biết không mấy ai hiểu tôi đang nói gì. Kể cả chính tôi mỗi khi xem lại các đoạn video thâu trong gia đình, tôi còn không hiểu mình đang nói gì và phải hỏi mọi người xem mình đang nói gì. Còn chưa kể tôi trái tính trái nết, cả đời không làm việc được cho ai lâu dài. Tôi luôn biết cái miệng lanh chanh của mình, lại bản tính ngay thẳng, nghĩ cái gì là nói phệch ra cái đấy, làm sao mà ăn nói trên tivi.

Ngồi cả mấy tiếng đồng hồ mà không có ma nào vào tiệm, tôi mở chai champaign đi ra ngoài ban công ngồi phơi nắng hóng gió. Bỗng trong đầu tôi nảy ra một tia sáng.

Tôi bật dậy vào máy computer và bắt đầu gõ thư trả lời.

Dear Kimberly. Cảm ơn Kimberly đã e-mail và nghĩ đến tôi. Tôi cũng đang rảnh và cần phải làm một việc gì. Nếu cô muốn coi về các thiết kế, kiểu mẫu mới của tôi thì xin vào website của tôi. Tôi sẽ không có thì giờ xếp hàng đi "Audition" đâu. Nếu cô muốn gặp, xin cô hẹn đúng ngày giờ, tôi sẽ đến gặp cô. Xin lập lại, tôi không chờ đợi và không xếp hàng audition. đây là số điện thoại của tôi để cô tiện liên lạc. Xin hỏi có gặp nhau ở New York được không, vì hiện tại tôi đang ở New York. Calvin.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau tôi nhận được email trả lời của Kimberly

Dear Calvin. Chúng tôi đã audition xong ở New York rồi. Tuần tới chúng tôi sẽ có đợt "call back" (phỏng vấn lại) tại khách sạn, ở Hell Kitchen. Tôi sẽ nói ban giám đốc gặp anh và sẽ phỏng vấn anh trước ống kính. Anh không cần phải audition nữa. Nếu anh bằng lòng, xin đến gặp ban giám đốc lúc 1:30 chiều ngày thứ Ba tuần tới.... Kimberly

Thế là một tuần sau tôi mang theo với mình hai người mẫu đến khu khách sạn của Hell Kitchen ở thành phố New York. Bước vào tiền sảnh khách sạn, tôi thấy la liệt mấy chục tay thiết kế thời trang đang ngồi chờ được "screen test." Trong tay họ ai cũng có một bọc quần áo thật to. Họ ăn mặc kiểu cách, diện như đi hội. Người thì tóc xanh lè, người thì mặc quần áo như trong phim trường. La liệt đủ mọi thứ người khác nhau, ai ai cũng lộ một vẻ mặt hăm hở, nhưng mệt nhọc, náo nức nhưng sợ hãi...

Mọi chiếc ghế đều đã có người ngồi, hẳn là các anh chàng cô nàng này đã chờ đợi hàng giờ. Tôi đến trước giờ hẹn chỉ năm phút, vào thẳng quán bar của khách sạn và gọi một chai champaign và đĩa phô-ma nhậu tạm thời. Đã hơn mười lăm phút mà không thấy ai ra gọi tên tôi. Tôi vẫy tay gọi một anh bạn trong ban tổ chức và nói tôi có hẹn lúc 1:30, bây giờ là 1:45 nhưng chưa thấy ai gọi. Anh bạn này trấn an tôi và nói để anh ta gọi vào tổng đài. 5 phút sau, anh quay lại và nói tôi sẽ là người kế tiếp vì họ đang quay phim nửa chừng. Nhìn đồng hồ thấy đã 2 giờ, tôi cầm điện thoại gọi cho Kimberly nói tôi đang uống champaign ở Lobby. Tôi cho cô 5 phút, nếu cô không xuống đưa tôi vào thì tôi sẽ phải đi về, bởi vì khi mà tôi uống xong chai champaign này thì tôi sẽ say, sẽ phải đi ngủ, lúc đó thì không thể nào screen test hay phỏng vấn gì được cả.

Đầu dây điện thoại, tôi nghe rõ tiếng Kimberly cười dòn: "Ok Calvin, hahaha, anh cứ vui đi nhé. Tôi sẽ cho người xuống đón anh lên ngay bây giờ".

Họ đưa tôi và hai người mẫu đi theo tôi lên đến tầng lầu thứ tư, tôi bước vào choáng ngợp thấy vô số máy quay phim và nhiều nhà sản xuất ngồi xung quanh chiếu tướng vào mình.Tôi lọt vào giữa vòng, và họ bắt đầu chiếu đèn quay phim tôi. Khi họ bắt đầu hỏi và tôi bắt đầu trả lời, mọi người đã rũ ra cười, câu chuyện tiếp tục, không ai có thể nín cười được nữa. Tôi cũng chả hiểu sao họ có vẻ thích thú ra mặt, họ nói nếu tôi có rảnh hôm nay, họ muốn thử tài nghệ may vá của tôi. Tôi nhờ họ đưa hai cô người mẫu về, và rồi được họ lái xe đưa tôi đến một nơi họ đang thử tài nghệ của các nhà thiết kế thời trang khác. Họ đưa cho tôi mẫu áo sơ-mi bảo tôi có thể cắt và may ngay được không, có 3 giờ để may. Chỉ trong mười lăm phút tôi đã may xong và đưa trả lại cho họ cái áo rồi tôi đòi đi về.


Trên đường về chưa kịp đến nhà, điện thoại đã reo vang và Kimberly ở bên kia đầu dây:

- Hello Calvin, anh thấy có cảm hứng gì không? Mọi việc tốt đẹp cả chứ? Tôi nghe nói anh đã may xong cái áo chỉ trong mười lăm phút?

- À, chuyện nhỏ.

- Tôi mới nói chuyện với giám đốc sản xuất chương trình "Executive Producer" của tôi, họ muốn gặp lại anh ngày mai, được không? Anh có thể đến quay phim với chúng tôi lúc 12 giờ trưa, chỉ một mình anh thôi, thế nhé?

- Ok, mai gặp.

Ngày hôm sau tôi đến, họ đưa tôi một cọc giấy tờ vào bảo tôi điền vào. Sau đó họ đưa tôi đến trước một ống kính và bắt đầu cuộc phỏng vấn.

- Tên họ

- Calvin Trần

- Tại sao anh muốn tham dự chương trình the Fashion Show?

- Tại sao không chứ? Tôi nghĩ chắc là duyên số. Không ai bỏ cơ hội hai lần, đây là lần thứ ba tôi được mời, cho nên tôi làm liều.

- Nói về anh?

- Tôi vui vẻ, yêu đời, tự chủ, không thích màu mè. Thẳng thắn. Ham vui.

- Anh đã vẽ kiểu thời trang lâu chưa?

- Tôi đã trong nghề thiết kế thời trang được 15 năm, hiện đang vẽ kiểu cho các tiệm do chính tôi làm chủ, ở New York, Chicago và San Francisco.

- Anh có nuôi thú vật không?

- Không, tôi không thích thú vật. Chỉ thích những con thú mà tôi có thể làm thịt ăn thôi.

- Nếu anh thắng giải thì sẽ làm với số tiền thắng giải?

- Tôi sẽ tặng hết số tiền đó cho Lửa Việt và GMHC

- Tại sao?

- Vì khi tinh thần tôi xuống tận đáy, GMHC đã ở bên cạnh tôi và giúp tôi tận tình. Còn Lửa Việt? Tôi biết ở quê nhà tôi đang có rất nhiều em bé cần một quả tim và sự giúp đỡ của mọi người. Tôi đã từng làm việc gây quỹ cho Lửa Việt trong những năm qua, và sẽ tiếp tục làm thêm.

- Nói về bản thân và gia đình của anh.

- Tôi 34 tuổi, là con trong một gia đình có mười một anh chị em. Tôi là người đồng tính, rõ như ban ngày. Tôi sinh ra trong một gia đình công giáo khắt khe. Họ không thích tôi là người đồng tính, nhưng họ thích tôi.

- Anh có dự định đi đâu trong những ngày tháng tới không? Anh có thể bỏ công việc từ 1 đến 2 tháng được không?

- Tôi bay nhảy tối ngày, lúc nào muốn đi thì đi, muốn ở thì ở, nếu tôi thích thì sẽ ở lại làm cho xong. Nhưng tôi có một điều kiện là nếu tôi tham dự vào chương trình này, khi tôi nói, quý vị phải chạy hàng chữ phụ đề phía dưới. Vì nếu không thì chỉ có ma quỷ mới hiểu tôi nói gì.

Họ cười và đồng ý, sau đó bảo tôi về đợi và họ sẽ gọi bất cứ ngày nào trong vài tuần tới. Họ sẽ cần phải kiểm tra hồ sơ cá nhân của tôi trước. Tôi về bỗng thấy lòng hứng khởi, có thể đây là yếu tố sẽ lái tôi ra khỏi cuộc sống nhàn rỗi tẻ nhạt hiện tại. Tôi bắt đầu thiết kế những kiểu mẫu mùa thu năm tới. Tôi biết khi mình bắt đầu vào show thì sẽ không có thì giờ cho tiệm, nên trong khi chờ đợi, tôi dành thì giờ làm việc liên tục chuẩn bị hết mọi kiểu mẫu cho những ngày tháng sắp tới, sẵn sàng để chuẩn bị cho khi tôi vắng mặt.

Sau 3 tuần, tôi nhận được điện thoại của Dominique, một trong những giám đốc sản xuất chương trình. Anh cho tôi một địa chỉ để đến một khách sạn tại khu Murry Hills New York gặp với tổng đài NBC và Bravo và với hãng sản xuất Left Right vào thứ ba tuần tới, đem theo một vài kiểu quần áo do tôi sáng tạo để họ xem và chấm điểm.

Thứ ba đến, tôi mang đúng một cái đầm màu đen đi theo bởi vì tôi lười biếng không thích cầm theo nhiều đồ. Tới nơi tôi thấy hàng chục người khác đã ngồi chờ la liệt khắp nơi. Tôi được đưa đến một phòng đợi ở tầng hai. Ở đó tôi gặp thêm vài người lớn tuổi hơn từ khắp các tiểu bang khác tới phỏng vấn, trên mặt họ lộ lên một vẻ lo lắng, mặt mũi hốc hác vì đã nhiều đêm không ngủ. Đám trai trông không ra trai gái không ra gái thì ngồi ở phía ghế sofa chờ đến phiên mình được phỏng vấn. Tôi cũng tìm cho mình được một chỗ ngồi. Nhưng ai cũng như ai, mặt mũi chăm chăm không nói một lời. Vì cũng như tôi họ cũng đã được dặn kỹ là không được nói chuyện với bất cứ ai.

Tôi ngồi xuống được 5 phút, lại chán, không biết phải làm gì, tôi đi lòng vòng khắp nơi, tìm đó tìm đây, chỉ thấy có một cái mini bar nhỏ không ai đụng đến. Tôi liền mở cái mini bar đó ra lấy mấy chai rượu uống, rồi ăn hết mọi thứ đồ đạc trong đó. Một tiếng đồng hồ sau, tôi đã hơi ngà ngà say. Bây giờ mọi người thấy tôi ăn uống ngon lành cũng đòi ăn theo. Say rượu xong thì chứng nào tật nấy, tôi liền gọi một chuyên viên sản xuất đến và nói nếu họ không gặp tôi ngay thì tôi say mèm rồi, khỏi cần gặp nữa. Họ vội vàng trấn an tôi và đưa tôi xuống ngay. Lúc đó tôi cũng hơi ngà ngà.

Họ đưa tôi đến một căn phòng tối om. Chỉ có một cái đèn thật sáng chiếu thẳng vào mặt tôi. Tôi không nhìn ra ai là ai cả, chỉ thấy chắc khoảng chừng mười mấy người. Họ thay phiên nhau đặt câu hỏi cho tôi. Tôi đã thấm rượu chả biết họ đang nói gì. Chỉ thấy họ cứ ôm bụng mà cười. Khi được hỏi tôi đem những bộ quần áo nào cho họ xem, tôi chỉ mang một chiếc áo đầm đen, tự mình mặc vào cho họ coi... họ lại ông bụng cười ngặt nghẽo.

Sau cuộc phỏng vấn, họ vỗ tay rầm rầm, bật đèn sáng và bắt tay tôi. Sau đó lại đưa tôi đến một căn phòng để làm một cuộc khám nghiệm tâm thần. Khám tới khám lui, đủ loại thử nghiệm.

Một tuần sau, tôi nhận được điện thoại báo tin vui là tôi đã được chọn trong mười hai người để lên chương trình. Và cho biết họ sẽ cho xe đến rước tôi đến chỗ quay phim. Tôi lại thử yêu cầu một chiếc Lincoln Town xinh đẹp, họ cũng chìu ý ngay.

Chiếc xe Lincoln Town đến tận nhà rước tôi đến một cái khách sạn bí mật ở khu midtown. Họ đưa tôi lên một căn phòng và bắt đầu chụp hình. Mọi vali đã bị người "producer" lấy đi hết, họ mở tung khám xét, và lấy hết chìa khóa, bóp, telephone, và mọi thứ đồ dùng cá nhân. Sau đó họ đưa tôi đến một căn phòng khách sạn và nhốt tôi một mình trong đó. Bên ngoài có người gác cửa. Từ đây tôi không được tự tiện đi ra ngoài hay không được nói chuyện với bất cứ một ai nữa.

Sáng sớm hôm sau từ 6 giờ sáng đã có người đánh thức tôi dậy. Họ đưa tôi đến một chiếc xe van đang chờ tại cửa. Trên xe có một tài xế, hai nhà sản xuất, một cô nàng da đen sẫm, và một người Guatamala. Cả bọn ngồi trong xe không ai nói với ai một câu gì. Cũng không ai buồn giới thiệu về ai. Họ đưa mấy người chúng tôi đi vòng quanh khắp phố đến mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng đến được phim trường, nhưng lại bắt chúng tôi ngồi ngoài đợi. Đã mấy tiếng đồng hồ qua đi không có gì làm. Tôi cần phải giải tỏa cái bụng nước, muốn đi giải tỏa nhưng họ nhất định không cho đi. Sau đó tôi hỏi lần nữa cũng bị từ chối. Không nhịn được, tôi nói với chàng "producer", nếu anh không cho tôi đi, tôi sẽ làm ngay ra quần, xem ai cản được tôi. Anh chàng sợ hãi cho xe dừng lại và tìm chỗ cho cả bọn đi xả xị.

Sau đó họ đưa ba người chúng tôi vào một studio. Bước vào, tôi thấy hàng trăm người láo nháo. Tôi ngơ ngác chưa kịp phản ứng thì họ đã đẩy tôi vào một căn phòng nơi các người mẫu đang trần như nhộng. Trong phòng, nhiều thứ lung tung beng làm chóng cả mặt. Họ bảo tôi chọn một cái hộp. Tôi cầm một hộp lên, họ nói mở ra bên trong có số và có tên của người mẫu, và đó sẽ là người mẫu của tôi. Chưa kịp quan sát, lại bị thúc dục đi ra sân khấu.

Chúng tôi được sắp hàng một và đứng hướng về sân khấu. Không ai được nói chuyện với ai. Chúng tôi chỉ đứng đó, và họ lần lượt trình diễn các bộ quần áo mà họ đã yêu cầu chúng tôi mang theo. Sau đó người mẫu Iman xuất hiện. Cô Iman vừa là người điều khiển chương trình, vừa là ban giám khảo. Tôi để ý thấy lạ vì khi cô nói bất cứ một câu gì, dường như là đã được đọc từ trước, vì cô chỉ có nhép miệng. Lúc đó tôi hiểu ra ngay đây là lúc họ quay phim, mọi sự dường như là giả tạo hết. Khi người mẫu Iman bắt đầu nói chuyện "live", thì chương trình mới thật sự bắt đầu. Mười hai người chúng tôi được chia ra làm hai đội, một bên là những người có số chẵn và một bên là những người có số lẻ. Tôi nhìn những người cùng đội của mình mà lòng thấy ngán ngẩm. Những bộ quần áo xấu xí nhất tôi mới nhìn thấy đều thuộc về những nhà thiết kế cùng đội với mình. Còn những bộ đẹp thì đều thuộc về đội bên kia.

Sau mấy tiếng chờ đợi, họ lại đưa chúng tôi về một studio khác, và cho hai đội chúng tôi bàn bạc với nhau. Rồi lần lượt họ lại đưa từng người đi phỏng vấn.

Khi tôi được biết là mình sẽ phải làm việc chung với mọi người, tôi nói "Me? Calvin Tran? Working with people? Here go hell come!"(Tôi? Calvin Trần? Làm việc với người khác? Trời, địa ngục là đây!") Sau mười mấy năm làm việc một mình, tôi không có kiên nhẫn đợi chờ ai. Tôi nói câu này với lòng thành thật vì tôi chưa làm việc chung với ai bao giờ? Nhưng tôi lại thấy máy Camera vội vàng chiếu vào phía tôi. Tôi nói thêm "cứ mỗi sáng thức dậy, tôi luôn luôn hứa mình sẽ là một người hiền lành, tốt bụng, nhưng sau ba giờ chiều là tự động "con quỷ xuất hiện" (the bitch came out).

Họ nghe không có vẻ mất lòng mà lại còn tỏ vẻ lý thú nữa đằng khác. Cuộc thi từ đó bắt đầu.

Còn tôi, giờ phút nàyđây tôi đã hiểu ra và đã tự tìm ra cho mình một hướng đi, một vai trò, một chỗ đứng riêng biệt trong show truyền hình này. Tôi đã sẵn sàng khoác vào mình bộ mặt quỷ sứ "Calvin Tran - Here Go Hell Come", bắt đầu từ giây phút này.

Lê Thị

Ý kiến bạn đọc
31/01/201321:38:17
Khách
Tôi luôn rất thích đọc truyện ngắn của Lê Thị, văn hay, sâu sắc, đề tài thiết thực. Rất vui được biết Calvin Tran là Lê Thị. Mong tác giả tiếp tục viết.
31/01/201308:14:15
Khách
Hay quá! Rồi, ngồi chờ đọc tiếp phần 2, hihihi- Mong mãi mới có bài mới của Lê Thị, đọc liền tù tì thôi hehehe
05/02/201320:36:03
Khách
Tác giả có cá tính và đã chọn thể hiện tới mức cao nhất cá tính đó để làm vai phản diện trong The Fashion Show. Bất cứ một TiVi show nào cũng cần nhiều loại người, nhiều chuyện "giựt gân" và chiến thuật "bộ mặt quỷ sứ" đã góp phần đưa anh ta tiến sâu trong cuộc thi. Nhưng tôi cũng hơi buồn khi thấy người gốc Việt trong show này là một người được người ta "love to hate" nhiều hơn là quý mến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến