Hôm nay,  

Niềm Vui Trong Ánh Mắt

16/10/201200:00:00(Xem: 164643)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Phùng An, cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Cơm Chỉ”. Bài mới của ông kể về sinh hoạt văn nghệ giúp vui tại một số Viện Dưỡng Lão tại quận Cam.

Tại quận Cam, miền nam Cali có nhiều viện dưỡng lão nhưng gần gũi trong cộng đồng có bốn viện. Hôm nay tôi hân hạnh nhắc đến 3 trong bốn viện : 1.- “Mission Palms Health Care Center” thuộc thành phố Westminster; 2.- “Garden Grove Convalescent Hospital” và “Garden Park Care Center” thuộc thành phố Garden Grove, tôi đã có dịp đến dự những buổi văn nghệ giúp vui. Riêng viện thứ tư thuộc thành phố Santa Anna tôi chưa có dịp đến.

Tháng Bẩy vừa qua, bắt đầu mùa vu lan báo hiếu, tôi được chị Thái Lệ Tiên, trưởng Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali” thông báo sẽ có những buổi văn nghệ giúp vui cho quý cụ cao niên trong 3 viện dưỡng lão nói trên vào những ngày chúa nhựt.

Những buổi văn nghệ được tổ chức sáng chúa nhựt từ 9 đến 12 giờ. Tôi đến sớm thăm một vòng viện dưỡng lão, hỏi han quý cụ đang chuẫn bị ăn sáng trước khi vào hội trường xem văn nghệ. Gọi hội trường nhưng thực ra chỉ là một khoảng trống trong phòng ăn được xếp gọn lại hoặc phòng sinh hoạt chung tương đối rộng hơn những phòng khác và có nhiều lối ra, vào. Diện tích sân khấu cũng khiêm nhường, ngoài tấm bảng ghi Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali” treo trên tường cuối phòng và một đờn keyboard để bên góc trái, khoảng trống còn lại là nơi MC đứng điều khiển chương trình, các ca sỉ đứng ca và các em trong đội múa Việt Cầm múa những vũ điệu dân tộc giúp vui.

Chương trình văn nghệ trình diển tại 3 viện dưỡng lão gồm những bài ca được sáng tác trước năm 1975 và 3 điệu múa khác nhau do vũ sư Vũ Đình Luân hướng dẫn, gồm “Phượng Saigon, Phượng Cali”; “Sàng Gạo Dưới Trăng” và “Welcome To Litlle Saigon”.

Chưa đến giờ trình diễn, tôi đã thấy quý cụ lác đác đến hội trường bằng... xe lăn, những cụ quá yếu cũng ngồi xe lăn có thân nhân hoặc nhân viên trong viện dưỡng lão đẩy, vài cụ còn tương đối khoẽ tự chống gậy chậm chậm đến hội trường.

Quan sát toàn cảnh sân khấu, nếu không có tấm bảng ghi hàng chữ Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali”, chúng ta có cảm tưởng đây là một buổi thuyết trình những đề tài về y tế hoặc dinh dưỡng. Nhìn từ sân khấu đến cuối hội trường, những hàng xe lăn hoặc những hàng ghế dành cho quý cụ không ngồi xe lăn, những mái tóc hầu hết bạc phơ, sau làn kính lão, đôi mắt quý cụ chăm chăm hướng về sân khấu ngồi im lặng chờ giờ khai mạc, chúng ta mới thấy tinh thần bác ái của các tổ chức thiện nguyện tư nhân dành cho tuổi hạc thật cao quý.

Đúng 9 giờ, ca sĩ Lệ Tiên, con chim đầu đàn của ban văn nghệ, bằng những lời trân trọng chào đón quý cụ, giới thiệu ban Văn Nghệ và ban Vũ, mục đích buổi trình diển hôm nay và trao micro cho cô MC Khuyến Nguyễn phụ trách đều hợp chương trình.

Sau phần nghi thức đơn giản, lần lượt những ca sỉ “cây nhà lá vườn” hầu hết thuộc thế hệ mái tóc đã đổi màu, lên giúp vui bằng những ca khúc ca ngợi người chiến sỉ VNCH, hình ảnh quê hương Việt nam mến yêu hoặc gợi lại những kỷ niệm đẹp trước năm 1975 tại quê nhà.. Các anh, chị ca sĩ biết hoà họp khi trình diễn những bài ca về lính các anh mặc màu áo chiến binh hoặc khi hát những bài ca ngợi quê hương, những kỷ niệm thời nữ sinh, những sinh hoạt đồng quê, các chị cũng mặc áo dài tha thướt, kín đáo hoặc áo “bà ba” mang hình ảnh cô thôn nữ e ắp, dịu dàng chứ không trang phục kiểu tân thời “bốc lửa” như các cô ca sỉ trẻ ngày nay chúng ta thường thấy trình diển trong các đại nhạc hội. Sau mỗi bài ca hoặc điệu múa, cô MC thường hỏi : “Quý bác có vui không?” Và những mái tóc bạc phơ của quý ông và những mái tóc uốn đơn sơ màu muối, tiêu của quý bà gục gặc nhè nhẹ bày tỏ sự thích thú, tán thưởng.

Khoảng giữa chương trình, MC giới thiệu một nam ca sĩ ca bài “Lính Đa Tình”, giọng ca ngọt ngào, trầm ấm diển tả trọn vẹn hình ảnh người chiến sỉ VNCH thật đa tình, tình yêu quê hương, tình thương đồng đội, tôi thấy ông cụ ngồi gần chổ tôi đứng vừa nghe ca vừa nhịp nhịp chân phải trên gác chân xe lăn theo điệu nhạc có vẻ thích thú.

Dứt bài ca, tôi ghé tai hỏi nhỏ “Chắc cụ thích những bài ca về lính?” Cụ trả lời, “Thích lắm. Bài ca vừa hát gợi lại cho bác những kỷ niệm đời quân ngũ. Hồi đó bác cũng đã từng vào sanh, ra tử trên các vùng chiến thuật để bảo vệ quê hương nên có dịp quen biết vài cô thôn nữ.”

Tôi thấy bác nói chuyện vừa vui vẻ, vừa minh mẫn nhưng giọng nói hơi khó nghe, tôi hỏi : “Bác đau cổ hay sao nói chuyện có vẻ khó khăn”? Bác cười hì hì, trả lời: “Tại bác không mang hàm răng giả nên giọng nói hơi khó nghe”. Tôi ngạc nhiên, hỏi? :”Bác không có hàm răng giả sao”? “Có chứ, nhưng bác sợ khi các cô ca sỉ hát hay bác cười làm rớt hư hàm răng gởi các nha sỉ sữa đắt lắm. Ngày nay chánh phủ không cho tiền làm hoặc sữa răng giả, cậu ạ”!


Bác ngưng nói chuyện nhìn lên sân khấu để thưởng thức bài “Saigon Đẹp Lắm” của nhạc sỉ Y Vân MC vừa giới thiệu ca si Lệ Tiên và Hồng Mai hợp ca.

Lợi dụng lúc cụ ngưng nói chuyện để nghe ca bài “Saigon Đẹp Lắm”, tôi quay nhìn quý cụ bà, niềm vui hiện rỏ trong ánh mắt, có lẽ lời ca vui tươi rộn rã, điệu nhạc trẻ trung sống động của bản nhạc đã đưa quý cụ bà hồi tưởng lại nếp sống xa hoa thời son trẻ ở thành phố mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Cuối mỗi chương trình là một vũ điệu thật sống động, mang nhiều nét Á đông do các em trẻ trung, xinh xắn, trang phục đẹp múa thật nhịp nhàng đã cho quý cụ món ăn tinh thần thật bổ ích.

Trong buổi trình diễn tại Mission Palms ngày 22-07-12, một cụ ông ngồi gần sân khấu yêu cầu ban văn nghệ hát bài “Tango Dĩ Vãng” để con gái cụ cũng là một ca sĩ trong ban “Phượng Tím Cali” nhảy Tango cho cụ xem. Nhạc trổi lên điệu Tango,cô con gái cụ không chuẩn bị đối tượng nam nên ca sỉ Lệ Tiên nhảy chung với cô. Cụ ngồi chăm chú nhìn đôi chân nhịp nhàng của 2 cô trong tà áo dài tha thướt, uyển chuyển theo điệu nhạc Tango của tiếng đàn keyboard do nhạc sĩ Lê Quận đệm. Nhìn ánh mắt cụ có vẻ mơ màng như đang hồi tưởng về những kỷ niệm đẹp và lãng mạn thời thanh xuân vẫn còn đậm nét trong tâm tư hay ở một ngăn nào đó trong con tim cụ.

Buổi trình diễn văn nghệ kết thúc bằng lời cảm tạ của ban giám đốc viện dưỡng lão và chụp hình lưu niệm.

Ra về tôi thấy một cụ bà tự lái xe lăn dọc hành lang về phòng, tôi đi theo xin đẩy tiếp để gợi chuyện.

“Thưa bác, bác vào đây lâu chưa”?

“Gần 2 năm rồi, cậu ạ.”

“Bác không có thân nhân sao vào đây sống, thưa bác”?

“Có chứ, nhưng bác không muốn con, cháu cực khổ phải săn sóc nên bác xin vào đây có quý cô nhân viên và y tá lo cho bác tận tình, vui vẻ và tử tế lắm”.

“Bác vào sống trong viện dưỡng lão ai trả tiền cho bác”?

“Chánh phủ và tổ chức viện dưỡng lão lo tất cả, cậu ạ”.

Tôi thấy bác sống trong viện dưỡng lão nhưng tinh thần vui vẻ, cởi mở, tôi hỏi tiếp:

“Bác có buồn phiền, lo lắng trong tuổi già không, thưa bác”?

Bác nói:

“Bác có niềm tin nơi Đấng Tối Cao. Giáo lý công giáo dạy “Sanh” ký, “Tử” quy. Đời người sanh ra chỉ tạm gởi nơi trần gian, khi chết mới thật sự về cõi trường sinh, hà tất gì phải buồn phiền lúc tuổi già, phải không cậu”. Bác còn giảng giải cho tôi triết lý Phật giáo trong kiếp luân hồi là “Sanh, Lão, Bệnh. Tử”, bốn chặng đường trong đời người, ai ai cũng phải đi qua trong kiếp luân hồi. Bác dã Sanh, Lão, nhưng không Bệnh và chưa Tử nên tinh thần bác vẫn vui mặc dù đã bảy mươi hai tuổi.”

Câu chuyện đến đây tôi cũng giúp đẩy xe lăn đưa bà cụ đã ngoại thất tuần về đến cửa phòng của bà, tôi chào ra về và hẹn gặp lại bác buổi trình diễn văn nghệ lần sau.

Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali” được tổ chức bởi chị Thái Lệ Tiên cùng phu quân, anh Nguyễn thành Công, một cựu sĩ quan phi công thời VNCH, cùng một số bạn thân thành lập.

Được hỏi lý do và mục đích lập Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali” chị cho biết nhờ tham gia đi ca giúp vui trong các viện dưỡng lão, chị thấy quý cụ, hầu hết là người Việt nam, sống trong cảnh cô đơn, khép kín đối với xã hội bên ngoài, quý cụ cần món ăn tinh thần, thiếu niềm vui, lời an ủi hỏi han, đó là lý do; mục đích là hàng tháng phối hợp với ban điều hành các viện dưỡng lão đến trình diễn văn nghệ giúp vui cho quý cụ hoàn toàn tự nguyện. Mọi chi phí, công sức điều hành ban văn nghệ do các anh, chị, em trong ban cùng nhau chia xẻ.

Tại phòng tiếp khách, tôi nhìn tấm bảng ghi những sinh hoạt hàng tháng của các viện dưởng lão. Phần tâm linh có quý vị linh mục các giáo xứ trong vùng, các chùa Phật giáo và hội thánh Tin lành đến thăm viếng, ủy lạo và hướng dẫn; phần văn nghệ, giải trí ngoài Ban Văn Nghệ “Phượng Tím Cali” còn có các ban văn nghệ “Musical Band”; “Mạng Lưới Nhân Quyền”; “Nhóm Trẻ Việt Nam”; “Ban Nhạc Thiện Nguyện Christin”; Ban nhạc Thanh Mỹ; ban nhạc của các anh Chiến và Minh luân phiên vào giúp vui 2 ngày cuối tuần và những sinh hoạt nội bộ riêng của mỗi viện dưỡng lão hàng ngày.

Tôi hy vọng, nếu hàng năm các hội đoàn cũng như các tổ chức từ thiện tư nhân, những tấm lòng vị tha, bác ái dành cho quý cụ cao niên đang sống âm thầm trong các viện dưỡng lão một ngày vui. Nếu hàng năm chúng ta có ngày chúa nhựt thứ 2 của tháng Năm là “Ngày Hiền Mẫu”; chúa nhựt thứ 2, tháng 6: “Ngày Từ Phụ”, chúng ta có thể chọn ngày chúa nhưt thứ 2, tháng 7 (cũng là mùa Vu lan): “Ngày Cao Niên” vào thăm quý cụ trong các viện dưỡng lão, tặng những món quà nho nhỏ thiết thực như một “Niềm Vui Dành Cho Tuổi Hạc” bày tỏ tình đồng hương, lòng bác ái để quý cụ được an ủi trong cuộc sống cô đơn, già, yếu và có cảm tưởng không bị bỏ quên, mặc dù nhiều cụ vẫn còn con, cháu, thân nhân, họ hàng đến thăm hàng tuần.

Phúc Thiện Nhựt

Ý kiến bạn đọc
24/10/201206:33:41
Khách
Cám ơn tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến