Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh

10/12/201200:00:00(Xem: 276050)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

- Em à, khi còn nhỏ mỗi lần Noel tới món quà mà anh ao uớc nhứt là toa xe lửa chạy trên đường rầy. Anh nhớ có lần ba má dẫn anh đến một người bạn nhà giàu anh thấy con của họ lấy trong hộp bày chiếc xe lửa ra lắp vào cho chạy trông thật là vui. Cứ nhìn nó qua đèo rồi xuống lũng rồi lại chun vào đường hầm, rú còi khi đến trạm có người trưởng ga đứng cầm cái cờ nho nhỏ đưa lên xuống làm anh đứng nhìn mãi, không muốn về. Từ đó anh cứ ao ước mãi mà không bao giờ có được vì ba má không đủ tiền mua.

Nàng nhớ rõ từng chi tiết câu chuyện về chiếc xe lửa chồng kể cho mình năm nào. Lúc đầu nàng thấy chồng mình sao …con nít! Thích gì không thích lại thích toa xe lửa chạy trên đường rầy. Thật đúng là con nít!

Vài ngày nữa là tới lể Giáng Sinh. Nàng đứng tần ngần trườc cửa tiệm bán đồ chơi cho trẻ con lớn ở phiá Tây thành phố Oly. Cha mẹ đi mua đồ chơi làm qùa cho con thật là đông. Nàng đi vào tiệm rảo mắt tìm nơi để toa xe lửa. Chen lấn chật vật một hồi lâu nàng mới tìm ra được. Trước mặt nàng là xe lửa đủ loại lớn, nhỏ. Có loại cũng đẹp nhhưng lại không chạy được chỉ để chưng. Có loại thì lại thiếu những chi tiết nhỏ để làm cho toa xe thêm phần hấp dẫn.

Sau cùng nàng tìm được một toa thật lớn, chạy bằng sáu cục pin đại với đầy đủ những chi tiết mà nàng nghe chồng tả. Thứ này chỉ có một. Nàng mừng quá lấy xuống kệ, ôm ra quầy tính tiền. Về tới nhà nàng đem cất kỹ vào một góc kho, không để cho chồng thấy.

Năm nay chàng mua tặng vợ một hộp mỹ phẩm thứ nàng thích và thường dùng. Chàng lấy giấy gói quà gói lại và thắt nơ, đặt dưới cây Noel đặt ở phòng khách.

Chàng ngồi trong nhà nhìn ra, bên ngoài tuyết rơi thật đẹp. Những bông tuyết nhẹ rôi lả tả, đều đều phủ kín các máy nhà và mấy càng cây trong vườn như trong các thiệp chúc Noel. Chàng nhớ lại những mùa Giáng sinh khi xưa khi còn bé ở Sàigòn được ba má dẫn đi nhà thờ Đức Bà xem đèn giăng rực rỡ rồi đi bộ xuống đường Tự Do để xem hết tủ kiếng này đến các cửa hàng nọ trưng bày mừng Noel. Sao mà hấp dẫnquá vậy? Chàng còn nhớ tượng Chúa Hài Đồng nằm trong hang đá nơi máng lừa, có ông Joseph và Mẹ Maria cùng Ba vua với ngôi sao tỏa sáng ngời trên mái tranh máng lừa. Nhưng nơi mà chàng không chịu rời đi dù ba má nhiều lần hối thúc. Đó là một tủ kính trưng đoàn xe lửa đang chạy lên xuống, mà chàng đã từng thấy.


- Ba mua cho con một chiếc nhe ba! Chàng nhớ mình lên tiếng xin.

Chàng nhớ ba có hứa sẽ mua nhưng rồi cậu bé cứ chờ mãi và chờ mãi.

Đêm Noel

Nàng đợi chồng vào phòng ngủ rồi mới mang hộp đựng toa xe lửa ra để dưới cây Noel chung với các món quà khác. Lát sau, nàng nói vọng vào:

- Anh ra mở quà đi anh. Mười hai giờ rồi đó.

Nàng vừa hồi hộp vừa thích thú nhìn chồng đang mắt nhắm mắt mở đi lại cây Noel. Chàng dụi mắt hai ba lần rồi nhìn chăm chú vào cái hộp to tướng nằm dưới cây:

- Hộp quà gì lớn quá vậy em?...Giống như hộp đồ chơi xe lửa quá vậy!? Nàng trả lời cách đầy bí mật:

- Thì anh lại mở ra thì biết.

Chàng bước mau tới ôm cái hộp lên xé giấy gói ra:

- Toa xe lửa! Trời đất ơi em mua hồi nào vậy? Đẹp quá chừng!

Chàng để cái hộp xuống lại ôm nàng thì thầm vào tai:

- Em làm anh vui quá đó em!

Nàng cảm thấy niềm sung sướng của chồng truyền sang người mình. Một niềm vui đầy xúc động dâng lên mắt nàng.

Từ đó tới sáng nàng ngồi nhìn chàng lui cui ráp đường rầy, đặt nhà ga, hầm chạy, cây cỏ, các con thú vật nho nhỏ xinh xắn dọc đường xe lửa chạy, mê mệt như một đứa trẻ con. Sau khi bỏ pin vào, chàng mở nút cho đoàn xe chạy, cười một cách thích thú.

Chưa bao giờ nàng thấy chồng mình vui và biểu lộ rõ ràng cảm xúc như vậy. Nàng bỗng thấy thương quá. Đối với người ngoài thì đúng là “con nít” nhưng đối với chồng mình nàng biết đây là một ước ao đã dồn nén từ mấy chục năm qua. Nàng cảm nhận ra được là không có niềm vui nào giống niềm vui nào. Không hẵn là cái vui do tiền tài vật chất mà còn những niềm vui khác đem lại cho ta cái vui lớn lao không gì trên đời có thể so sánh bằng. Đối với nàng mùa Noel này thật là ý nghĩa vì nàng đã đem lại được niềm vui lớn cho chồng mình.

Căn phòng trở nên ấm cúng hơn và sinh động hơn. Mấy toa xe lửa nối nhau lăn bánh trên đưòng rầy. Tiếng cành cạch đều đều của bánh xe lăn trên đường rầy và tiếng còi hú mỗi khi đến xe trạm làm nở nụ cười thoả thích và gần như là hồn nhiên của chàng.

Người chồng tuy đã nhiều tuổi đời nhưng trong lòng lại có một niềm vui thật trẻ.

Chuyến xe lửa ước mơ từ thuở nọ
Bạc mái đầu mới có, nhờ em
Kìa đoàn tàu kéo còi vào ga nhỏ
Ga an bình trong giá lạnh đêm đông
Cám ơn em, quà giáng sinh ấm áp.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
15/12/201202:19:27
Khách
1 câu chuyện rất là Xmas ... Cảm ơn tác giả & Merry Xmas to you !
14/12/201200:19:55
Khách
"Gãi đúng chỗ ngứa" là một tuyệt chiêu mà giá trị tuyệt đối ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Anh chồng trong truyện quả thật quá may mắn còn cô vợ lại cũng là chu đáo,tế nhị hiếm có;Quả là đôi lứa xứng đôi.

Truyện kể và văn viết nhẹ nhàng,dễ thương !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến